Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu:

Giúp HS :

- Ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích

- Đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông .

- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại . Bài 1;Bài 2;Bài 4 (b).

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ ghi các bài tập.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 34 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010.
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN.
.
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
BỐN ANH TÀI.
I. Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh vẽ sgk
Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Nhận xét về kiểm tra đọc học kì I.
-Kiểm tra sách Tiếng Việt học kì II.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu 5 chủ đề học kì II.
- Treo tranh và giới thiệu chủ điểm.
H.Các bạn nhỏ trong tranh em thấy đang làm gì?
Chủ điểm đầu tiên là: Người ta là hoa đất có nội dung phản ảnh con người biết rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước và biết sống đẹp.
- Treo tranh giới thiệu bài:Bốn anh tài.
H.Trong tranh có những cảnh vật gì?
Truyện Bốn anh tài có nội dung ca ngợi bốn thiếu niên có sức khỏe và tài ba hơn người đã biết kết hợp nhau lại làm việc nghĩa. Để biết chi tiết về nội dung đó , chúng ta tìm hiểu qua bài: Bốn anh tài.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
-Yêu cầu đọc mẫu toàn bài.
-Chia đoạn: Mỗi lần qua dòng là một đoạn.
-Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp luyện phát âm: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
-Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
Đoạn 1: 
H.Cậu bé ăn hết chín chõ xôi có tên gọi là gì?
H.Cẩu Khây có nghĩa là sao?
H.Năm mười lăn tuổi võ nghệ của cậu như thế nào?
h.Thế nào là tinh thông?
Đoạn 2: 
H.Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt yêu tinh.Vậy yêu tinh là gì?
Đoạn 3: 
Khi nghe Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh, Nắm Tay Đóng Cọc có tinh thần như thế nào? 
H.Sốt sắng là thái độ thế nào?
-Nhận xét và giải thích: Sốt sắng là hăng hái, nôn nóng khi làm một việc mình cho là phải làm
-Luyện đọc nhóm .
-Đọc mẫu toàn bài hướng dẫn cách đọc.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H.Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?
H. Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
H. Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
H.Nêu nội dung của bài ?
c. Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
-Yêu cầu đọc nối đoạn, theo dõi nhận xét và sửa sai.
-Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: Ngày xưa............diệt trừ yêu tinh .
-Đọc mẫu
H.Nhấn giọng các từ đó thể hiện điều gì ?
-Yêu cầu luyện đọc đoạn diễn cảm.
-Yêu cầu thi đọc đoạn hay.
-Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu đọc lại toàn bộ bài và nêu nội dung chính của bài.
-Qua bài tập đọc các em thấy tinh thần, sức mạnh của các chú bé có nghĩa hiệp.
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người.
-Nhận xét chung tiết học.
-Theo dõi nhận xét của cô và rút kinh nghiệm.
-Trình bày sách giáo khoa lên bàn.
-Theo dõi.
-Quan sát và trả lời.
Các bạn nhỏ trong tranh đang múa hát.
Quan sát và trả lời.
Trong tranh có bốn bạn trai nhỏ, cảnh sông và một gốc cây to
-Theo dõi.
-Cá nhân đọc trôi chảy toàn bài.
-Theo dõi.
-5 em đọc nối 5 đoạn.
-Cá nhân đọc phát âm lại.
-5 em đọc nối 5 đoạn.
..Cậu bé ấy có tên là Cẩu Khây.
-Nêu sgk.
Võ nghệ của cậu rất tinh thông.
-Nêu sgk.
-Nêu sgk.
Cậu bé có tinh thần sốt sắng.
-Cá nhân nêu.
-Đọc nối tiếp trong nhóm đôi.
-Theo dõi.
Cá nhân đọc thầm đoạn 1 và 2 để trả lời.
- Về sức khỏe:Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi sức khỏe bằng lúc18 tuổi.
- Về tài năng: 15 tuổi tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn- quyết trừ diệt cái ác.
Cùng với ba người bạn đó là: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vò đóng cọc, Lấy Tay Tát Nước có thể dùng tay để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
-Nối tiếp nêu nội dung của bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
-Cá nhân 5 em đọc nối đoạn.
-Cá nhân theo dõi và nêu các từ nhấn giọng.
Nhấn giọng các từ gạch đó nhằm thể hiện sức mạnh phi thường của chú bé Cẩu Khây.
-Luyện đọc nhóm đôi.
-3 em đọc, cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc hay nhất.
-Cá nhân đọc bài và nêu nội dung chính của bài.
.
Tiết 3 : TOÁN
 KI-LÔ-MÉT VUÔNG.
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích 
- Đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông .
- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại . Bài 1;Bài 2;Bài 4 (b).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Nhận xét bài kiểm tra học kì I.
-Nhận xét chung kết quả thi kì I.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu bài .
b.Tìm hiểu bài:
-Treo tranh một khu rừng, cánh đồng có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 km:
-Giới thiệu: Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét.
-Yêu cầu hãy tích diện tích của khu rừng, cánh đồng có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 Ki-lô- mét.
-Nhận xét và ghi 1km x 1km = 1km2.
-Ki-lô-mét vuông viết tắt là:km2 
H.Dựa vào diện tích hình vuông có cạnh 1km và diện tích hình vuông có cạnh 1000m. Em nào có thể nêu 1km2 bằng bao nhiêu m2?
-Nhận xét và ghi bảng. 
 1km2=1000000m2
-Yêu cầu học sinh nêu lại.
c. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: 
-Yêu cầu làm nhóm đôi.
-Yêu cầu nêu kết quả.
-Ghi kết quả lên bảng.
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: 
-Yêu cầu làm vào bảng con.
-Đọc lần lượt các bài, yêu cầu học sinh làm và kiểm tra chéo nhau.
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3:(HSK-G)
- Yêu cầu làm vào vở.
-Yêu cầu đọc đề, nêu yêu cầu 
-Thu chấm và nhận xét.
Bài 4:(b) 
-Yêu cầu thi hai dãy.
-Treo bảng, yêu cầu đọc đề và suy nghĩ, phát cho hai dãy hai bông hoa.
-Đại diện nhóm lên dán bông hoa vào số em cho là hợp lí.
a) Diện tích phòng học: 81cm2; 900dm2; 40m2.
b) Diện tích nước Việt Nam: 
5000 000m2;324 000dm2;330991km2.
-Nhận xét nhóm làm nhanh và đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu nêu lại nội dung bài.
-Qua bài học em cần nắm đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông để tính diện tích hình sau này.
-Về xem bài lại, chuẩn bị bài Luyện tập.
-Nhận xét chung tiết học.
-Theo dõi.
- HS nhắc tựa.
-Quan sát tranh và theo dõi cô giới thiệu.
-Cá nhân nêu, nhận xét và bổ sung ý bạn.
-Cá nhân nêu: 1km2=1 000 000m2
-Cá nhân nêu lại
-Đọc đề và nêu yêu cầu.
-Cá nhân nêu theo nhóm.
1km2= 1 000 000m2
1000000m2= 1km2
1m2= 100dm2
5km2= 5 000 000m2
32m249dm2= 3 249dm2
2000000m2= 2km2
-Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
 Giải:
Diện tích khu rừng đó là:
2 x 3 = 6(km2)
 Đáp số: 6km2
-Đọc đề và nêu yêu cầu.
-Nhận bông hoa và thảo luận, đại diện dãy lên thi gắn.
a) Diện tích phòng học: 40m2.
b) Diện tích nước Việt Nam: 330 991km2.
-Cá nhân nêu lại.
 .
Tiết 4: ©m nh¹c:
gi¸o viªn ©m nh¹c d¹y
CHIỀU:
Tiết 1+ 2:LUYỆN TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP
I.Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học ở tuần 18.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
H. Thế nào là câu kể? Cho ví dụ minh hoạ?
H. Thế nào là câu hỏi? Cho ví dụ minh hoạ?
3. Dạy bài mới:
Hướng dẫn HS làm các bài tập sau
Bài 1: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ chấm trong các câu sau:
a. Từ sáng tinh mơ,ông em..........
b. Vào ngày mùa , các bác nông dân...............
c.Những hôm trực nhật, em.............
d. Trên cành cây , bầy chim ..........
Bài 2:Gạch dưới vị ngữ trong các câu kể ai làm gì sau đây:
a, Hàng trăm con voi đang tiến vào đường đua.
b, Thanh niên đeo gùi vào rừng.
c,Phụ nữ giặt giũ bên sông.
d, Các em nhỏ đùa vui trước sân.
e.Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
Bài 3: Mỗi câu hỏi sau dùng với mục đích gì?
a. Bạn đã mượn sách ở thư viện chưa? b.Cháu đi học ư? 
c. Anh nói khẽ hơn một chút có được không? 
Bài 4: Hãy xếp lại các ý phần thân bài miêu tả chiếc áo em thường mặc dưới đây cho phù hợp với trình tự miêu tả đồ vật:
 a. Túi áo bên ngực trái 
b. Cổ áo bẻ ra hở ngực.
c. Áo màu xanh da trời.
d. Áo sơ mi cộc tay.
e.Hàng khuy trai xinh xắn.
Bài 5 : Dựa vào dàn ý trên viết đoạn văn tả chiếc áo của em:
-HS viết đoạn văn vào vở . GV hướng dẫn --HS viết đoạn ngắn khoảng 5, 6 câu 
Gọi HS đọc đoạn vă trước lớp cả lớp nhận xét bổ sung thêm.
4. Củng cố -dặn dò:
 Nhận xét tiết học .
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
ĐA:
a. Để hỏi.
b. Thay lời chào.
c. Yêu cầu đề nghị.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
ĐA: Thứ tự là : d-c-b- a –e
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
........................................................................................
Tiết 3:LUYỆN TOÁN
 ÔN TẬP
I.Mục tiêu : 
- Rèn cho học sinh làm toán về dấu hiệu chia hết cho2;5; 3; 9.
- Tạo thói quen vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
H. Nêu dấu hiệu của một số chia hết cho 2?
H. Nêu dấu hiệu của một số chia hết cho 5?
H. Nêu dấu hiệu của một số chia hết cho 3; chia hết cho 9?
H. Nêu dấu hiệu của một số vừa chia hết cho 2;3;9 vừa chia hết cho 5?
3. Dạy bài mới:
Bài 1:Trong các số sau : 108, 1900; 1065; 510 ; 217
a.Số nào chia hết cho cả 2 và 3 ? 
b. Số nào chia hết cho cả 3 và 5? 
c. Số nào chia hết cho cả 2 ,3 và 5?
d.Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3? 
e. Só nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 ? 
Bài 2: Tìm chữ số thích hợp viết vào chỗ chấm sao cho phù hợp.
a. ...32 chia hết cho 3.
b. 8...1 chia hết cho 9 . 
c. 69...chia hết cho cả 2 và 3
d. 43...chia hết cho 5 và 3
e. 25... chia hết cho cả 2 và 9
Bài 3:Với 3 chữ số 2; 0; 5
a.Hãy viết số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 2?
b.Hãy viết số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 5?
Bài 4:Tìm x biết .
a. x chia hết cho 2 và 150 < x < 160.
b.x chia hết cho 3 và 150 < x < 160.
c. x v ... động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
H. Muốn tìm diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
H. Hình bình hành có đặc điểm gì?
3. Dạy bài mới:
Bài 1:
a.Vẽ hình bình hành ABCD có độ dài đáy là 5cm, chiều cao là 4cm. Tính diện tích hình bình hành đó?
b. Vẽ hình bình hành NMPQ có chiều cao là 3cm, độ dài đáy gấp hai lần chiều cao. Tính diện tích hình bình hành đó?
Bài 2:
Một khu đất hình bình hành có độ đai đáy là 72m, chiều cao bằng 1/3 độ đà đáy. Người ta trồng khoai trên khu đất, tính ra mỗi mét vuông thu được 4kg khoai. Hỏi người ta thu hoạch được ở khu đất đó bao nhiêu tạ khoai?
Bài 3: 
Tính diện tích hình bình hành, biết:
a. Độ dài đáy là 42m, chiều cao bằng 1/3 độ dài đáy.
b. Độ dài đáy là 12m, chiều cao là 50dm.
c.Chiều coa là 16m, độ dài đáy bằng 1/4 chiều cao.
Bài 4:
 Một khu đất hình bình hành có tổng độ dài đáy và chiều cao là 181m. Nếu giảm độ dài đáy đi 34m và thêm chiều cao 34m thì chiều cao hơn độ dài đáy 15m. Tính diện tích khu đất đó?
G: - Vẽ sơ đồ.
Độ dài đáy hơn chiều cao là: 
 34+34-15= 53(m)
Chiều cao hình bình hành là:
(181- 53) : 2
 - Độ dài đáy: chiều cao + 53
4. Củng cố - dặn dò:
 Nhận xét chung tiết học.
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
-HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
-HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét. 
.
 Thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2010.
Tiết 1 : TẬP LÀM VĂN:
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU 
TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
-Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
-Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ chép các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Yêu cầu đọc lại đoạn viết mở bài ( kiểu mở bài trực tiếp, kiểu mở bài gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
-Nhận xét sửa câu qua các đoạn văn học sinh nêu.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 Để rèn kĩ năng viết kết bài trong bài văn miêu tả đồ văn. Tiết tập làm văn hôm nay ta học bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
b.Tìm hiểu bài:
Bài 1: 
 -Yêu cầu nêu trước lớp.
-Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
-Yêu cầu cá nhân hai em nối nhau đọc đoạn văn.
-Treo tranh yêu cầu quan sát và mô tả lại chi tiết chính của cái nón qua tranh.
H.Xác định đoạn kết trong bài?
H. Theo em đó là kết bài theo cách nào?
-Nhận xét và ghi điểm.
-Yêu cầu nêu lại cách kết bài mở rộng và cách kết bài không mở rộng.
Bài 2 
 -Làm vở.
-Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
-Yêu cầu cá nhân đọc ba đề bài a, b, c.
-Yêu cầu các nhân chọn một trong ba đề để làm.
a) Tả cái thước của em.
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c) Tả cái trống trường em.
-Yêu cầu nêu đề mình chọn.
-Lưu ý cách làm bài: Chỉ viết một đoạn kết theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mà em đã chọn.
-Thu chấm và nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
-Đọc lại đoạn viết kết bài theo kiểu mở rộng hay nhất
-Qua bài học em cần nắm cách viết kết bài để viết văn miêu tả hay hơn.
-Về xem bài và chuẩn bị bài tiết sau kiểm tra viết.
-Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân nêu hai em hai đoạn theo hai cách mở bài khác nhau.
-Nhắc tựa.
-Đọc đề và nêu yêu cầu.
-Cá nhân đọc lại đoạn văn.
-Quan sát và mô tả theo bức tranh về cái nón.
Cá nhân nêu.
- Đoạn kết: “Má bảo có của phải gìn giữ thì mới được lâu bền”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về tôi thường mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt, vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
Đó là kểu kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ, ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ.
-Cá nhân nêu.
-Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
-Cá nhân đọc lại ba đề bài.
-Suy nghĩ và phát biểu cách chọn đề của mình.
-Cá nhân nêu.
-Theo dõi cách làm cô hướng dẫn.
-Tự làm bài vào vở.
-Cá nhân đọc lại đoạn viết mà cô và các bạn nhận xét là hay.
.
Tiết 2: MĨ THUẬT : 
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
 XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
-HS hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức .
-HSK-G: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II. Đồ dùng dạy học: 
Một số tranh dân gian: tranh Đông Hồ và tranh Hàng TRống
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 -Yêu cầu HS kiểm tra chéo nhau về đồ dùng học tập .
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
GV ghi mục bài.
b.Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian:
Có 2 dòng tranh tiêu biểu tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống
-Cách làm tranh: Tranh Đông Hồ khắc hình trên bản gỗ , quét màu rồi in trên giấy dó quét điệp. Mỗi màu in một bản khắc. Tranh Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen, sau đó mới vẽ màu. Đề tài của tranh dân gian thể hiện các nội dung phong phú: lao động sản xuất, lễ hội ,....
-Cho HS quan sát 1 số tranh dân gian Đông Hồ và Tranh Hàng Trống 
 H.Hãy kể tên 1 số tranh dân gian đông Hồ và Hàng Trống mà em biết?
H.Ngoài các dòng tranh trên em còn biết những dòng tranh nào nữa?
-Cho HS quan sát tranh ở trang 44, 45 sgk nhận xét về tên tranh xuất xứ, hình vẽ, màu sắc.
Hoạt động 2: Xem tranh: Lí Ngư Võng Nguyệt và Cá Chép.
H.Tranh Lí Ngư Võng Nguyệt có những hình ảnh nào?
H.Tranh cá Chép có những hình ảnh nào?
H.Hình ảnh nào là chính ở 2 bức tranh?
H.Hình ảnh phụ của 2 bức tranh được vẽ ở đâu?
H.Hình 2 con cá chép được thể hiện như thế nào?
H.Hai bức tranh có gì giống nhau, khác nhau?
-GV tóm tắt lại các ý chính
4. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học.
-HS kiểm tra chéo lẫn nhau .
- HS nhắc tựa.
-Theo dõi
-Quan sát tranh nhận xét.
Tranh chăn trâu thổi sáo; đám cưới chuột...
Tranh làng Sình Huế,tranh Kim Hoàng Hà Tây....
-Quan sát nhận xét về màu sắc ,xuất xứ ,hình vẽ của mỗi tranh
-Quan sát tranh theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
Cá chép đàn cá con , ông trăng và rong rêu.
Cá chép, đàn cá con và những bông hoa sen.
Cá chép
Ở xung quanh ảnh chính.
Hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi,vây, mang ,vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp
Giống nhau cùng vẽ cá chép, có hình dạng giống nhau
Khác nhau hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét thanh mảnh....còn ở tranh Đông Hồ mập mạp ,nét dứt khoát...
..
Tiết 3 : TOÁN: 
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành 
- Tính được diện tích , chu vi của hình bình hành . Bài 1;Bài 2;Bài 3 (a)
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Yêu cầu làm bài tập sau:
Tính diện tích hình bình hành,biết:
a) Độ dài đáy là 7 dm, chiều cao là 20 cm.
b) Độ dài đáy là 6 m, chiều cao là 14 dm.
-Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 Để biết cách lập công thưc tính chu vi và vận dung cả hai công thức về hình bình hành để làm toán. Tiết học hôm nay ta học bài: Luyện tập.
b.Tìm hiểu bài:
Bài 1: -Nêu kết quả.
-Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
-Cá nhân nêu, nhận xét và ghi điểm.
H.Những hình nào có cạnh đối diện song song và bằng nhau?
H.Có bạn nói hình chữ nật cũng là hình bình hành, em đó nhận xét đúng hai sai? Vì sao?
Bài 2: 
-Yêu cầu hai dãy thi làm nhanh.
-Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu, nêu bài mẫu
-Đại diện hai dãy, mỗi dãy hai em lên thi làm vào bảng:
Độ dài đáy
7cm
14dm
23m
Chiều cao
16cm
13dm
16m
Diện tích hình bình hành
7 x 16 = 12(cm2)
-Nhận xết và tuyên dương dãy làm nhanh và đúng.
H.Bài tập 2 củng cố cho các em kiến thức gì đã học?
Bài 3:(a)
-Yêu cầu làm vào phiếu.
-Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
H.Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
H.Em nào có thể nêu cách tính chu vi của hình bình hành?
-Kết luận :Công thức tính chu vi hình bình hành là: P = ( a+ b) x 2.
-Yêu cầu tự làm vào phiếu.
-Thu chấm và nhận xét.
H.Bài tập 3 cho các em biết gì về hình bình hành?
Bài 4:(HSK-G) Làm vở.
-Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
-Yêu cầu làm vào vở và thu chấm và nhận xét.
 Tóm tắt: 
 Độ dài đáy: 40dm
 Chiều cao: 25dm
 Diện tích hình bình hành: ?
H.Bài 4 củng cố về kiến thức gì?
4. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu nêu lại nội dung bài học.
-Về nhà xem bài và chuẩn bị bài Phân số.
-Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân làm vào bảng lần lượt các câu.
 Đổi 7dm = 70 cm
a) Diện tích hình bình hành là: 
 70 x 20 1400( cm2)
 Đổi 6m = 60 dm
b) Diện tích hình bình hành là: 
 60 x14 = 840 (dm2)
-Nhận xét bạn làm.

-Nhắc tựa.
-Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
-Nêu kết quả.
Hình 1: Hình chữ nhật ABCD có cạnh AB đối diện cạnh DC, cạnh AD đối diện BC.
Hình 2: Hình bình hành EGHK, có cạnh EG đối diện với KH, cạnh EK đối diện cạnh GH.
Hình 3: Hình tứ giácMNPQ, có cạnh MN đối diện với PQ. cạnh MQ đối diện cạnh NP.
Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành EGHK có các cặp cạnh đối diện song song bằng nhau.
Bạn đó nói đúng, vì hình chữ nhật có hai cặp cạnh song song bằng nhau.
-Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
-Đại diện hai dãy lên thi làm.
-Theo dõi cổ vũ bạn cùng dãy.
Độ dài đáy
7cm
14dm
23m
Chiều cao
16cm
13dm
16m
Diện tích hình bình hành
7 x 16 = 12
(cm2)
14 x13 = 182
( dm2)
23 x 16 = 368
( m2)
Củng cố về cách tính diện tích của hình bình hành.
-Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
Tính tổng độ dài của các cạnh.
 a + b + a + b 
..( a + b ) x 2
a) Chu vi là: (8 + 3) x 2 = 22 cm
b) Chu vị là: ( 10 + 5 ) x 2 = 30 dm
Cách tính chu vi của hình bình hành.
-Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu
Giải:
 Hình bình hành có diện tích là:
 40 x 25 = 1000( dm2)
Giải toán có lời văn về tính diện tích hình bình hành.
-Cá nhân nêu.
..
 Tiết 4 : SINH HOẠT LỚP 
 I. Đánh giá hoạt động tuần 19 : 
 Mọi hoạt động của lớp tương đối tốt 
 -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ , đi học đúng giờ .
 -Hoạt động đội sao tham gia đầy đủ ,tích cực .
 II. Kế hoạch tuần 20 :
 - Tích cực tham gia đầy đủ có hiệu quả các phong trào thi đua của trường , đội đề ra .
 - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi .
 - Thực hiện chương trình tuần 20 .
 - Tận thu các khoản đóng góp .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_pham_thi_minh_huyen_ban_2_cot.doc