Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 - Lương Thị Dung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 - Lương Thị Dung

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

2. Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- KNS: Hợp tác.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A.Mở đầu:

- GV : sách TV lớp 4-T2 gồm có 5 chủ điểm :

 “Người ta là hoa đất”;

 “Vẻ đẹp muôn màu”;

 “Những người quả cảm”;

 “Khám phá thế giới”;

 “Tình yêu cuộc sống”.

B.Dạy bài mới.

1.Giới thiệu bài

- GVcho HS xem tranh minh hoạ chủ điểm “Người ta là hoa đất”.

- GV giới thiệu truyện đọc “ Bốn anh tài”

2.HĐ1: Luyện đọc .

 - 1HSG đọc toàn bài.

 - HS đọc nối tiếp đọc 5 đoạn của bài (đọc 2 - 3 lượt).

 ( xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn )

- GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật.

- GV viết lên bảng từ khó - Hướng dẫn HS đọc liền mạch: Nắm Tay Đóng Cọc,

Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng .

- GVviết trên bảng phụ câu khó và hướng dẫn HS đọc.

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và từ khó: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- HS luyện đọc theo cặp.

 

doc 70 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011 - Lương Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
¯¯¯¯—&–¯¯¯¯
Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2011
Tập đọc( t.19)
Bốn anh tài.
 ( Truyện cổ dân tộc Tày)
 I. yêu cầu cần đạt:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
2. Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Hợp tác.
 II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
 III. Các hoạt động dạy và học
A.Mở đầu:
- GV : sách TV lớp 4-T2 gồm có 5 chủ điểm :
 “Người ta là hoa đất”;
 “Vẻ đẹp muôn màu”; 
 “Những người quả cảm”; 
 “Khám phá thế giới”; 
 “Tình yêu cuộc sống”.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài
- GVcho HS xem tranh minh hoạ chủ điểm “Người ta là hoa đất”.
- GV giới thiệu truyện đọc “ Bốn anh tài”
2.HĐ1: Luyện đọc .
 - 1HSG đọc toàn bài.
 - HS đọc nối tiếp đọc 5 đoạn của bài (đọc 2 - 3 lượt).
 ( xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn )
- GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật.
- GV viết lên bảng từ khó - Hướng dẫn HS đọc liền mạch: Nắm Tay Đóng Cọc,
Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng .
- GVviết trên bảng phụ câu khó và hướng dẫn HS đọc. 
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và từ khó: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 3.HĐ2: Tìm hiểu bài: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*GV gọi HS to 6 dòng đầu truyện, cả lớp đọc thầm 6 dòng đầu truyện, trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
+ Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ?
Nêu ý 1: Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
+ Thương dân bản Cẩu Khây làm gì?
- GV ghi ý 2: ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.
*GVgọi 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 3,4,5
+ Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
- HS đọc lướt toàn truyện, tìm chủ đề của truyện. 
- Nêu nội dung chính của đoạn 3,4,5? 
- Nêu nội dung chính của bài?
- 1 HS đọc 6 dòng đầu.
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi , mười tuổi sức đã bằng trai 18 tuổi . 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương người 
- HS nêu ý 1. Nhận xét.
- HS đọc đoạn 2.
-Yêu tinh xuất hiện , bắt người và súc vật khiến cả làng tan hoang, nhỉều nơi không còn ai sống sót 
 - HS nêu ý 2
- HS đọc đoạn 3,4,5.
- Cùng ba người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước , Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng .
-Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây 
- HS nêu ý :
Đ3: Tài năng của Nắm Tay Đóng Cọc
Đ4: Tài năng của Lấy Tai tát Nước.
Đ5: Tài năng của Móng Tay Đục Máng.
- HS nêu nội dung chính của bài. NX
4.HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn văn.
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Ngày xưa, ...tinh thông võ nghệ”
+ GV đọc diễn cảm đoạn văn. (đọc mẫu). 
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS thi đọc trước lớp 
+ GV yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay .
5.Củng cố, dặn dò : 
- HS nhắc lại nội dung chính của truyện
- GV nhận xét tiết học.
Toán(t.91)
Ki- lô- mét vuông
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km2 = 1000 000 m2 .
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- HS làm BT1,2,4(b). HS khá, giỏi làm được tất cả các BT.
II. Hoạt động dạy học:
1.HĐ1: Giới thiệu ki- lô- mét vuông 
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng, cánh đồng... người ta thường dùng đơn vị đo diện tích là ki- lô- mét vuông.
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh lớn về khu rừng, cánh đồng,  Đây là hình ảnh về khu rừng, cánh đồng rộng lớn, có cạnh đo bằng km, nên diện tích được tính bằng km2. Giả sử cánh đồng này là 1 hình vuông có cạnh 1 km thì diện tích là 1km2.
- GV giới thiệu và ghi bảng :
+ Ki- lô- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki- lô- mét.
+ Nhiều em HS nhắc lại 
+ GV: Ki- lô- mét vuông viết tắt là : km2
+ 1km2 =1000000m2.
HS nhắc lại 
 HS đọc xuôi: 1km2 = 1000000m2; 
 đọc ngược: 1000000m2= 1km2 
- GV đọc ki- lô- mét vuông viết tắt km2 - HS viết: ki- lô- mét vuông viết tắt km2 
2.HĐ2: Thực hành : Bài 1,2,4b
GV lần lượt hướng dẫn cho HS làm tập
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống.
- Một HS nêu bài toán 
- GV hướng dẫn cách làm để học sinh yếu có thể làm được bài.
Cả lớp làm bài vào vở - chữa bài.
Đọc số
Viết số
- Chín trăm hai mươi mốt ki – lô - mét vuông 
Hai nghìn ki – lô - mét vuông 
Năm trăm linh chín ki – lô - mét vuông 
Ba trăm hai mươi nghìn ki – lô - mét vuông 
921 km2
2000 km2
509 km2
320 000 km2
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
HS làm bài vào vở 
Một em làm trên bảng phụ
Chữa bài - yêu cầu HS nêu cách đổi
1 km2 = 1000000 m2
1000000 m2 = 1 km2 
1 m2 = 100 dm2
5 km2 = 5000000 m2
32 m2 49dm2 = 3249 dm2
2000000 m2 = 2 km2 
Bài 3: - HS đọc đề bài - Tìm hiểu đề bài.
Cả lớp suy nghĩ; làm bài vào vở 
Một em làm trên bảng phụ
Nhận xét, chữa bài.
Giải
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là
 3 x 2 = 6 (km2 )
 Đáp số : 6 km2 
Bài 4: Đánh dấu (x) vào ô trống đặt dưới số đo thích hợp.
- HS thảo luận theo cặp .
Một số HS nêu sự lựa chọn của mình. 
GV kết luận :
+ Câu a- ý thứ nhất : Diện tích phòng học là 40 m2
 + Câu b - ý thứ ba : Diện tích nước Việt Nam là 330 991 km2 
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông vừa học và nêu mối quan hệ giữa ki-lô-mét vuông và mét vuông.
- GV nhận xét tiết học.
==========@?==========
khoa học( t.37)
Tại sao có gió ?
 I. yêu cầu cần đạt:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trang 74, 75 SGK, chong chóng cho mỗi HS.
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm 
+ Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74- SGK.
+ Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra: 
- Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở? 
- Nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2 trang 74 SGK và hỏi: 
- Nhờ đâu lá cây lay động, cái diều bay? 
 2. Hoạt động 1: Chơi chong chóng. 
 Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn: 
- GV kiểm tra chong chóng của HS và giao nhiệm vụ cho các em trước khi ra sân chơi chong chóng:
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi.
- Trong khi chơi tìm hiểu:
+ Khi nào chong chóng không quay?
 + Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
Bước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm yêu cầu chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh 
- HS ra sân chơi theo nhóm - GV bao quát, kiểm tra hoạt động của các nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi, phát hiện để tìm cách trả lời các câu hỏi trên.
Bước 3: Làm việc trong lớp.
- Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi, chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích:
+ Tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm?
*Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chong quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
- HS nhắc lại kết luận 
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió.
 HS biết giải thích được tại sao có gió.
 Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc các mục “Thực hành” trang 74 SGK để nắm cách làm thí nghiệm.
Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK
Bước 3 : Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
* Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ
của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
4.Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. 
HS Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
 Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: 
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: quan sát, đọc thông tin ở mục “ Bạn cần biết” trang 75 SGK và những kiến thức thu được từ hoạt động 2 để trả lời câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
Bước 2: - HS làm việc cá nhân.
 - HS thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên.
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc.
*Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
5.Nhận xét , dặn dò 
Buổi chiều 
Luyện toán
 dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9
I. . yêu cầu cần đạt:
- Củng cố về : nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 thông qua hình thức làm bài tập .
II. Hoạt động dạy học 
1. HĐ1: Lí thuyết.
- Những số như thế nào thì chia hết cho 2? Lấy ví dụ?
- Những số như thế nào thì chia hết cho 5 ? Lấy ví dụ?
- Những số như thế nào thì chia hết cho 3 ? Lấy ví dụ?
- Những số như thế nào thì chia hết cho 9 ? Lấy ví dụ?
- Những số như thế nào thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 ? Lấy ví dụ?
2. HĐ2: GV cho hs làm các bài tập sau ( HS yếu làm các BT ở VBT)
Bài 1: Tìm tất cả những giá trị của x là số chẵn :
a)50 < x <60
b) 135 < x < 146
Bài 2 : Phải thay chữ số nào vào dấu * để các số sau có ba chữ số và chia hết cho 5 
11* ;3*5 ;*10 ;**5
Bài 3 : Tìm x biết x chia hết cho 5 
1990 < x < 1997
Bài 4 : Cho bốn chữ số :2; 5; 4; 7 lập tất cả những số có hai chữ số chia hết cho 9 
Bài 5 : Tìm những số trong các số sau : 
510; 511; 512; 513; 514; 515; 516; 517; 518; 519; 520
a ) Số chia hết cho 9 
b) Chia hết cho 3 nhng không chia hết cho 9 
*Chấm bài , chữa bài 
3. Củng cố dặn dò: HS nhắc lại dấu hiệu
GV nhận xét giờ học
==========@?==========
 Luyện tiếng việt
Luyện đọc :  ... ớn nhất ở bảng. 
Bài 2.
Muốn tính chu vi của một hình ta phải làm thế nào? 
Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. 
- Em hãy tính chu vi của hình bình hành ABCD? 
- Học sinh nêu: a + b + a + b = (a+ b) x 2
- Nhận xét các cạnh của hình bình hành?
Có hai cặp cạnh bằng nhau.
GV ta kí hiệu: Độ dài cạnh AB là: a
 Độ dài cạnh BC là: b
- Gọi chu vi của hình bình hành là P, bạn nào có thể nêu công thức tính chu vi của hình bình hành?
P = (a+ b) x 2 (a và b cùng đơn vị đo)
 - Một số em dựa vào công thức nêu bằng lời. Nhận xét.
Bài 3 :1 học sinh đọc to yêu cầu bài tập 3.
GV yêu cầu HS - Nhắc lại cách tính chu vi hình bình hành
- Nêu cách làm bài tập 3?
Gợi ý: Muốn tính chiều cao của hình bình hành khi biết diện tích và cạnh đáy ta làm như thế nào?
- Muốn tính cạnh đáy của hình bình hành khi biết diện tích và chiều cao ta làm như thế nào?
- Học sinh làm bài tập ở vở.
 - 1 em làm ở phiếu.
Dán phiếu nhận xét. 
 S = a x h -> h = S : a
 ( Lấy diện tích chia cho cạnh đáy)
 S = a x h -> a = S : h
 ( Lấy diện tích chia cho chiều cao)
 - Học sinh nhắc lại cách tính chiều cao và cạnh đáy hình bình hành.
Bài 4. - 1 học sinh đọc to đề. Lớp đọc thầm.
GV vẽ hình (H) lên bảng.
 - Muốn tính diện tích hình (H) ta làm như thế nào? - Ta lấy diện tích hình chữ nhật ABCD cộng với diện tích hình bình hành BEFC.
 - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ABCD ta làm như thế nào? - Chiều cao nhân với chiều rộng.
 - Muốn tính diện tích hình bình hành BEFC ta làm như thế nào? - Cạnh đáy nhân với chiều cao.
 - Học sinh làm ở vở bài tập.
 - 1 em làm ở bảng phụ.
 - Treo bảng nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò: (2 phút).
 Nhắc lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình bình hành.
 ___________________________
Khoa học
 Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão 
I/ Mục tiêu
- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ dội .
- Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình 76, 77 SGK.
Phiếu học tập( nội dung như phần ghi nhớ trang 76 SGK).
III/ Hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ:
Gió từ đâu mà có?
Nhận xét.
B: Bài mới:
Giới thiệu bài.
tìm hiểu về một số cấp gió.
Chia nhóm 4.
Phát phiếu học tập cho các nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận với nội dung là điền cấp gió ứng với tác động của cấp gió đã cho nh ở SGK/ 76.
GV chốt ý:
 Cấp 5( Gió khá mạnh)
Cấp 9( Gió dữ, bão to)
Cấp 0(không có gió)
Cấp7 (Gió to, bão)
Cấp 2(Gió nhẹ)
3:Sự thiệt hại do bão và cách chống bão:
 -Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão?
 -Tác hại do bão gây ra?
-Ta có thể phòng chống bão cách nào?
Khi dự báo thời tiết sắp có bão em đã làm gì cho gia đình? Có giúp được cho ai việc gì không?
Trò chơi ghép hình vào chữ:
Vẽ 4 hình(SGK) ở 4 tấm bìa rồi treo ở bảng.
Ghi 4 lời ứng với mỗi hình ở 4 tấm bìa rời khác.
Nhận xét trò chơi.
Cũng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Không khí chuyển động tạo thành gió.
Đọc mục cần biết trang76.
Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
Đại diện các nhóm nêu ý kiến trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
( Có dán phiếu lên để nhận xét)
1 em nhắc lại các cấp gió theo thứ tự từ bé đến cấp lớn.
1 em đọc to mục cần biết SGKtrang77, lớp đọc thầm.
Lớp quan sát H5,6trang77 SGK. Trả lời câu hỏi.
 Khi sắp có bão trời âm u, thường là mưa to.
Cây cối đỗ nát làm tắc nghẽn giao thông, nhà cửa đỗ sập... thiệt hại đến kinh tế, người.
Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra, đến nơi trú ẩn an toàn, cắt điện; nếu là ngư dân thì không nên ra khơi lúc gió to.
HS liện hệ qua cơn bão vừa rồi.
- Các nhóm thi đua nhau tìm lời ghép hình cho phù hợp.
 __________________________ 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.mục tiêu
	Rèn cho học sinh có thói quen tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần :
	- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
 II.Hoạt động lên lớp
1:Lớp sinh hoạt: Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân(Có số theo giỏi riêng).
	Từng cá nhân tự nhận xét
 2: GV nhận xét chung 
Sinh hoạt tập thể 
 Sinh hoạt cuối tuần 
 I/ Mục tiêu:
 - Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khăc phục mặt tồn tại.
 - Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị.
 II/ Hoạt động dạy- học:
 HĐ1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 19.
 - GV nêu nhiệm vụ các tổ.
 - Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
 + Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
 + Đọc điểm thi đua các thành viên trong tổ, xếp loại.
 + Bình luận cá nhân xuất sắc tất cả các mặt và xuất sắc 1, 2 mặt.
 + Nộp kết quả cho lớp trưởng.
 - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - Đọc tên các bạn xuất sắc trong lớp, các bạn còn yếu.
 - GV nhận xét.
 + Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc.
 + Phê bình học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục.
 HĐ 2: Kế hoạch tuần 20
 * Lớp trưởng nêu:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp.
 - Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi
 - Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
 - GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp
 HĐ 3: Dặn dò
 Kỉ thuật 4 
 Trồng rau hoa trong chậu(T1)
I/ Mục tiêu:
Biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu.
Làm được công việc chuẩn bị chậu và trồng cây trong chậu.
Ham thích trồng cây.
II/ Đồ dùng dạy học:
Mẫu: 1 chậu trồng cây rau và hoa, 1 chậu chưa đỗ đất vào.
Cây hoa, rau( Loại cây trồng phù hợp trong chậu)
Đất lộn ít phân cho vào chậu.
Dầm xới, dụng cụ tưới cây.
III/ Hoạt động dạy học:
A - Kiểm tra sư chuẩn bị của HS.
B - Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu quy trình kỉ thuật trồng cây trong chậu.
Hoạt động 1: Các công việc chẩn bị để trồng cây:
Để trồng được một chậu cây rau, hoa ta cần chuẩn bị gì?
Chọn cây trông trong chậu có giống với chọn trồng rau hoa không?
Chọn như thế nào?
Nếu em chọn chậu thì em sẽ chọn loại chậu như thế nào?
GV: Có nhiều loại chậu, mỗi loại có ưu khuyết điểm riêng của nó:
Chậu đẹp nhưng lại dễ vỡ, chậu làm bằng xi măng thì bền nhưng nặng,...
Tại sao dưới chậu lại có lỗ?
GV: Nếu các em chọn loại cây có rễ ăn nông và ít phát triển thì nên chọn nhỏ để dễ đẹp hơn.
Đất cho vào chậu trồng cây phải là loại đất như thế nào?
Vì sao phải loại đất như vậy?
Hoạt động 2: Thao tác kỉ thuật trồng:
Hãy nêu cách trồng cây trong chậu?
GV kết luận:
Các thao tác kỉ thuật:
+ Đất mảnh sành trên lỗ ở đáy chậu.
+ Cho đất vào chậu.
+ Đặt cây vào chậu và lấp đất.
+ Tưới nước.
Vì sao phải lấy mảnh sành đặt lên lỗ ở đấy chậu?
GV vừa làm vừa nhắc lại thao tác kỉ thuật 1 lần.
Cho 1 em thực hành trồng thử.
Hoạt động 3: Thực hành trồng cây rau, hoa trong chậu:
Chia nhóm.
Tổ chức cho các nhóm tập trồng.
3. Cũng cố, dặn dò;
- GV nhận xét giò học.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
Chọn cây, chọn chậu, chọn đất trồng.
Chọn cây khỏe, không bị sâu, bệnh và dễ trồng.
1 số HS nêu ý kiến sau khi quan sát H1SGK/60
...để dễ thoát nước khi nước dư thừa trong chậu.
Đất tốt có lộn phân chuông ủ hoai hoặc 1 ít phân vi sinh.
Chậu chứa được lượng đất ít nên cần phải chọn như vậy để đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
HS quan sát H2 và đọc thông tin mục 2SGK/61 - Trả lời câu hỏi.
1 ->2 emnhắc lại.
Để đất khỏi ra ngoài khi ta bưng nổi chậu.
Lớp theo dõi.
Nhận xét thao tác kỉ thuật trồng của bạn.
Các nhóm tập trồng, nhớ thao tác trồng và từ đó rút ra kinh nghiệm trồng thực tế để tiết sau thực hành.
1 ->2 em nhắc lại ghi nhớ SGK trang 62.
Chọn cây, chọn chậu, chọn đất trồng.
Thứ ngày tháng năm 2007
	Thứ ngày tháng năm 2007
Chiều: Luyện toán
 Ki – lô - met vuông
 I. Mục tiêu:
Củng cố các đơn vị đo diện tích đã học
Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích
 II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ôn tập
 ? 1km2 =  m2
	 ? Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
2. Hoạt động 2: Tổ chức HS làm bài tập
Bài 1: Viết số thíh hợp vào chỗ chấm:
	25 km2 =  m2	80000000 m2 = km2
	135 m 2 =  dm2	9000 dm2 =  m2 
	350 dm2 =  cm2	9000000 cm2 =  m2
	7m2 =  dm2	5m 2 17dm 2 =  dm2
	15 km 2 = m2 	2m2 3dm2 25cm2 =  cm2
	90000000 dm2 =  m2	3 km2 4dm2 =  cm2
Bài 2: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 129m , chiều rộng bằng 1/ 3 chiều dài. tính diện tích khu đất ấy?
Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật chu vi là 84m. Tính diện tích của vườn, biết rằng chiều rộng nhắn hơn chiều dài 4m.
Bài 4: Một vườn hoa hình chữ nhật dài 80m , rộng 40m . Người ta làm 4 luống hoa bằng nhau hình chữ nhật. Xung quanh các luống hoa là đường đi rộng 2m. Tính diện tích các đường đi trong vườn hoa?
3. Hoạt động 3: Chữa bài
	Bài 1: 2 HS lên làm
	Bài 2: 1 HS lên làm ở bảng phụ
	Bài 3: 1 HS lên làm ở bảng phụ
	Bài 4: 1 HS làm ở bảng phụ
Giải:
Diện tích của vườn hoa là:
80 x 40 = 3200 ( m2)
Chiều dài mỗi luống hoa là:
(80 – 2 x 3) : 2 = 37 ( m )
Chiều rộng của mỗi luống hoa là:
( 40 – 2 x 30) : 2 = 17 (m )
Diện tích của mỗi luống hoa là;
37 x 17 = 629 ( m2)
Diện tích các luống hoa là:
4 x 629 = 2516 ( m2 )
Diện tích đường hoa là:
3200 – 2516 = 684 ( m2)
Đáp số: 684 m2
Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét
	 - Ghi bài về nhà
Luyện Tiếng Việt
 Luyện đọc – viết chính tả
 I.Mục tiêu:
Luyện đọc viết 1 đoạn trong bài tập đọc “ Bốn anh tài”
Rên đọc diễn cảm, viết đúng chính tả đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Luyện đọc
	- GV đọc mẫu toàn bài
	- 1 HS KG đọc
	- Luyện đọc từng đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi
	- Đọc nhóm _ Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm
	Nhắc lại nội dung chính
3. Hoạt động 2: Luyện viết
	- Đọc và hướng dẫn HS viết đoạn 1, 2 trong bài
	- Chấm bài
4. Củng cố- Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
Hoạt động tập thể
Tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam
I.Mục tiêu:
	- HS biết được 1 số nét văn hoá của dân tộc Việt Nam về Tết cổ truyền
	- Tôn trong, bảo vệ nền văn hoá ấy
ii. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: 	Thảo luận nhóm
	- GV hd học sinh thảo luận nhóm
	- Bạn biết những gì về tết cổ truyền VN ?
	- ở địa phương, gia đình ngày tết như thế nào?
	- Ngày tết em làm gì, em mong muốn điều gì?
	- Em thích nhất điều gì vào ngày tết?
3. Hoạt động 2: Cả lớp
	- Đại diện 1 số em trình bày
	- Nhận xét
4. Dặn dò:	 GV dặn dò trong dịp tết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 19(1).doc