Toán: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I.Mục đích, yêu cầu: - Giúp HS:
-Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
-Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.HS làm được bài1,2,3,4(a,b).
-GD: HS có ý thức học tốt toán, vận dụng trong thực tiễn.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có).
-Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.
-Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
Ngày soạn: Ngày 29/8 /2009 Ngày giảng: Thứ 2 / 7 / 9 / 2009 Toán: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I.Mục đích, yêu cầu: - Giúp HS: -Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn. -Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.HS làm được bài1,2,3,4(a,b). -GD: HS có ý thức học tốt toán, vận dụng trong thực tiễn. II.Đồ dùng dạy- học: -Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có). -Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng. -Bảng các hàng của số có 6 chữ số: Hàng Trăm nghìn Chuïc nghìn Nghìn Traêm Chuïc Ñôn vò III.Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 4 tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có sáu chữ số. b.Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề +Mấy đơn vị bằng 1 chục ? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?) +Mấy chục bằng 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ? ) +Mấy trăm bằng 1 nghìn ? (1 nghìn bằng mấy trăm ?) +Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn ? ) +Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ?(1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn? ) -Hãy viết số 1 trăm nghìn. -Số 100000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? c.Giới thiệu số có sáu chữ số : -GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu. * Giới thiệu số 432516 -GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100000 là một trăm nghìn. -Có mấy trăm nghìn ? -Có mấy chục nghìn ? -Có mấy nghìn ? -Có mấy trăm ? -Có mấy chục ? -Có mấy đơn vị ? -GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số. * Giới thiệu cách viết số 432 516 -GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ? -GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432516 có mấy chữ số ? -Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ? -GV khẳng định: Đó chính là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp. *Giới thiệu cách đọc số 432 516 -GV: Bạn nào có thể đọc được số 432516 ? -Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV giới thiệu cách đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. -GV hỏi: Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau. -GV viết lên bảng các số 12357 và 312357; 81759 và 381759; 32876 và 632876 yêu cầu HS đọc các số trên. d. Luyện lập, thực hành : Bài 1 -GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313214, số 523453 và yêu cầu HS đọc, viết số này. -GV nhận xét, có thể gắn thêm một vài số khác cho HS đọc, viết số. Hoặc có thể yêu cầu HS tự lấy ví dụ, đọc số, viết số và gắn các thẻ số biểu diễn số. Bài 2 -GV yêu cầu HS tự làm bài (Nếu HS kém GV có thể hướng dẫn để HS thấy cột thứ nhất trong bảng là Viết số, các cột từ thứ hai đến thứ 7 là số trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị của số, cột thứ tám ghi cách đọc số. ) -GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số. -GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Ví dụ: Số nào gồm 8 trăm 8 nghìn, 3 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị ? Bài 3 -GV viết các số trong bài tập (hoặc các số có sáu chữ số khác) lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số. -GV nhận xét. Bài 4(a,b) -GV tổ chức thi viết chính tả toán, GV đọc từng số trong bài (hoặc các số khác ) và yêu cầu HS viết số theo lời đọc. -GV chấm, chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau: Luyện tập (tr 10) -2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. VD:x + 875 = 9936 x : 3 = 1532 x = 9936 – 875 x = 1532 x 3 x = 9061 x = 4596 -HS nghe. -Quan sát hình và trả lời câu hỏi. +10 đơn vị bằng 1 chục. (1 chục bằng 10 đơn vị.) +10 chục bằng 1 trăm. (1 trăm bằng 10 chục.) +10 trăm bằng 1 nghìn. (1 nghìn bằng 10 trăm.) +10 nghìn bằng 1 chục nghìn. (1 chục nghìn bằng 10 nghìn.) +10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.) -1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào bảng con: 100000. -6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1. -HS quan sát bảng số. -Có 4 trăm nghìn. -Có 3 chục nghìn. -Có 2 nghìn. -Có 5 trăm. -Có 1 chục. -Có 6 đơn vị. -HS lên bảng viết số theo yêu cầu. -2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con): 432516. -Số 432516 có 6 chữ số. -Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. -1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi. -HS đọc lại số 432516. -Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 432516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, còn số 32516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết. -HS đọc từng cặp số. -1 HS lên bảng đọc, viết số. HS viết số vào VBT: a) 313241 b) 523453 -HS tự làm bài vào vở nháp, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. (HS có thể dùng bút chì để làm vào SGK) -HS nêu: Tám trăm ba mươi hai nghìn bảy trăm năm mươi ba và lên bảng viết 832753. -HS lần lượt đọc số trước lớp, mỗi HS đọc từ 3 đến 4 số. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở chấm. Yêu cầu viết số theo đúng thứ tự GV đọc, hết số này đến số khác. - HS khá giỏi làm câu a, b, c, d. -HS cả lớp. Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( TT) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Đọc thành tiếng: + Đọc đúng các tiếng , từ khó : sừng sững , nặc nô,lủng củng, béo míp , quang hẳn. + Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm . + Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. 2. Đọc - Hiểu: + Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo cánh , cuống cuồng , + Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức, bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) . Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc . HS: SGK III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài . HS1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của bài “ Mẹ ốm ” - Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý chính của phần 1 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : Nhìn vào bức tranh , em hình dung ra cảnh gì ? - Giới thiệu – Ghi đề. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Yêu cầu HS mở SGK trang 15 -Gọi HS đọc toàn bài - Bài gồm mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? - Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) .HS kết hợp luyện đọc đúng, giải nghĩa từ khó trong SGK - Cho HS luyện đọc theo cặp -Gọi HS đọc toàn bài - Đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc như sau: Đoạn 1 : Giọng căng thẳng , hồi hộp . Đoạn 2 : Giọng đọc nhanh , lời kể của Dế Mèn dứt khoát , kiên quYết . Đoạn 3 : Giọng hả hê , lời của Dế Mèn rành rọt, mạch lạc . Nhấn giọng ở các từ ngữ : sừng sững , lủng củng, im như đá , hung dữ , cong chân,... Tìm hiểu bài: * Đoạn 1 : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? + Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? + Em hiểu “ sừng sững'', “ lủng củng ” nghĩa là thế nào ? - Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ? - Ghi ý chính đoạn 1 . * Đoạn 2 : - Gọi 1 HS đọc đoạn 2 . + Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? + Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai ? + Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn ? - Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ? - Ghi ý chính đoạn 2 lên bảng . * Đoạn 3 - Yêu cầu 1 HS đọc . - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : + Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? -GV kết luận + Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn , bọn nhện đã hành động như thế nào ? + Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì ? + Ý chính của đoạn 3 là gì ? - Ghi ý chính đoạn 3 . - Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK . - Nêu nội dung của đoạn trích này ? - Ghi nội dung lên bảng . * Đọc diễn cảm : - Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài . - Để đọc 2 đoạn trích này em cần đọc như thế nào ? - GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc. - Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm .GV uốn nắn , sữa chữa cách đọc . - Cho điểm HS . 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài . - Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì đáng quý ? - Nhận xét tiết học . - Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực , giúp đỡ những người yếu , ghét áp bức bất công . - Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .Chuẩn bị bài HTL :" Truyện cổ nước mình " và TLCH trong SGK - HS lên bảng thực hiện yêu cầu , cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc , câu trả lời của các bạn . - Em hình dung cảnh Dế Mèn trừng trị bọn nhện độc ác , bênh vực Nhà Trò . - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm - Gồm 3 đoạn: + Bọn Nhện hung dữ. + Tôi cất tiếng .giã gạo. + Tôi thét .quang hẳn. - HS đọc nối tiếp trước lớp, cả lớp theo dõi bài -HS luyện đọc đúng - HS nêu phần Chú giải.HS cả lớp theo dõi. -HS đọc theo cặp đôi. -1 HS đọc - Theo dõi GV đọc mẫu . -Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời - Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ . + Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ . Sừng sững : dáng một vật to lớn , đứng chắn ngang tầm nhìn . Lủng củng : lộn xộn , nhiều , không có trật tự ngăn nắp , dễ đụng chạm . - Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ . - 2 HS nhắc lại . -1 HS đọc thành tiếng trước lớp . + Dế Mèn chủ độ ... vai người kể kể lại câu chuyện , với câu chuyện cổ tích bằng thơ này , em dựa vào nội dung truyện thơ kể lại chứ không phải là đọc lại từng câu thơ. -1 HS khá kể lại , cả lớp theo dõi - HS kể theo nhóm. - Đại diện các nhóm kể. Mỗi nhóm kể 1 đoạn. + Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí - Kể trong nhóm - 2 đến 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Nhận xét. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi về ý nghĩa: + HS: Câu chuyện nói về tình yêu thương lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương Ốc không nỡ bán. Ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà. - Con người phải thương yêu nhau .Ai sống nhân hậu , thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc. - Nhiều HS trình bày ý nghĩa theo suy nghĩ của mình. Tập đọc: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. Mục đích, yêu cầu: 1. Đọc thành tiếng: +Đọc đúng các tiếng: sâu xa, rặng dừa nghiêng soi +Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm . +Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. 2. Đọc - Hiểu +Hiểu các từ ngữ trong bài : Độ trì , độ lượng , đa tình ,đa mang , vàng cơn nắng, trắng cơn mưa , nhận mặt +Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối). GD:HS có những phẩm chất tốt đẹp, giàu lòng nhân hậu. II. Đồ dùng dạy- học: * Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19 , SGK * Bảng phụ viết sẵn 10 dòng thơ đầu . * Các tập truyện cổ VN hoặc các truyện tranh: Tấm Cám ,Thạch Sanh ,Cây tre trăm đốt III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối đọc đoạn trích Dế mèn bên vực kẻ yếu và trả lời câu hỏi HS1 : Qua đoạn trích em thích nhất hình ảnh nào về Dế Mèn ? Vì sao ? HS2: Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa của câu chuyện ? HS3 : Dế Mèn đi nói như thế nào dể bọn nhện nhận ra lẽ phải ? - Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi : Theo em Dế Mèn là người như thế nào ? - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : Bức tranh có những nhân vật nào ? Những nhân vật đó em thường gặp ở đâu ? - Em đã được đọc hoặc nghe những câu chuyện cổ tích nào ? - Giới thiệu : Những câu chuyện cổ được lưu truyền từ bao đời nay có ý nghĩa như thế nào ? Vì sao mỗi chúng ta đều thích đọc truyện cổ ? Các em cùng học bài hôm nay. -GV ghi tên bài lên bảng . b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Yêu cầu HS mở SGK trang19. - sau đó gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp .GV kết hợp sửa lỗi và phát âm , ngắt giọng cho HS .Lưu ý cho HS đọc 2 lượt - Gọi 2 HS khác đọc lại các câu sau , lưu ý cách ngắt nhịp các câu thơ : Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm . Rất công bằng / rất thông minh Vừa đô lương / lại đa tình / đa mang . -GV đọc mẫu lần 1 : Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , tình cảm , trầm lắng , pha lẫn niềm tự hào . Nhấn giọng ở các từ ngữ : nhân hậu , sâu xa , thương người , mấy cách xa , gặp hiền , vàng , trắng , nhận mặt , công bằng , thông minh , độ lượng , đa tình , đa mang , thầm kín , đời sau , * Tìm hiểu bài: - Gọi 2 HS đọc từ đầu đến đa mang . - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : + Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ? + Em hiểu câu thơ : Vàng cơn nắng , trắng cơn mưa như thế nào ? + Từ “ nhận mặt ” ở đây có nghĩa như thế nào ? + Đoạn thơ này nói lên điều gì ? - Ghi bảng ý chính . - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi : Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ? - Nêu ý nghĩa của 2 truyện : Tấm Cám , Đẽo cày giữa đường ? + Em biết truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó . - Gọi HS đọc 2 câu thơ cuối bài và trả lời câu hỏi : Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào ? - Đoạn thơ cuối bài nói lên điều gì ? - Ghi ý chính đoạn 2 . - Bài thơ truyện cổ nước mình nói lên điều gì ? - Ghi nội dung bài thơ lên bảng . *Đọc diễn cảm, và học thuộc lòng bài thơ: - Gọi 2 HS đọc toàn bài , yêu cầu HS cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc . - Nêu đoạn thơ cần luyện đọc . Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm . -Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc từng khổ thơ . - Gọi HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ . - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài. - Nhận xét , cho điểm HS . 3. Củng cố, dặn dò: - Qua những câu chuyện cổ ông cha ta khuyên con cháu điều gì ? - Em thích những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? Em hãy nêu ý nghĩa của câu truyện đó ? - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu , cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc , câu trả lời của các bạn . - Bức tranh vẽ cảnh ông tiên , em nhỏ và một cô gái đứng trên đài sen . Những nhân vật ấy em thường thấy trong truyện cổ tích -Thạch sanh , Tấm Cám , Cây tre trăm đốt , Trầu cau , Sự tích chim cuốc - Lắng nghe - HS tiếp nối nhau đọc bài : + HS 1 : Từ đầu đến người tiên độ trì . + HS 2:Mang theorặng dừa nghiêng soi . + HS 3 : Đời cha . ông cha của mình . + HS 4 : Rất công bằng .chẳng ra việc gì . + HS 5 : Phần còn lại . - 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm . - Nghe. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp . - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi . + Tác giả yêu truyện cổ nước nhà vì : Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa . Vì truyện cổ đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta : công bằng , thông minh , độ lượng , đa tình , đa mang . Vì truyện cổ là những lời khuyên dạy của ông cha ta : nhân hậu , ở hiền , chăm làm , tự tin + Ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng , qua thời gian để rút ra những bài học kinh nghiệm cho con cháu . + Là giúp con cháu nhận ra những truyền thống tốt đẹp , bản sắc của dân tộc , của ông cha ta từ bao đời nay . + Ca ngợi truyện cổ , đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành . - HS nhắc lại . - Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện cổ Tấm Cám , Đẽo cày giữa đường qua chi tiết: Thị thơm thị giấu người thơm / Đẽo cày theo ý người ta . Tấm Cám : thể hiện sự công bằng trong cuộc sống : người chăm chỉ , hiền lành sẽ được phù hộ , giúp đỡ như cô Tấm , còn mẹ con Cám tham lam độc ác sẽ bị trừng trị . Đẽo cày giữa đường : Khuyên người ta phải tự tin , không nên thấy ai nói thế nào cũng làm theo . + Mỗi HS nói về một truyện . Thạch Sanh : ca ngợi Thạch Sanh hiền lành , chăm chỉ , biết giúp đỡ người khác sẽ được hưởng hạnh phúc , còn Lý Thông gian tham , độc ác bị trừng trị thích đáng . Sự tích hồ Ba Bể : ca ngợi mẹ con bà góa giàu lòng nhân ái , sẽ đuợc đền đáp xứng đáng . Nàng tiên Ốc : ca ngợi nàng tiên Ốc biết yêu thương , giúp đỡ người yếu . Trầu cau , Sự tích dưa hấu , . - 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm . + Hai câu thơ cuối bài là lời ông cha răn dạy con cháu đời sau : Hãy sống nhân hậu , độ lượng , công bằng , chăm chỉ , tự tin . - Đoạn thơ cuối bài là những bài học quý của ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau . - HS nhắc lại . - Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ đất nước vì những câu truyện cổ đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta : nhân hậu , công bằng , độ lượng . - HS nhắc lại . - 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi : Giọng đọc toàn bài nhẹ nhàng , tha thiết , trầm lắng pha lẫn niềm tự hào . - Ví dụ đoạn thơ : Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa . Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau / dù mấy cách xa cũng tìm . Ở hiền / thì lại gặp hiền Người ngay / thì được phật / tiên độ trì Mang theo truyện cổ / tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa . Vàng cơn nắng / trắng cơn mưa Con sông chảy / có rặng dừa nghiêng soi . - Đọc thầm , học thuộc . - HS thi đọc . - HS trả lời - Nhiều HS cho ý kiến Mĩ thuật: VẼ THEO MẪU: VẼ HOA- LÁ I. Mục tiêu -HS nhận biết được hình dáng,đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa lá. -HS vẽ được bông hoa, lá theo mẫu.Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. -HS yêu thích vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên ; có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối. II/ Chuẩn bị GV: - SGK, SGV.Tranh ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp ; một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ. - Hình cách vẽ hoa, lá trong bộ ĐDGH,Bài vẽ của HS các lớp trước. HS : - SGK, bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Một số hoa, lá thật III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài giảng: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - GV dùng tranh, ảnh, hoa, lá thật cho HS xem và đặt các câu hỏi về : + Tên của các bông hoa, chiếc lá ; + Hình dáng, đặc điểm mỗi loại hoa, lá + Màu sắc của mỗi hoa, lá ; + Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc.. - Sau mỗi câu trả lời của HS, GV có thể bổ sung và giải thích rõ hơn về; Hoạt động 2: Cách vẽ hoa-lá - GV cho HS xem bài vẽ hoa, lá của HS các lớp trước. -GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hình 2,3 trang 7 SGK: Hoạt động 3: Thực hành - GV lưu ý HS quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ; sắp xếp cho cân đối với tờ giấy; vẽ theo trình tự các bước. - GV quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - GV nhận xét chung giờ học. - GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: + Cách sắp xếp và Hình dáng -GV đính tiêu chuẩn đánh giá. - GV nhận xét chung giờ học. - GV cùng HS chọn ra một số bài và gợi ý để HS nhận xét-xếp loại - Khen ngợi, động viên những học sinh,chọn, pha màu đúng. 4.Củng cố dặn dò: - Yêu cầu HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu. - Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số hoa, lá thật. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. + HS quan sát tranh và trả lời: + Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết: + Hình dáng, đặc điểm, màu sắc, sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của các loại hoa, lá. -HS quan sát kĩ hoa,lá trước khi vẽ. + Vẽ khung hình chung của hoa,lá. + Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá. + Chỉnh sửa cho gần với mẫu. + Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá. + Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. - HS nhìn mẫu để vẽ. Hoạt động ngoài giờ: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG.
Tài liệu đính kèm: