Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Dương Đình Lãm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Dương Đình Lãm

TIẾT 1

TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Luyện đọc:

- 1 HS gỏi đọc toàn bài

- GV chia đoạn: 5 đoạn, hướng dẫn cách đọc.

+ Đoạn 1: Ngày xưa đến thông võ nghệ. Đoạn 2:Hồi ấy đến yêu tinh.

+ Đoạn 3: Đến một cánh đồng đến diệt trừ yêu tinh Đoạn 4: Đến một vùng khác đến hai bạn lên đường . Đoạn 5: được đi ít lâu đến em út đi theo.

- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS, giai nghĩa một số từ khó.

- HS đọc theo cặp. 2 HS đọc cả bài.

-GV đọc mẫu toàn bài.

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Dương Đình Lãm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
THỨ 2 	 Ngày soạn: 01/01/2010
 Ngày dạy: 04/01/2010
TIẾT 1 
TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI 
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc rành mạch, trơi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lịng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- 1 HS gỏi đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 5 đoạn, hướng dẫn cách đọc.
+ Đoạn 1: Ngày xưa  đến thông võ nghệ. Đoạn 2:Hồi ấy  đến yêu tinh.
+ Đoạn 3: Đến một cánh đồng  đến diệt trừ yêu tinh Đoạn 4: Đến một vùng khác  đến hai bạn lên đường . Đoạn 5: được đi ít lâu  đến em út đi theo.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS, giaiû nghĩa một số từ khó. 
- HS đọc theo cặp. 2 HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu toàn bài. 
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì? ( Ý 1: Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây )
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
+Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai ?
+ Nội dung đoạn 2,3 và 4 cho biết điều gì ?
( Ý 2: Cẩu Khây cùng ba người bạn nhỏ đi diệt trừ yêu tinh .)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 5, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi.
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
-Ý chính của đoạn 5 là gì? ( Ý 3: Sự tài năng của ba người bạn Cẩu Khây .)
 * Đọc diễn cảm:
- 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-GV nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
- HS thi đọc toàn bài.
-GV nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
 -Câu truyện nói lên điều gì?
- Gv chốt nội dung chính ghi bảng.
-GV Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài, xem trước bài mới.
------------------------------------------------------------------
	TIẾT 2
TOÁN : KI - LÔ - MÉT VUÔNG 
I. MỤC TIÊU :
- Ki-lơ-mét vuơng là đơn vị đo diện tích 
- Đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lơ-mét vuơng .
- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại .
II. CHUẨN BỊ : 
- Bức tranh về cánh đồng , khu rừng , hoặc mặt hồ , vùng biển .
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
+ Giới thiệu ki - lô - mét vuông :
+ Cho HS quan sát bức tranh hoặc ảnh chụp về một khu rừng hay cánh đồng. 
+ Gợi ý để học sinh nắm được khái niệm về ki lô mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1ki lô mét .
-Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông kẻ trong hình vuông có diện tích 1dm2 đã học để nhẩm tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km ?
-Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình 
-Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2.
-Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki - lô mét vuông .
-Đọc là : ki - lô - met vuông . Viết là : km2
 c) Luyện tập :
*Bài 1 : Học sinh nêu đề bài 
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK .
-HS tự làm vào nháp. Gọi học sinh lên bảng điền kết quả 
-GV nhận xét bài làm học sinh .
*Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu đề bài 
-Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- 2 em lên bảng sửa bài. Gọi em khác nhận xét bài bạn
-GV nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
 Bài 4a -Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài . GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh .
-HS nêu kết quả. HS nhận xét.
GV chốt kết quả đúng. a/ Diện tích phòng học : 40 m 2 
3. Củng cố - Dặn dò:
-GV nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài tập 2.
-----------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
CHÍNH TẢ: ( Nghe viết ) KIM TỰ THÁP AI CẬP 
I. MỤC TIÊU: 
-Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng đúng hình thức bài văn xuơi ; khơng mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II. CHUẨN BỊ: Ba tờ phiếu viết nội dung bài tập2 .
Ba băng giấy viết nội dung BT3 a. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. KTBC:
- 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp: viết thư , thời tiết , xanh biếc, thương tiếc , biết điều ....
-GV nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
- 2 HS đọc đoạn văn.
 + Đoạn văn nói lên điều gì ?
Đoạn văn ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết vào nháp:
-lăng mộ , nhằng nhịt , chuyên chở , kiến trúc , buồng , giếng sâu , vận chuyển ,...
- GV đọc cho HS viết bài.
- Gv chấm 5 bài, nhận xét.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:a/. HS đọc yêu cầu và nội dung.
-GV phát giấy và bút dạ cho nhóm HS . Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
-GV nhận xét và kết luận các từ đúng.
+ Thứ tự các từ cần chọn để điền là : sinh vật - biết - biết - sáng tác - tuyệt mĩ - xứng đáng 
Bài 3:a –Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS trao đổi theo nhóm và tìm từ.
- 3 HS lên bảng thi làm bài . Các HS nhận xét và kết luận từ đúng.
-Lời giải viết đúng : sáng sủa - sinh sản - sinh động .
-Lời giải viết đúng : thời tiết - công việc - chiết cành .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
	TIẾT 4
KHOA HỌC : TẠI SAO CÓ GIÓ 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió .
 -Giải thích được nguyên nhân gây ra gió .
II. CHUẨN BỊ: 
 -HS chuẩn bị chong chóng .
 - Đồ dùng thí nghiệm :Hộp đối lưu , nến , diêm , vài nén hương .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. .Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
 1) -Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống con người , động vật , thực vật ?
 2) + Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: TRÒ CHƠI CHONG CHÓNG 
 -GV tổ chức cho HS báo cáo về việc chuẩn bị .
 - HS dùng tay quay chong chóng xem chúng có quay được lâu không .
- Hướng dẫn HS ra sân chơi chong chóng .
+ GV gợi ý HS trong khi chơi tìm hiểu xem : 
- Khi nào chong chóng quay ? Khi nào chong chóng không quay ?
 - Khi nào chong chóng quay nhanh ? Khi nào chong chóng quay chậm ?
+ Làm thế nào để chong chóng quay ?
- Tổ chức cho HS chơi ngoài sân . GV đi đến từng tổ hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt câu hỏi cho HS .
 -Đại diện các tổ trình bày kết quả tổ mình quan sát. Các tổ khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chung.
* Hoạt động 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÓ 
+ GV giới thiệu về các dụng cụ làm thí nghiệm như SGK sau đó yêu cầu các nhóm kiểm tra lại đồ thí nghiệm của nhóm mình .
+ Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và làm theo hướng dẫn sách giáo khoa .
 - HS thực hành và trả lời theo các câu hỏi sau:
+Phần nào của hộp có không khí nóng ? Tại sao ?
 +Phần nào của hộp có không khí lạnh ? 
+ Khói bay qua ống nào ?
 - Các nhóm HS lên trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung .
 -GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có thí nghiệm đúng. Kết luận.
* Hoạt động 3: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN 
- HS quan sát hình vẽ trong SGK trả lời các câu hỏi :
+ Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày ?
+ Mô tả hướng gió được minh hoạ trong các hình?
- HS trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
+ Gọi 2 HS lên bảng chỉ tranh minh hoạ và giải thích chiều gió thổi .
 3.Củng cố- dặn dò:
+ Hỏi : - Tại sao có gió ?
 -GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà chuẩn bị cho bài sau.
-----------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
ĐẠO ĐỨC : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( tiết 1)
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Biết vì so cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết nhắc nhở các bạn phải biết ơn và kính trọng người lao động.
II. CHUẨN BỊ: -SGK Đạo đức 4.
 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC:
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)
 -GV đọc truyện “Buổi học đầu tiên”
 -GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28)
 +Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghèâ nghiệp bố mẹ mình?
 +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
 -GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, .. . 
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/29)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 1: Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?
 - HS nối tiếp nhau nêu kết quả. GV kết luận:
 *Hoạt động 3: Thảo lu ...  hiện các thao tác kỹ thuật trồng cây
 -Tổ chức HS tập trồng cây trong chậu.
 -Nhận xét kết quả trồng cây trong chậu của từng nhóm và nhắc nhở một số điểm cần lưu ý.
3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
THỨ 6 	 Ngày soạn: 05/01/2010
 Ngày dạy: 08/01/2010
TIẾT 
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
-Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, khơng mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
-Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2)
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật .
+ Bút dạ , 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) .
-Nhận xét chung. Ghi điểm từng học sinh 
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
+GV nhắc HS : - Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón . Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) .
- HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
Bài 2 : 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi , lựa chọn đề bài miêu tả ( là cái thước kẻ , hay cái bàn học , cái trống trường ,..) .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn .
+ Sau đó GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho 4 HS làm , dán bài làm lên bảng .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn : Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------------------------
	TIẾT 2
TOÁN: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành 
- Tính được diện tích , chu vi của hình bình hành 
II. CHUẨN BỊ : 
- Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như các bài tập sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-2 học sinh sửa bài tập 3.
+ Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
 - Diện tích hình bình hành và nêu công thức tính diện tích hình bình hành ?
-GV nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
 c) Luyện tập :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
+ GV vẽ các hình và đặt tên các hình như SGK lên bảng .
+ 1 HS nêu các cặp cạnh đối diện ở từng hình .
- 3 học sinh đọc kết quả, lớp làm vào vở và chữa bài 
-GV nhận xét bài làm học sinh .
*Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-GV kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa lên bảng .
+ Yêu cầu 2 HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở 
-Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
* Bài 3 a: - Học sinh nêu đề bài .
+ GV treo hình vẽ và giới thiệu đến học sinh tên gọi các cạnh của hình bình hành .
 A a B 
 b
 C D
+ Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành .
+ Tính tổng độ dài 2 cạnh rồi nhân với 2 .
- Công thức tính chu vi : Gọi chu vi hình bình hành ABCD là P , cạnh AB là a và cạnh BC là b ta có : P = ( a + b ) x 2
- HS nêu lại công thức.
3. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
--------------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
ĐỊA LÍ: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
I.MỤC TIÊU : Học xong bài HS biết :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: Ven biển, bên bờ sông Cấm.
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch. . 
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ ( lược đồ ).
II.CHUẨN BỊ :
 -Các BĐ :hành chính, giao thông VN. Tranh, ảnh về TP Hải Phòng (sưu tầm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC : 
 -Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội trên BĐ.
 -Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta .
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài : 
 1/.HẢI PHÒNG THÀNH PHỐ CẢNG:
 *Hoạt động nhóm:
 -Cho các nhóm dựa vào SGK, BĐ hành chính và giao thôngVN, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý sau:
 +TP Hải Phòng nằm ở đâu?
 +Chỉ vị trí Hải Phòng trên lược đồ và cho biết HP giáp với các tỉnh nào ?
 +Từ HP có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ?
 +HP có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
 +Mô tả về hoạt động của cảng HP.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả . HS nhận xét, bổ sung.
 - GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời .
 2/.ĐÓNG TÀU LÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP QUAN TRỌNG CỦA HẢI PHÒNG:
 *Hoạt động cả lớp:
 -Cho HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
 +So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào?
 +Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng .
 +Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở HP (xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hàng)
 GV nhận xét, giảng giải thêm cho HS.
 3/.HẢI PHÒNG LÀ TRUNG TÂM DU LỊCH:
 * Hoạt động nhóm đôi 
 -Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý :
 +Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
- Một số HS trình bày.
 -GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố – Dặn dò : 
 - HS kể một số điều kiện để HP trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch .
 - Cho hs đọc bài trong khung 
-GV:Nhận xét tiết học . Dặn: Chuẩn bị bài tiết sau: “Đồng bằng Nam Bộ”.
-------------------------------------------------------------------
	TIẾT 4
THỂ DỤC: Bài 38. ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP 
 TRÒ CHƠI : “THĂNG BẰNG ”
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp bằng cách bật nhảy hoặc bước cao chân. Yêu cầu thực hiện được cơ bản đúng. 
 -Trò chơi: “Thăng bằng ” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ trước sân chơi, dụng cụ cho tập luyện bài tập “Rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi ”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân trường. 
 -Đứng tại chỗ vỗ tay và hát, khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. 
 -Trò chơi : “Chui qua hầm ” hoặc trò chơi HS yêu thích.
2. Phần cơ bản: 
 a) Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay sau. 
 -GV chỉ huy cùng cả lớp thực hiện. 
 -Cán sự điều khiển cho các bạn tập, GV theo dõi sửa sai cho HS, nhắc nhở các em tập luyện. 
 -Cả lớp liên hoàn các động tác trên theo lệnh của GV. 
 * Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. 
 -GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện. 
 -Tổ chức cho HS ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật dưới dự điều khiển của GV. 
 -GV tổ chức cho HS ôn tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định. GV theo dõi bao quát lớp và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong luyện tập. 
 b) Trò chơi : “Học trò chơi thăng bằng”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi và cho HS khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông. 
 -GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi
 -GV tổ chức cho HS chơi dưới hình thức thi đua từng cặp và phân công trọng tài cho từng đôi chơi còn GV điều khiển chung và làm tổng trọng tài cuộc chơi. 
 -Tổ chức thi đấu giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp từng đôi một, tổ nào có nhiều bạn giữ được thăng bằng ở trong vòng tròn là tổ đó thắng và được biểu dương. 
3. Phần kết thúc: 
 -HS đi theo hàng dọc thành vòng tròn xung quanh sân tập, vừa đi vừa thả lỏng vừa hít thở sâu.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GV giao bài tập về nhà ôn các động tác đội hình đội ngũ và bài tập “Rèn luyện tư thế cơ bản”.
---------------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU: 
 -Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 -Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định tổ chức: lớp hát.
2.Đánh giá: 
- Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng nêu các đánh giá cụ thể.
- Cá nhân phát biểu.
Nhận xét chung của GV.
*Tuyên dương những em có cố gắng trong học tập và các hoạt động ( Thim, Diên, Thiếp..). Phê bình: Thương, Chân, Thay chưa cố gắng; Linh, Thương, La hai, Tương nói chuyện riêng, Thương vắng không có lý do, một số bạn còn đi học muộn
 3.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì sĩ số.
-Lao động vệ sinh khuôn viên.
 -Học bài và làm bài tập đầy đủ.
- học tuần 20 
 -Tăng cường học nhóm và học bài cũ ở nhà.
4. Hoạt động tập thể:
- Gv tổ chức chop HS chơi một số trò chơi nhỏ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4TUAN 19 CKTKN Ngang.doc