Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

I . Mục tiêu :

- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.

- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo km;

biết 1 km= 1 000 000 mvà ngược lại.BT1; BT2; BT4.

II . Đồ dùng dạy học :

. Tranh vẽ một cánh đồng hay khu rừng .

III . Các hoạt động dạy – học :

 

doc 12 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 25 tháng 12 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Tiết 16: 	Tập đọc
Ôn: Bốn anh tài
I- Mục đích-Yêu cầu.
- Đọc đúng các từ ngữ ,câu , đoạn ,bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm tay Đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh .
- Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt thành của bốn anh em Cẩu Khây .
II - Đồ dùng dạy – học :
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
- Bảng phụ ghi các câu ,từ cần HD đọc .
III-Các hoạt động dạy học :
A . Mở đầu :
- GV giới thiệu 5 chủ điẻm của sách TV 4 – Tập 2
B . Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài ca ngợi bốn thanh niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp sức làm việc nghĩa . 
2 . HD luyện đọc và tìm hiểu bài :
a , Luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn.
- Y/c HS đọc nối tiếp theo đoạn;
- GV sửa phát âm, ngắt nghỉ.
- GV kết hợp giảng từ mới ( chú giải) trong bài .
- HS chú ý 
- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm Người ta là hoa đất 
- HS chú ý nghe .
- 1 HS đọc toàn bài. 
- 5 đoạn : 
 + Đoạn 1: Ngày xưavõ nghệ.
 + Đoạn 2: Hồi ấyyêu tinh.
 + Đoạn 3: Đến một cánh đồngdiệt trừ yêu tinh.
 + Đoạn 4: Đến một vùng kháclên đường.
 + Đoạn 5: Đi được ít lâuđi theo.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài ( lần 1)
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài ( lần 2 )
- GV đọc mẫu toàn bài .
b . Tìm hiểu bài :
- Sức khoẻ và tài năng của cẩu Khây có gì đặc biệt ?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- HS đọc theo cặp 
- 1 – 2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm 6 dòng truyện 
+ Sk : Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , mười tuổi sức đã bằng trai 18 .
+ Tài năng : 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn – quyết diệt trừ cái ác .
* Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của cẩu Khây.
- GV y/c HS đọc thầm đoạn 2 & TLCH:
- Chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
- Thương dân bản, Cẩu Khây đã làm gì?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- GV y/c HS đọc thầm 3 đoạn còn lại và TLCH:
- Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
+ Yêu tinh xuất hiện , bắt người và xúc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót .
+ Thương dân bản Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
* ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.
+ Cùng ba người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng .
+ Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc . Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
- Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện?
+ Đoạn 3,4,5 nói lên điều gì?
- Truyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì?
- GV nhận xét và ghi ý nghĩa của bài lên bảng.
+ Tên của các nhân vật trong truyện chính là tài năng của mỗi người.
* Ca ngợi tài năng của các nhân vật.
+ Truyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
* ý nghĩa: Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt thành của bốn anh em Cẩu Khây.
- 5 HS đọc, HS khác nghe tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn.
c . Đọc diễn cảm :
- Gọi HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- GV HD HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm một đoạn 1,2 trong bài .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn mẫu 
- GV sửa chữa uốn nắn .
- HS luyện đọc theo cặp 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
Ca ngợi sức khoẻ,tài năng,lòng nhiệt tình làm việc của bốn anh em Cốu Khây.
C . Củng cố , dặn dò :
 	- Củng cố ND bài.Y/c HS nhắc lại ý nghĩa của bài. 
- GV nhận xét tiết học 
- VN kể lại câu truyện cho nhười thân .
Tiết 61: 	Toán 
Ôn: Ki - lô - mét vuông
I . Mục tiêu :
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo km; 
biết 1 km= 1 000 000 mvà ngược lại.BT1; BT2; BT4.
II . Đồ dùng dạy học : 
. Tranh vẽ một cánh đồng hay khu rừng .
III . Các hoạt động dạy – học :
1. Ki - lô - mét - vuông.
- GV cho HS xem bức ảnh một cánh đồng hoặc một khu rừng.
 * GV: Để đo diện tích lớn như diện tích một thành phố, một khu rừng, 1 quốc gia người ta dùng đơn vị đo diện tích km.
+ km là diện tích của một hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- Gọi HS lên viết lại kí hiệu m
- Từ đó cho HS biết kí hiệu km
+ 1 km = ? m. 
+ Để tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1 000 m ta làm ntn?
- Có cạnh dài 1 km.
- HS viết kí hiệu m
- HS viết kí hiệu km
- 1 km = 1 000 m
- Ta lấy 1 000 x 1 000= 1 000 000 ( m)
+ Diện tích của hình vuông có cạnh dài 
1 000m là ? m?
+ 1 km = ? m?
+ 1 000 000 m= ? km
- Cho HS nhắc lại.
- 1 000 000 m
- 1 000 000 m
- 1 km
2. Thực hành.
* Bài 1 ( 100 ) Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống.
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm SGK, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm SGK, 1 HS làm bảng phụ.
- Đáp án: 921 km; 2000km; 
- HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 ( 100 ) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm phiếu học tập, 2 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm phiếu, 2 HS làm bảng phụ
- Đáp án: 1 000 000m; 1 km; 100dm; 5 000 000 m; 3 249 dm; 2 km.
- HS nhận xét, đánh giá
* Bài 4 ( 100 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp 
- Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp 
- Đáp án: 
a. Diện tích phòng học là: 40 m
C. Củng cố - dặn dò:
+ Để đo những diện tích nào người ta dùng đơn vị km?
+ 1 km= ? m
- Nhận xét giờ
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài.
Ngày soạn:Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Tiết 62: 	 toán 
ôn: Hình bình hành.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.BT1; BT2.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ vẽ sẵn hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác.
- HS chuẩn bị giấy kẻ ô ly.
III. Các hoạt động dạy học.
A.KT bài cũ:
- 1 HS lên bảng: 1 km2 = 1 000 000 m2
 1 000 000 m2 = 1 km2.
B. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
 * Nội dung:
1. Giớ thiệu hình bình hành
- GV đưa bảng phụ chỉ vào hình vẽ trên bảng.
+ Hình ABCD giống hình gì?
+ Hình ABCD có những cặp cạnh nào song song?
- Gọi HS lên bảng đo các cặp cạnh đối diện sau đó nêu nhận xét.
+ Hình bình hành ABCD có những cặp cạnh nào đối diện và chúng ntn với nhau?
+ Nêu một số đồ vật trong thực tế là hình bình hành?
- GV đưa bảng phụ HS chỉ và nêu tên các hình.
- Hình chữ nhật
- AB//CD; AD //BC.
- AB = DC; AD = BC
- HBH có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
3. Thực hành.
* Bài 1 ( 102 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Quan sát các hình trong SGK và thảo luận cặp 
- Gọi 1 số cặp trình bày.
+ Vì sao em biết các hình đó là hình bình hành?
* bài 2 ( 102 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nêu tên các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD?
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Hình 1; Hình 2; Hình 5.
- HS nhận xét.
- Có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS đọc yêu cầu
- HS vẽ vở ô ly
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 103 ) HS khá- giỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- yêu cầu HS quan sát hình vẽ vào SGK bằng bút chì 
- Cho HS vẽ vào giấy ô ly đã chuẩn bị sẵn.
- Gọi 1 số HS trả lời trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố – dặn dò:
+ Gọi HS chỉ vào HBH nêu tên các cặp cạnh đối diện và song song?
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 16: Chính tả (nghe – viết)
Kim tự tháp ai cập.
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BTCT về âm đầu, vần dễ lẫn: s/x(BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
- Không kiểm tra.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
 * Nội dung:
1. Hướng dẫn nghe viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Đoạn văn giới thiệu cho ta thấy điều gì?
- Cho HS viết từ khó ra nháp.
- Gọi HS đọc các từ khó
- Cho HS viết bảng con, bảng lớp: Ai Cập; lăng mộ; chuyên chở, nhằng nhịt.
- GV đọc bài 
- GV quan sát, uốn nắn
- GV đọc bài
- Chấm chữa bài, nhận xét.
2. Luyện tập:
* Bài tập 2a ( 6 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 2HS làm phiếu.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài.
* Bài 3 a. ( 6 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 2HS làm phiếu.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài.
- 2 HS đọc đoạn viết
- Ca ngợi kim tự tháp Ai Cập.
- HS viết từ khó ra nháp
- HS đọc các từ khó.
- HS viết bảng con
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 2HS làm phiếu.
- Đáp án.
a. Sinh- biết-biết-sáng- tuyệt - xứng.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc lại bài chữa.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 2HS làm phiếu.
- Đáp án.
a. Từ ngữ viết đúng chính tả: sáng sủa; sản sinh; sing động.
Từ ngữ viết sai chính tả: sắp sếp ( sắp xếp ); tinh sảo ( tinh xảo ); bổ xung ( bổ sung)
- Đặt câu: Phòng học lớp em sáng sủa, rộng rãi.
Mặt trời sản sinh ra năng lượng.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc lại bài chữa.
C. Củng cố – dặn dò:
+ Tìm trong bài những tiếng bắt đầu bằng s/x?
- Nhận xét giờ
Ngày soạn : Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Tiết 63: 	Toán 
Ôn: Diện tích hình bình hành.
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính diện tích hình bình hành. BT1 ; BT3(a).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng hình bình hành toán 4.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ: 
- GV vẽ 1 HBH: 1 HS lên chỉ các cặp cạnh đối diện và song song và bằng nhau.
- HS nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
 * Nội dung:
1. Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- GV vẽ hình bình hành.
- Vẽ AH vuông góc với AD
* DC là đáy của hình bình hành
- AH là chiều cao của hình bình hành.
- Đặt vấn đề: Tính diện tích hình bình hành.
- GV cùng HS ghép hình.
- HS quan sát
+ Diện tích HCN được ghép ntn so với diện tích hình bình hành ban đầu?
+ Tính diện tích hình chữ nhật?
+ Tính diện tích hình bình hành ABCD là bao nhiêu?
- Diện tích HCN = diện tích HBH
* S HCN = a x h
* S HBH ABCD = a x h
* GV: Gọi S là diện tích, h là chiều cao, a là độ dài cạnh đáy.
* S = a x h
* Quy tắc : Tr/103
- Gọi HS đọc quy tắc.
2. Thực hành.
* Bài 1 ( 104 ) Tính S mỗi HBH sau.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm nháp, 3HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc quuy tắc.
- HS đọc yêu cầu
- Đáp án:
* S = 5 x 9 = 45 ( cm2 )
* S = 13 x 4 = 52 ( cm2 )
* S = 9 x 7= 63 ( cm2 )
- HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 ( 104 ) Tính diện tích của HBH
(HS khá- giỏi).
- Gọi HS đọc bài toán.
- Cho HS làm vở ô ly, 2HS làm bảng.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 104) Tính diện tích HBH biết.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
Bài giải:
* Diện tích hình chữ nhật là.
 10 x 5 = 50 ( cm 2 )
 Đáp số: 50 cm 2
* Diện tích hình bình hành là.
 10 x 5 = 50 ( cm 2 )
 Đáp số: 50 cm 2
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
Bài giải:
a. Đổi: 4 dm = 40 cm
Diện tích hình bình hành là.
40 x 34 = 1 369 ( cm 2 )
 Đáp số: 50 cm 2
b. Đổi: 4 m = 40 dm
Diện tích hình bình hành là.
40 x 13 = 520 ( dm 2 )
 Đáp số: 50 dm 2
- HS nhận xét, đánh giá
C. Củng cố:
+ Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm ntn?
- Nhận xét giờ
D. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
Tiết 16: 	Luyện từ và câu 
Ôn: Mở rộng vốn từ: Tài năng.
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt(có tiếng Tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp( BT1; BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người( BT3, BT4). 
II. Đồ dùng:
- Từ điển.
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì có ý nghĩ gì? Do từ ngữ nào tạo thành?
- HS nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Nội dung:
* Bài 1 ( 11 )
- Gọi HS đọc yêu cầu, mẫu.
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 ( 11 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Mỗi HS tự đặt 1 câu
- Gọi HS đọc câu của mình.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* bài 3 ( 11 )
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung.
- Cho HS thảo luận cặp đôi 
- Gọi 1 số cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu, mẫu.
a. tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
b. Tài trợ, tài sản.
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu.
- Anh ấy là một nghẹ sĩ trẻ tài ba.
- Thể thao nước ta đã được nhiều nhà doanh nghiệp tài trợ
- Tài nguyên rừng đã bị tàn phá kiệt quệ.
- Chủ tịch HCM là bậc tài đức của nhân loại.
- Chúng ta nên bảo vệ tài sản công cộng.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- Câu a: Người ta là hoa của đất ( Ca ngợi sự thông minh tài chí của con người )
Câu b: Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 ( 11 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hỏi HS về nghĩa bóng của từng câu sau đó giải nghĩa rõ cho HS hiểu
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự giải nghĩa.
- Gọi HS nói câu tục ngữ mà mình thích.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố:
+ Nêu lại các câu tục ngữ vừa học? Câu tục ngữ đó nói về điều gì?
D. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
Ngày soạn : Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010
Tiết 64: 	 Toán 
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Hình thành công thức tính chu vi của HBH.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích HBH để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
+ Nêu cách tính diện tích HBH?
- HS nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
 * Nội dung:
* Bài 1 ( 104) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp nêu các cặp cạnh đối diện có trong các hình. 
- Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
 * Bài 2 ( 105) Viết vào ô trống theo mẫu.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ.
- GV cùng HS làm ý mẫu
- Cho HS làm SGK, 2 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS làm SGK, 2 HS làm bảng nhóm.
- Đáp án
* 7 x 12 = 112 cm2 
* 14 x 13 = 182 dm 2 
* 23 x 16 = 368 m 2 
- HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 105) 
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV vẽ HBH giới thiệu cho HS biết độ dài các cạnh.
- Gọi chu vi HBH là P cạnh là a,b. HS dựa vào cách tính chu vi HCN nêu công thức tính chu vi HBH?
- Yêu cầu HS áp dụng công thức thực hành tính.
- Cho HS làm vở, 2HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán.
- P = ( a + b ) x 2.
- HS làm nháp, 2 HS làm bảng phụ
a. P = ( 8 + 3 ) x 2 = 22 cm.
b. P = ( 10 + 5 ) x 2 = 30 dm
- HS nhận xét, đánh giá.
* bài 4 ( 105 )
- Gọi HS đọc bài toán
- Nêu hướng giải và giải vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán
- HS làm vở, 1 HS làm bảng nhóm.
Bài gải.
Diện tích mảnh đất trồng hoa là.
40 x 25 = 1 000 ( dm 2 )
 Đáp số: 1 000 dm 2 
- HS nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố:
+ Nêu cách tính chu vi và diện tích HBH?
- Nhận xét giờ
D. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
Tiết 16: 	Tập làm văn 
Ôn: Luyện tập xây dựng kết bài 
trong bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
- Củng cố về hai kiểu kết bài ( Mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng: 
- Bảng nhóm, bút dạ.
 III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ: 
- 1 HS đọc phần mở bài chiếc bàn học.
- HS nhận xét, bổ sung.
B. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
* Nội dung:
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài.
* Hướng dẫn nắm chắc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK
- Yêu cầu HS mở vở đọc thầm dàn ý
* Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu ba phần của một bài
- Gọi HS đọc thầm lại mẫu
- Gọi HS trình bày mẫu cách mở bài gián tiếp
- Gọi HS đọc mẫu đoạn thân bài
+ Em chọn cách kết bài theo hướng nào?
- Gọi HS đọc cách kết bài.
2. Học sinh viết bài.
- Yêu cầu HS tự viết bài vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn
- GV thu bài.
- HS đọc đề bài
- 3 HS đọc gợi ý
- HS đọc dàn ý
- HS đọc thầm lại mẫu
- HS đọc cách mở bài gián tiếp.
- HS đọc mẫu phần thân bài.
- HS tự nêu
- 2 HS đọc kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
- HS viết bài vào vở
C. Củng cố:
+ Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
D. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, chuẩn bị bài sau
tiết 19:	Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 19
I. yêu cầu:
- H nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 19
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Thực hiện tương đối tốt nội quy của nhà trường.
	- Đã có tiến bộ trong học tập:
+ Về tính toán:
	+ Về viết chữ:
	- Vệ sinh lớp sạch sẽ.
	- Có ý thức tự quản, tự giác tương đối tốt.
	 *Tồn tại:
	- Đi học hay quên đồ dùng:
	- Trong lớp hay nói tự do:
	- Lười làm bài:
	2/ Phương hướng tuần 20:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 19
- Tiếp tục rèn chữ và cách tính toán cho vài học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra việc học và làm bài ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_sang.doc