Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)

1. Kiểm tra.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:

-Cho HS quan sát tranh minh hoạ .

- Tranh vẽ gì ?

 GV kết hợp giới thiệu chủ điểm “Người ta là hoa đất” và bài: “Bốn anh tài”

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Hướng dẫn đọc:

- 2HS đọc toàn bài.

-Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

-Chú ý các câu hỏi:

+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khẩy?

-Gọi HS đọc phần chú giải.

 -HS luyện đọc theo cặp.

-GV đọc mẫu.

 * Tìm hiểu bài:

-Y/c HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+Cẩu Khây có sức khỏe, tài năng như thế nào?

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 ( Từ ngày 11/1 - 15/1/2010)
THỨ
MÔN
TÊN BÀI GIẢNG
2
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần
Tập đọc
Bốn anh tài
Toán
Ki lô mét vuông
Khoa học
Tại sao có gió ?
Đạo đức
Kính trọng biết ơn người lao động
3
Thể dục
Đi vượt chướng ngại vật thấp- TC “Chạy theo hình t.giác”
LT& câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Toán
Luyện tập
Chính tả
N_V Kim tự tháp Ai Cập
Lịch sử
Nước ta cuối thời Trần
4
Kể chuyện
Bác đánh cá & gã hung thần
Tập đọc
Chuyện cổ tích về loài người
Toán
Hình bình hành
Kĩ thuật
Lợi ích của việc trồng rau hoa
Địa lý
Thành phố Hải Phòng
5
Thể dục
Đi vượt chướng ngại vật thấp – TC “Thăng bằng”
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tae đồ vật
Toán
Diện tích hình bình hành
Khoa học
Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
Mĩ thuật
TTMT: Xem tranh dân gian Việt nam
6
Toán
Luyện tập
LT&C
MRVT: Tài năng
Âm nhạc
Học hát: Chúc mừng & một số hình thức trình bày bài hát
Tập làm văn
LTaapj xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
HĐTT
Sinh hoạt tập thể
Giáo án lớp 4- Huỳnh Thị Phương Thảo
Thứ 2 ngày 11 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
BỐN ANH TÀI
I. Yêu cầu: -HS biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ .
- Tranh vẽ gì ?
 GV kết hợp giới thiệu chủ điểm “Người ta là hoa đất” và bài: “Bốn anh tài”
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Hướng dẫn đọc:
- 2HS đọc toàn bài.
-Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-Chú ý các câu hỏi:
+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khẩy?
-Gọi HS đọc phần chú giải.
 -HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
-Y/c HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cẩu Khây có sức khỏe, tài năng như thế nào?
-Y/c HS đọc thầm và trao đổi và trả lời CH:
+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
-GV giảng từ “tan hoang”: tan vỡ, nhà cửa của cải đều vỡ tan tành.
-HS nêu nghĩa từ “yêu tinh”
-Y/c 1HS đọc các đoạn 3,4,5 và TLCH:
+Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai ?
Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
 *Đọc diễn cảm:
-Y/c 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Ngày xưa , / ở bản kia , / có có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi 
 Vì vậy / người ta đặt tên cho chú là Cẩu Khây Cẩu Khây lên mười tuổi , sức đã bằng trai mười tám , mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-Quan sát và lắng nghe.
- Tranh vẽ các bạn nhỏ tượng trưng cho hoa của đất đang nhảy múa , ca hát ."
-5HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Ngày xưa  đến thông võ nghệ.
+ Đoạn 2:Hồi ấy  đến yêu tinh.
+Đoạn 3: Tiếp theo  đến diệt trừ yêu tinh
+Đoạn 4: Tiếp theo  đến hai bạn lên đường .
+Đoạn 5: Phần còn lại.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 .
+ 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn quyết trừ diệt cái ác .
-Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cap đôi và TLCH:+Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến cho làng bản tan hoang , có nhiều nơi không còn một ai sống sót .
+ Cẩu Khây cùng ba người bạn Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , và Móng Tay Đục Máng lên đường đi diệt rừ yêu tinh
-HS nêu.
-5 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiềng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc toàn bài.
+ Nội dung câu truyện ca ngợi sự tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé 
-HS cả lớp.
Toán
KI – LÔ – MÉT VUÔNG
I. Yêu cầu: -HS biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
-Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
-Biết 1km2 = 1 000 000 m2
-Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
 *BT cần làm BT1, BT2, BT4 (b).
II. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cu:
2.Bài mới a) Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu ki - lô - mét vuông :
-Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km ?
-Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki - lô mét vuông .
-Đọc là : ki - lô - mét vuông .
- Viết là : km2 
*Tổng hợp ý kiến gợi ý rút nội dung bài 
c.Luyện tập :
*Bài 1 : -Y/c HS nêu đề bài 
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK .
-Gọi học sinh lên bảng điền kết quả 
-Nhận xét bài làm học sinh .
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
-Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
 -Gọi hai em lên bảng sửa bài 
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 4 b -Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài .
GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh .
+Y/c HS đọc kĩ về từng số đo rồi ước lượng với diện tích thực tế để chọn lời giải đúng.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò -Nhận xét tiết học
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
-Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình 
-Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2.
+ Đọc là : Ki - lô - mét vuông 
-Lấy bảng con để tập viết một số đơn vị đo có đơn vị đo là km2 .
-Ba em đọc lại số vừa viết 
 -Hai em nêu lại nội dung ki - lô - mét vuông 
- 2 HS nêu. Viết số hoặc chữ vào ô trống .
-Một HS lên bảng viết và đọc các số đo có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông :
-Học sinh khác nhận xét bài bạn 
-Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông . 
Hai em đọc đề bài . 
-Hai em sửa bài trên bảng .
 1km2 = 1000 000 m2 ; 1000 000 m2 = 1km2 
1m2 = 100 dm2 5km2 = 5000 000 m2 
32m249dm2= 3249 dm2 ; 2 000 000 m2 = 2 km2 
 - 1 HS đọc thành tiếng .
+ Lớp làm vào vở, 1HS làm trên bảng .
b/ Diện tích nước Việt Nam : 330 991 km 2 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. Yêu cầu: 
 -HS hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi chú).
 -Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
Giấy khổ to và bút dạ, một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét , đoạn văn ở bài tập1 ( phần luyện tập )
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả trong đó có vị ngữ trong câu Ai là gì ?
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : 
-Trong câu kể Ai làm gì ? vị ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? 
-Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài .
-Gọi HS Nhận xét , chữa bài cho bạn 
+ Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
-Các câu này là câu kể nhưng thuộc kiểu câu Ai thế nào ? các em sẽ cùng tìm hiểu .
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài .
-Gọi HS phát biểu. Nhận xét , chữa bài cho bạn 
+ Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
Bài 3 :
+ Chủ ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì ?
+Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? chỉ tên của người , con vật ( đồ vật , cây cối được nhắc đến trong câu ) 
Bài 4 :
-Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu đề .
- Yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi .
- Gọi HS phát biểu và bổ sung 
+ Nhận xét , kết luận câu trả lời đúng .
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? là danh từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm danh từ .
+Hỏi : Chủ ngữ trong câu có ý nghĩa gì ? 
c. Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì ? 
 -Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay.
 d. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
-Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận về lời giải đúng .
-3 HS thực hiện viết các câu thành ngữ , tục ngữ .
2 HS đứng tại chỗ đọc .
-Lắng nghe.
-Một HS đọc thành tiếng , trao đổi , thảo luận cặp đôi .
+Một HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu , HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét , bổ sung bài bạn làm trên bảng .
+ Đọc lại các câu kể :
1. Một đàn ngỗng vươn cổ dài cổ , chúi mỏ về phía trước , định đớp bọn trẻ .
2. Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần , chạy biến .
3. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến .
4. Em liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa .
5. Đàn ngỗng kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết .
-1 HS làm bảng lớp , cả lớp gạch bằng chì vào SGK .
- Nhận xét , chữa bài bạn làm trên bảng . 
1. Một đàn ngỗng / vươn cổ dài cổ , chúi mỏ về phía trước , định đớp bọn trẻ .
2. Hùng / đút vội khẩu súng vào túi quần 
chạy biến .
3. Thắng / mếu máo nấp vào sau lưng Tiến
4. Em / liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa .
5. Đàn ngỗng / kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết .
+ Chủ ngữ trong câu chỉ tên của người , của vật trong câu .
+ Lắng nghe .
- Một HS đọc thành tiếng .
- Vị ngữ trong câu trên do danh từ và các từ kèm theo nó ( cụm danh từ ) tạo thành .
- Lắng nghe .
+ Phát biểu theo ý hiểu .
-2 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối đọc câu mình đặt.
* Hoa đang viết thư .
* Con mèo nhà em rất đẹp.
* Cây bông hồng trước sân đang nở hoa đỏ thắm .
 -1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm theo cặp . 
-Nhận xét, bổ sung hoàn thành phiếu .
-Chữa bài (nếu sai)
- Trong rừng , chim chóc hót véo von .
 CN
-Phụ nữ / giặt giũ bên giếng nước .
 CN
-Thanh niên / lên rẫy .
 CN
-Em nhỏ / đùa vui ... thức tính diện tích hình bình hành 
+ Nếu gọi diện tích hình bình hành là S .
- Đáy hình bình hành là a, chiều cao là h .
 S = a x h 
+Ta có công thức : 
 c) Luyện tập :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-Hỏi học sinh các dự kiện và yêu cầu đề bài .
+ GV vẽ các hình với các số đo như SGK lên bảng 
+ Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách tính diện tích HBH.
-Gọi 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở 
-Nhận xét bài làm học sinh .
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
.
* Bài 3a : -Gọi học sinh nêu đề bài 
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
-Gọi 1 em lên bảng tính .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
 3. Củng cố - Dặn do:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
- 2 HS trả lời .
-Lớp theo dõi giới thiệu
-Quan sát hình bình hành ABCD , gọi tên và nhận biết về cạnh đáy và chiều cao của hình bình hành .
+ Thực hành kẻ đường cáo AH sau đó cắt ghép thành hình chữ nhật ABIH.
 Hình chữ nhật ABHI có chiều dài bằng đáy hình bình hành và chiều rộng bằng chiều cao hình bình hành .
+ Tính diện tích hình chữ nhật ABIH chính là tính diện tích hình bình hành ABCD .
+ Lấy chiều dài ( đáy ) nhân chiều rộng 
( chiều cao ) .
- 2HS nêu lại qu tắc và công thức tính diện tích hình bình hành , lớp đọc thầm.
1 HS đọc thành tiếng .
- Cho biết số đo cạnh đáy và số đo chiều cao - Đề bài yêu cầu tính diện tích hình bình hành .
+ 1 HS đọc thành tiếng .
- HS ở lớp thực hành tính diện tích vào vở .
+ 3 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét, chữa bài.
+ Đổi 4 dm = 40 cm 
 a/ Diện tích hình bình hành :
 40 x 34 = 1360 cm 2
 ĐS : 1360 cm 2
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Thứ 6 ngày 15 tháng 1 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu: 
-HS nhận biết đặ điểm của hình bình hành.
-Tính diện tích, chu vi của hình bình hành.
*Ghi chú: BT cần làm BT1, BT2, BT3(a).
II.Chuẩn bị : - Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như các bài tập sách giáo khoa .
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
III. Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cu:
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : Diện tích hình bình hành và nêu công thức tính diện tích HBH?
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-Hỏi học sinh yêu cầu đề bài .
+ GV vẽ các hình ở SGK lên bảng:
+ Gọi HS nêu các cặp cạnh đối diện ở từnghình 
*Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- 2 HS nhắc lại cách tính diện tích HBH.
-Gọi 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-GV giúp đỡ HS yếu làm bài. 
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
-Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
* Bài 3a :-Gọi học sinh nêu đề bài .
+ GV treo hình vẽ và giới thiệu đến học sinh tên gọi các cạnh của hình bình hành .
 A a B 
 b
 C D
+ Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành .
+ Tính tổng độ dài 2 cạnh rồi nhân với 2 .
- Công thức tính chu vi :
+ Gọi chu vi hình bình hành ABCD là P , cạnh AB là a và cạnh BC là b ta có : 
 P = ( a + b ) x 2 
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
-Gọi 1 em lên bảng tính .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
. d) Củng cố - Dặn do:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS thực hiện yêu cầu .
- 2 HS trả lời .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giới thiệu
-1 HS đọc thành tiếng .
-Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong các hình chữ nhật ABCD , hình bình hành EGHK và tứ giác MNPQ , 
 - HS ở lớp thực hành vẽ hình và và nêu tên các cặp cạnh đối diện của từng hình vào vở
-Vài HS nêu kết quả.
- 1HS làm ở bảng lớp. Lớp làm vào vở. 
Độ dài đáy
7cm
14 dm
Chiều cao 
16cm
13dm
Diện tích 
7x 16=112cm2 
14x13=182dm2
- Tính diện tích hình bình hành .
-1 em đọc đề bài . 
+ Quan sát nêu tên các cạnh và độ dài các cạnh AB và cạnh BD .
+ Thực hành viết công thức tính chu vi hình bình hành .
+ Hai HS nhắc lại .
- Lớp làm bài vào vở .
-1 em sửa bài trên bảng .
 a. Chu vi hình bình hành:( 8 + 3 ) x 2 = 22cm
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I. Yêu cầu:
-HS biết thêm một số từ ngữ (kể cỏ tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1,BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
 -Giúp HS biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực .
II.Chuẩn bị: -Từ điển Tiếng việt.
 -4 - 5 tờ giấy phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ở BT1 .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu và xác định chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? .
-Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ,GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận các từ đúng.
a/. Các từ có tiếng tài " có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường .
b/ Các từ có tiếng tài " có nghĩa là " tiền của" 
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS đọc câu- đặt với từ :
+HS tự chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm a/ 
-HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt.
-Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành tương tự như N.a
 Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi: + Nghĩa bóng của các câu tục ngữ nào ca ngợi sự thông minh , tài trí của con người ?
-Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung như đã nêu ở trên .
+ Nhận xét câu trả lời của HS . 
+ Ghi điểm từng học sinh .
Bài 4: -Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Giúp HS hiểu nghĩa bóng .
a/ Người ta là hoa đất: (ca ngợi con người là tinh hoa , là thứ quý giá nhất của trái đất )
b/ Chuông có đánh mới kêu 
 Đèn có khêu mới tỏ 
( Ý nói có tham gia hoạt động ,làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình )
c/ Nước lã mà vã nên hồ 
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan .
( ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng , nhờ có tài có chí , có nghị lực đã làm nên việc lớn )
-Gọi HS đọc câu tục ngữ mà em thích giải thích vì sao lại thích câu đó .
-Cho điểm những HS giải thích hay.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS:Tìm thêm các câu tục ngữ , thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm tài năng và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng viết.
-Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
-Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
-Đọc thầm lài các từ mà các bạn chưa tìm được.
+Tài hoa , tài giỏi , tài nghệ , tài ba , tài đức , tài năng ,
+ tài trợ, tài nguyên, tài sản, tiền tài ,
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV4.
-HS có thể đặt:
+Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài hoa .
+ Đoàn địa chất đang thăm dò tài nguyên vùng núi phía Bắc .
-1 HS đọc thành tiếng.
+ Suy nghĩ và nêu .
a/ Người ta là hoa đất .
b/ Nước lã mà vã nên hồ 
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV4.
+ Lắng nghe .
+HS tự chọn và đọc các câu tục ngữ 
-HS cả lớp .
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG
BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Yêu câu:
 -HS nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
-HS viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2). 
II. Chuẩn bị:
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật .
+ Bút dạ , 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) .
-Nhận xét, ghi điểm cho HS.
2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : - Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón .
+ Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
Bài 2 : 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi , lựa chọn đề bài miêu tả
 ( là cái thước kẻ , hay cái bàn học , cái trống trường ,..) .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn .
+ Sau đó GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho 4 HS làm , dán bài làm lên bảng .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn : Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS thực hiện . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào như yêu cầu .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
a/ Đoạn kết là đoạn : Má bảo : " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền "
Vì vậy mỗi khi đi đâu về , tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường . Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành .
+ Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ .
-1 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả .
+ Lắng nghe .
- 4 HS làm vào giấy và dán lên bảng , đọc bài làm và nhận xét .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần 18 phổ biến các hoạt động tuần 19.
-Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
III.Tiến hành:	
1. Đánh giá các hoạt động tuần 19
- Lớp phó học tập nhận xét các hoạt động tuần qua
- Lớp phó lao động, văn thể mĩ nhận xét
- Lớp trưởng nhận xét chung
- CPT đánh giá chung về tình hình ôn tập & thi KTDK cuối kì 1
2. Triển khai các hoạt động tuần 20
- Hoàn thành kế hoạch thu gom giấy vụn.
- Hoàn thành hồ sơ Đội để TPT kiểm tra
- Lao động dọn vệ sinh trường lớp
- Hoàn thành các khoản tiền của Đội 
- Tham gia học phụ đạo, Anh văn đầy đủ ( Mỹ, Hơn, Lên)
3. Sinh hoạt:
- Hát múa những bài hát tập thể.
- Ôn chủ đề, chủ điểm tháng.
- Chơi trò chơi : Chim về tổ, Kết bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 19 CKTKN.doc