A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa bài thơ : Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người , vì trẻ em . Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất .
2 - Kĩ năng : - Đọc lưu loát toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm , dàn trải , dịu dàng ; chậm hơn ở câu thơ kết bài . Học thuộc lòng bài thơ .
3 - Giáo dục : - Giáo dục HS có những suy nghĩ , hành động đúng đắn .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Tranh minh họa.
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ: Bốn anh tài .
- Kiểm tra 2 em đọc truyện Bốn anh tài , trả lời các câu hỏi về nội dung truyện .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
Thứ hai, ngày 15 tháng 01 năm 2007. Tập đọc Tiết 37: BỐN ANH TÀI A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh . Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây . 2 - Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khỏe , nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé . 3 - Giáo dục: - Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa . B. CHUẨN BỊ: GV : - Tranh minh họa bài đọc SGK . HS : - SGK C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b. Bài cũ : - Nhận xét việc kiểm tra đọc HKI . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài - Giới thiệu 5 chủ điểm của sách TV /tập 2 - Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm Người ta là hoa đất - Giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. - Hướng dẫn phân đoạn : Có thể chia bài thành 5 đoạn : ( Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) - Kết hợp giới thiệu : + Tranh minh họa để HS nhận ra từng nhân vật. + Ghi bảng các tên riêng . - Chỉ định HS đọc nối tiếp , đọc phần chú thích. - Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm . - Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc diễn cảm cả bài . Tiểu kết: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Sức khỏe và tài năng của Cầu Khây có gì đặc biệt ? - Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? - Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ? - Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? - Tìm chủ đề truyện . ( Ghi nội dung chính ) Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài . Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm : - Chỉ định HS đọc nối tiếp . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Thế là chú hề bằng vàng rồi . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Tiểu kết: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh . -Theo dõi Hoạt động cả lớp -1 HS đọc cả bài. - Phân đoạn. - 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn. (3 lượt) . - 1 HS đọc chú thích. Cả lớp đọc thầm phần chú thích . - Luyện đọc theo cặp . - 3 em đọc cả bài . Hoạt động nhóm . - Đọc 6 dòng đầu Nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 . 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn , quyết trừ diệt cái ác . - Yêu tinh xuất hiện , bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót . - Đọc đoạn còn lại . - Cùng 3 người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng . - Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng . - Đọc lướt toàn truyện . Ca ngợi sức khỏe , tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân lành của 4 anh em Cầu Khây . Hoạt động cá nhân - 5 em tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài. Tìm giọng đọc. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp . - Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ý chính của truyện . - Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe . -Chuẩn bị: Chuyện cổ tích về loài người. Bổ sung: 5 chủ điểm của sách TV /tập 2 + Người ta là hoa đất : Năng lực , tài trí của con người . + Vẻ đẹp muôn màu : Vẻ đẹp của thiên nhiên , đất nước , biết sống đẹp . + Những người quả cảm : Tinh thần dũng cảm . + Khám phá thế giới : Ham thích du lịch , thám hiểm . + Tình yêu cuộc sống : Lạc quan , yêu đời . Thứ hai, ngày 15 tháng 01 năm 2007. Chính tả Tiết 19: KIM TỰ THÁP AI CẬP A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức : - Hiểu nội dung bài Kim tự tháp Ai Cập . 2 - Kĩ năng: - Nghe – viết đúng , trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập . Làm đúng phân biệt những từ ngữ có âm , vần dễ lẫn : s / x , iêc / iêt . 3 - Giáo dục: - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . B. CHUẨN BỊ: GV : - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3 . HS : - SGK, V2 C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b- Bài cũ : Nhận xét việc kiểm tra viết chính tả HKI . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài Kim tự tháp Ai Cập . 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả . - Gọi HS đọc đoạn văn – tìm hiểu nội dung. - Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng ; khi chấm xuống dòng , chữ cái đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li ; chú ý ngồi viết đúng tư thế . - Viết chính tả. - Chấm , chữa 7 – 10 bài . Tiểu kết: trình bày đúng bài viết Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập chính tả - Bài 2 : + Nêu yêu cầu BT . + Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu đã viết nội dung bài ; phát bút dạ ; mời 3 , 4 em lên bảng thi làm bài tiếp sức . - Bài 3 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Dán 3 băng giấy đã viết sẵn nội dung BT ; mời 3 em lên bảng thi làm bài . Tiểu kết:Bồi dưỡng cẩn thận chính xác. Hoạt động cả lớp - Theo dõi - Đọc đoạn văn. - HS ghi vào bảng tên riêng cần viết hoa. - Đọc thầm lại đoạn văn . - Viết bài vào vở . - Soát lại, chữa bài . Hoạt động tổ nhóm - Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở . - Đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Sửa bài theo lời giải đúng . - Làm bài vào vở . - Từng em đọc kết quả . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Sửa bài theo lời giải đúng . 4. Củng cố : (3’) - Nêu gương một số em viết chữ đẹp , có tư thế ngồi viết đúng; khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở HKII . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét chữ viết của HS. - Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai . - Chuẩn bị : Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. Bổ sung: Thứ ba, ngày 16 tháng 1 năm 2007 Luyện từ và câu Tiết 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? 2.Kĩ năng: - Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu , biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ. 3.Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt . B. CHUẨN BỊ: GV -Phiếu. HS - Từ điển C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b- Bài cũ : Nhận xét việc kiểm tra LTVC HKI . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Giới thiệu bài: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Nhận xét. - Dán 2 , 3 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn , mời HS lên bảng làm bài . Tiểu kết: HS nắm được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận Chủ ngữ Hoạt động 2 : Ghi nhớ . - Viết sơ đồ phân tích cấu tạo câu mẫu và giải thích Tiểu kết: HS rút ra được ghi nhớ . Hoạt động 3 : Luyện tập . - Bài 1 : + Đặt câu với bộ phận chủ ngữ. - Bài 2 : + Xác định bộ phận chủ ngữ trong câu . - Bài 3 : + Viết đoạn văn . Tiểu kết: HS làm được các bài tập . Hoạt động nhóm , cá nhân . - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi theo cặp , trả lời lần lượt 3 câu hỏi vào vở nháp . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp. - Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ . - 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động lớp, nhóm đôi . - Đọc yêu cầu BT . - Mỗi em tự đặt 3 câu với các Chủ ngữ cho sẵn. - Tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt - Cả lớp nhận xét . - Đọc yêu cầu BT . - 1 HS làm mẫu : nói 2 , 3 câu về hoạt động được miêu tả trong tranh . - Cả lớp suy nghĩ , làm bài cá nhân . - Tiếp nối nhau đọc đoạn văn . 4. Củng cố : (3’) - Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn BT3 vào vở . -Chuẩn bị : Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Bổ sung: Thứ ba, ngày 16 tháng 1 năm 2007 Kể chuyện Tiết 19: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức : - Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi bác đánh cá thông minh , mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn , bạc ác . 2 - Kĩ năng: - Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện , nhớ cốt truyện. Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng1, 2 câu . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện . Kể lại được truyện , có thể phối hợp điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên . Nghe bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn . 3 - Giáo dục: - Giáo dục HS biết lên án sự vô ơn . bạc ác . B.CHUẨN BỊ: GV: - Tranh minh họa truyện SGK phóng to . HS : - SGK. C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b.Bài cũ : - Nhận xét việc kiểm tra KC . c. Bài mới: Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , giảng giải, động não , thực hành . Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Giới thiệ ... en ngợi những em có nhiều ý kiến xây dựng bài . Tiểu kết: HS thấy được ưu khuyết điểm của mình qua việc xem tranh . Hoạt động lớp , nhóm . -Nêu nhận xét về tranh dân gian: + Tranh dân gian đã có từ lâu , là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật VN . Trong đó , tranh Đông Hồ và Hàng Trống là tiêu biểu . + Vào mỗi dịp xuân về , nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh Tết . + Đề tài tranh dân gian rất phong phú , thể hiện các nội dung: lao động sản xuất, lễ hội , phê phán tệ nạn xã hội , ca ngợi các vị anh hùng , thể hiện ước mơ của nhân dân Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế HS suy nghĩ , trả lời : + Kể tên vài bức tranh dân gian mà em biết . + Ngoài các dòng tranh trên , em còn biết thêm tranh dân gian nào nữa ? Hoạt động lớp . - Các nhóm quan sát hai tranh : - Gợi ý quan sát : + Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào ? + Tranh Cá chép có những hình ảnh nào? + Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh ? + Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu ? + Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào ? + Hai bức tranh có gì giống nhau, khác nhau? Hoạt động lớp . - HS nhận xét : + Nội dung . + Bố cục + Màu sắc . -Xếp loại bài theo cảm nhận riêng . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’) -Nhận xét lớp. - Sưu tầm tranh , ảnh về lễ hội của VN . - Chuẩn bị:Vẽ tranh : Đề tài ngày hội quê em. Bổ sung: Thứ năm, ngày 18 tháng 1 năm 2007 Âm nhạc Tiết 19: Học hát bài : CHÚC MỪNG Một số hình thức trình bày bài hát A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức - Biết bài hát Chúc mừng là một bài hát Nga , tính chất âm nhạc nhịp nhàng , vui tươi . 2 - Kĩ năng: - Hát đúng giai điệu , thuộc lời ca của bài hát . Bước đầu nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2 . 3 - Giáo dục: - Yêu thích việc trình bày bài hát . B. CHUẨN BỊ: GV - Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc . HS : - Một số nhạc cụ gõ . C. LÊN LỚP: a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình” b. Bài cũ : Kiểm tra học kì I . c- Bài mới Phương pháp : Trực quan , thực hành , làm mẫu . HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: Học bài hát : Chúc mừng . Một số hình thức trình bày bài hát . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Dạy bài hát Chúc mừng . - Cho nghe bài hát từ băng nhạc . - Dạy hát từng câu ngắn . - Chỉ huy cho HS hát , chú ý nhấn mạnh ở phách thứ nhất . - Đánh giá , kết luận . Tiểu kết: HS hát đúng giai điệu bài hát Chúc mừng . Hoạt động 2 : Một số hình thức trình bày bài hát . - Cho HS biết ý nghĩa các thuật ngữ : đơn ca , song ca , tốp ca Tiểu kết: HS thể hiện được một số hình thức trình bày bài hát . Hoạt động lớp , nhóm . - Hát kết hợp gõ đệm theo phách . - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3 . - Hát kết hợp vận động theo nhịp 3 : + Phách mạnh ô nhịp thứ nhất : Nhún chân về bên trái . + Phách mạnh ô nhịp thứ hai : Nhún chân về bên phải . + Phách mạnh ô nhịp thứ ba : Nhún chân về bên trái . Vừa hát , toàn thân đung đưa nhịp nhàng , uyển chuyển cho đến hết bài . Hoạt động lớp . - Các nhóm cử đại diện thể hiện các hình thức trình bày bài hát . - Theo dõi - Nêu nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Gợi ý HS trả lời câu hỏi SGK ; kể tên một số bài hát nước ngoài em biết . - Giáo dục HS yêu thích việc trình bày bài hát . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) -Nhận xét lớp. - Dặn HS ôn lại 5 bài hát ở nhà . - Chuẩn bị: Ôn tập bài hát : Chúc mừng. TĐN số 5. Bổ sung: Thứ tư, ngày 17 tháng 1 năm 2007 Thể dục Tiết 37: ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC” I. MỤC TIÊU : - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp . Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác . - Chơi trò chơi Chạy theo hình tam giác . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động , tích cực . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Mở đầu : 6 – 10 phút . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút . Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học Hoạt động lớp . - Đứng vỗ tay và hát : 1 phút . - Trò chơi Bịt mắt bắt dê : 2 phút . - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên : 1 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 12 – 14 phút . - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp . + Nhắc lại cách thực hiện . + Bao quát lớp và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi tập . Trước khi tập , chú ý cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân , đầu gối, đảm bảo an toàn trong tập luyện . b) Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” : 5 – 6 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , sau đó cho HS chơi . Chú ý nhắc các em khi chạy phải thẳng hướng , động tác phải nhanh , khéo léo , không được phạm quy . Tiểu kết: HS thực hiện được 5 động tác đã học và chơi được trò chơi thực hành . Hoạt động lớp , nhóm . - Ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật , thực hiện 2 – 3 lần , cự li 10 – 15 m : Cả lớp tập thep đội hình 2 – 3 hàng dọc , theo dòng nước chảy , em nọ cách em kia 2 m . - Ôn tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định . - HS chơi thử 1 lần để hiểu cách chơi rồi chơi chính thức . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . - Hệ thống bài : 1 phút . - Nhắc nhở , phân công trực nhật để chuẩn bị giờ sau kiểm tra : 1 – 2 phút . Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ vỗ tay , hát : 1 phút . - Đi theo vòng tròn xung quanh sân tập , vừa đi vừa hít thở sâu : 1 phút . Bổ sung: Thứ sáu , ngày 19 tháng 1 năm 2007 Thể dục Tiết 38: ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG” I. MỤC TIÊU : - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp . Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chủ động . - Chơi trò chơi Thăng bằng. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Mở đầu : 6 – 10 phút . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu và hình thức kiểm tra : 2 phút . Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học Hoạt động lớp . - Chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV xung quanh sân tập : 1 phút . - Chơi trò chơi Chui qua hầm : 1 phút . - Đứng tại chỗ xoay các khớp để khởi động : 1 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . a) Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 10 – 12 phút . - Ôn tập họp hàng ngang , dóng hàng , quay sau : 3 – 4 phút . + Sửa sai cho HS , nhắc nhở các em tập luyện . - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp : 6 – 8 phút . b) Chơi trò chơi “Thăng bằng” : 7 – 8 phút . - Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ tay , cổ chân, đầu gối , hông . - Nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi . - Hướng dẫn HS cách nắm cổ chân để co chân , cách di chuyển trong vòng tròn , cách giữ thăng bằng và phân công trọng tài cho từng đôi chơi . - Điều khiển chung và làm tổng trọng tài cuộc chơi . Tiểu kết: HS thực hiện được động tác nhảy và chơi được trò chơi thực hành . Hoạt động lớp , nhóm . - Cả lớp cùng thực hiện , mỗi động tác 2 – 3 lần . Lớp trưởng điều khiển cho các bạn tập . - Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo hiệu lệnh của GV : 1 – 2 lần . - Cả lớp tập theo 2 hàng dọc , mỗi em đi cách nhau 2 – 3 m , đi xong quay về đứng cuối hàng , chờ tập tiếp . - Thi đấu giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp từng đôi một , tổ nào có nhiều bạn giữ được thăng bằng là tổ đó thắng và được biểu dương . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút : - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . Hoạt động lớp . - Đi theo hàng dọc thành vòng tròn , vừa đi vừa thả lỏng , hít thở sâu : 1 – 2 phút . Bổ sung: Thứ sáu, ngày 19 tháng 1 năm 2007. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. TUẦN 19. I . MỤC TIÊU : - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Báo cáo tuần 19. III. LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Nói về Quyền trẻ em : Chủ đề I Tôi là một đứa trẻ một người có giá trị với những quyền như mọi người. - Có quyền có tên họ, có gia đình , có quê hương. - Có quyền được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ. - Có quyền giữ bản sắc riêng của mình. - Có bổn phận tham gia công việc ở gia đình và cộng đồng tùy theo sức của mình để giúp ích cho mọi người. - Học văn hoá tuần 19. - Sơ kết HK I - Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. 3. Sinh hoạt tập thể : (5’) - Hát : Trái đất này là của chúng mình. - Chơi trò chơi : Ai nhanh hơn.. 4. Hoạt động nối tiếp : (1’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 20 . Giáo dục về quyền trẻ em. - Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Chú ý HS: An toàn thực phẩm, Vệ sinh môi trường. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: