Giáo án Lớp 4 Tuần 2 - Giáo viên: Đỗ Thị Hoa

Giáo án Lớp 4 Tuần 2 - Giáo viên: Đỗ Thị Hoa

Toán : Ôn tập đọc, viết số có 6 chữ số

I Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- Quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề

- Biết cách đọc, viết và so sánh các số có 6 chữ số

II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập bổ trợ và nâng cao

III. hoạt động dạy học

HĐ1: Bài cũ (5 phút)

Củng cố kĩ năng đọc và viết số có 5 chữ số

HĐ2: Giới thiệu bài: ( 1 phút)

HĐ3 : Luyện tập (30 phút ).

 CC kĩ năng về cách đọc, viết số có có đến 6 chữ số

Bài 1: (B.Trợ và N.Cao -Trang 6)

 

doc 6 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 2 - Giáo viên: Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán : Ôn tập đọc, viết số có 6 chữ số 
I Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề 
- Biết cách đọc, viết và so sánh các số có 6 chữ số 
II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập bổ trợ và nâng cao 
III. hoạt động dạy học 
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học
HĐ1: Bài cũ (5 phút)
Củng cố kĩ năng đọc và viết số có 5 chữ số 
HĐ2: Giới thiệu bài: ( 1 phút)
HĐ3 : Luyện tập (30 phút ).
 CC kĩ năng về cách đọc, viết số có có đến 6 chữ số 
Bài 1: (B.Trợ và N.Cao -Trang 6) 
Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo số 
Bài 2: (B.Trợ và N.Cao - Trang6)
Củng cố về hàng , lớp và giá trị của từng chữ số trong mỗi số 
Bài 4: (B.Trợ và N.Cao- Trang 7)
Bài 5: (B.Trợ và N.Cao - Trang 7)
HĐ4 : (4 phút.) Củng cố, dặn dò
- HS lên bảng làm bài, chữa bài về nhà
- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 1 
- HS đọc đề bài- Phân tích mẫu
- HS lên bảng làm bài 
- ở dưới làm vào VBTrợ.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- HS nhắc lại cách đọc và giá trị của chữ số 
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 2 
- HS nêu đầu bài- phân tích đề
- HS lên bảng làm bài - chữa bài 
- ở dưới làm vào VBTrợ.
- HS nêu yêu cầu của bài
- 2 HS lên bảng làm bài - Giải thích cách làm 
- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 5 
- HS nêu yêu cầu của bài- phân tích đề 
- HS lên bảng làm bài - chữa bài 
- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 3 vở B.Trợ và N.Cao – Trang 6
Kĩ thuật: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiết 2)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách thực hiện được các thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động 
II.Đồ dùng dạy học: 
- Một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu.
- Một số sản phẩm khâu, thêu
Iii.hoạt động dạy học:
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học
HĐ1: Giới thiệu bài: (1 phút)
HĐ2: Kiểm tra đồ dùng, vở (5 phút)
HĐ3 : Đặc điểm và cách sử dụng kim (20 phút) 
* Đặc điểm: Kim được làm bằng kim loại cứng có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau và có 3 phần 
- Mũi kim (nhọn và sắc )
- Thân kim (nhỏ và tròn)
- Đuôi kim hay còn gọi là trôn kim(hơi dẹt và có lỗ để xâu chỉ )
* Sâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
Lưu ý : Chọn chỉ nhỏ hơn lỗ kim và trước khi xâu phải vuốt nhọn đầu sợi chỉ
HĐ4: Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (10 phút.)
HĐ5: Củng cố dặn dò (4 phút.)
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS lấy đồ dùng và vở đặt lên bàn để kiểm tra 
- GV cho HS quan sát hình 4(SGK) kết hợp với sự hiểu biết của mình để đưa ra nhận xét về đặc điểm của từng loại kim, so sánh sự khác nhau của kim khâu và kim thêu 
- HS làm theo sự chỉ dẫn của GV và cho nhận xét 
- GV cùng cả lớp bổ sung và rút ra kết luận như nội dung SGK
- HS nhắc lại đặc điểm của kim 
- HS nhắc lại sự khác nhau của kim khâu và kim thêu
- GVHDHS quan sát hình 5 trong SGKđể nêu cách xâu kim và vê nút chỉ 
- HS nêu cách xâu kim và vê nút chỉ 
- 1-2 HS lên xâu chỉ vào kim theo từng bước và vê nút chỉ 
- Cả lớp quan sát và cho nhận xét - GV bổ sung 
- Vài HS nhắc lại cách xâu chỉ vào kim theo từng bước và vê nút chỉ 
- HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ 
- GV HD cho những HS còn lúng túng trong khi thực hành 
- GV cùng cả lớp đánh giá kết quả học tập của một số em
- GV củng cố tiết học 
- BTVN: Chuẩn bị kéo vải thước và phấn để tiết sau thực hành cắt vải theo đường vạch dấu 
Âm nhạc: Ôn 3 bài hát đã học ở lớp 3
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ và thuộc được 3 bài hát đã học ở lớp 3 là bài : Quốc ca Việt Nam, Lớp chúng mình đoàn kết, Em yêu trường em 
- Hát đúng giai điệu các bài hát 
- Vỗ tay theo nhịp và vỗ tay theo phách các bài hát 
II.Đồ dùng dạy học: 
- Đàn và lời của 3 bài hát trên 
Iii.hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học
HĐ1: Giới thiệu bài: (1 phút)
HĐ2: Kiểm tra bài cũ và vở (5 phút)
HĐ3 : Ôn 3 bài hát (15 phút)
* Bài: Quốc ca Việt Nam
 Nhạc và lời : Nam Cao
* Bài: Lớp chúng mình đoàn kết
 Nhạc và lời : Mộng Lân 
* Bài: Em yêu trường em
 Nhạc và lời : Hoàng vân 
HĐ4: Biểu diễn(15 phút.)
HĐ5: Củng cố dặn dò (4 phút.)
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS lấy vở đặt lên bàn để kiểm tra và nêu tên tác giả của 3 bài hát trên 
- HS nhắc lại tên tác giả bài hát 
- GV bắt nhịp để cả lớp hát - HS hát 
- GV lắng nghe và sửa sai cho các em nếu cần
- HS thi đua hát theo tổ - Kết hợp vỗ tay theo phách và theo nhịp
- GV nhận xét và biểu dương tổ hát hay nhất 
- HS nhắc lại tên tác giả bài hát 
- GV bắt nhịp để cả lớp hát - HS hát 
- GV lắng nghe và sửa sai cho các em nếu cần
- HS thi đua hát theo tổ - Kết hợp vỗ tay theo phách và theo nhịp
- GV nhận xét và biểu dương tổ hát hay nhất 
- HS nhắc lại tên tác giả bài hát 
- GV bắt nhịp để cả lớp hát - HS hát 
- GV lắng nghe và sửa sai cho các em nếu cần
- HS thi đua hát theo tổ - Kết hợp vỗ tay theo phách và theo nhịp
- GV nhận xét và biểu dương tổ hát hay nhất 
- GV yêu cầu HS lên hát và làm động tác phụ hoạ
- Vài HS lên hát 1 trong 3 bài mà các em thích 
- GV cùng cả lớp nhận xét và cho điểm
- GV củng cố tiết học 
- BTVN: về nhà tập biểu diễn các bài 
 Toán: Ôn tập về hàng, lớp - so sánh các số có nhiều chữ số 
I Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đọc, viết, xếp thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu
- Xác định được số lớn nhất, bé nhất có 3, 4, 5, 6 chữ số
- CC thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu
II. Chuẩn bị : Vở bài tập bổ trợ và nâng cao 
III.hoạt động dạy và học :
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học
HĐ1: Bài cũ (5 phút)
C.cố kĩ năng đọc, viết số có nhiều chữ số đến lớp triệu 
HĐ2: Giới thiệu bài: ( 1 phút)
HĐ3 : Luyện tập (30 phút ).
C. cố kĩ năng so sánh các số có 6 chữ số 
Bài6: (B.Trợ và N.Cao – Trang 7)
Củng cố kĩ năng xác định được số lớn nhất, bé nhất có 3, 4, 5, 6 chữ số
Bài 7: (B.Trợ và N.Cao – Trang 8) 
Rèn kĩ năng đọc, viết các số có nhiều chữ số đến lớp triệu
Bài 8: (B.Trợ và N.Cao – Trang 8)
C. cố về hàng, lớp và giá trị của chữ số 
Bài 9: (B.Trợ và N.Cao – Trang 8)
HĐ4 : (4 phút.) Củng cố, dặn dò
- HS lên bảng làm bài, chữa bài về nhà
- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 6 
- HS nêu yêu cầu của bài- phân tích đề 
- HS lên bảng làm bài - chữa bài 
- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- HS đọc đề bài- Phân tích đề
- HS lên bảng làm bài - Giải thích cách làm 
- ở dưới làm vào VBTrợ.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 8 
- HS nêu yêu cầu của bài- phân tích mẫu 
- HS lên bảng làm bài - Giải thích cách làm 
- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- HS dổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 9 
- HS nêu yêu cầu của bài- phân tích đề 
- HS lên bảng làm bài - Giải thích cách làm 
- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- HS dổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 10 vở B.Trợ và N.Cao – Trang 5 
Khoa học: Ôn tập bài 3 và bài 4
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nêu tên các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất ở người và chức năng của nó 
- Mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất với môi trường 
- Nêu được nguồn gốc của các thức ăn và tên 4 nhóm dinh dưỡng chính 
- Nêu được tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chất bột đường 
II.Đồ dùng dạy học: 
- Sách ôn luyện kiến thức khoa học 
Iii.hoạt động dạy học :
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: 
CC về vai trò của chất bột đường
HĐ2: Giới thiệu bài: (1 phút)
HĐ3 : Ôn tập (30 phút)
* Ôn bài 3 (15 phút)
 CC về tên các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất ở người và chức năng của nó 
Bài 1: (Sách ÔLKTKH- trang7) 
CC về chức năng của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất 
Bài 3: (Sách ÔLKTKH- trang8) 
CC mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất với môi trường 
Bài tập 4: (Sách ÔLKTKH- trang8) 
* Ôn bài 4 (15 phút)
CC nguồn gốc của các thức ăn và tên 4 nhóm dinh dưỡng chính
Bài 1,2: (Sách ÔLKTKH- trang9) 
CC về thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chất bột đường 
Bài 4: (Sách ÔLKTKH- trang10)
HĐ4: Củng cố dặn dò (4 phút.)
- HS nêu vai trò của chất bột đường 
- GV cùng cả lớp nhận xét và ghi điểm
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn bài 1,2
- HS đọc đề - Phân tích đề 
- HS lên bảng làm bài 
- Dưới lớp làm vào trong sách Ôn luyện 
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- HS đọc đề - HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài 3 vào trong sách Ôn luyện
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn bài 4
- HS đọc đề - lên bảng làm bài 
- Dưới lớp làm vào trong sách Ôn luyện 
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- GV làm bài vào trong sách Ôn luyện
- 2 HS chữa bài (chữa miệng)
- Cả lớp lắng nghe để nhận xét và bổ sung 
- HS nhắc lại tên 4 nhóm dinh dưỡng chính có trong thức ăn
- HS đọc đề - HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài 4 vào trong sách Ôn luyện
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- GV củng cố tiết học 
- BTVN: Bài 2 trang 8, bài 3 trang 10 sách Ôn luyện kiến thức Khoa Học 
 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp - bầu cán sự lớp
I .Mục tiêu: Tổ chức họp lớp để đánh giá, nhận xét tình hình học tập, nề nếp trong tuần qua của HS, bầu cán sự lớp, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới gúp HS:
 - Có ý thức vươn lên trong học tập, tư tưởng đạo đức, mạnh dạn đấu tranh phê và tự phê đồng thời nâng cao tinh thần tự quản cho các em
- Rèn cho HS có kĩ năng trình bày rõ ràng, mạch lạc,tự nhiên trước tập thể 
- Giáo dục tính trung thực, tinh thần đoàn kết, giúp dỡ nhau trong học tập
II. Chuẩn bị: * GV: Kế hoạch hoạt động tuần tới 
 * HS : - Sổ theo dõi - Báo cáo tình hình hoạt động của tổ 
 - Tổng kết điểm thi đua trong tuần của tổ 
III. Nội dung.
HĐ1: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập và nề nếp trong tuần qua.
Bước1: HS thảo luận trong tổ:
- Tổ trưởng lấy sổ theo dõi, các bạn trao đổi nhận xét cách đánh giá kết quả học tập và nề nếp các bạn trong tuần.
- HS từng tổ liệt kê:
 + Nêu tên những bạn đạt điểm tốt trong tuần - Tổng số điểm tốt của tổ .
+ Những bạn còn chưa làm bài tập, hay quên sách vở.
+ Một số bạn có tiến bộ về học tập , chữ viết...
+ Bình chọn bạn tiến bộ nhất tổ để biểu dương trước lớp 
Bước 2: HS báo cáo kết quả thảo luận:
- Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng lên báo cáo KQ học tập của tổ mình.
- Lớp phó tổng hợp và ghi bảng
Bước 3: Thảo luận cả lớp 
 - Bình chọn HS xuất sắc để biểu dương trước toàn trường trong giờ chào cờ
 Bước 4: Đánh giá - Nhận xét 
* Lớp trưởng đánh giá chung về tình hình học tập, nề nếp tự quản, ý thức chấp hành nội quy và tinh thần đoàn kết của các bạn trong lớp 
* GV nhận xét buổi sinh hoạt và giúp HS tìm cách khắc phục những thiếu sót còn mắc phải đồng thời biểu dương 4 bạn ngoan nhất trong tuần 
 HĐ2: Phương hướng hoạt động tuần tới.
*Học tập: - Các tổ thi đua nhau giành nhiều điểm tốt chào mừng Đại hội Liên đội 
 - Sưu tầm các câu chuyện, mẩu chuyện ca ngợi Đội THTP Hồ Chí Minh
*Nề nếp: Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường lớp đề ra, xây dựng "đôi bạn cùng tiến." Giáo dục truyền thống "Con ngoan - Trò giỏi".
HĐ3: Bầu ban cán sự lớp 
- GV nêu tiêu chuẩn và cơ cấu để học sinh nắm được 
- HS bầu ban cán sự lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa Tuan 2.doc