I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, căm ghét áp bức bất công, sẵn sàng trừng trị bọn Nhện nhẫn tâm, bênh vực Nhà Trò bất hạnh, yếu đuối.
2. Kỹ năng Đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế mèn.
3. Thái độ : Hs biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi bạn gặp khó khăn, hoạn nan.
II. Chuẩn bị :
- GV : Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
- HS : SGK.
Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 200 9 Tập đọc DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tt ). I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, căm ghét áp bức bất công, sẵn sàng trừng trị bọn Nhện nhẫn tâm, bênh vực Nhà Trò bất hạnh, yếu đuối. 2. Kỹ năng Đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế mèn. 3. Thái độ : Hs biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi bạn gặp khó khăn, hoạn nan. II. Chuẩn bị : GV : Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK. HS : SGK. III. Các hoạt động : TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Lòng thương người của Hồ Chủ Tịch. Yêu cầu 2 Hs đọc bài và trả lời câu hỏi. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu bài : Trong bài đọc lần trước, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn ghe về sự ức hiếp của nhà Nhện, về tình cảnh khốn khó của mình. Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò. Bài đọc các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn Nhện, cứu giúp Nhà Trò. GV ghi tựa bài. Hoạt động 1 : Luyện đọc GV đọc mẫu toàn bài + tranh. Chia đoạn: 2 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu hung dữ. + Đoạn 2: Phần còn lại Hướng dẫn Hs luyện đọc từng đoạn, cả bài kết hợp giải nghĩa từ. + Luyện đọc các từ ngữ khó phát âm. + Hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu các câu văn sau (bảng phụ). GV nhận xét cách đọc. GV yêu cầu giải nghĩa các từ: chóp bu, nặc nộ, có của ăn của để, văn tự. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài PP: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận. Đoạn 1:( Hoạt động cá nhân) Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? GV chốt: Để bắt được 1 kẻ nhỏ bé và yếu đuối như Nhà Trò thì sự bố trí như thế là rất kiên cố và cẩn mật. Đoạn 2: ( Hoạt động nhóm) Chia nhóm – giao việc – thời gian thảo luận. + Dế Mèn đã làm cách nào để Nhện phải sợ? + Dế Mèn đã làm cách nào để nhận ra lẽ phải? GV nhận xét – chốt: Qua hành động của Dế Mèn đối vớ bọn Nhện cho thấy Dế Mèn căm ghét áp bức bất công, giúp đở bệnh vực những người bất hạnh yếu đuối như chị Nhà Trò, là người có tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa. Vậy các em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng? Vì sao? GV kết luận: Các danh hiệu trên ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi nhưng mỗi danh hiệu vẫn có nét nghĩa riêng và danh hiệu hiệp sĩ rất thích hợp với hành động của Dế Mèn. GV liên hệ giáo dục. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm PP: Thực hành, hỏi đáp. GV hướng dẫn cách đọc: + Lời nói của Dế Mèn đọc mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh. + Những câu văn miêu tả kể chuyện: giọng đọc phù hợp với từng văn cảnh, từng chi tiết. 4: Củng cố Đọc phân vai: người dẫn chuyện, Dế Mèn. Em đã học tập được điều gì ở Dế Mèn? 5. Tổng kết – Dặn dò : Luyện đọc thêm. Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Chuẩn bị: Truyện cổ nước mình. Nhận xét tiết học. Hát Hs đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu hỏi: + Lòng thương người của Bác Hồ vô cùng rộng lớn. Điều đó thể hiện qua những chi tiết nào trong bài học trước? Lớp nhận xét – bổ sung. Hoạt động lớp, nhóm đôi +Hs lắng nghe + quan sát. _Hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn ( 2 lượt ) HS luyện đọc: lủng củng, nặc nộ, co rúm, béo múp béo míp, xúy xóa, quang hẳn. HS dùng gạch / đánh dấu ngắt nghỉ hơi, gạch dưới từ cần nhấn mạnh. Từ trong hốc đá, / một mụ Nhện cái cong chân nhảy ra Nom cũng đanh đá, / nặc nộ lắm. // Tối qua phắt lưng, / phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ Nhện co rúm lại / rồi cứ rập đầu xuống đắt như cái chày giã gạo. // Tôi thét : / Cớ sao các ngươi có của ăn của để, / béo múp béo míp mà cứ cố tình đòi một tí teo nợ đã mấy đời rồi? // Vài HS luyện đọc các câu trên. HS đọc nối tiếp (nhóm đội) HS đọc từng đoạn (1 lượt) 2 HS đọc cả bài. Hs đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa của các từ đó. Hoạt động nhóm, cá nhân. Hs đọc thầm _ Trả lời câu hỏi. + Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí kẻ cánh gác, tất cả nhà Nhện núp kín trong cá hang đá với dáng vẻ hung dữ. Lớp bổ sung. H đọc thầm _ thảo luận. Trình bày _ lớp bổ sung. + Đầu tiên, Dế Mèn chủ động hỏi với giọng hống hách, thách thức của 1 kẻ mạnh. + Thấy Nhện cái xuất hiện, Dế Mèn ra oai bằng 1 hành động tỏ rõ sức mạnh “quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách” + Dế Mèn phân tích món nợ của mẹ Nhà Trò rất nhỏ. Hơn nữa bọn Nhện giàu có, còn Nhà Trò thì bé bỏng, làm chưa đủ nuôi thân. Cần phải thương Nhà Trò, xúy xóa công nợ, phá các vòng vây, đốt hết các văn tự nợ. Hs trao đổi nhóm đôi. Đại diện 1 số nhóm trình bày + Danh hiệu hiệp sĩ. + Vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại sự áp bức, bất công, che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu. Lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân Nhiều H luyện đọc. H nhận xét Mỗi dãy cử 2 H đọc. Nhiều H nói. Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 200 9 Toán CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.Làm BT 1;2;3;4 ( a, b) 2. Kỹ năng : Biết viết và đọc các số có tới 6 chữ số. 3. Thái độ : Tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị : GV : Bảng phóng to tranh vẽ SGK trang 8,. HS : VBT, SGK. III. Các hoạt động : TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Biểu thức có chứa 1 chữ (tt) Cho ví dụ về biểu thức có chứa 1 chữ? Sửa bài tập về nhà. GV nhận xét. 3. Bài mới Để ôn lại mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kế và học đọc, viết các số só 6 chữ số, các em tìm hiểu qua bài hôm nay. ® GV ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động 1 : Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. GV treo tranh phóng to trang 8/ sgk. GV cho H nêu mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kế. 10 đơn vị là mấy chục? 10 chục là mấy trăm? 10 trăm là mấy nghìn? 10 nghìn là mấy chục nghìn? Hoạt động 2: a) Giới thiệu hàng trăm nghìn. PP: Đàm thoại, vấn đáp. Đếm thêm chục nghìn từ 1 chục nghìn đến 10 chục nghìn? GV nói: 10 chục nghìn là 1 trăm nghìn. GV giới thiệu cách viết. b) Viết, đọc số có 6 chữ số. GV treo bảng phụ có nội dung. Trăm nghìn Chục nghìn nghìn GV ghi 100000 , 10000 , 10 , 1 lên các cột tương ứng bên bảng. Gọi Hs đếm xem: + Có bao nhiêu trăm nghìn? + Bao nhiêu chục nghìn? + Bao nhiêu đơn vị? GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng (như sgk/ 9). Gọi H xác định lại số vừa gắn ? GV hướng dẫn cách viết số và đọc số. GV lập số trên bảng. Goi H viết và đọc số. GV viết số và yêu cầu H lập số. Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1: Viết vào chỗ chấm. H tự làm bài ® sửa miệng. Bài 2: Viết vào chỗ chấm. Dùng bảng phụ gọi H lên sửa bài + đọc số bằng miệng. Bài 3: Nối theo mẫu. Sửa bài bảng con. GV đọc số. H viết số vào bảng con. 4: Củng cố Nêu cách đọc, viết số có 6 chữ số? Thi đua 2 dãy. GV đọc ® H viết số và ngược lại. 5. Tổng kết – Dặn dò : Bài tập về nhà: 3, 4/ 10 Chuẩn bị: Luyện tập. Hát Hs trả lời. _Hs lắng nghe. Hoạt động lớp, cá nhân. _Hs quan sát và trả lời câu hỏi. Hs nêu. 10 đơn vị là 1 chục. 10 chục là 1 trăm. 10 trăm là 1 nghìn. 10 nghìn là 1 chục nghìn. Hoạt động lớp. Hs đếm. Hs nhắc lại (2 – 3 em) 100000 gồm 1 chữ số 1 và 5 chữ số 0 Hoạt động lớp. Trăm Chục Đơn vị Hs quan sát. -Hs đếm. _Hs xác định xem gồm bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn đơn vị. Hs nhắc lại. + Viết từ trái sang phải, + Đọc từ trái sang phải, đọc từng hàng cao đến hàng thấp. Hs lên bảng viết rồi đọc số vừa viết. Hs dùng thẻ từ lập số trên bảng. Hoạt động cá nhân Hs đọc đề. Hs làm bài. Hs đọc đề rồi tự làm. Hs sửa bài. Hs đọc đề + làm bài. Hs sửa bài bảng con. Hs nêu. Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 200 9 Chính tả MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nghe-viết và trình bày CT sạch sẽ,đúng qui định.Làm đúng BT2 và BT 3a 2. Kỹ năng Hs 3. Thái độ : Giáo dục H tính cẩn thận. II. Chuẩn bị : GV :.Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 HS : bảng con, phấn. III. Các hoạt động : TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC ’ 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. GV đọc từ: + lập lòe, nông nỗi, nước non, lú lẫn, non nước, lí lịch. + dở dang, vội vàng, đảm đang, nhan nhản, tang tảng sáng, hoang mang. GV nhận xét. 3. Bài mới : Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ viết đoạn văn “Muời năm cõng bạn đi học” Hoạt động 1 Hướng dẫn H nghe – viết PP : Thực hành GV đọc toàn bài chính tả GV đọc từng câu cho H viết (đọc 2,3 lược). GV đọc toàn bài chính tả GV chấm, chữa 7 – 10 bài Hoạt động 2: Hướng dẫn H làm bài tập PP : Luyện tập Bài tập 2: GV đưa bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 2 GV chốt + Những từ điền đúng: sau , rằng , chăng , băn khoăn , sao , xem . Bài tập 3: GV chốt: + Chữ sáo bỏ sắc thành chữ sao + Chữ trăng thêm dấu sắc thành chữ trắng. 4. Củng cố Nêu cách viết danh từ riêng? 5. Tổng kết – Dặn dò : Về nhà tìm 10 từ chỉ các vật bắt đầu bằng s . Chuẩn bị : “Phân biệt tr / ch , hỏi ngã” Hát tập thể H viết bảng con. Hoạt ... ay. ® Ghi bảng tựa bài”triệu và lớp triệu”. Hoạt động 1 : Giới thiệu triệu và lớp triệu gồm có hàng triệu,chục triệu ,trăm triệu. PP:Trực quan, đàm thoại, giảng giải. GV gọi HS lên bảng lớp. GV đọc, HS viết số. GV yêu cầu HS viết số mười trăm nghìn. GV chỉ vào số “1000000” và nói “số này gọi là 1 triệu”. Số 1000000 có tất cả mấy chữ số ? Có bao nhiêu chữ số 0 ? GV ghi bảng và hỏi : 10 nghìn = ? 10 chục nghìn = ? 10 trăm nghìn = ? Mấy đơn vị ở hàng thấp bằng 1 đơn vị ở hàng cao liền trước nó ? Vậy, 1 triệu là mấy trăm nghìn ? Gọi HS đếm từ 1 triệu đến 10 triệu. GV nói và ghi : ® HS nhắc lại 10 triệu còn gọi là 1 chục triệu . Em viết như thế nào ? (gọi HS lên bảng viết ) Số 10000000 gồm bao nhiêu chữ số? Trong đó có mấy chữ số 0 ? Đếm thêm từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu. GV nêu và ghi : 10 chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu Hãy viết số 1 trăm triệu . Số 100000000 gồm bao nhiêu chữ số ? có bao nhiêu chữ số 0 ? Hãy nêu các lớp, hàng đã học ? Vậy 1 lớp gồm mấy hàng ? GV nêu : 1 triệu gồm có 7 chữ số , do đó số 1 viết sang 1 hàng mới gọi là hàng triệu và thuộc 1 lớp mới kế tiếp lớp nghìn gọi là lớp triệu . GV nêu : tượng tự lớp nghìn, lớp triệu có hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.Vậy, 1 chục triệu có chữ số 1 ở hàng nào ?1 trăm triệu có chữ số 1 ở hàng nào ? GV chốt : lớp triệu có 3 hàng : hàng triệu, hàng chục triệu và hàng trăm triệu. Hoạt động 2: Luyện tập PP: Thực hành, luyện tập Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm . GV theo dõi HS làm bài Gọi H sửa bài miệng + quy luật của từng dãy số. ® GV nhận xét ® kiểm tra H Bài 2: Nối (theo mẫu) GV cho H quan sát mẫu và hướng dẫn H làm từng bước: + Đọc số trong khoanh ghi số. + Dùng thước nối với khoanh có từ ghi đúng. Sửa bài bằng hình thức trò chơi “Đoàn kết”. Bài 3: Viết (theo mẫu) GV viết số 3250000 lên bảng. Gọi H phân tích theo gợi ý của GV. + Chữ số 3 trong số 3250000 thuộc hàng nào? Lớp nào? ® GV nêu: chữ số 3 thuộc hàng triệu, lớp triệu nên giá trị của nó là 3 triệu và viết 3000000 (GV vừa nói vừa viết) Gọi H phân tích giá trị của chữ số 2 H làm tiếp tục các bài còn lại. Gọi H sửa bài bảng phụ. ® GV nhận xét ® kiểm tra H Bài 4: GV nhấn mạnh yêu cầu của đề bài là cần vẽ thêm nửa bên phải của ngôi nhà sao cho đối xứng với nửa còn lại đã có. GV hướng dẫn H vẽ dựa theo các ô vuông để xác định điểm đầu mút. GV vẽ thử 1 đoạn cho H quan sát. Cho H tự vẽ ® GV quan sát. GV thu vở chấm. 4. Củng cố. Lớp triệu gồm những hàng nào? 1 triệu là mấy trăm nghìn? GV giới thiệu biểu tượng về số lượng 1 triệu để H hình dung. H thi đua nêu lại các hàng, các lớp đã học từ nhỏ đến lớn. 5. Tổng kết – Dặn dò: Nhận xét tiết học. BTVN: 4/ 14. Chuẩn bị: Triệu và lớp triệu (tt) Hát tập thể Hoạt động lớp, cá nhân H trả lời H sửa bài. Bài 3/13: HS sửa bài trên bảng lớp. Xếp số theo thứ tự từ bé ® lớn: 809 < 2467 < 4365 < 28092 < 932018 < 943567 Bài 4/13: HS sửa miệng Số có 3 chữ số lớn nhất là 999 Số có 3 chữ số bé nhất là 100 Số có 6 chữ số lớn nhất là 999999 Số có 6 chữ số bé nhất là 100000 Hoạt động lớp, cá nhân. HS viết số lần lượt. 1000 , 10000 , 100000 . HS viết : 1000000 7 chữ số . HS nêu : 6 chữ số 0 HS nêu + GV ghi bảng 1 chục nghìn 1 trăm nghìn 1 triệu. 10 đơn vị ở hàng thấp bằng 1 đơn vị ở hàng cao liền trước nó . HS nêu : 1 triệu là 10 trăm nghìn. HS đếm từ 1 triệu ® 10 triệu HS nhắc lại . HS lên bảng viết số 10 triệu như sau : 10000000 HS nêu : 8 chữ số . HS nêu : 7 chữ số 0 và 1 chữ số 1 HS đếm . HS nhắc lại . 1 em lên bảng viết số 100000000 9 chữ số trong đó có 8 chữ số 0 HS nêu : lớp đơn vị, gồm 3 hàng đơn vị, chục, trăm. Lớp nghìn gồm 3 hàng : nghìn, chục nghìn, trăm nghìn . HS nêu : 3 hàng. HS nhắc lại : Chữ số 1 thuộc hàng triệu, lớp triệu . HS nêu : hàng chục triệu hàng trăm triệu HS nhắc lại. Hoạt động lớp . HS đọc đề bài 1 HS tự làm bài. H nêu quy luật và đọc to kết quả bài 1 ® H nhận xét. Bài 2: H đọc đề Hs làm bài. Hs sửa bài. Bài 3: H đọc đề. H nêu : hàng triệu, lớp triệu. Hs nhắc lại. Hs phân tích: chữ số thuộc hàng trăm nghìn, lớp nghìn nên có giá trị là hai trăm nghìn, ta viết 200000 . Hs làm bài. Hs sửa bài. Bài 4: Hs quan sát. Hs tự vẽ vào bài. Hs nêu. Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 200 9 Tập làm văn TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Hs hiểu: trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật, nhất là các nhân vật chính, la øcần thiết để thể hiện tính cách nhânvật. 2. Kỹ năng : Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật của một truyện vừa đọc. Kể lại một đoạn câu chuyện Nàng Tiên Oác kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên 3. Thái dộ : Giáo dục Hs lòng nhân ái yêu thương mọi người. II. Chuẩn bị : GV : Bảng phụ ghi các ý về đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò - bài 1 HS : SGK. III. Các hoạt động : TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1’ 4’ 25’ 1’ 10’ 4’ 10’ 4’ 1’ 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Kể lại hành động của nhân vật Đọc lại ghi nhớ? Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua phương tiện nào? Nhận xét- đánh giá 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy, trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách. Bàihọc hôm nay sẽ giúp các em tiềm hiểu và làm quen với việc miêu tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Hoạt động 1 : Phần nhận xét. PP : Đàm thoại, giảng giải, thực hành. H tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài Từng H ghi vắn tắt ra nháp lời giải của câu 1 Suy nghĩ để trao đổi với các bạn về câu 2. Hoạt động 2: Phần ghi nhớ PP: Giảng giải. Đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Phần luyện tập. PP: Thảo luận, thực hành, luyện tập Bài tập 1: GV gạch dưới những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc trong đoạn văn đã chép trên bảng phụ: gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tối gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé? Bài tập 2: Đọc yêu cầu của bài tập. Đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc. H trao đổi, đi tới kết luận. Bài tập 3: GV yêu cầu các em kể một đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên, không nhất thiết phải kể toàn truyện. GV nhận xét 4: Củng cố Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? GV nói thêm với các em: khi tả chỉ nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm bài viết dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc. 5. Tổng kết – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Yêu cầu H ghi nhớ những nội dung đã học. Chuẩn bị: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Hát 2 H nêu. Qua hình dáng, hành động , lời nói và ý nghĩ của nhân vật. H nghe Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. H thứ nhất đọc đoạn văn H thứ hai đọc các yêu cầu 1 và 2. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Câu 1: Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau: Sức vóc: gầy yếu như mới lột. Thân mình: bé nhỏ. Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu, chưa quen mở. Trang phục: người bự phấn, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. Câu 2: Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp, bắt nạt của chị. Hoạt động lớp 3, 4 H đọc Cả lớp đọc thầm lại. Hoạt động cá nhân, nhóm. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, dùng bút chì gạch dưới từ ngữ tả hình dáng nhân vật H trao đổi. Cách ăn mặc của chú bé cho thấy chú là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả. Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà. 1 H đọc 1 H đọc Khi kể lại truyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi, nên chọn tả ngoại hình của nhân vật nàng tiên và bà lão. Vì nàng tiên Ốc là nhân vật chính. Tả hình dáng của nàng góp phần quan trong thể hiện tính cách dịu dàng, nết na, lòng biết ơn của nàng với bà lão nhân hậu, biết thương từ con ốc thương đi. Cần tả cả ngoại hình của bà lão để làm nổi bật sự vất vả, tần tảo nhưng tấm lòng rất phúc hậu, nhân từ của bà. 2, 3 H thi kể Cả lớp nhận xét cách kể của các bạn có đúng với yêu cầu của bài không. + H có thể tả ngoại hình nhân vật nàng tiên ở chi tiết bà lão rình xem. + H có thể tả ngoại hình của bà cụ ở đầu truyện như sau: Xưa có một bà lão nhà rất nghèo, không có con cái để nương tựa. Hằng ngày bà phải mò cua bắt ốc để kiếm ăn. Bà lão tuổi đã cao, nhưng vẫn còn khoẻ. Khuôn mặt bà nhăn nheo nhưng đôi mắt sáng lên vẻ tinh tường và đôn hậu. Mái tóc bà trắng mềm như cước. Bà thường mặc bộ áo nâu đã bạc màu. Một hôm ra đồng, bà lão bắt được một con ốc xanh Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo, trang phục, cử chỉ
Tài liệu đính kèm: