TOÁN : KI - LÔ - MÉT VUÔNG
I.Yêu cầu :
- Biết ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo là ki - lô - mét vuông :
biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại .
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Bài tập cần làm: B1, B2, B4b
II. Chuẩn bị :
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
III. Lên lớp :
TUẦN 19 Ngày soạn:8/01/2010 Ngày dạy :Thứ 2/11/01/2010 Chào cờ: TOÁN : KI - LÔ - MÉT VUÔNG I.Yêu cầu : - Biết ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Biết đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo là ki - lô - mét vuông : biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại . - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. - Bài tập cần làm: B1, B2, B4b II. Chuẩn bị : - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 . III. Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà . -Nhận xét chung phần kiểm tra bài 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: + Giới thiệu ki - lô - mét vuông : + Cho HS quan sát bức tranh hoặc ảnh chụp về một khu rừng hay cánh đồng có tỉ lệ là hình vuông có cạnh dài 1km + Gợi ý để học sinh nắm được khái niệm về ki lô mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1ki lô mét . -Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông kẻ trong hình vuông có diện tích 1dm2 đã học để nhẩm tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km ? -Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki - lô mét vuông . -Đọc là : ki - lô - met vuông . - Viết là : km2 c) Luyện tập : *Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài -Gọi học sinh lên bảng điền kết quả -Nhận xét bài làm học sinh . -Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ? *Bài 2 : -Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài -Yêu cầu lớp làm vào vở. -Gọi hai em lên bảng sửa bài -Gọi em khác nhận xét bài bạn -Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh . *Bài 3 : -Gọi học sinh nêu đề bài -Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập . -Gọi 1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở . -Giáo viên nhận xét bài học sinh . Bài 4 -Gọi 1 HS đọc đề bài. + Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài . GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh . +Yêu cầu HS đọc kĩ về từng số đo rồi ước lượng với diện tích thực tế để chọn lời giải đúng . -GV nhận xét và cho điểm HS. d) Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nhà học bài và làm bài. - HS thực hiện yêu cầu . -Học sinh nhận xét bài bạn . -Lớp theo dõi giới thiệu -Quan sát để nhận biết về khái niệm đơn vị đo diện tích ki - lô - met vuông -Nắm về tên gọi và cách đọc , cách viết đơn vị đo này . -Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình -Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2. + Đọc là : Ki - lô - mét vuông -Lấy bảng con để tập viết một số đơn vị đo có đơn vị đo là km2 . + Viết số hoặc chữ vào ô trống . -Một HS lên bảng viết và đọc các số đo có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông : -Học sinh khác nhận xét bài bạn -Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông . -Hai em đọc đề bài . -Hai em sửa bài trên bảng . 1km2 = 1000 000 m2 1m2 = 100 dm2 32 m2 49dm2 = 3249 dm2 1000 000 m2 = 1 km2 5km2 = 5000 000 m2 2 000 000 m2 = 2 km2 -Hai học sinh nhận xét bài bạn . -Hai học sinh đọc thành tiếng . -Lớp thực hiện vào vở . Giải : Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là : 3 x 2 = 6 ( km2 ) Đáp số : 6 km2 - 1 HS đọc thành tiếng . + Lớp làm vào vở . + Một HS làm trên bảng . a/ Diện tích phòng học : 40 m 2 b/ Diện tích nước Việt Nam : 330 991 km 2 -Học sinh nhắc lại nội dung bài. -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI I. Yêu cầu: - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé. - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc . -Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài " Rất nhiều mặt trăng " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: -Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có) -Chú ý các câu hỏi: +Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khẩy? -Gọi HS đọc phần chú giải. -Gọi HS đọc cả bài. -GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: +Toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. +Nhấn giọng những từ ngữ: đến một cánh đồng , vạm vỡ , dùng tay làm vồ đóng cọc , ngạc nhiên , thấy một cậu bé dùng tai tát nước * Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ? -Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi. + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? +Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 5, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi. + Gọi HS đọc đoạn 5 . Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? -Câu truyện nói lên điều gì? -Ghi nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm: -yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay. -Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. -Yêu cầu HS luyện đọc. -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. -Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS . -Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. -Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -lắng nghe. -5HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự. +Đoạn 1: Ngày xưa đến thông võ nghệ. + Đoạn 2:Hồi ấy đến yêu tinh. +Đoạn 3: Đến một cánh đồng đến diệt trừ yêu tinh +Đoạn 4: Đến một vùng khác đến hai bạn lên đường . +Đoạn 5: được đi ít lâu đến em út đi theo. -1 HS đọc thành tiếng. -2 HS đọc toàn bài. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. + Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 . + 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn quyết trừ diệt cái ác . -2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. + Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến cho làng bản tan hoang , có nhiều nơi không còn một ai sống sót . + Cẩu Khây cùng ba người bạn Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , và Móng Tay Đục Máng lên đường đi diệt rừ yêu tinh -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng nắm tay làm vồ để đóng cọc xuống đất , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai của mình để tát nước Móng Tay Đục Máng có thể dùng móng tay của mình đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng . + Nội dung câu truyện ca ngợi sự tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé + 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . -5 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn). -1 HS đọc thành tiềng. -HS luyện đọc theo cặp. -3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. -3 HS thi đọc toàn bài. - HS cả lớp . KHOA HỌC: TẠI SAO CÓ GIÓ I/ Yêu cầu: - Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió . -Giải thích được nguyên nhân gây ra gió . II/ Đồ dùng dạy- học: -HS chuẩn bị chong chóng . - Đồ dùng thí nghiệm : + Hộp đối lưu , nến , diêm , vài nén hương . + Tranh minh hoạ trang 74 , 75 SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG : 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) -Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống con người , động vật , thực vật ? 2) + Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: TRÒ CHƠI CHONG CHÓNG Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS báo cáo về việc chuẩn bị . -Yêu cầu HS dùg tay quay chong chóng xem chúng có quay được lâu không . -Gọi HS tổ chức báo cáo kết quả theo nội dung sau : + Theo em tại sao chong chóng quay ? +Tại sao khi bạn chạy càng nhanh thì chong chóng của bạn lại quay càng nhanh ? + Nếu trời không có gió em làm thế nào để chong chóng quay nhanh ? + Khi nào chong chóng quay nhanh ? Quay chậm * Kết luận : Khi có gió sẽ làm cho chong chóng quay . Không khí có ở xung quanh ta nên khi ta chạy không khí quanh ta sẽ chuyển động tạo ra gió . Gió thổi mạnh làm cho chong chóng quay nhanh . Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm Không có gió tác động thì chong chóng không quay . * Hoạt động 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÓ + Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và làm theo hướng dẫn sách giáo khoa . -GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau: +Phần nào của hộp có không khí nóng ? Tại sao ? +Phần nào của hộp có không khí lạnh ? + Khói bay qua ống nào ? -Gọi các nhóm HS lên trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung . -GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có thí nghiệm đúng , sáng tạo. + Khói bay ra từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động ? + Vì sao lại có sự chuyển động của không khí ? +Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? + Sự chuyện động của không khí tạo ra gì ? * H ... . + Anh hùng lao động Hồ Giáo là người công nhân rất tài năng . + Đoàn địa chất đang thăm dò tài nguyên vùng núi phía Bắc . + Các công ty lớn như pép si , cô ca cô la đang bỏ tiền ra tài trợ cho đội bóng đá nữ Việt Nam -1 HS đọc thành tiếng. + Suy nghĩ và nêu . a/ Người ta là hoa đất . b/ Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan . -1 HS đọc thành tiếng. -HS tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV4. + Lắng nghe . +HS tự chọn và đọc các câu tục ngữ - HS cả lớp . Ngày soạn:8/01/2010 Ngày dạy :Thứ 6/15/01/2010 TOÁN : LUYỆN TẬP I.Yêu cầu: - Nhận biết được đaaaaaaawcj điểm của hình bình hành . - Tính được chu vi và diện tích hình bình hành . - Bài tập cần làm: 1, 2, 3a II/ Chuẩn bị : - Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như các bài tập sách giáo khoa . - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 . III/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà . + Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi : - Diện tích hình bình hành và nêu công thức tính diện tích hình bình hành ? -Nhận xét ghi điểm từng học sinh . 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách tính chu vi hình bình hành thông qua bài " Luyện tập ". b) Luyện tập : *Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài + GV vẽ các hình và đặt tên các hình như SGK lên bảng . + Yêu cầu 1 HS nêu các cặp cạnh đối diện ở từng hình . -Gọi 3 học sinh đọc kết quả, lớp làm vào vở và chữa bài A B E G M N C D K H Q P -Nhận xét bài làm học sinh . *Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài -GV kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa lên bảng . + Yêu cầu 2 HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành . -Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở -Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ? -Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh . * Bài 3 : -Gọi học sinh nêu đề bài . + GV treo hình vẽ và giới thiệu đến học sinh tên gọi các cạnh của hình bình hành . + Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành . + Tính tổng độ dài 2 cạnh rồi nhân với 2 . - Công thức tính chu vi : P = ( a + b ) x 2 + Gọi chu vi hình bình hành ABCD là P , cạnh AB là a và cạnh BC là b ta có : -Yêu cầu cả lớp làm vào vở . -Gọi 1 em lên bảng tính . -Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . d) Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nhà học bài và làm bài. - HS thực hiện yêu cầu . - 2 HS trả lời . -Học sinh nhận xét bài bạn . -Lớp theo dõi giới thiệu -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. -1 HS đọc thành tiếng . - HS ở lớp thực hành vẽ hình và và nêu tên các cặp cạnh đối diện của từng hình vào vở + 3 HS đọc bài làm . a/ Hình chữ nhật ABCD có : - Cạnh AB và CD , cạnh AC và BD b/ Hình bình hành EGHK có : - Cạnh EG và KH, cạnh EKvà GH c/ Tứ giác MNPQ có : - Cạnh MN và PQ , cạnh MQ và NP -1 HS đọc thành tiếng . - Kẻ vào vở . - 1 HS nhắc lại tính diện tích hình bình hành . - HS ở lớp tính diện tích vào vở + 1 HS lên bảng làm . Độ dài đáy 7cm 14 dm 23 m Chiều cao 16cm 13dm 16m Diện tích 7 x 16 = 112 cm2 14 x 13= 182 dm2 23 x 16= 368 m 2 - Tính diện tích hình bình hành . -1 em đọc đề bài . + Quan sát nêu tên các cạnh và độ dài các cạnh AB và cạnh BD . + Thực hành viết công thức tính chu vi hình bình hành . + Hai HS nhắc lại . - Lớp làm bài vào vở . -1 em sửa bài trên bảng . a/ Chu vi hình bình hành : ( 8 + 3 ) x 2 = 22 cm -Học sinh nhắc lại nội dung bài. -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Yêu cầu: -Nắm vững hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật . - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật . - Bút dạ , 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2 III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) . +Ghi điểm từng học sinh 2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : - Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài . - Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu . + Nhắc HS : - Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón . + Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) . - Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt . Bài 2 : - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài . - Yêu cầu trao đổi , lựa chọn đề bài miêu tả ( là cái thước kẻ , hay cái bàn học , cái trống trường ,..) . + Nhắc HS : - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn . - Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt . * Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn : Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em -Dặn HS chuẩn bị bài sau -2 HS thực hiện . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng . - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào như yêu cầu . + Lắng nghe . - Tiếp nối trình bày , nhận xét . a/ Đoạn kết là đoạn : Má bảo : " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền " Vì vậy mỗi khi đi đâu về , tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường . Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành . + Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ . -1 HS đọc thành tiếng . - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả . + Lắng nghe . - Tiếp nối trình bày , nhận xét . - Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên Mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật Xem tranh dân gian Việt Nam I. Yêu cầu: -Hiểu vài nét về nguơn gố và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thơng qua nội dung và hình thức. - Học sinh yêu quý, cĩ ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: - Tranh dân gian trong bộ ĐDDH. * Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu, tẩy. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp (1’): Kiểm tra dụng cụ học vẽ. - Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1 (10’): Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian. - Tranh dân gian đã cĩ từ lâu, là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật Việt Nam.Trong đĩ, cĩ hai dịng tranh dân gian nổi tiếng đĩ là tranh dân gian Đơng Hồ (Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống (Hà Nội). - Vào mỗi dịp tết đến, xuân về nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên cịn gọi là tranh Tết. - Cách làm tranh như sau: . Nghệ nhân Đơng Hồ khắc hình trên bản gỗ, quét màu rồi in trên giấy dĩ quét điệp. Mỗi màu in bằng một bản khắc. . Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen, sau đĩ mới vẽ màu. - Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế. + GV cho học sinh xem tranh và hỏi: (?) Em hãy cho biết tên các tranh dân gian Đơng Hồ và Hàng Trống mà em biết? (?) Ngồi các dịng tranh trên em cịn biết thêm dịng tranh dân gian nào nữa? GV tĩm tắt: Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đơng con, nhiều cháuBố cục chặt chẽ, cĩ hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung. Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên. * Hoạt động 2 (20’): Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trống) và Cá chép (Đơng Hồ) - GV tổ chức cho học sinh xem tranh theo nhĩm - Mỗi nhĩm gồm cĩ 6 em và cử một trưởng nhĩm, một thư ký ghi chép nội dung thảo luận. (?) Tranh Lý ngư vọng nguyệt cĩ những hình ảnh nào? (?) Tranh Cá chép cĩ những hình ảnh nào? (?) Hình ảnh nào là hình ảnh chính ở hai bức tranh? (?) Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu? (?) Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào? (?) Hai bức tranh cĩ gì giống nhau và khác nhau? - Các nhĩm trình bày ý kiến sau khi thảo luận về tát cả các ý GV đã đưa ra. - GV tĩm tắt * Hoạt động 3 (3’): Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét tiết học và khen ngợi những học sinh cĩ nhiều ý kiến xây dựng bài. * Dặn dị (1’): - Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội của Việt Nam để chuẩn bị cho bài sau Vẽ tranh: Đề tài Ngày hội quê em. - Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ. - Lắng nghe để nhận biết về nguồn gốc và cách làm tranh. - Tranh Đấu vật, tranh Gà mái, Đinh Tiên Hồng - Tranh Làng Sình (Huế), Kim Hồng (Hà Tây) - Lắng nghe. - Hình thành nhĩm. - Các nhĩm thảo luận. - Cá chép, đàn các con, ơng trăng và rong rêu. - Cá chép, đàn các con, và những bơng sen. - Cá chép. - Ở xung quanh hình ảnh chính - Hình hai con cá chép như đang vẫy đuơi để bơi; vây, mang, vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp. - Đều là cá chép nhưng cách thể hiện khác nhau. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Thực hiện. HDTT: SINH HOẠT LỚP I. YÊU CẦU - Đánh giá các hoạt động tuần 19, triển khai cơng tác tuần 20 II. SINH HOẠT 1. Đánh giá các hoạt động tuần 19 - Lớp phĩ học tập nhận xét các hoạt động tuần qua - Lớp phĩ lao động, văn thể mĩ nhận xét - Lớp trưởng nhận xét chung 2. Triển khai các hoạt động tuần 20 - Chuẩn bị ơn tập thật tốt để kì thi HKI đạt kết quả cao - Hồn thành hồ sơ Đội để TPT kiểm tra - Lao động dọn vệ sinh trường lớp - Hồn thành các khoản tiền của Đội trong HKI 3. Tập hát múa bài hát mới Kí duyệt ngày 14/01/2010
Tài liệu đính kèm: