MÔN: TOÁN
TIẾT 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
A.- MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề .
- Biết viết và đọc các số có sáu chữ số .
- Qua đó , rèn cho HS phát huy năng lực tư duy lôgic .
B.- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bảng số trang 8 SGK ghi sẵn trên bảng phụ .
C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
I.- On định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi :
- Nêu cách tìm chu vi hình vuông ?
- Tính : 168 – m x 5 với m = 9 ?
- Nêu nhận xét chung .
III.- Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Nêu đề bài.
2/ Số có sáu chữ số :
a) Ôn về các hàng đơn vị,chục,trăm,nghìn,chục nghìn
-Em hãy nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề ?
b) Hàng trăm nghìn : GV nêu :
10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn .
1 trăm nghìn viết là 100 000 .
c) Viết và đọc số có sáu chữ số :
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn các hàng lên bảng :
Thöù Tieát Moân TEÂN BAØI DAÏY GHI CHUÙ 2 1 2 3 4 5 CC T TD H.N TĐ Các số có sáu chữ số Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) GVC GVC 3 1 2 3 4 5 T LTVC AV KC KH Luyện tập Nhân hậu-Đoàn kết Kể chuyện đã nghe, đã đọc Trao đổi chất ở người (tt) GVC 4 1 2 3 4 T TĐ TLV TD LS Hàng và lớp Truyện cổ nước mình Kể lại hành động của nhân vật Làm quen với bản đồ (TT) GVC 5 1 2 3 4 5 T LTVC CT ĐL MT KT So sánh các số có nhiều chữ số Dấu hai chấm Ng.v: Mười năm cõng bạn đi học Dãy Hoàng Liên Sơn Vẽ trang trí: Vẽ hoa, lá Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (t2) GVC 6 1 2 3 4 5 T TLV KH ĐĐ SHTT Triệu và lớp triệu Tả ngoại hình của N/V trong bài văn KC Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, Trung thực trong học tập Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009 MÔN: TOÁN TIẾT 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ A.- MỤC TIÊU: Giúp HS : - Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề . - Biết viết và đọc các số có sáu chữ số . - Qua đó , rèn cho HS phát huy năng lực tư duy lôgic . B.- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Bảng số trang 8 SGK ghi sẵn trên bảng phụ . C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 15’ 15’ 4’ I.- On định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập. II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi : - Nêu cách tìm chu vi hình vuông ? - Tính : 168 – m x 5 với m = 9 ? - Nêu nhận xét chung . III.- Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Nêu đề bài. 2/ Số có sáu chữ số : a) Ôn về các hàng đơn vị,chục,trăm,nghìn,chục nghìn -Em hãy nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề ? b) Hàng trăm nghìn : GV nêu : 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn . 1 trăm nghìn viết là 100 000 . c) Viết và đọc số có sáu chữ số : - Treo bảng phụ đã ghi sẵn các hàng lên bảng : Trăm nghìn Chục Nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1 100 000 1000 1 100 000 1000 100 1 100 000 10 000 1000 100 10 1 3 1 3 2 1 4 -Ghi các số 100 000 , 10 000 ,1000 , 100 , 10 , 1 vào các cột tương ứng .Cho HS đếm số lượng ở mỗi cột , GV ghi xuống dưới .Cho HS xác định lại số này có bao nhiêu trăm nghìn , chục nghìn,nghìn ,Viết và đọc số đó . - Tương tự như vậy, thành lập thêm vài số khác . - Thực hiện ngược lại: GV nêu số ,cho HS ghi số trăm nghìn , chục nghìn ,nghìn , trăm , chục , đơn vị lên bảng số vào các cột tương ứng . 3 / Thực hành : -Bài 1b : Cho HS xem bảng ở SGK ,viết số lên bảng con . - Bài 2 : Cho HS tự làm bài . Sau đó thống nhất kết quả . - Bài 3 : GV cho HS đọc số . - Bài 4 : Cho HS viết các số tương ứng vào vở . - Chấm vở 5 HS ,đánh giá nhận xét . IV: .- Củng cố , dặn dò - 3HS nhắc lại mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề -Dặn HS luyện tập thêm ở nhà và chuẩn bị bài sau . -Nhận xét tiết học : Tuyên dương HS : - Hát đồng ca – Lấy sách vở,chuẩn bị học tập . - 2 HS trả lời câu hỏi ,nêu được : + P = a x 4 + Muốn tìm chu vi hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với 4 . - Cả lớp làm bảng con tính được m = 123 - Ghi đề bài . - Nêu được : 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn - Vài HS nhắc lại. - Theo dõi ở bảng lớp và nêu được : + Cột trăm nghìn có 3 trăm nghìn. + Cột chục nghìn có 1 chục nghìn . + Cột nghìn có 3 nghìn . + Cột trăm có 2 trăm . + Cột chục có 1 chục + Cột đơn vị có 4 đơn vị . + Số này có 3 trăm nghìn , 1 chục nghìn , 3 nghìn , 2 trăm , 1 chục và 4 đơn vị . + Viết là : 313 214 + Đọc là : Ba trăm mười ba nghìn hai trăm mười bốn. - Thực hiên như trên với số 432 516 - Thực hiện ngược lại với các số : 234 514 , 135624 . -Viết lên bảng con và đọc số :523 453 - Điền số thích hợp vào cột theo mẫu . - Đọc nối tiếp 4 HS một lượt – Đọc 5 lượt . - Viết vào vở các số : 63 115 , 723 936 , 943 103 , 860 372 . MÔN : TẬP ĐỌC TIẾT 3 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo ) A.- MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU : 1/Đọc lưu loát toàn bài,biết ngắt nghỉ đúng,biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng,tình huống biến chuyển của truyện ( từ hồi hộp,căng thẳng tới hả hê ) ,phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn ( một người nghĩa hiệp ,lời lẽ đanh thép,dứt khoát ) 2/ Hiểu được nội dung của bài:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp,ghét áp bức,bất công,bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối,bất hạnh 3/ Qua đó,giáo dục HS có lòng nhân ái,biết thương người hoạn nạn . B.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK .- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HD đọc C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 10’ 10’ 10’ 4’ I.-On định tổ chức : II.-Kiểm tra bài cũ : - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời câu hỏi : III.- Dạy bài mới : 1/Giới thiệu bài : Bài đọc các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện,giúp Nhà Trò (Ghi đề bài ) 2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - Gọi HS nối tiếp nhau đoc từng đoạn : -Kết hợp cho HS quan sát tranh minh hoạ và phát âm đúng các từ ngữ : nặc nô,co rúm lại,béo múp béo míp ,quang hẳn;đoc đúng các câu hỏi,câu cảm và nắm nghĩa các từ ngữ:chóp bu,nặc nô (SGK) -Cho HS luyện đọc theo cặp. -Gọi 2 HS đọc cả bài. -GV đọc diễn cảm cả bài làm mẫu . b) Tìm hiểu bài: Tìm hiểu đoạn 1 :Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? -Tìm hiểu đoạn 2 : Cho HS đọc thành tiếng,đọc thầm đoạn văn “Tôi cất tiếng .chày giã gạo “,trả lời câu hỏi : Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? - Tìm hiểu đoạn 3 :Cho HS đọc đoạn “Tôi thét...quang hẳn “ ,trả lời câu hỏi : +Dế Mèn đã nói thế nào đẻ bọn nhện nhận ra lẽ phải ? -Cho HS đọc câu hỏi 4: Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây:Võ sĩ,tráng sĩ,chiến sĩ, hiệp sĩ,dũng sĩ,anh hùng ? Sau đó trao đỏi thảo luận, chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn .(GV giúp HS nhận ra ý nghĩa mỗi danh hiệu : +Võ sĩ +Tráng sĩ: +Chiến sĩ +Hiệp sĩ: +Dũng sĩ: +Anh hùng ) c)Hướng dẫn đọc diễn cảm : -Cho HS tiếp nối nhau đoc 3 đoạn của bài.GV theo dõi, khen ngợi những HS đọc tốt. +GV đọc mẫu đoạn văn . + Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp . -Tổ chức cho 4 nhóm HS thi đọc diễn cảm đoạn văn IV.- Củng cố .-Dặn dò: - Đọc xong đoạn văn trên em thích nhất nhân vật nào?Vì sao? -Nhận xét tiết học : -Lấy sách vở chuẩn bị học tập . -3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời - Nghe giới thiệu . -Từng HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt . -Kết hợp quan sát tranh minh hoạ ở SGK và nắm nghĩa các từ ngữ :chóp bu,nặc nô (xem phần chú giải ở SGK ) -Cả lớp luyện đọc theo cặp . -2HS đoc cả bài. -Nghe GV đoc diễn cảm . - (1) Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện nấp kín - (2)+Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi,lời lẽ rất oai,giọng thách thức của một kẻ mạnh : .. + Thấy nhện cái xuất hiện,vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh:.. (3) Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ,đông thời đe doạ chúng : (Nêu cách phân tích của Dế Mèn đẻ dẫn đến kết luận cần thiết ) -2HS đọc câu hỏi 4 ,thảo luận,chọn danh hiệu dặt cho Dế Mèn ,có thể dẫn đên kết luận : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là danh hiệu hiệp sĩ, bỡi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức,bất công; che chở , bênh vực, giúp đỡ người yếu . -Từng cá nhân HS nối tiếp nhau đoc 3 đoạn của bài văn (10-12 HS ) -Theo dõi, nhận biết cách đọc diễn cảm. -Luyện đọc diễn cảm theo cặp . -Mỗi nhóm cử 1 đại diện thi đọc diễn cảm đoạn văn vừa luyện,cả lớp theo dõi,nhận xét bình chọn người đọc tốt nhất đẻ tuyên dương Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2009 TOÁN Tiết 7 : LUYỆN TẬP A.- MỤC TIÊU: - Củng cố cách đọc và viết các số có sáu chữ số . - Rèn kĩ năng viết và đọc đúng các số có tới sáu chữ số ( cả các trường hợp có các chữ số 0 ) - Giáo dục HS có ý thức tư duy độc lập . B.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 5’ 25’ 4’ I.- On định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập. II.- Kiểm tra bài cũ : - Viết lên bảng các số :612 347 , 875 260 ,342 547 cho HS đọc - Đọc 4 số bất kì,mỗi số có 6 chữ số cho HS cả lớp viết lên bảng con . III.- Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Các em đã biết đọc viết các số có đến 6 chữ số,hôm nay các em luyên tập về đọc viết các số cho thành thạo . 2/ Ôn lại hàng : -- Giúp HS ôn lại các hàng đã học;quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề . - Viết lên bảng :825 713 , cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào. - Cho HS đọc các số :850 203 , 820 004 , 800 007 , 832 100 , 832 010 . 3/ Thực hành : - Bài 1 : Cho HS tự làm,sau đó chữa bài . - Bài 2 : a) Cho HS đọc các số b) Cho HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho . - Bài 3 :Cho HS tự làm bài.Sau đó từng HS lên bảng ghi số của mình.Hướng dẫn cả lớp nhận xét . - Bài 4 :Cho HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số . Sau đó thống nhất kết quả . IV.- Củng cố ,dặn dò : - Cho 5 nhóm HS đọc nối tiếp các số ở bài 5 để củng cố cách đọc số . - Dặn HS tự luyện tập thêm ở nhà và chuẩn bị cho bài sau . -Nhận xét tiết học : - Hát đồng ca – Lấy sách vở,chuẩn bị học tập . - Mỗi lượt mời 3 HS nối tiếp nhau đọc các số , mời 3 lượt HS đọc số . - Cả lớp viết số lên bảng con . - Ghi đề bài . -Trao đổi nhóm đôi ,nêu rõ mối quan hệ giữa các hàng .VD:10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn - Từng HS nêu được : Hàng trăm nghìn : 8 , hàng chục nghìn : 2,hàng nghìn : 5 ,.. - 5 HS một nhóm đọc nối tiếp nhau . 4 nhóm đọc . - Từng HS tự làm ,3HS đoc kết quả,cả lớp nhận xét chữa chung . - 4 HS một nhóm đọc nối tiếp nhau , 5 nhóm đọc VD : HS1: Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba , chữ số 5 thuộc hàng chục. HS2 : Sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba , chữ số 5 thuộc hàng nghìn . - Viết các số vào vở rồi lên bảng ghi lại : 4300 ,24 316 , 24 301 , 180 715 ,307 421 ,999 999 - Viết tiếp: a)600 000 , 700 000 , 800 000. b) 380 000 , 390 000 , 400 000 c) 399 300 , 399 400 , 399 500 d) 399 970 , 399 980 , 399 990 e) 456 787 , 456 788 , 456 789 - Đọc nối tiếp các số ở bài 5 . LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 3 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT A.- MỤC TIÊU: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương t ... hàng nghìn:0 , hàng chục nghìn : 0 ,hàng trăm nghìn :0 lớp triệu có : hàng triệu :2 , hàng chục triệu :1 , hàng trăm triệu :3. - 4 đại diện nhóm làm bài theo mẫu . - Cả lớp nhận xét, - Vài HSTB đọc to bài học . TẬP LÀM VĂN Tiết 4 : TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN A.- MỤC TIÊU: - HS hiểu : Trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc ,tìm hiểu truyện. - Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện B.- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - 4 phiếu học tập ghi sẵn bài tập 1 ( phần nhận xét ) để HS điền đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò . - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn của Vũ Cao ( phần luyện tập ) . C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 12’ 4’ 15’ 3’ I.- On định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết II.- Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài học “ Kể lại hành động của nhân vật”. -Hỏi:Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ? III.- Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài : .tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện 2/ Phần nhận xét : -Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1,2,3 . -Cho cả lớp đọc thầm đoạn văn ,từng em ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò ( ý 1 ). Sau đo suy nghĩ trao đổi với các bạn để trả lời câu hỏi : Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này ? ( ý 2 ) - Phát riêng phiếu học tập cho 4 HS thực hiện bài làm trên phiếu - Mời 4 HS làm bài trên phiếu trình bày bài trên bảng . - Hướng dẫn HS cả lớp nhận xét ,GV chốt lại lời giải đúng . 3/ Ghi nhớ : Mời 4 HS đọc to phần ghi nhớ ở SGK. Cả lớp đọc thầm lại . 4/ Phần luyện tập : Bài tập 1 : Mời l HS đọc nội dung bài tập l . - Cho cả lớp đọc thầm lại đoạn văn ,viết nhanh vào vở những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc ,trả lời câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ? - Treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn tả chú bé lên bảng, mời 1 HS lên bảng gạch dưới các chi tiết miêu tả , trả lời câu hỏi . - Hướng dẫn cả lớp nhận xét , bổ sung ý kiến cho bạn . - Kết luận các ý đúng Bài tập 2 : Nêu yêu cầu của bài,nhắc HS : - Có thể kể một đoạn,kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên ,không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện . - Quan sát tranh minh hoạ truyện thơ Nàng tiên Oc ( trang 18 SGK ) để tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên. Cho HS thi nhau kể chuyện,HD cả lớp nhận xét . IV.- Củng cố – Dặn dò : - Muốn tả ngoại hình của nhân vật ,cần chú ý tả những gì ? - Dặn HS viết lại đoạn văn ở bài tập 2 vào vở . - Chuẩn bị cho bài sau ( trang 32 sách TV tập 1 ) - Nhận xét tiết học : - Hát đồng ca – Lấy sách vở,chuẩn bị học tập . - 2 HS trả lời câu hỏi ,nêu được : + chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật theo thứ tự thời gian . + qua hình dáng ,hành động , lời nói và ý nghĩ của nhân vật . - Nghe giới thiệu bài . - 3HS nối tiếp nhau đọc bài tập . - Làm bài tập 1 theo cách tổ chức của GV . - Kết quả nêu được : Ý 1 : Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau : + Sức vóc: gầy yếu,bự những phấn như mới lột . + Cánh: mỏng như cánh bướm non ; ngắn chùn chùn ; rất yếu , chưa quen mở . + Trang phục : mặc áo thâm dài , đôi chỗ chấm điểm vàng . Ý 2 : Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối , thân phận tội nghiệp ,đáng thương ,dễ bị bắt nạt ( ăn hiếp ) - Đọc phần ghi nhớ ở SGK . - Làm bài tập 1 theo hướng dẫn của GV . - Làm bài tập 2 : Từng cặp HS trao đổi, thực hiên yêu cầu của đầu bài . - Hai ,ba HS thi kể. - Cả lớp tham gia nhận xét cách kể của bạn có đúng với yêu cầu của bài không . - Cần chú ý tả hình dáng,vóc người ,khuôn mặt,đầu tóc,trang phục,cử chỉ ... KHOA HỌC Tiết 4 : CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG A.- MỤC TIÊU: Sau bài học,HS có thể : - Sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhópm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc gốc thực vật . - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó . - Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường . Nhận ra nguồn gốc của chúng . B.- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Hình trang 10,11 SGK và phiếu học tập . C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 9’ 8’ 9’ 3’ I.- On định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS : - Hằng ngày,cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường ? - Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể thực hiện được ? III.- Dạy bài mới : Giới thiệu bài : Nêu đề bài Hoạt động 1 : TẬP PHÂN LOẠI THỨC ĂN Bước 1 : Cho HS mở SGK trang 10,thảo luận nhóm đôi rồi cùng nhau trả lời 3 câu hỏi ở SGK . Gợi ý : Các em có thể dựa vào mục Bạn cần biết ở trang 10 để trả lời câu hỏi : Người ta có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác ? Bước 2 : Làm việc cả lớp . -Gọi đại diện 3 cặp trình bày kết quả làm việc của nhóm. * Kết luận : Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách: + Phân loại theo nguồn gốc. + Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng . HĐ2 :TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG: Bước 1 :Làm việc với SGK theo cặp . Bước 2 : Làm việc cả lớp . + Nêu tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK. + Kể tên các thức ăn có chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày + Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích. + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường * Kết luận :Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể . Chất bột đường có nhiều ở gạo , ngô,bột mì một số loại củ như khoai ,sắn,củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này . Hoạt động 3 : XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CỦA THỨC ĂN CHỨA NHIỀU CHẤT BỘT ĐƯỜNG Bước 1 : -Phát phiếu học tập cho 4 nhóm . - Cho HS họp nhóm,làm việc với phiếu học tập - Các nhóm trình bày kết quả . - Hướng dẫn HS cả lớp nhận xét,thống nhất kết quả . Kết luận : Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ thực vật . IV.- Củng cố – Dặn dò : Hoạt động tiếp nối : - Mời 2 HS đọc lại hai mục bạn cần biết. - Dặn HS đọc kĩ lại bài và chuẩn bị cho bài sau . - Nhận xét tiết học : - Hát đồng ca - 2 HS trả lời câu hỏi ,nêu được : + lấy thức ăn,nước uống,không khí và thải ra các chất cặn bã . + hô hấp , tiêu hoá , tuần hoàn ,bài tiết - Nghe giới thiệu. - Xem tranh ở SGK,nói với nhau về tên các thức ăn,đồ uống mà bản thân các em thường dùng hàng ngày.Sau đó,cùng nhau hoàn thành bảng “ Tên thức ăn; nguồn gốc” - Đai diện các nhóm trình bày kết quả . Cả lớp tham gia nhận xét và thống nhất kết quả. - HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK và cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất bột đường ở mục Bạn cần biết trang 11 SGK. - gạo,ngô,bánh quy,bánh mì, mì sợi,chuối,bún, khoai lang ,khoai tây . -cơm gạo, bánh mì, bánh quy, chuối, -Tuỳ các em nêu theo sở thích . - Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể - Một số HS nhắc lại phần kết luận . - Làm việc theo nhóm ở hoạt động 3 với phiếu học tập : 1/Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất bột đường : 2/ Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu ? ĐẠO ĐỨC : Tiết 2 : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( TIẾT 2 ) A.- MỤC TIÊU : Như tiết 1 . B.- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : -HS: Các mẩu chuyện,tấm gương vượt khó trong học tập. Mỗi nhóm 1 tiểu phẩm về chủ đề:Trung thực trong học tập . C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5’ 5’ 10’ 10’ 3’ 2’ I.- Khởi động : 1/ On định tổ chức : Hướng dẫn HS ổn định tư thế,chuẩn bị dụng cụ học tập . 2/ Kiểm tra bài cũ : Hỏi vài HS : -Trung thực trong học tập thể hiện được điều gì ? -Trung thực trong học tập có lợi gì ? II.- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm ( bài tập 3 SGK ) -Chia lớp thành 3 nhóm,giao cho mỗi nhóm 1 tình huống ở bài tập 3. -Cho các nhóm thảo luận rồi cử đại diên trình bày, hướng dẫn cả lớp trao đổi,chất vấn ,nhận xét,bổ sung . -GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại . b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại cho đúng . c) Nói bạn thông cảm,vì làm như vậy là không trung thực trong học tập . III.- Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được ( bài tập 4,SGK ) - Gọi một số HS trình bày,giới thiệu những mẩu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập mà các em đã sưu tầm theo sự chuẩn bị từ tuần trước . -Hướng dẫn thảo luận : Em nghĩ gì về những mẩu chuyện,tấm gương đó ? -GV kết luận : Xung quanh ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập.Chúng ta cần học tập các bạn đó . IV.-Hoạt động 3 ; Trình bày tiểu phẩm ( bài tập 5, SGK) - Tổ chức cho 2-3 nhóm HS trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị. - Hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp : Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ? Nếu em ở vào tình huống đó,em có hành động như vậy không ? Vì sao ? - GV nêu nhận xét chung . V.- Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế,củng cố kiến thức ( bài tập 6,SGK) : Nêu tình huống như SGK để HS liên hệ thực tế . VI.-Hoạt động tiếp nối : -Dặn HS thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành “ trong SGK - Đọc trước câu chuyện “ Một học sinh nghèo vượt khó “ ở trang 5-6 -Nhận xét tiết học : - Hát đầu giờ,chuẩn bị sách vở để học tập . - 2 HS vận dụng kiến thức ở bài học trước đê trả lời câu hỏi . -Tổ chức họp nhóm,thảo luận . - Từng nhóm cử đại diện nhóm trình bày ý kiến chung trước lớp . - Cả lớp nêu nhận xét,trao đổi ,bổ sung . - Vài HS nhắc lại các cách ứng xử đúng . - Từng cặp HS trao đổi với nhau theo nhóm đôi những gương sưu tầm được. - 4 HS ( 2 HS xung phong ,,2 HS được giáo viên chỉ định ) lần lượt trình bày,giới thiệu những mẩu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập mà các em sưu tầm được. -Cả lớp theo dõi,nhận xét,thảo luận,trao đổi bổ sung thêm . - Vài HS nhắc lại kết luận của GV. - 2-3 nhóm HS xung phong trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị trước lớp. - Cả lớp theo dõi,nêu nhận xét ,thảo luận chung theo gợi ý của GV . - Một số HS liên hệ thực tế quá trình học tập của mình và nêu cách giải quyết . - Nếu không,có thể đưa ra những tình huống giả định rồi đưa ra cách giải quyết phù hợp .
Tài liệu đính kèm: