Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Theo chương trình giảm tải)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Theo chương trình giảm tải)

A. Mục tiêu:

-Biết đọc với giọng kể chuyện ,bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng ,sức khỏe của bốn cậu bé .

-Hiểu ND:ca ngợi sức khỏe ,tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các CH trong SGK)

- Giáo dục Hs chăm chỉ trong học tập, có những ước mơ đẹp

B. Đồ dùng dạy học:

+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.,

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Theo chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 37
BỐN ANH TÀI
SGK/ 4 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng kể chuyện ,bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng ,sức khỏe của bốn cậu bé .
-Hiểu ND:ca ngợi sức khỏe ,tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các CH trong SGK)
- Giáo dục Hs chăm chỉ trong học tập, có những ước mơ đẹp
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.,
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Ôn tập)
II. Bài mới: GTB (Bốn anh tài).
1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 5 đoạn: 
+ Đoạn 1: Ba dòng đầu
+ Đoạn 2: Ba dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo
+ Đoạn 4: Bốn dòng tiếp theo
+ Đoạn 5: Bốn dòng còn lại
* 1HS đọc toàn bài.
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: Cẩu Khây, tinh thông
* Lần 2: Hs đọc- luyện đọc câu khó
* Lần 3: Hs đọc theo nhóm -Giáo viên nhận xét. 
* Đại diện nhóm đọc –nhận xét
2. Tìm hiểu bài 
+ Câu 1: (Cẩu Khây nhỏ ngườiquyết tâm diệt trừ cái ác)
+ Câu 2: (Yêu tinh xuất hiệnsống sót)
+ Câu 3: (Nắm Tay Đóng Cọc, Láy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng) 
+ Câu 4: (Nắm Tay Đóng Cọcdẫn nước vào ruộng)
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu Hs nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
* Giáo viên gọi 5 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Ngày xưatinh thông võ nghệ”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
 III. Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
..
 TOÁN 	 Tiết bài: 91
KI-LÔ-MÉT VUÔNG
 SGK/ 99 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích 
- Đọc ,viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km 1000 000m
- Bước đầu biết chuyển từ km sang m và ngược lại
- Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập /sgk
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (KTĐK)
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Kilômét vuông)
1. Giới thiệu Kilômet vuông
* Gv giới thiệu: Kilômét vuông là diện của một hình vuông có cạnh 1 Kilômét
 Kilômét vuông viét tắt là: Km2
 1Km2 = 1.000.000 m2
c. Kết luận: Gv chốt ý, Hs nhận biết
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết số hoặc chữ vào ô trống: 
Đọc
Viết
- Chín trăm hai mươi mốt Kilômét vuông
- Hai nghìn ki- lô- mét vuông
- Ba trăm hai mươi nghìn Kilômét vuông
921km2
509 km2
320 000km2
* Cả lớp làm bài tập
* Gv hướng dẫn thêm cho Hs
Bài 2: Viết số vào chỗ chấm
* HS đọc yêu cầu bài.
* Gọi 3 Hs lên bảng làm bài tập
* Cả lớp nhận xét, sửa sai
Bài 3: Giải toán
* HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
* Gv hướng dẫn Hs làm bài tập.
* 2HS lên bảng làm bài.
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 4: Trong các số dưới đây, chọn ra số số đo thích hợp chỉ:
- HS thảo luận nhóm . Đại diện nhóm trình bày.
- HS – GV nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
 III. Củng cố - Dặn dò:
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập /VBT và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: .................................................................................................................... 
 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 19
 KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 1)
 Sgk / 27 -Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Biết vì sao cần phải kính trọng biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư sử lể phép với những người lao độngvà biết trân trọng ,giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, cần cù
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thảo luận nhóm
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Thực hành kỹ năng HKI)
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Kính trọng và biết ơn người lao động) 
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
a. Mục tiêu: Hs hiểu nội dung câu chuyện và trả lời các câu hỏi
b. Cách tiến hành: 
* Gv đọc câu chuyện, gọi 1 Hs đọc lại
* Học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời một số câu hỏi
* Đại diện các nhóm trình bày
* Các nhóm nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt lại ý: Cần phải kính trọng người lao động dù là những người lao động bình thường nhất
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT 1)
a. Mục tiêu: Hs trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh ảnh
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm, chọn các ý nào nói về người lao động, ý nào không phải là người lao động
* Đại diện nhóm trình bày
* Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
c. Kết luận: Gv nhận xét chung:
+ Những người lao động (trí óc hoặc chân tay): a, b, c, d, đ, e, g, h, n, o
+ Không phải là người lao động: các ý còn lại 
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung: ..
 ĐỊA LÍ	Tiết bàì: 19
 ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
 Sgk/ 116 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng :
+Vị trí:ven biển ,bên bờ sông Cấm .
+Thành phố cảng ,trung tâm công nghiệp đóng tàu ,trung tâm du lịch ,
-Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ(lược đồ)
- Giáo dục Hs có ý thức tự giác học tập
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: Bản đồ VN; phiếu thảo luận nhóm HĐ1 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (KTĐK)
II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Đồng bằng Nam Bộ)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
a. Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được một số đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ 
b. Cách tiến hành: 
* Gv đặt câu hỏi gợi ý, yêu cầu Hs thảo luận và trả lời: 
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm nào tiêu biểu?
* Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
a. Mục tiêu: Hs nắm được mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ
b. Cách tiến hành: 
* Hs dựa vào thông tin trong bài, TLCH:
+ Hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
+ Giải thích vì sao lại có tên là sông Cửu Long?
+ Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
+ Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người ta không đắp đê?
* Cả lớp nhận xét, bổ sung
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Sgk/116
. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của một số bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
....................................................................................................................................................
 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 37
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP 
 TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
 Sgv/ 101 - Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng đi vượt chứng ngại vật thấp. 
-Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Giáo dục học sinh ý thức chấp hành nội quy. 
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I.Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Hs chạy nhẹ nhàng trên sân.
* Hs ôn lại bài thể dục phát triển chung
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Phần cơ bản
1.Hoạt động1: Đi vượt chướng ngại vật thấp
a. Mục tiêu: Hs đi vượt chướng ngại vật thấp
b.Cách tiến hành:
* Hs tập đi vượt chướng ngại vật thấp:
+ Lần 1: Gv điều khiển từng Hs lần lược tiến hành
+ Lần 2: Lớp trưởng điều khiển, Gv sửa sai động tác cho Hs
* Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs.
* Các tổ trình diễn.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai.
2. Hoạt động 2: Trò chơi.
a. Mục tiêu: Hs tham gia trò chơi “Chạy theo hình tam giác”
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tên trò chơi.
* Giáo viên phổ biến luật chơi.
* Giáo viên cho học sinh tập chơi thử.
* Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức.
25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
* Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Động tác hồi tỉnh.
* Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
D. Phần bổ sung: .
 CHÍNH TẢ (Nghe - viết)	 Tiết bài: 19
KIM TỰ THÁP AI CẬP
SGK/5 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BTCT về âm đầu ,vần dễ lẫn (BT2)
- GDHs ngồi đúng tư thế khi viết bài, rèn luyện chữ viết đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập)
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Kim tự tháp Ai Cập)
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a. Mục tiêu: Hs nghe và viết đúng chính tả đoạn văn: “Kim tự tháp Ai Cập”
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đọc bài viết. Gọi 1 Hs đọc lại bài viết.
* Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý.
* Gv phân tích từ khó, yêu cầu Hs đọc các từ khó: nhằng nhịt, chuyên chở
* Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con.
* Gv đọc bài, Hs viết bài vào vở.
* Gv cho Hs đổi vở sửa lỗi. Gv chấm điểm và nhận xét.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Mục tiêu: Học sinh làm đúng bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1a: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập: 
* Cả lớp làm bài tập, một em học sinh nêu kết quả: 
+ Sinh vật, biết, biết, sáng tác, tuyệt mỹ, xứng đáng
Bài 2: Hs làm bài tập, nêu kết quả:
Từ viết đúng chính tả
Từ viết sai chính tả
- Sáng sủa, sinh sản, sinh động
- Sắp sếp, tinh sảo, bổ xung
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
.
III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
* Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
* Về nhà xem bài mới.
D. Phần bổ sung:.
..
 TOÁN	Tiết bài: 92
LUYỆN TẬP
 Sgk / 100 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
 - Chuyển đổi được các số đo diện tích 
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột
 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài tập
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Kilômét vuông)
* Hs làm bài tập: 1000000m2 = km2 ; 1m2 = dm2
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập)
1. Thực hành: HS làm bài tập SGK/1 ... à giải thích thêm cho Hs
c. Kết luận: Gv chốt ý
 III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò
 * Gv cầu Hs nhắc lại nội dung bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới cho tiết học sau.
 D. Phần bổ sung: .
.
 MĨ THUẬT	 Tiết bài: 19
 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT: XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
 SgK/ 44 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dan gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức
- Học sinh có ý thức yêu cái đẹp, yêu mến trường lớp thông qua môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Họat động đầu tiên: KTBC (Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật lọ hoa và quả)
* Giáo viên yêu cầu học sinh nộp bài vẽ ở nhà.
* Giáo viên nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Thường thức mỹ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam)
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
a. Mục tiêu: Học sinh xem tranh, tìm hiểu nội dung bức tranh.
b. Cách tiến hành: 
* Gv giới thiệu tranh mẫu:
+ Tranh dân gian có từ lâu đời và có vào mỗi dịp tết Nguyên đán. Nhân dân thường treo vào dịp tết nên còn gọi là tranh tết
+ Đề tài tranh dân gian rất phong phú, thể hiện các nội dung về lao động sản xuất, phê phán xã hội.
c. Kết luận: Hs hiểu sơ về đề tài 
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
a. Mục tiêu: Học sinh xem tranh
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Tranh Lý ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
+ Tranh Cá chép trông trăng có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào của hai tranh là chính, phụ?
+ Hai bức tranh giống, khác nhau ở những hình ảnh nào?
c.Kết luận: Hs hiểu sơ về nội dung hai bức tranh
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò 
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh.
* Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.
D. Phần bổ sung: ..
......................................................................................................................................................
 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 38
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
SGK / 11 - Thời gian dự kiến: 40 phút 	
 A.Mục tiêu:
- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng ,không mở rộng )trong bài văn miêu tả đồ vật(BT1).
-Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật(BT1)
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật)
* Hs trình bày bài làm ở nhà
* Giáo viên nhận xét và chấm điểm. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật) 
1. Hoạt động 1: Luyện tập
a. Mục tiêu: Hs viết kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật 
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Hs đọc yêu cầu của đề bài
* Hs đọc thầm bài Cái nón, làm bài:
+ Đoạn văn kết bài là đoạn cuối: “Má bảovành”
+ Đó là kiểu kết bài mở rộng, lời căn dặn của mẹ: Ý thức giữ gìn cái nón 
* Gọi 1 Hs đọc bài làm, cả lớp nhận xét
Bài 2: Hs chọn đề bài miêu tả (1 trong 3 đề)
* Hs viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng
* Hs làm bài, trình bày bài làm của mình
* Cả lớp nhận xét
c. Kết luận: Gv hướng dẫn Hs nhận xét, tuyên dương
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung: 
 TOÁN	 	 Tiết bài: 95
 LUYỆN TẬP
 Sgk/ 104 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành
 - Tính được diện tích ,chu vi của hình bình hành 
 	- Giáo dục Hs tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài tập 2/SGK-105
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Diện tích hình bình hành)
* Hs nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành
* Giáo viên nhận xét và chấm điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh làm được các bài tập. 
b. Cách tiến hành: 
Bài 1:Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: Hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.
- HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày.
- HS – GV nhận xét, bổ sung. 
Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu):
Độ dài đáy
7cm
14dm
23m
Chiều cao
16cm
13dm
16m
Diện tích hình bình hành
7 x 16 =136cm2
- HS thảo luận nhóm . Đại diện nhóm trình bày
- HS – GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3a: HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS lên bảng làm bài 
- HS – GV nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài. BTVN :3b, 4/105-SGK
 D. Phần bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 17
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
Sgk/42 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần 
+Vua quan ăn chơi sa đọa trong triều một số quan lại bất bình,Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thuong phép nước 
+Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh 
-Hoàn cảnh Hồ Qúy Ly truất ngôi vua Trần ,lập nên nhà Hồ:
-Trước sự suy yếu của nhà Trần,Hồ Qúy Ly –một đại thần của nhà Trẩn đã truất ngôi của nhà Trần ,lập nên nhà Hồ đổi tên là Đại Ngu
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập
B. Đồ dùng dạy học: 
- Gv: Bảng phụ
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (KTĐK)
* Hs nêu nội dung bài học.
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Nước ta cuối thời Trần) 
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: Hs biết được tình hình nước ta cuối thời Trần
b. Cách tiến hành: 
* Học sinh thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu bài tập:
+ Vua quan nhà Trần sốg như thế nào?
+ Những kẻ quyền thế đối sử với người dân ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân ta lúc này ra sao?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân đối với triều đình? 
* Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt ý 
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
a. Mục tiêu: Hs hiểu được nhà Hồ có nhiều tiến bộ
b. Cách tiến hành: 
* Gv gợi ý một số câu hỏi, Hs trả lời:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
+ Hành động truất quyền của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? 
* Cả lớp nhận xét, bổ sung
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt ý 
 III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò
 * Gv yêu cầu Hs đọc nội dung bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Yêu cầu Hs về nhà học bài và xem trước bài mới cho tiết học sau.
 D. Phần bổ sung:
 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 19
HỌC HÁT BÀI: CHÚC MỪNG (NHẠC NGA, LỜI VIÊT: HOÀNG LÂN) 
 MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT 
 Sgk/27- Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài.
-Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài hát
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tập biểu diễn)
* Hs hát lại một số bài hát 
* Gv nhận xét, đánh giá
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Học hát bài: Chúc mừng, Nhạc Nga, lời Việt: Hoàng Lân - Một số hình thức trình bày bài hát)
1. Hoạt động 1: Ôn tập một số bài hát
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập một số bài hát 
b. Cách tiến hành: 
* Gv ghi bài hát lên bảng
* Gv hát mẫu, Hs đọc lời bài hát
* Gv hướng dẫn Hs hát từng câu và kết hợp cả bài
* Gv hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có)
* Gv chia lớp thành các nhóm, nhóm này hát và nhóm kia vổ tay
c. Kết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Một số hình thức trình bày bài hát
a. Mục tiêu: Hs ôn tập 2 bài tập đọc nhạc
b. Cách tiến hành: 
* Gv giới thiệu cho Hs một số hình thức trình bày bài hát:
+ Hát đơn ca
+ Hát song ca (hai người)
+ Hát tam ca (ba người)
+ Hát tốp ca (nhiều người)
* Gv chia lớp thành các tổ trình bày bài hát theo nhiều hình thức
* Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét
* Giáo viên hướng dẫn thêm cho Hs
c. Kết luận: Hs cảm nhận nội dung bài hát
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
D. Phần bổ sung: .
 SHTT: 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 19 Tiết: 19
A. Mục tiêu:
- Đánh giá xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần vừa qua. 
 	- Đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Tất cả các em Hs luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ, tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. 
2. Khuyết điểm: 
Bên cạnh đó, vẫn còn một số Hs chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tham gia công tác lao động chưa tốt. Chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng, còn làm việc riêng trong giờ học, tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. 
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Tuần tới, giáo viên thường xuyên nhắc nhở cho Hs về tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. 
2. Học tập: 
Bên cạnh đó, GVCN thường xuyên GD, nhắc nhở Hs luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. 
3. Các hoạt động khác: 
Đồng thời, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_theo_chuong_trinh_giam_tai.doc