Môn: Tập đọc TGDK:35’ SGK/15
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.( Tiếp theo )
I Mục tiêu:
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn
- Hiểu ND bài: Ca ngợi DM có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò ốm yếu
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của DM
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trang 15-SGK- Bảng phụ viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và nêu nội dung bài.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài ghi bảng
Luyện đọc.
- HS đọc toàn bài và hướng dẫn chia đoạn(3 đoạn)
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
+ Sửa các từ khó: sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn
+ Giải nghĩa các từ mới: sừng sững; Lủng củng; cuống cuồng
- GV đọc toàn bài.
Tuần 2 Thứ hai ngày 31 tháng 08 năm 2009 Môn: Tập đọc TGDK:35’ SGK/15 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.( Tiếp theo ) I Mục tiêu: - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn - Hiểu ND bài: Ca ngợi DM có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò ốm yếu - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của DM II Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trang 15-SGK- Bảng phụ viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. III Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và nêu nội dung bài. Hoạt động 2: Giới thiệu bài àghi bảng Luyện đọc. - HS đọc toàn bài và hướng dẫn chia đoạn(3 đoạn) - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp. + Sửa các từ khó: sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn + Giải nghĩa các từ mới: sừng sững; Lủng củng; cuống cuồng - GV đọc toàn bài. Hoạt động 3::Tìm hiểu bài. - Ngoài những nhân vật đã xuất hiện ở phần 1, ở phần này xuất hiện thêm nhân vật nào?( Xuất hiện thêm bọn Nhện) Câu hỏi 1: SGK/16 đọc thầm đoạn 1 và trả lời. - Với trận địa đáng sợ như vậy bọn Nhện làm gì?(Để bắt Nhà trò phải trả nợ.) - Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?( Cảnh trận địa mai phục đáng sợ của bọn Nhện) Câu hỏi 2: SGK/16 đọc thầm đoạn 2 và trả lời - Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? - Thái dộ của bọn nhện khi gặp Dế Mèn?( Lúc đầu cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại, rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.) - Đoạn 2 nói lên điều gì?( Dế Mèn ra oai với bọn Nhện.) Câu hỏi 3: SGK/16 đọc thầm đoạn 3 và thảo luận nhóm 4.( Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp béo míp mà lại cứ đòi mãi món nợ bé tí tẹo.) - Sau lời lẽ đanh thép của Dế, bọn nhện đã hành động như thế nào? - Đoạn 3 nói lên điều gì?( Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.) - Chúng ta có thể tặng cho Dế các danh hiệu nào?( Hiệp sĩ ) - Nội dung chính của đoạn trích? Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Nêu cách đọc, giọng đọc.- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.- Nhận xét, đánh giá. Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò. - Qua bài học này các em học tập được đức tính gì ở Dế Mèn? - Chuẩn bị bài Truyện cổ nước mình /19 - SGK IV Phần bổ sung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Toán TGDK:35’ SGK/ 8 CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ. I Mục tiêu: - Biết mối liên hệ giữa đơn vị các hàng liền kề - Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số. II Đồ dùng dạy học: - Hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, chục nghìn, trăm nghìn ( SGK) - Các thể ghi số có thể gắn được trên bảng. - Bảng các hàng của số có 6 chữ số. III Hoạt động dạy và học Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS lên làm bài 4SGK/ 7- Kiểm tra vở bài tập. Hoạt động 2: Giới thiệu bài à Ghi bảng Các số có sáu chữ số. 1/ Ôn tập về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn - Cho HS quan sát H8 SGK và nêu. - Nêu mối quan hệ của các hàng liền kề? (10 đơn vị = 1 chục. 10 chục = 1 trăm.) - Yêu cầu viết số 100 000. - Nhận xét các chữ số của số này 2/ Treo bảng các hàng của số có sáu chữ số để giới thiệu. a, Giới thiệu số 432516 - Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một nghìn. - Phân tích số 432516.(HS viết số vào bảng con) b, Giới thiệu số 432 516. - Dựa vào cách viết số có năm chữ số, viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị. - Khi viết số này ta bắt đầu từ đâu?( từ trái sang phải, theo thứ tự từ hàng cao nhất đến hàng thấp) - Đó là cách viết số có sáu chữ số. c, Cách đọc số 432516. - So sánh cách đọc hai số: 432 516 và 32516 ?( cách đọc khác nhau ở phần nghìn.) - Yêu cầu HS đọc một vài cặp số. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Viết theo mẫu à Làm việc cá nhân. - Viết số: 523 453. - Đọc số: Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn à Chữa bài nhận xét. Bài 2: Viết theo mẫu à Làm bài theo nhóm đôi à Chữa bài, nhận xét. Bài 3: Đọc số sau à Làm việc cá nhân. - GV viết số, gọi HS đọc số.- Nhận xét. Bài 4: Viết số sau; - Thực hiện theo nhóm 4.- Khen thưởng động viên HS. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò - Về làm bài 4 SGK/10 - Chuẩn bị bài sau. IV Phần bổ sung: ................................................................................................ Môn: Chính tả (Nghe - viết) TGDK:35’ SGK/ 16 MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC. I Mục tiêu: - Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng qui định. - Làm đúng` bài tập2, BT3 a,b - Rèn tính cẩn thận chính xác. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài tập 2 a. III Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - GV đọc một số từ để HS viết vào bảng con- Nhận xét. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài à ghi bảng. Hướng dẫn nghe viết chính tả: - GV đọc đoạn viết. - Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ bạn Hạnh?( Sinh cõng bạn đi học suốt mười năm) - Việc làm của bạn Sinh đáng trân trọng ở chỗ nào?( Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hạnh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 km qua đèo vượt suối, khúc khuỷu, ghập ghềnh.) - Hướng dẫn HS viết một số từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa viết. - GV đọc chậm từng câu, từng cụm từ để HS nghe viết bài. - GV đọc lại bài viết để HS soát lỗi. - Thu một số bài chấm., chữa lỗi Hoạt động 3: Luyện tập Bài 2: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn: - Yêu cầu HS chọn từ, hoàn thành bài. - Chữa bài, nhận xét ( sau / rằng / chăng / xin / băn khoăn / sao / xem) - Yêu cầu HS đọc toàn bộ câu chuyện. - Truyện đáng cười ở chi tiết nào?( Ông tưởng người đàn bà xin lỗi ông, nhưng không phải như vậy mà là bà ta muốn tìm chỗ ngồi) Bài 3a: Giải đáp các câu đố sau: - Tổ chức cho HS hỏi đáp các câu đố (sáo à sao/ trăng à trắng) - Nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. IV Phần bổ sung: ................................................................................................ Môn: Đạo đức TGDK:35’ SGK/ 3+4 Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP.( tiếp theo) I Mục tiêu: - Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập. - Biết trung thực trong học tập. - Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II Tài liệu, phương tiện: Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. III Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Nêu một số việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập. - Nhận xét à ghi chứng cứ. Hoạt động 2 : Dạy bài mới: Thảo luận nhóm 4 Mục tiêu: HS hiểu rõ hơn “Thế nào là trung thực trong học tập..” (Bài tập 3) - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Cả lớp nhận xét- bổ sung àGV kết luận: + Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để bù lại. + Bấo cáo cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng. + Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập. Hoạt động 3:Trình bày tư liệu đã sưu tầm được.(Bài tập 4) - Tổ chức cho HS trình bày, giới thiệu tư liệu của nhóm. - Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?( HS trao đổi ý kiến theo nhóm đôi) à GV kết luận: Xung quang chúng ta có nhiều tấp gương trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó. Hoạt động 4: Trình bày tiểu phẩm.(Bài tập 5) - Yêu cầu 1-2 nhóm trình bày tiểu phẩm. - Em có suy nghĩ gì về tiẻu phẩm vừa xem?( Trả lời cá nhân) - Nếu em ở trong tình huống đó em có hành động như thế nào? à GV nhận xét chung. Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. IV Phần bổ sung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thứ tư ngày 03 tháng 09 năm 2008 Mĩ thuật: Tiết 2: VẼ THEO MẪU: VẼ HOA , LÁ. (SGK/ 6 - TG:35 Phút) A. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá. - HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. - HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh một số loại hoa,lá có hình dáng màu sắc dẹp. - Một số bông hoa cành lá đẹp để làm mẫu vẽ. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ của HS lớp trước C. Hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Hoạt động dạy bài mới : Giới thiệu bài à ghi bảng. * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - GV treo tranh, ảnh hoặc hoa, lá thật. - Nêu tên của bông hoa, chiếc lá? - Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa lá ? - Màu sắc của mỗi loại hoa lá? - Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số bông hoa, chiếc lá? - Kể tên, hình dáng,màu sắc của một số loại hoa lá khác mà em biết? * Hoạt động 2: Cách vẽ hoa, lá. - GV giới thiệu bài vẽ của HS lớp trước. - Yêu cầu quan sát kĩ hoa, lá trước khi vẽ. - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS nêu các bước vẽ? - GV giới thiệu cách vẽ cụ thể một chiếc lá hoặc một bông hoa. * Hoạt động 3: Thực hành àGV đưa ra mẫu chung cho cả lớp vẽ. * Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Lựa chọn một số bài vẽ nổi bật để nhận xét về: + Cách sắp xếp hình vẽ. + Hình dáng, đặc điểm,màu sắc so với mẫu. - Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. 3. Hoạt độ ... . Môn : Tập làm văn TG : 35’ SGK /20 KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT I Mục tiêu - Hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động từng nhân vật - Sắp xếp các hành động theo thứ tự trước sau tạo thành câu chuyện II Đồ dùng dạy học:Giấy khổ to kẻ sẵn Hành động của cậu bé Ý nghĩa hành động Giờ làm bài Giờ trả bài Lúc ra về -Bảng phụ ghi câu có chỗ chấm để luyện tậpThẻ từ ghi CHÍCH - SẺ ( 6 thẻ) III Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là kể chuyện?- Những điều gì thể hiện tính cách của N. vật trong truyện? Hoạt động 2: Giới thiệu bài à ghi bảng. 1/ Phần nhận xét - Đọc truyện: Bài văn bị điểm 0. - Ghi vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm 0 trong truyện. Mỗi hành động nói lên điều gì? - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 - Thế nào là ghi vắn tắt?( Ghi vắn tắt là ghi nội dung chính, quan trọng.) - Các nhóm báo cáo kết quả à GV nhận xét, bổ sung. - Em hãy kể lại câu chuyện. à GV: Tình cha con là tình cảm tự nhiên, rất thiêng liêng. Hình ảnh cậu bé khóc khi bạn hỏi “sao không tả ba của bạn khác”, đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé. - Các hành động nói trên được kể theo thứ tự như thế nào ? - Em có nhận xét gì về thứ tự kể đó?Khi kể h.động của nhân vật cần chú ý điều gì? à GV: Hành động tiêu biểu của nhân vật là hành động quan trọng nhất trong một chuỗi hành động của nhân vật. 2/ Ghi nhớ (HS nêu trong SGK/21) * Hoạt động 3: Luyện tập - Yêu cầu HS đọc bài tập.- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi. - Kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - Học thuộc phần ghi nhớ.- Viết lại câu chuyện Chim Sẻ và chim Chích. - Chuẩn bị bài sau. IV Phần bổ sung: ................................................................................................... Môn: Toán TG:35’ SGK/ 11 HÀNG VÀ LỚP I Mục tiêu: - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số - Biết viết số thành tổng theo hàng II Đồ dùng dạy học: Bảng kẻ sẵn các lớp, các hàng của số có 6 chữ số như SGK. III Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập luyện thêm.- Kiểm tra vở bài tập của HS. - Đánh giá, cho điểm. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài à ghi bảng. 1/ Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn. - Nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn? - GV giới thiệu: các hàng này được sắp xếp thành các lớp. Lớp đơn vị gồm ba hàng, lớp nghìn gồm ba hàng. - GV viết số 321 vào cột ghi tên hàng. - Tương tự với các số khác. * Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Viết theo mẫu. - Yêu cầu HS đọc các số trong bảng. - Nhận xét, cho điểm. Bài 2: Làm việc nhóm đôi a, Đọc các số sau và cho biết chữ số 3 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào? b, Hoàn thành bảng sau: Số 38 753 ; 67 021; 79 581; 302 671; 715 519 Giá trị của chữ số 7 trong các số GV nêu trên Bài 3: Viết số sau thành tổng ( Theo mẫu) M: 52 314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4 à Nhận xét , đánh giá. Bài 4: Viết số biết số đó gồm: - Yêu cầu HS làm hai phần a,b. - Chữa bài, nhận xét. Bài 5:Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Theo mẫu) M: Lớp nghìn của số 832 573 gồm các chữ số: 8,3,2. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. IV Phần bổ sung: ................................................................................................ Môn: Luyện từ và câu TG : 35’ SGK /17 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT. I Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ (thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt) về chủ điểm thương người như thể thương thân - Nắm được cách dùng một số từ có tiếng Nhân theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người ( bt2, bt3) - Riêng em Nguyên làm được bài 1,2 trong VBT. II Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng, bút dạ. III Hoạt động dạy và học Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Tìm tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có một âm ( VD: Cô ), có hai âm (VD: Cậu).- Nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài à ghi bảng. * Hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm: Thương người như thể thương thân. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Tìm các từ ngữ. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 6. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ. Bài 2: Yêu cầu thảo luận theo cặp à Một vài nhóm trình bày trước lớp - Nhận xét bổ sung. Tiếng Nhân có nghĩa là người:Nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài Tiếng Nhân có nghĩa là lòng thương người:Nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân hậu. - Hướng dẫn HS hiểu một số từ ở nhóm 2. - Yêu cầu tìm thêm các từ có tiếng nhân ở cả 2 nhóm. - Nhận xét. Bài 3: Đặt câu với một từ ở bài tập 2. - Yêu cầu HS đặt 2 câu: 1 câu với từ ở nhóm 1, 1 câu với từ ở nhóm 2. - Nhận xét. Bài 4: Các câu tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì? - Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp. - GV chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu HS tìm thêm một số câu tục ngữ, thành ngữ khác phù hợp với chủ điểm. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò. - Hướng dẫn luyện tập ở nhà. - Chuẩn bị bài sau. IV Phần bổ sung: ................................................................................................ Môn :Kể chuyện TG : 35’ SGK / 18 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I Mục tiêu: - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau -Rèn tính mạnh dạn tự tin khi đứng trước đông người II Đồ dùng dạy học:Tranh minh họa III Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể. - GV nhận xét à ghi điểm. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài à ghi bảng. * Tìm hiểu câu chuyện. - GV đọc diễn cảm bài thơ.- Yêu cầu HS đọc lại bài thơ. Đoạn 1: - Bà lão nghèo làm gì để sống?(Bà mò cua bắt ốc) - Con ốc bà bắt được có gì lạ? (ốc rất xinh, vỏ biêng biếc xanh, không giống những con ốc khác.) - Bà lão đã làm gì khi bắt được ốc? (Bà thương không muốn bán, thả vào chum nước.) Đoạn 2: Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ?(Đi làm về bà thấy nhà cửa đã được dọn sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã được nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.) Đoạn 3:- Khi rình xem bà lão thấy điều gì lạ? (Bà thấy nàng tiên từ trong chum bước ra) - Khi đó bà đã làm gì? (Bà đập vỡ vỏ ốc, ôm lấy nàng) - Câu chuyện kết thúc như thế nào? (bà lão và nàng tiên ốc sống hạnh phúc bên nhau) * Hoạt động 3: Hướng dẫn kể - Yêu cầu HS kể lại từng đoạn. - Yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Nhận xét lời kể của HS. * Hoạt động 4: Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện: Dựa vào bài thơ, dựa vào câu hỏi gợi ý gợi ý tìm hiểu nội dung câu chuyện. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV: Câu chuyện nói về tình thương yêu nhau giữa bà lão và nàng tiên. Bà thương không muốn bán, ốc biến thành nàng tiên giúp đỡ bà. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - Câu chuyện Nàng tiên ốc giúp em hiểu điều gì? - Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe, tìm đọc thêm những chuyện về lòng nhân hậu. IV Phần bổ sung: ................................................................................................. Môn :Địa lý TG : 35’ SGK / 70 DÃY HOÀNG LIÊN SƠN I Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn: + Dãy núi cao và đồ sộ nhất VN: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ)tự nhiên VN - Sử dụng bản số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản:dựa vào bản số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của SaPa vào tháng 1 và tháng 7 II Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí VN Lược đồ các dãy núi phía bắc Tranh ảnh về dãy núi- thị trấn SaPa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ. - Bản đồ là hình vẽ như thế nào? - Trên bản đồ cho ta biết điều gì? - Trên bản đồ, xác định các hướng: đông, tây, nam, bắc như thế nào? Hoạt động 2: Giới thiệu bài à ghi bảng. 1/ Hoàng Liên Sơn - Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: Mục tiêu :HS nắm đặc điểm tiêu biểu về địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn: - Giới thiệu trên bản đồ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn. - Yêu cầu dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn ở H1 SGK. - Kể tên các dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta, trong đó dãy núi nào là dài nhất? - Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? - Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào? - Yêu cầu xác định vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ và mô tả dãy Hoàng Liên Sơn ( vị trí, chiều dài, chiều rộng, độ cao, đỉnh, sườn, thung lũng). - Xác định vị trí đỉnh Phan xi păng ( HS lên bảng xác định) - Tại sao Phan xi păng được gọi là nóc nhà của Tổ quốc? 2/ Thảo luận nhóm 4 Mục tiêu:HS sử dụng bản số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản - Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào? - Xác định vị trí của Sa Pa trên bản đồ. - GV: Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía bắc. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Nêu đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn. - Chuẩn bị bài sau. IV Phần bổ sung: .................................................................................................... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm: