Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)

1. Kiểm tra bài cũ:

-Trung thực trong học tập là như thế nào ?

-Tại sao cần phải trung thực trong học tập.

-Nhận xét.

2. Bài mới:Giới thiệu bài- ghi đề.

Hướng dẫn làm bài tập.

+Hoạt động 1

-Gọi 1 em đọc bài.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

KL – chốt các tình huống ứng xử đúng là:a,b c

+ Hoạt động 2: Bài tập 4/4

-Tổ chức HS làm việc theo nhóm đôi.

-Gọi các nhóm kể trước lớp.

-Cho hs trao đổi với nhau.

Gv nhận xét khen ngợi hs kể tốt.

+ Hoạt động 3: Bài tập 6/4.

-Cho hs tự liên hệ bản thân.

-Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? Đó là khi nào?

-Bây giờ nghĩ lại em cảm thấy thế nào?

-Sau bài học này, em sẽ làm gì nếu gặp những tình huống như vậy?

+Khen ngợi những em mạnh dạn nhận lỗi trước lớp.

-Kết luận: Điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta phải biết nhận ra lỗi lầm và tự sửa lỗi để ngày càng tiến bộ hơn.

3. Củng cố- dặn dò:

-Trung thực trong học tập giúp em điều gì?

-Nhận xét giờ học.

-Mỗi em hãy cố gắng rèn luyện cho mình tính trung thực trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 44 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
 Ngày
Môn
Tiết CT
Tên bài dạy
Thứ hai 
17/9/2007
Đạo đức
02
Trung thực trong học tập (tiết2 )
Tập đọc
03
Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
Toán
06
Các số có sáu chữ số
Chính tả
02
Nghe viết :Mười năm cõng bạn đi học
HĐTT
03
Chào cờ
Thứ ba
18/9/2007
Khoa học
03
Trao đổi chất ở người (tt)
Toán 
07
Luyện tập
Luyện từ và câu
03
Mở rộng vốn từ, đoàn kết, trung hậu.
Kể chuyện
02
Chuyện kể đã nghe, đã đọc
Thể dục
03
Bài 3:Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng,Trò chơi: “Thi xếp hàng nhanh”
Thứ tư
19/9/2007
Âm nhạc
02
Học hát: Em yêu hoà bình
Tập đọc
04
Truyện cổ nước mình.
Toán
08
Hàng và lớp
Tập làm văn
03
Kể lại hành động của nhân vật.
Mĩ thuật
02
Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá
Thứ năm
20/9/2007
Lịch sử và ĐL
02
Làm quen với bản đồ (tt)
Khoa học
04
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường
Toán
09
So sánh các số có nhiều chữ số
Luyện từ và câu
04
Dấu hai chấm.
Thể dục
04
Bài 4:Động tác quay sau-TC: Nhảy đúng
Thứ sáu
21/9/2007
Tập làm văn
04
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
Toán
10
Triệu và lớp triệu
Kĩ thuật
02
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu.
Địalí 
02
Dãy Hoàng Liên Sơn
HĐTT
04
Ngày soạn 22 tháng 8 năm 2009
Ngày dạy thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
ĐẠO ĐỨC (tiết 2 )
Trung thực trong học tập (tt)
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
-Biết được: trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, đựơc mọi người tin tưởng, yêu quý.
 Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ hành vi trung thực trong học tập.
II.Chuẩn bị:
GV, HS: sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm gương về sự trung thực hoặc gian dối trong học tập.
III.Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
-Trung thực trong học tập là như thế nào ?
-Tại sao cần phải trung thực trong học tập.
-Nhận xét.
2. Bài mới:Giới thiệu bài- ghi đề.
Hướng dẫn làm bài tập.
+Hoạt động 1
-Gọi 1 em đọc bài.
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 
KL – chốt các tình huống ứng xử đúng là:a,b c
+ Hoạt động 2: Bài tập 4/4
-Tổ chức HS làm việc theo nhóm đôi.
-Gọi các nhóm kể trước lớp.
-Cho hs trao đổi với nhau.
Gv nhận xét khen ngợi hs kể tốt.
+ Hoạt động 3: Bài tập 6/4.
-Cho hs tự liên hệ bản thân.
-Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? Đó là khi nào?
-Bây giờ nghĩ lại em cảm thấy thế nào?
-Sau bài học này, em sẽ làm gì nếu gặp những tình huống như vậy?
+Khen ngợi những em mạnh dạn nhận lỗi trước lớp.
-Kết luận: Điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta phải biết nhận ra lỗi lầm và tự sửa lỗi để ngày càng tiến bộ hơn.
3. Củng cố- dặn dò:
-Trung thực trong học tập giúp em điều gì?
-Nhận xét giờ học.
-Mỗi em hãy cố gắng rèn luyện cho mình tính trung thực trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
2 em lần lượt trả lời.
Hs khác nhận xét.
Làm bài tập 3
Hs đọc bài
-Chia nhóm và thảo luận. ghi lại kết quả
-Các nhóm dán kết quả và trình bày, giải thích.
-Nhận xét bổ sung.
-Nghe.
Bài tập 4
-Hình thành nhóm và kể cho nhau nghe.
-Đại diện các nhóm kể trước lớp.
-Lớp trao đổi với bạn kể về nội dung, ý nghĩa câu chuyện đó.
Bài tập 6: Học sinh làm việc cá nhân.
-Tự liên hệ bản thân.
Hs suy nghĩ và lần lượt phát biểu về lỗi lầm của bản thân trong học tập.
-Không nhìn bài của bạn, nhắc nhở bạn nếu bạn có biểu hiện không trung thực trong học tập.
Học sinh phát biểu.
2 em nhắc lại ghi nhớ
TUẦN 2 Ngày soạn 22 tháng 8 năm 2010
Ngày dạy thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
 TẬP ĐỌC. (tiết 03 )
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) 
I.Mục tiêu:
- Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
-Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò, yếu đuối.
 Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của dế Mèn.( Trả lời được các câu hỏi SGK) 
-Giáo dục HS biết thương yêu giúp đỡ bạn bè.
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc.
-Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học :
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên đọc bài: Mẹ ốm. 
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề .
+Hướng dẫn luyện đọc.
-Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Đọc lượt 1: kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc cho hs.
-Luợt 2: giúp hs hiểu từ ngữ trong bài.
-Cho hs luyện đọc theo cặp.
-Gọi 1 em đọc cả bài.
-Đọc mẫu lần 1.
+ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
-Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
-Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
-Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào?
-Có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào?
+Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
Gọi 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
Đọc mẫu đoạn :Từ đầu đến..giã gạo.
-Cho hs luyện đọc diễn cảm.
-Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố:Bài văn có ý nghĩa như thế nào?
-Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò:
-Nhắc HS về nhà luyện đọc lại và tập kể câu chuyện.
-Xem bài:Truyện cổ nước mình.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK
+Luyện đọc.
-Mỗi HS đọc một đoạn nối tiếp ( 2-3 lượt ).
-Đọc thầm chú giải và giải nghĩa từ.
-Đọc theo cặp
-1HS đọc cả bài.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi 1.
-Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí kẻ canh gác.
-Dế Mèn chủ động hỏi, giọng thách thức: muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu
Dế Mèn ra oai bằng hành động: quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách
-Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ.
-Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
-Danh hiệu:Hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, hào hiệp chống lại áp bức bất công, bênh vực kẻ yếu.
-3 hs đọc.
-Nhận xét cách đọc từng đoạn.
-Nghe đọc mẫu.
-Thi đọc cá nhân.
-Ý nghĩa:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực kẻ yếu đuối, bất hạnh.
1-2 em nhắc lại
TOÁN (tiết 06)
Các số có sáu chữ số
I.Mục tiêu: Giúp HS .
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
- Học sinh thực hiện thành thạo.
II.Chuẩn bị:
-Các hình biểu diễn đơn vị: chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như sách giáo khoa.
-Các thẻ ghi số.
-Bảng các hàng của số có 6 chữ số.
III.Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hs sửa bài về nhà: 1c, d
-Kiểm tra một số vở của HS.
-Nhận xét – ghi điểm
2.Bài mới: Dẫn dắt ghi tên bài.
a. Ôn tập về các hàng
-Yêu cầu hs quan sát SGK và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
-Số một trăm nghìn có mấy chữ số, đó là các chữ số nào?
b-Ôn tập cách ghi số, đọc số.
-Yêu cầu viết số:432516
-Ghi các số lên bảng và gọi hs đọc:
12357; 312357; 81759; 381759
+ Hướng đẫn luyện tập:
Bài 1/9: Treo bảng phụ. 
Cho HS làm theo mẫu.
Bài 2/9:Gọi hs đọc đề.
-Cho hs làm bài theo mẫu
-Yêu cầu học sinh đọc kết quả.
-Gọi hs đọc lại các số
Bài 3/10: Gọi 2-3 em đọc miệng
-Nhận xét.
Bài 4/10:Gọi hs đọc đề
-Cho hs làm bảng con.
- nhận xét bài.
3. Củng cố- dặn dò:
Ghi số:215347, Yêu cầu hs đọc và nêu cách đọc, cách viết số.
Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về ôn lại bài.
-Chuẩn bị bài luyện tập
2HS lên bảng làm bài 
Lớp nhận xét
-Quan sát và trả lời.
+10 đơn vị = 1chục, hay1 chục=10đơn vị
+10 chục = 1 trăm ; 
-2-3 em nhắc lại
-Gồm 6 chữ số (một chữ số 1 và năm chữ số 0)
-Hs viết bảng con số 100 000
-Hs viết bảng con:432516
-1 em đọc và phân tích số:432 516
-Nêu cách đọc và viết số.
-Nối tiếp đọc.
-1HS lên bảng ghi số vào bảng các hàng của số có sáu chữ số để biểu diễn các số
313241, 523453, .
-Lớp viết bảng con các số.
-2-3 em đọc số.
Bài 2:
Hs làm bài theo cặp ra phiếu//1 cặp làm bảng nhóm..
-Lớp nhận xét kết quả.
Bài 3: 2-3 em lần lượt đọc số:96315; 796315; 106315; 106827.
Bài 4; HS làm bảng con.
Viết các số: 63115; 723936; 943102; 860 372
-Nhận xét kết quả.
-HS đọc và nhắc lại cách đọc, cách ghi số có sáu chữ số.
CHÍNH TẢ (Nghe – viết) (Tiết 2)
	Mười năm cõng bạn đi học.
I.Mục tiêu:
-Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng qui định. 
-Làm đúng BT2 và BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
-Giáo dục hs biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
III.Các hoạt động dạy – học :
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc cho hs viết:
nở nang, xa lắm, chắc nịch, nóng nực.
-Nhận xét chữa bài,
2. Bài mới:Gới thiệu bài-Ghi đề.
+Hướng dẫn nghe –viết.
- Đọc đoạn viết.
-Cho hs đọc thầm đoạn viết. Nhắc hs chú ý các từ cần viết hoa.
-Bạn Sinh đã làm gì để giúp bạn đỡ Hanh?
-Đọc cho hs viết bảng con.
-Nhận xét bảng.
-Nhắc HS trước khi viết bài: cách viết, tư thế ngồi viết, cách trình bày bài viết.
-Đọc cho HS viết chính tả.
-Đọc lại bài .
-Chấm 5 – 7 bài. Số còn lại cho từng cặp mở SGK đổi vở soát lỗi.
-Nhận xét, sửa lỗi.
+ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
-Bài tập yêu cầu gì?
-Treo 3 bảng phụ ghi sẵn nội dung bài
tập 2.
-Mời 3 em  ...  cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.
II. Chuẩn bị:-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 -Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học :
Giáo viên 
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Treo bản đồ.
-Gọi hs đọc tên bản đồ, chỉ một vài yếu tố có trên bản đồ.
-Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề.
+Hoạt động 1.-Treo bản đồ, gọi hs lên bảng:
-Tìm trên bản đồ vàkể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta? Dãy núi nào dài nhất?
-Chỉ dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ?
+Hoạt động 2.
 -Chia nhóm, giao viêc cho các nhóm.
*Nhóm 1:Trong các dãy núi ở phía Bắc, dãy nào dài nhất?
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào sông Hồng và sông Đà?
*Nhóm 2:Dãy Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu ki- lô- mét?
-Đỉnh núi, sườn núi và thung lũng ở đây như thế nào?
*Nhóm 3:Tìm và chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ và cho biết vì sao đỉnh Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của nước ta?
-Cho các nhóm trình bày kết quả.
-Nhận xét chốt ý kết hợp trình bày trên bản đồ.
+Hoạt động 4. cho hs đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi:
-Khí hậu ở những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn như thế nào?
-Gọi hs chỉ vị trí của Sa Pa trên lược đồ.
-GV giới thiệu thêm về Sa Pa: Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn . 
3.Củng cố:
Gọi hs chỉ và giới thiệu dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
-Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò: Về nhà học bài và xem bài tiếp theo.
2 em lên bảng.
-Quan sát bản đồ. 
-Lần lượt 2 – 3 em lên chỉ.
(Các dãy núi chính ở phía Bắc: dãy Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,Hoàng Liên Sơn)
-2 em lên chỉ.
-Thảo luận nhóm theo câu hỏi.
*Dãy Hoàng Liên Sơn dài nhất.
-Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
*Dài khoảng 180km, rộng khoảng gần 30km.
Đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi dốc, thung lũng hẹp và sâu.
*Đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta nên được gọi là nóc nhà của Tổquốc.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Trả lời câu hỏi.
-Những nơi cao khí hậu lạnh quanh năm.
-2HS chỉ vị trí của Sa Pa.
1-2 em lên chỉ. Lớp theo dõi.
Kĩ thuật.
Cắt Vải Theo Đường Vạch Dấu.
I Mục tiêu:
- HS biết cách vạch dấu trên vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
-Giáo dục tính cẩn thận, kiên trì.
II Chuẩn bị:
-Mẫu vải đã được vạch dấu theo đường thẳng và đường cong, đã cắt một khoảng 7-8 cm theo đường vạch dấu.
-Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Một số sản phẩm của HS năm trước.
-HS: Vật liệu, dụng cụ như yêu cầu SGK.
III Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Nêu cách cầm kéo, vê nút chỉ ?.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nhận xét chung.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
+ HD quan sát, nhận xét.
-Nhận xét về hình dạng và cách cắt vải theo đường vạch dấu?
-Nêu tác dụng của đường vạch dấu trên vải ?
-Yêu cầu quan sát hình 1a,1b nêu cách vạch dấu?
-Đính vải lên bảng và yêu cầu:
-Một số điểm cần lưu ý:
+Vuốt thẳng vải.
+Dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng 2 điểm đánh dấu.
-Vạch theo đường dấu.
-Yêu cầu quan sát hình 2a, 2b nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu?
+Hướng dẫn thực hành. 
-Yêu cầu: Mỗi em đánh dấu, vạch dấu theo hai cách ( vạch dấu đường thẳng và vạch dấu đường cong), mỗi đường dà10-15 cm rồi cắt theo đường vạch.
-Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
-Nhận xét – đánh giá.
3.Củng cố –Dặn dò:
-Gọi 1em đọc ghi nhớ SGK
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS chuẩn bị : 1 mảnh vải (15cm x 20cm). kim, chỉ.
-1 em nêu
-Tự kiểm tra.
-Quan sát và nhận xét
-Đường vạch dấu thẳng hoặc đường vạch dấu cong, vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch
- Để cắt vải được chính xác không bị lệch.
-Quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
-1HS lên bảng thực hiện đánh dấu hai điểm cách nhau 15cm và thực hiện nối.
-Quan sát lắng nghe.
-Quan sát và nhận xét.
+HS thực hành trên vải( nếu HS nào chưa có vải thì làm trên giấy.)
-Trình bày sản phẩm.
-Dựa vào tiêu chuẩn nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp.
1 em đọc.
 MĨ THUẬT( tiết 2)
Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá
I. Mục tiêu:
 Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hoa, lá.
- Vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu.
- Yêu thích vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên; Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị:
GV:Tranh ảnh về một số loại, hoa, lá.
HS: Một số bông hoa, lá để làm mẫu vẽ.Vở tập vẽ, bút chì, màu tẩy.
III. Các hoạt động dạy- học :
Giáo viên 
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra phần thực hành tiết trước của hs.
-Nhận xét chung.
2.Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.
*Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
-Đưa ra một số bông hoa, lá, cho hs nhận xét:
-Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của mỗi loại hoa, lá?
-Đưa ra một số bài vẽ hoa lá của HS lớp trước cho HS nhận xét.
+Hướng dẫn cách vẽ.
+Vẽ khung hình.
+Ướùc lượng tỉ lệ, phác nét chính.
+Vẽ chi tiết- chỉnh sửa và vẽ màu.
+Cho HS thực hành vẽ.
-Hướng dẫn các nhóm đặt mẫu và vẽ.
-Theo dõi, hướng dẫn HS.
*Hướng dẫn nhận xét, đánh giá:
Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
Bố cục có cân đối không , hình dáng, đặc điểm, màu sắc có đẹp, có hài hoà không ?...
-Cho hs trưng bày bài vẽ và đánh giá bài của nhau.
-Chon một số bài cùng đánh giá trước lớp.
-Nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố: Nhận xét chung kết quả của lớp.
4.Dặn dò: Cho HS thu dọn.
-Nhắc HS chuẩn bị giờ sau.
-Tự kiểm tra đồ dùng học tập của mình.
-Quan sát và nhận xét
+Mỗi loại hoa, lá có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau.
-Quan sát và nhận xét nêu ý kiến và giải thích.(Bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp, vì sao)
+Theo dõi cách vẽ.
-Đặt mẫu và thực hành vẽ.
-Trưng bày sản phẩm và nhận xét.
-Bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
-Nghe nhận xét.
 KĨ THUẬT (tiết 02 )
Vật liệu, dụng cụ cắt khâu thêu (tiếp theo )
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng kim khâu, và các vật dụng khác như khung thêu, cúc áo, vv
-Biết sâu chỉ, vê nút chỉ và sử dụng kéo đúng cách.
-Rèn tính tự giác, cẩn thận khi làm việc.
II. Chuẩn bị:
GV: Kim khâu lớn, kéo, vải, chỉ .
HS: Như tiết trước.
III.Các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kể tên và tác dụng các dụng cụ, vạt liệu tiết trước đã học ?
-Nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Vật liệu , dụng cụ cắt, khâu, thêu. (tt)
+Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
-Cho hs quan sát hình 4 GSK và kim khâu thật, yêu cầu nhận xét về đặc điểm và cấu tạo của kim khâu ?
-Nêu cách xâu chỉ qua lỗ kim và cách vê nút chỉ ?
-Theo em, vê nút chỉ có tác dụng gì ?
-Nhận xét, kếtt luận.
+Hoạt động 2.Hướng dẫn thực hành xâu chỉ.
-Làm mẫu cho HS quan sát.
-Gọi 2 em lần lượt lên xâu chỉ.
-Cho hs thực hành cá nhân.
-Nhận xét, sửa sai cho HS
+Hoạt động 3. Giới thiệu một số vật liệu, dụng cụ khác.
-Cho hs quan sát hình 6 SGK và kể tên, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu khác ?
-Nhận xét, kết luận.
3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
Về nhà chuẩn bị một mảnh vải 20 x 30 cm.
Phấn vẽ, thước có chia vạch, kéo cho tiết sau.
-HS phát biểu.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
+Quan sát, nhận xét.
-Quan sát hình 4 và nêu nhận xét: Kim khâu, thêu bằng thép, một đầu nhọn, đầu còn lại có lỗ để xâu chỉ.
-Cách xâu chỉ:
*Cắt chỉ dài khoảng 50-60 cm
*Vuốt nhọn một đầu chỉ.
*Tay trái cầm ngang thân kim, đuôi kim hướng lên trên về phía có ánh sáng.
*Cầm đầu chỉ vuốt nhọn xâu qua lỗ kim và kéo một đoạn bằng chiều dài sợi chỉ.
*Vê nút chỉ:Tay trái cầm ngay sợi chỉ, tay phải cầm đầu sợi chỉ vên nút và quấn một vòng quanh ngón trỏ. Dùng ngón cái vê cho đầu sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ và kéo xuống tạo thành nút chỉ.
*Vê nút chỉ để khi khâu chỉ không bị tuột khỏi kim.
-Quan sát mẫu.
-2 em làm, lớp theo dõi, nhận xét.
-Thực hành cắt chỉ và xâu chỉ.
+Quan sát, nhận xét:
Dụng cụ cắt, khâu, thêu còn có: thước dây, thước thẳng, phấn vẽ, cúc áo, khung thêu,
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (tiết 4)
Tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
Các việc làm nên trường xanh- sạch- đẹp.
Nội dung 1.Tìm hiểu truyền thống nhà trường.
-Nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
+Trường em tên gì? Được thành lập năm nào?
+Em biết gì về trường Lộc Thanh I?
+Em biết những thầy cô giáo nào của trường em?
+Hãy kể những điều em biết về trường em? (về truyền thống, thành tích, )
+Là học sinh của trường, em cần làm gì để trường em ngày càng đẹp hơn?
Nội dung 2. Sơ kết tuần 2.
-Cho các tổ sinh hoạt.
-Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp trong tuần.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả tuần 2:
+ Đi học đúng giờ, đầy đủ.
+ Đa số đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
+ Có chuẩn bị bài khi đến lớp.
-Tuyên dương : Thúy, Duyên.
-Bên cạnh đó, đa số HS còn tiếp thu bài chậm, chữ viết xấu, sai lỗi nhiều. Nhiều em đọc còn yếu.
-Nhiệm vụ tuần 3.
+Thực hiện tốt nề nếp lớp.
+Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+Tích cực, chủ động trong học tập. Tích cực rèn luyện chữ viết, luyện đọc, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch sẽ.
+Sắp xếp thời gian học hợp lý ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc