Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Tập đọc

BỐN ANH TÀI

I. Mục tiêu:Sau bài học HS có khả năng Truyện cổ dân tộc tày

- Biết đọc với giọng kể truyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

- GD học sinh yêu môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Mở đầu:

Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt 4 tập II.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

*. Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc 5 đoạn của bài.

- GV kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách nghỉ. HS: Luyện đọc theo cặp.

, 2 em đọc cả bài.

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 19:
Ngày soạn: 6/1/2011.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 01 năm 2012.
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tổng phụ trách đội soạn 
Tập đọc
BỐN ANH TÀI
I. Mục tiêu:Sau bài học HS có khả năng Truyện cổ dân tộc tày
- Biết đọc với giọng kể truyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
- GD học sinh yêu môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Mở đầu:
Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt 4 tập II.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
? Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn 1 lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ. 
? Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cốu Khây
- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
? Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng với những ai
- Cùng 3 bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
? ND : của chuyện là gì
- Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây.
*. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm :
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu.
- Từng cặp HS đọc diễn cảm.
- 1 vài em thi đọc trước lớp.
- GV sửa chữa, uốn nắn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BTCT về âm đầu, vần dễ lẫn(BT2)
- Rèn học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết nội dung bài 3a, 3b.	
III. Các hoạt động dạy - học:
1 . kiểm tra:
 Sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới:
a. GV giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc bài chính tả cần viết.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ cần viết hoa, những từ dễ viết sai.
? Đoạn văn nói lên điều gì
- Ca ngợi Kim tự tháp là 1 công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
- GV nhắc HS ghi tên bài giữa dòng
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc bài để viết vào vở.
- GV đọc lại bài chính tả 1 lượt.
HS: Soát lại bài.
- GV chấm 7 ® 10 bài.
- Từng cặp HS đổi vở cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK để tự sửa chữa những chữ viết sai bên lề trang vở.
- GV nêu nhận xét chung.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập.
- GV dán 3 ,4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài.
- 3, 4 nhóm lên thi tiếp sức.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải.
HS: Sửa theo lời giải đúng: Sinh vật- biết - sáng tác- tuyệt mĩ- xứng đáng.
+ Bài 3a: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập.
- GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng.
- 3 HS lên bảng thi làm.
- GV cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng.
Viết đúng
Viết sai
Sáng sủa
Sắp sếp
Sản sinh
Tinh sảo
Sinh động
Bổ xung
3. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập.
Toán
KI - LÔ - MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu:
-Biết ki- lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km2. 
 Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 .
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2.sang m2 và ngược lại.
II.Đồ dùng và phương pháp dạy học.
	- Bảng lớp + Thước dây
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Bài mới:
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki - lô -mét vuông.
- GV dựa vào đồ dùng dạy học để giới thiệu: Ki- lô - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
- GV giới thiệu cách đọc và cách viết ki - lô - mét vuông:
+ Ki- lô - mét vuông được viết tắt: km2.
- GV giới thiệu 1 km2 = 1 000 000 m2.
HS: Vài em nhắc lại.
2. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc kỹ yêu cầu và tự làm.
- Vài HS lên bảng làm.
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông.
921km2
Hai nghìn ki-lô-mét vuông
2000km2
Năm trăm linh chín ki-lô-mét vuông
509km2
Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô-mét vuông
320000km2
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 2: - GV gọi HS đọc đầu bài.
HS: Đọc Y/C của bài và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
1km2 = 1000000m2
1000000m2 =1km2
1m2 = 100dm2
5km2 = 50000m2
32m249dm2 = 3249dm2
2000000m2 = 2km2
+Bài 3:HSKG
- Tóm tắt và tự giải.
HS: Đọc Y/C của bài và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
 Giải:
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km2)
Đáp số: 6 km2.
+ Bài 4: GV yêu cầu HS đọc kỹ đầu bài.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Phần b: HSKG
a. Diện tích phòng học là: 40 m2
b. Diện tích nước Việt Nam là: 330991 km2.
3. Củng cố, dặn dò: 
 	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập.
Ngày soạn:7/1/2012
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012..
Mĩ thuật
GV bộ môn soạn giảng
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ “AI LÀM GÌ?”
I. Mục tiêu:
- HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”.
- Nhận biết được câu kể Ai làm gỉ? xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
- Vận dụng được vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 GV gọi HS đọc ghi nhớ bài trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét:
- 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi.
- GV dán 3 phiếu lên bảng đã viết sẵn nội dung đoạn văn.
HS: 3 em lên bảng làm bài, đánh dấu vào đầu những câu kể, gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, trả lời miệng câu hỏi 3, 4.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Các câu kể Ai làm gì?
Ý nghĩa
Loại từ ngữ tạo thành chủ ngữ
Câu 1: Chủ ngữ là: 1 đàn ngỗng
Chỉ con vật
Cụm danh từ
Câu 2: Chủ ngữ là: Hùng
Chỉ người
Danh từ
Câu 3: Chủ ngữ là: Thắng
Chỉ người
Danh từ
Câu 5: Chủ ngữ là: Em
Chỉ người
Danh từ
Câu 6: Đàn ngỗng
Chỉ con vật
Cụm danh từ
3. Phần ghi nhớ:
- 3- 4 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- 1 HS phân tích 1 ví dụ minh họa nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập.
- GV dán phiếu ghi sẵn đoạn văn lên bảng.
HS: 3 em lên bảng làm vào phiếu.
- Đánh dấu vào đầu mỗi câu kể.
- Gạch 1 gạch dưới bộ phận được in đậm.
- GV và cả lớp chốt lời giải đúng:
Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Câu 4: Thanh niên lên rẫy.
Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà.
Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.
+ Bài 2: GV gọi nhiều HS đặt câu.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu bài tập, quan sát tranh minh họa.
- 1 em khá giỏi làm mẫu.
- Nối tiếp đọc đoạn văn.
- GV và cả lớp nhận xét.
VD: Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh tung tăng cắp sách tới trường. Xa xa, các chú công nhân đang cày vỡ những thửa ruộng vừa gặt xong. Thấy động, lũ chim sơn ca vụt bay lên bầu trời xanh thẳm.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	- Nhận xét giờ học, về nhà học bài.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo km2
II.Đồ dùng và phương pháp dạy học :
 Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
HS: Lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm.
530dm2 = 53000cm2
13dm229cm2 = 1329cm2
84600cm2 = 846dm2
300dm2 = 3m2
10km2 = 10 000 000m2
9 000 000m2 = 9km2
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2: HSKG
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm cách giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét:
- 1 em lên bảng giải.
Giải:
a. Diện tích khu đất là:
5 x 4 = 20 (km2).
b. Đổi 8 000 m = 8 km.
Diện tích khu đất là:
8 x 2 = 16 (km2)
+ Bài 3: (a) HSKG
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- b.Diện tich TPHCM lớn nhất.
 Diện tich HN bé nhất
+ Bài 4: HSKG
- GV và cả lớp nhận xét:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Giải:
Chiều rộng của khu đất là:
3 : 3 = 1 (km)
Diện tích khu đất là:
3 x 1 = 3 (km2)
Đáp số: 3 km2.
+ Bài 5: GV yêu cầu HS đọc kỹ từng câu của bài toán và quan sát kỹ biểu đồ mật độ dân số để trả lời câu hỏi.
HS: Đọc yêu cầu, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
a. Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất.
b. Mật độ dân số ở TP Hồ Chí Minh gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
Kể chuyện
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh tranh minh họa (BT1)kể lại được từng đoạn câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý(BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu truyện:
2. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- GV kể lần 2 chỉ vào tranh.
HS: Cả lớp nghe.
HS: Nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập:
a. Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1, 2 câu.
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài 1.
- GV dán lên bảng lớp 5 tranh minh họa phóng to tranh SGK.
- Suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh.
- Cả lớp và G ... 
- Tiếp nhận, vận chuyển một khối lương lớn hàng hóa.
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp
*Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải phòng.
+Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò ntn ?
- Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng ?
- Kể tên các sản phẩm của nghành đóng tàu ở hải Phòng ?
- Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- Có vai trò quan trọng nhất.nghành này có nhiều nhà máy đóng tàu sản xuất được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
- Bạch Đằng, Cơ khí Hạ Long, cơ khí Hải Phòng
- Sà Lan, ca nô, tàu đánh cá, tàu du lịch. Tàu chở khách trên sông, biển
* Hải Phòng là trung tâm du lich.
+Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- Bước 1:
- Hải Phòng có những đk nào để phát triển nghành du lịch.
- Bước 2: Trình bày
- GV nhận xét bổ sung.
- Dựa vào SGK tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo gợi ý:
- Bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát bà, có nhiều cảnh đẹp và hang động kì thú
- Có các lễ hội: chọi trâu, đua thuyền
- Có nhiều di tích lịch sử...
- Các nhóm trình bày
3. Củng cố dặn dò:
	- Hệ thống ND bài,
	- HDVN
Ngày soạn: 10/1/2012.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 01 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II.Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớp- Thước kẻ
III. Các hoạt độn g dạy
1.Kiểm tra bài cũ.
	Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành.
	2 HS
2.Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Dạy bài 
+ Bài 1:
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- HS đ ọc yêu cầu bài tập và tự làm
- Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
+ Hình chữ nhật ABCD có: 
	Cạnh AB đối diện DC.
	Cạnh AD đối diện BC.
+ Hình bình hành EGHK có:
	Cạnh EG đối diện HK.
	Cạnh EK đối diện GH.
+ Hình tứ giác MNPQ có:
	Cạnh MN đối diện PQ.
	Cạnh MQ đối diện NP.
+Bài 2: 
- GV gọi 2 HS đọc kết quả từng trường hợp. Các HS khác nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu, vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để làm vào vở.
- 14 x 13 = 182dm
- 23 x 16 = 368m
+ Bài 3: 
D
A
B
C
a
b
- HS đoch yêu cầu và làm bài vào vở.
 Bài giải
 Chu vi HBH đó là
 ( 8 + 3 ) x2 = 22 cm
 Đáp số: 22 cm
+ Bài 4: HSKG
HS: Vài HS nhắc lại:
	Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2.
- GV chấm bài cho HS.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Giải:
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (dm2).
Đáp số: 1000 dm2.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học và làm vở bài tập
Âm nhạc
HỌC BÀI HÁT CHÚC MỪNG
 (Nhạc Nga Lời Việt: Hoàng Lân)
 Một số hình thức trình bày bài hát
I: Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Bớc đầu HS nhận biết đợc sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2
- Biết bài hát Chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất nhịp nhàng, vui tơi
II: Đồ dùng dạy học
 - Đàn, nhạc cụ gõ
III: Các hoạt động dạy học
 1: Phần mở đầu
 - GT nước Nga có một nền VH lâu đời, có những danh nhân trên các lĩnh vực KH, VHNT. Về AN có những tên tuổi nh, Gơ- Lin -Ca, Trai-Cốp-xkiNhiều bài hát Nga phổ biến ở VN nh Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va, Đỉnh núi Lê- Nin, ở trường cô dạy em thế, Ca-chiu-sa
 - Chúc mừng là bài hát quen thuộc với người dân Nga. Bài hát có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển diễn tả tình cảm thân thiết, ấm áp của những người bạn trong ngày vui gặp mặt
 2: Phần hoạt động
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
a: HĐ 1: Học hát bài Chúc mừng
- HS nghe hát mẫu
- Đọc đồng thanh lời ca
- HS nghe giai điệu trên đàn rồi hát theo
- Luyện tập nhóm, dãy bàn
b: HĐ 2: Hát kết hợp gõ đệm 
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp
+ Cùng đàn cùng hát vang lừng
 x x x x x x x
 x x
c: HĐ3 Một số hình thức trình bày bài hát
- HS nghe giới thiệu
3: Phần kết thúc
- HS kể tên những bài hát nước ngoài
- GV hát mẫu
- Hớng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu
- Dạy hát từng câu ngắn
- Đàn giai điệu từng câu
- GV đệm đàn
- GV đánh dấu dới các tiếng hát cần gõ
- GV đệm đàn
- GT một số hình thức trình bày bài hát nh: Đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca
+ Em hãy kể tên những bài hát nớc ngoài mà em biết? ( Đàn gà con, Con chim non)
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
TRONG VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Nắm vững hai cách kết bài ( mở rộng, không mở rộng )trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho 1 bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
Bút dạ, giấy trắng.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn kể chuyện.
- GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài.
HS: Đọc thầm bài “Cái nón suy nghĩ”. 
- Làm bài cá nhân.
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải.
Câu a. Đoạn kết bài là đoạn cuối.
“Má bảo: Có của ....bị méo vành”.
Câu b. Xác định kiểu kết bài.
- Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón.
- GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
+ Bài 2:
- 1 HS đọc 4 đề bài, cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả. Một số em phát biểu.
- HS làm vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng.
- GV phát phiếu cho 1 số em.
- Một số HS làm bài trên phiếu và đọc bài của mình cho cả lớp nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, bình chọn HS viết kết bài hay nhất.
- GV cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết hai kiểu kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật.
Khoa học
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tác hại của bão: Thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống:
	+ Theo dõi bản tin thời tiết.
	+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.
	+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
+ Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
II. Đồ dùng dạy học:
	Hình trang 76, 77 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS đọc bài học.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió:
*Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió dữ.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ để hoàn thành bài tập trong phiếu.
HS: Đọc SGK, quan sát hình vẽ để làm vào phiếu học tập (SGV).
- Một số HS lên trình bày.
- GV chữa bài.
3. Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
*Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng, chống bão.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi.
HS: Làm việc theo nhóm, quan sát H5, H6, đọc mục “Bạn cần biết” để trả lời câu hỏi.
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
+ Nêu tác hại do bão gây ra và 1 số cách phòng chống bão?
- Đổ nhà cửa, trường học, cây cối, hoa màu làm thiệt hại về người và của. Vì vậy cần có cách phòng chống bão như: Theo dõi bản tin dự bão thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả kèm theo những tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do giông bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
4. Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép chữ vào hình.”
* Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ của gió; gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
*Cách tiến hành:
- GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lời chú thích vào các tấm phiếu dời.
- Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào làm nhanh, đúng là nhóm đó thắng.
=> Bài học: (ghi bảng).
HS: 3- 4 em đọc bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài. 
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
 - Tiếp tục thi đua học tập và lao động chào mừng xuân mới.
II. Nội dung: 
1. Ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a.Ưu điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhược điểm:
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4. Phương hướng: 
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
5. Văn nghệ :
...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_k.doc