Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Bùi Văn Dẹng - Trường Tiểu học Xuân Lộc 1

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Bùi Văn Dẹng - Trường Tiểu học Xuân Lộc 1

Môn: Tập đọc

Tiết 37: BỐN ANH TÀI

I.MỤC TIÊU:

-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lịng nhiệt thnh lm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Tranh minh họa bài đọc trong SGK

-Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III.KIỂM TRA BÀI CŨ:

Giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách TV 4 tập 2.

IV.GIẢNG BÀI MỚI:

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Bùi Văn Dẹng - Trường Tiểu học Xuân Lộc 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2009
Môn: Tập đọc 
Tiết 37: BỐN ANH TÀI
I.MỤC TIÊU:
-Đọc rành mạch, trơi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lịng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Tranh minh họa bài đọc trong SGK
-Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.KIỂM TRA BÀI CŨ:
Giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách TV 4 tập 2.
IV.GIẢNG BÀI MỚI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
10’
*HĐ1: Luyện đọc: 
Chia bài tập đọc ra thành 5 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn và cho học sinh đọc tiếp nối từng đoạn). Hướng dẫn học sinh xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật, có ấn tượng về biệt tài của từng cậu bé .Kết hợp giúp học sinh hiểu một số từ có trong phần chú thích cuối bài
GV đọc toàn bài 
- 1 học sinh đọc toàn bài
- học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
10’
*HĐ2: Tìm hiểu bài:
Lần lượt cho HS đọc thầm kết hợp 1 em đọc thành tiếng từng đoạn, kết hợp suy nghĩ trả lời những câu hỏi sau*Hỏi: Sức khoẻ và tài năng Cẩu Khây có gì đặc biệt?
-Có chuyện gì xảy ra với quê huơng Cẩu Khây?
-Cẩu Khây lê đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai?
-Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
-Tìm chủ đề của truyện
-Về sức khoẻ Cẩu Khây nhỏ ngươi nhưng ăn một lúc hết chín chỏ xôi, mười tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chỉ lớn- quyết trừ diệt kẻ ác
-Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiêu nơi không còn ai sống sót
-Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
-Nắm Tay Đóng Cọc: có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước: có thể dùng tai để tát nước.Móng Tay Đục Máng: có thể đục gỗ thành lòng màng dẫn nước vào ruộng.
- HS đọc lướt toàn truyện và trả lời
10’
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-Gọi HS đọc tiếp nối 
-Chọn đoạn 1 và đoạn 2 đê hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-5 HS đọc tiếp nối 5 đoạn của bài
-HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:-Nội dung chính của truyện là gì? 
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2009
Môn: Toán
Tiết 91: KI- LÔ-MÉT VUÔNG.
I.MỤC TIÊU:
-Biết ki-lơ-mét vuơng là đon vị đo diện tích.
-Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lơ-mét vuơng.
-Biết 1km2 = 1 000 000 m2
-Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngước lại.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng.
III.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Sửa bài thi CKI
IV.GIẢNG BÀI MỚI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
12’
HĐ1: Giới thiệu ki-lô-mét vuông.
-GV giới thiệu : 1 km x 1 km = 1 km2, ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh là 1km.
-Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2.
-1 km bằng bao nhiêu mét?
-Tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m.
-Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m, hãy cho biết 1km2 = ? m2.
20’
HĐ2: Luyện tập- Thực hành
Bài1: 
-HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
Bài2: 
-HS nêu yêu cầu của bài.
-HS tự làm bài.
-H: Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 4(b): 
-HS đọc đề bài.
-HS làm bài sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
-HS đọc.
-HS tính.
-HS đọc.
-HS tính.
-HS trả lời.
-HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
-Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
-Chuẩn bị: Luyện tập
-Tổng kết tiết học.
Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2009
Môn: KHOA HỌC
Tiết 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I.MỤC TIÊU:
-Làm thí nghiệm để nhận ra khơng khí chuyển động tạo thành giĩ.
-Giải thích được nguyên nhân gây ra giĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : 
-Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 SGK. 	
- Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III.KIỂM TRA BÀI CŨ: 
-GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3, 4 / 47 (VBT) 
IV.GIẢNG BÀI MỚI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
10’
*Hoạt động 1 : CHƠI CHONG CHÓNG
- GV yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra xem HS có đem đủ chong chóng đên lớp không, chong chóng có quay được không.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình chơi có tổ chức. Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem 
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Yêu cầu HS ra sân chơi theo nhóm. GV kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
* Kết luận: 
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng cho hoạt động này.
- HS chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi.
- Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích:
+ Tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm?
10’
*Hoạt động 2 : TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÓ
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 74 SGK để biết cách làm.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
*Kết luận: 
-Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm.
- HS đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 74 SGK để biết cách làm.
- HS làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- Một vài HS trả lời.
- Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. 
10’
*Hoạt động 3 : TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN
- GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin ở mục Bạn cần biết trang 75 SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi : Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
- GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- HS làm việc theo cặp.
- Đại diện một số nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. 
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2009
Môn: KĨ THUẬT
Tiết 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I.MỤC TIÊU:
-Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
-Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa.
 -Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III.KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra dụng cụ học tập.
IV.GIẢNG BÀI MỚI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
15’
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 -GV treo tranh H.1 SGK và cho HS quan sát hình. Hỏi: +Liên hệ thực tế, em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau? +Gia đình em thường sử dụng rau nào làm thức ăn? +Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình? +Rau còn được sử dụng để làm gì?
-GV tóm tắt: Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, củ, quả,Trong rau có nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể con người dễ tiêu hoá. Vì vậy rau không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta.
 -GV cho HS quan sát H.2 SGK và hỏi :
 +Em hãy nêu tác dụng của việc trồng rau và hoa ?
 -GV nhận xétvà kết luận.
-Rau làm thức ăn hằng ngày,rau cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho con người,dùng làm thức ăn cho vật nuôi
-Rau muống, rau dền, 
-Được chế biến các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu.
-Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm 
15’
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
*GV cho HS thảo luận nhóm:
 + Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả?
 -GV gợi ý với kiến thức TNXH để HS trả lời:
 + Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm ?
 -GV nhận xét bổ sung:Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.Nước ta có nhiều loại rau, hoa dễ trồng: rau muống, rau cải, cải xoong, hoa hồng,hoa cúc Vì vậy nghề trồng rau, hoa ở nước ta ngày càng phát triển. 
 -GV nhận xét và liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
 -GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong khung và cho HS đọc.
-HS nêu.
-HS thảo luận nhóm.
-Dựa vào đặc điểm khí hậu trả lời.
-HS đọc phần ghi nhớ SGK.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị đọc trước bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”.
Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2009
Môn: Toán
	Tiết 92: LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU:
-Chuyển đổi được các số đo diện tích.
-Đọc được thơng tin trên biểu đồ cột.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.KIỂM TRA BÀI CŨ: Ki-lô-mét vuông.
-2 HS đồng thời lên bảng làm biến đổi bài 2,3 /100.
-GV nhận xét ghi điểm.
IV.GIẢNG BÀI MỚI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
30’
Bài1: Nêu yêu cầu đề bài.
HS làm bài 
Bài 3b:
-Yêu cầu HS đọc số đo diện tích của các thành phố ,sau đó so sánh.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5: 
-1 HS đọc biểu đồ.
-HS báo cáo kết ... ầu
- HS đọc nối tiếp nhau những câu tục ngữ các em thích
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- GV nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS về nhà HTL 3 câu tục ngữ
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009 
Môn: Tập làm văn:
Tiết 38: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU:
-Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, khơng mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
-Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bút dạ; một số tờ giáy trắng để HS làm bài tập 2
III.KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học (BT 2, tiết TLV trước)
IV.GIẢNG BÀI MỚI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung bài tập 1
- GV mời HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn KC
- HS đọc thầm bài Cái nón và tự làm bài
- HS trình bày
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Câu a: Đoạn kết là đoạn cuối cùng của bài.
Câu b: Xác định kiểu kết bài.
-“Má bảo  bị méo vành”
-Đó là kiểu kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài tập 2: 
- HS đọc 4 đề bài
- Lớp làm việc
- HS làm vào vở hoặc VBT- GV phát bút dạ và giáy trắng cho 1 vài HS làm 
- GV nhận xét cho điểm viết kết bài hay
- 1 HS đọc – cả lớp theo dõi
- 1-2 HS nhắc
- HS suy nghĩ làm cá nhân
- HS phát biểu ý kiến- Cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc
- Cả lớp suy nghĩ, chọn đề bài văn miêu tả. Một số em phát biểu
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết
- Những HS làm trên giấy dán bài lên bảng
- Cả lớp nhận xét, bình chọn, sửa chữa 
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà viết lại
- Dặn HS chuẩn bị giấy, bút để làm bài kiểm tra.
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009 
Môn: TOÁN
	Tiết 95:LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU:
-Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
-Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng thống kê như BT 2, vẽ sẵn trên bảng phụ.
III.KIỂM TRA BÀI CŨ: Diện tích hình bình hành.
-2 HS đồng thời làm biến đổi bài 2,3 SGK.
-GV nhận xét và ghi điểm.
IV.GIẢNG BÀI MỚI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
32’
*Bài 1: 
-HS đọc đề.
-HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình.
*Bài 2: 
-HS nêu đề bài .
-Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
-HS tự làm.
-GV nhận xét bài làm của HS.
*Bài 3 (a): 
-1 HS đọc đề .
-Nêu yêu cầu của đề bài?
-HS tính chu vi hình bình hành a,b.
-GV nhận xét bài làm của HS.
-3 HS lên bảng làm
-HS trả lời.
-1 HS lên bảng, cả lớp làm vở BT.
-2 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
-Nêu công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành?
-Chuẩn bị: Phân số.
-Tổng kết giờ học.
Tiết 19: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC TIÊU:
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.KIỂM TRA BÀI CŨ:
IV.GIẢNG BÀI MỚI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
I.MỤC TIÊU: Sau bài học,Hs có khả năng:
Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ và hệ thống kênh rạch chính trên bản đồ Việt Nam
Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ
Rèn luyện kỹ năng đọc,phân tích bản đồ
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ(phóng to)
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: (5’)Trong những bài học trước,chúng ta đã được tìm hiểu về nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam.Ngày hôm nay,chúng ta sẽ đi đến phía Nam để khám phá và tìm hiểu về đồng bằng Nam Bộ.
2.PHÁT TRIỀN BÀI:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
15’
*Họat động 1:ĐỒNG BẰNG LỚN NHẤT CỦA NƯỚC TA
*Theo 896: Câu hỏi 3 bỏ yêu cầu về các vùng.
_Yêu cầu quan sát lược đồ địa lý tự nhiên Việt Nam,thảo luận cặp đôi
1.Đồng bằng Nam Bộï do những sông nào bồi đắp ?
2.Em có nhận xét gì về diện tích đồng bằng Nam Bộ (so sánh với diện tích đồng bằng Bắc Bộ)
3.Kể tên 1 số vùng trũng do ngập nước thuộc đồng bằng Nam Bộ
_Quan sát lược đồ địa lý tự nhiên Việt Nam ,thảo luận cặp đôi
1.Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông MêKông và sông Đồng Nai bồi đắp
2.Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn nhất nưỡc ta (diện tích gấp khỏang 3 lần đồng bằng Bắc Bộ)
3.Một số vùng trũng do ngập nước là :Đồng Tháp Mười ,Kiên Giang,Cà Mau
4.Ở đồng bằng Nam Bộ có đất phù sa .Ngoài ra đồng bằng còn có đất chua và đất mặn 
_Học sinh dưới lớp lắng nghe,nhận xét, bổ sung.
_Học sinh quan sát ,tổng hợp ý kiến,hòan thiện sơ đồ 
15’
*Họat động 2:MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI ,KÊNH RẠCH CHẰNG CHỊT
_Yêu cầu thảo luận nhóm 
1.Nêu tên 1 số sông lớn ,kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ
2.Hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi ,kênh rạch đó
_Từ những đặc điểm về sông ngòi ,kênh rạch như vậy em có thể suy ra được những gì về đặc điểm đất đai của đồng bằng Nam Bộ
1.Sông lớn của đồng bằng Nam Bộ là : Sông Mê Kông ,sông Đồng Nai,Kênh Rạch Sỏi,kênh Phụng Hiệp,kênh Vĩnh Tế 
2.Ở đồng bằng Nam Bộ có nhiều sông ngòi ,kênh rạch nên mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất chằng chịt và dày đặc 
_3-4 Hs trả lời 
+Đất ở đồng bằng Nam bộ là đất phù sa vì có nhiều sông lớn bồi đắp 
+Đất ở đồng bằng Nam Bộ thích hợp tròng lúa nước ,giống như đồng bằng Bắc Bộ 
+Đất ở đồng bằng Nam Bộ rất màu mỡ
+Nêu tên 1 vài con sông lớn ở đồng bằng Nam Bộ
5’
*HĐNT: _Yêu cầu HS ghi nhớ
_Sưu tầm tranh ảnh về nhà ở,trang phục,lễ hội ở Nam Bộ
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009 
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 19: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU (như SGV trang 39)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 	TIẾT 1
1.Giới thiệu bài: (1’) Giáo viên nêu mục tiêu cần đạt và ghi đề bài lên bảng lớp 
2.Phát triền bài:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
8’
*Hoạt động 1:GIỚI THIỆU NGHỀ NGHIỆP BỐ MẸ EM
- Yêu cầu mỗi HS tự đúng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cả lớp.
- Nhận xét, giới thiệu : Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động, làm các công việc ở
những lĩnh vực khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên” dưới đây.
- Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu : Bố tớ là luật sư còn mẹ tớ là cô giáo ; Bố tớ và mẹ tớ đều là bác sĩ ;.
- HS dưới lớp lắng nghe.
*Theo 896: -Câu hhỏi 2 bỏ từ Vì sao
-BT1 bỏ ý k
9’
*Hoạt động 2:PHÂN TÍCH TRUYỆN “BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN”
- Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến “rơm rớm nước mắt”).
- Chia HS thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau :
Vì sao một số bạn lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?
Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao ?
(Đóng vai, xử lí tình huống).
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm.
- Kể nốt phần còn lại của câu chuyện.
- Kết luận :Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thường nhất, cũng cần được tôn trọng.
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Các nhóm HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại.
9’
*Hoạt động 3:KỂ TÊN NGHỀ NGHIỆP
- Kể chuyện nghề nghiệp :
+ Yêu cầu lớp chia thành 2 dãy.
+ Trong 2 phút, mỗi dãy phải kể được những nghề nghiệp của người lao động (không được trùng lặp) mà các dãy biết.
- Tiến hành chia làm 2 dãy.
- Tiến hành kể (trong 2 phút lần lượt theo từng dãy.
- Chia lớp thành 2 dãy.
- Tiến hành chơi lần lượt theo các lượt chơi. 
10’
*Hoạt động 4:BÀY TỎ Ý KIẾN
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau :+Người (những người) lao động trong tranh làm nghề gì ? +Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào ?
- Tiến hành thảo luận 
1 nhóm/1 tranh 
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm HS nhận xét, bổ sung.
3’
*Hướng dẫn Thực hành: GV yêu cầu mối HS về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động.
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009
TIẾT 19 – TUẦN 19
1.Oån định tổ chức.
2.Tiến hành buổi sinh hoạt:
a/Nhận xét ưu – khuyết điểm trong tuần và kế hoạch tuần tới.
*Lớp trưởng điều kiền lớp báo cáo hoạt động tuần vừa qua:
-Lần lượt các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ.
-Lớp trưởng nhận xét chung.
*GV nhận xét tuần qua:
-Đa số các em thực hiện tốt nhiệm vụ trong tuần.
-Còn một số em thực hiện nhiệm vụ của tuần không tốt như còn vi phạm các lỗi như: đồng phục, đi học không đúng giờ, truy bài còn lộn xộn, trực nhật chậm .
-Hoàn thành tốt hồ sơ sổ sách Đội.
*GV triển khai kế hoạch tuần tới.
-Hoàn thành không gian học tập với chủ điểm : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
-Thi đua kể truyện, đọc thơ, văn,  nói về anh bộ đội cụ Hồ.
-Chuẩn bị sơ kết thi đua đợt 2
c/Oân phần nghi thức đội và các bài múa:
-Học sinh xuống sân tập múa bài NGÀY VUI MỚI
-Tập một số động tác nghi thức Đội.
3/Dặn dò:
-Các em cần thực hiện tốt các nhiệm vụ trong tuần tới .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP4 TUAN19 CKTKN.doc