Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

A. Mục tiêu:

- Tiếp tục củng cố cho các em các kiến thức về các hàng, các lớp.

- Cách đọc, viết các số.

B. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ viết sẵn bảng số liệu.

- HS: Vở bài tập

C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 9 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 06 tháng 9 năm 2010
Đạo đức
Trung thực trong học tập. (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
 - Từ bài học ở tiết 1 HS nắm được kiến thức cơ bản vận dụng vào tiết 2 để thảo luận chất vấn, đóng tiểu phẩm giúp cho HS khắc sâu KT ở tiết 1
 - Biết trung thực trong học tập .
 - Vận dụng tốt trong đời sống.
B. Đồ dùng dạy học:
 - SGK, vở BT Đạo đức.
 - Các mẩu truyện, tấm gương trung thực trong học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
II. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Cho HS đọc BT 3 SGK
- Yêu cầu HS trình bày phần thảo luận
- GV kết luận:
+ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
+ Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm.
+ Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực.
b) Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm.
- Gọi một vài HS trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
- Em nghĩ gì về những mẩu truyện, tấm gương đó.
- GV kết luận:
c) Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm.
- Nếu em ở vào tình huống đó em có hành động như vậy không? Vì sao?
III. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài tuần sau.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm theo nội dung BT
- Đại diện nhóm trình bày - lớp nhận xét, bổ sung.
 - Thảo luận cả lớp.
- 1 - 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Luyện viết
 Bài 1 
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao: a, ă, A, Ă...
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học
- HS: Vở luyện viết.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra đồ dùng.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới.
a) Hướng dẫn luyện viết
- Gọi HS nêu những con chữ cần phải viết.
- Gọi HS nêu độ cao, cách viết các con chữ theo kiểu chữ hoa, chữ thường?
- GV tổng kết lại cách viết, đồng thời di bút theo mẫu hoặc viết mẫu trên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát nêu lại quy trình viết.
b) Thực hành luyện viết
- Yêu cầu HS luyện viết vào vở.
- GV quan sát, chỉnh sửa giúp HS.
c) Kiểm tra, chấm bài.
- GV kiểm tra một số bài viết.
- Chấm một số bài viết xong trước.
- Nhận xét các bài viết chưa tôt. Tuyên dương những bạn viết tôt, cẩn thận. 
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn tập viết.
HS lấy Vở luyện viết
HS lắng nghe, mở vở.
HS quan sát.
HS nêu: a, ă, â, an, ăn ở, ân cân, A, Ă...
Chữ A gồm 3 nét: Nét 1 gần giống nét móc ngược trái hơi lượn và nghiêng về bên phải; nét 2 là nét móc ngược phảI, nét 3 là nét lượn ngang.
Chữ Ă có thêm dấu phụ á nằm giữa đỉnh chữ A
HS luyện viết
HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Phụ đạo HSY
Yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra sau
Bài 1 : Viết các số sau :
a. Mười lăm nghìn b. Bảy trăm năm mươi
c. Bốn triệu d. Một nghìn bốn trăm linh năm 
Bài 2 : trong các số sau 67382; 37682; 62837; 62783; 286730 thì số nào lớn nhất là : 
A. 67382 B. 62837 C. 286730 D. 62783
Bài 3 : Số liền sau số 999 999 là :
A. 1 triệu B. 10 triệu C. 1 tỉ D. 100 triệu 
Bài 4 : Viết số gồm : 7 triệu, 7 trăm triệu, 7 nghìn, 7 đơn vị 
Đáp án
1/ a. 15 000 b. 750 c. 4 000 000 d. 1405 
2/ C
3/ A
4/ 707 007 007
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Toán (TH): 
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho các em các kiến thức về các hàng, các lớp.
- Cách đọc, viết các số.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ viết sẵn bảng số liệu.
- HS: Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc lại các lớp và các hàng trong lớp.
- Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài
Bài mới:
a) Hướng dẫn làm bài tập.
- Hướng dẫn cách viết tiếp các dãy số cho trước: Cần phải xem các số liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu lần.
- Hướng dẫn cách xác định các hàng lớp cho HS.
- Gọi HS nêu lại cách đọc, viết các số.
- GV nhận xét, nhắc lại cho Hs.
- Gọi HS nhắc lại nhiều lần.
b) HS thực hành:
- Yêu cầu HS tự làm vào Vở bài tập.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
c) Chấm chữa bài
- GV chấm khoảng 10 bài.
- Gọi HS khá lên chữa bài tập 4.
- GV nhận xét, kết luận cách làm từng bài.
III. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương những bài làm tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
2-3 HS đọc.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe
Hs nêu.
Hs làm bài tập.
HS chú ý quan sát cách làm.
HS lắng nghe, ghi nhớ.
Luyện từ và câu(TH)
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - đoàn kết
A. Mục tiêu:
 - Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
 - Hiểu nghĩa và biết cách dùng từ ngữ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa.
B. Đồ dùng dạy - học:
 - Giáo viên: VBT
 - Học sinh: VBT
C. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
II.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới: HD làm bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi 1 hs đọc y/c của bài.
- Giáo viên giải thích lại cho HS làm bài
- Cho hs chữa bài vào vở.
Bài tập 2:
- Gọi 1 hs đọc y/c.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Hỏi hs vẽ nghĩa của các từ ngữ vừa sắp xếp.
+ Công nhân là người như thế nào?
GV giảng thêm một số từ
Bài tập 3:
- Gọi 1 hs đọc y/c.
- Y/c hs làm lại bài vào vở hoặc vở bài tập.
* Giáo viên theo dõi chữa bài cho HS, chấm một số bài.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 1 Hs đọc y/c của bài tập.
- Nxét và bổ sung các từ ngữ 
- Hs đọc y/c.
- Hs trao đổi, làm bài.
- Hs chữa theo lời giải đúng.
+ Tiếng “nhân” có nghĩa là “người”: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
+ Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”: nhân hậu, nhân đức, nhân ái, nhân từ.
- Là người lao động chân tay, làm việc ăn lương.
- Hs đọc y/c.
- Hs tự đặt câu, mỗi hs đặt 2 câu với từ ở nhóm a, 1 câu với từ ở nhóm b.
- Hs ghi nhớ.
Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2010
Tập đọc (TH)
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
(Phần2)
A. Mục tiêu
- Tiếp tục tập đọc lưu loát, diễn cảm
- Hiểu nội dung của bài
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS yếu đọc lại bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
- Gọi Hs khác nhận xét.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài luyện đọc
2. Bài mới
a) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
- GV lắng nghe, chỉnh sửa.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi, sửa những lỗi cho nhau.
- Gọi HS đọc bài.
- Các nhóm nhận xét cách đọc bài của bạn.
- GV tổ chức thi đọc giữa các tổ
- Đánh giá nhóm thắng cuộc. Tuyên dương.
b) Tìm hiểu bài
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
III. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập đọc thêm.
- Nhận xét tiết học.
HS đọc
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS đọc bài
HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc giữa các tổ.
Hs lắng nghe.
 Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
HS lắng nghe, ghi nhớ
Kỹ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu(Tiếp theo)
A- Mục tiêu
- Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản để cắt , khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
Giáo dục ý thức an toàn lao động.
B- Đồ dùng dạy học
GV: Một số mẫu vải, chỉ khâu và chỉ thêu các màu. Kim khâu, kim thêu các cỡ
HS: SGK, vở bài tập; các dụng cụ kim, chỉ
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ: (tiết 1)
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Tiết 2
2. Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành
- GV nhận xét, dùng tranh quy trình nhắc lại thao tác kĩ thuật.
Vạch đường dấu
Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu (cách kết thúc đường khâu).
- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành. Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu.
Quan sát uốn nắn những HS còn yếu.
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả.
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nhận xét.
III. Củng cố – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS nhắc lại về vật liệu cắt khâu thêu
- 1, 2 HS thực hiện khâu thường (thao tác cầm vải, kim)
- HS thực hành khâu thường trên vải.
- HS tự đánh giá sản phẩm.
Tập làm văn
Thực hành Tiếng Việt
I. Mục tiêu
- Rốn kĩ năng đọc đỳng cho Hs
- Giỳp Hs ụn luyện về Chớnh tả
II. Đồ dùng dạy học
- VBT, Vở thực hành Tiếng Việt 4
III. Hoạt động dạy học
 1. Rốn đọc cho Hs: 15 phỳt.
 - Gv yờu cầu Hs đọc lại cỏc bài Tập đọc đó học trong tuần 5&6
 - Hs đọc thầm, đọc theo chỉ định của Gv
 2. ễn luyện về Chớnh tả :
 - Gv yờu cầu Hs làm bài tập chớnh tả sau đú chữa bài.
 - Hs đọc thuộc lũng cỏc cõu đố chộp lại cỏc cõu đố vào vở.
 - Chộp lại cỏc cõu đố vào vở.
 Bài 1: Điền vào chỗ chấm r, v, d, hay gi ?
Chiều hụm ấy, người từ cỏc nơi đổ ...ể đứng chật cả sõn chợ. Lạ, người đụng đặc mà chẳng ai chen lấn ai. Đú là buổi mớt tinh đầu tiờn của toàn ...õn trong làng mừng ngày Cỏch mạng thỏng Tỏm thành cụng.
Tiếng núi từ trờn khỏn đài ..ang lờn ...ừng ...ạc :
Cỏch mạng thỏng Tỏm thành cụng !
Chấm ...ứt một trăm năm nụ lệ !
Việt Nam độc lập, Tự do, Hạnh phỳc muụn năm ! 
Mọi người như ...ậy lờn. Và ai cũng muốn cất tiếng hỏt, nhưng khụng biết hỏt bài gỡ. Bấy ...ờ, khụng cú một bài hỏt nào cho con người đủ sức hả hờ để mừng ngày chấm ...ứt đời nụ lệ. Khụng cú một bài hỏt nào đủ sức hả hờ bằng tiếng gào, tiếng hột. Nờn mạnh ai nấy gào nấy hột, ...ừa gào ...ừa hột, ...ừa thẳng tay ...ẫy cờ.
( Thứ tự cỏc chữ cõn điền là: v, d, v, d, d, d, d, gi, d, v, v, v, v )
Bài 2: Giải những cõu đố sau:
a) Tờn con vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n.
Con gỡ ăn no, bụng to mắt hớp
Mồm kờu ụt nằm thở phỡ phũ.
 (Là con gỡ )
b) Tờn loài hoa chứa tiếng cú vần en hoặc eng. 
Nhị vàng, bụng trắng lỏ xanh
Gần bựn mà chẳng hụi tanh mựi bựn.
(Là hoa gỡ)
Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010
Toán(TH)
Triệu và lớp triệu(Tiếp theo)
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho các em các kiến thức về các hàng, các lớp.
- Cách đọc, viết các số đến lớp triệu
B. Đồ dùng dạy học
- GV: VBT
- HS: Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc lại các lớp và các hàng trong lớp đã học.
- Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài
Bài mới:
a) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Viết theo mẫu
- Hướng dẫn cách làm: Từ các số đã cho, viết từ hàng đơn vị đến khi hết các chữ số.
Bài 2: 
- Hướng dẫn cách xác định các hàng lớp cho HS. 
Bài 3: 
- Gọi HS nêu lại cách đọc, viết các số.
- GV nhận xét, nhắc lại cho Hs.
- Gọi HS nhắc lại nhiều lần.
b) HS thực hành:
- Yêu cầu HS tự làm vào Vở bài tập.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
c) Chấm chữa bài
- GV chấm khoảng 10 bài.
- Gọi HS khá lên chữa bài tập 4.
- GV nhận xét, kết luận cách làm từng bài.
III. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương những bài làm tốt.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe
Hs nêu.
- HS nêu: Đọc theo từng lớp
Hs làm bài tập.
HS chú ý quan sát cách làm.
HS lắng nghe, ghi nhớ.
Sinh hoạt lớp tuần 2
A. Mục đích yêu cầu.
- Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Tổ chức trò chơi: Phấn khởi, hứng thú trong học tập
B. Các hoạt động chủ yếu
I. ổn định tổ chức.
II. Nhận xét dánh giá
1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
 a) Về đạo đức.
 b) Về học tập.
 c) Các hoạt dộng khác
3. Giáo viên nhận xét
 a) Về đạo đức: 
 - Đa số các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè.
 - Đi học đều, ra vào lớp ngay ngắn,  Tuy nhiên vẫn còn tình trạng nghỉ học vô lí do, không có giấy xin phép
 b) Về học tập: 
 - Nhìn chung các em học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: An, Đạt
 - Bên cạnh đó vẫn còn những ban chưa chú ý vào học tập còn nói chuyện trong lớp, không chịu làm bài tập như: Phạm Trường, Phát. ĐôngCòn nhiều bạn còn thiếu sách vở, đồ dùng
c) Các hoạt động khác.
- Chăm sóc tốt bồn hoa
- Thể dục giữa giờ còn lộn xộn
III. Phương hướng tuần tới
Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập.
Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi ( văn nghệ)
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
nội dung hoạt động 1: bầu cán sự lớp
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình , trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu ban cán bộ lớp mới.
b. Hình thức hoạt động
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bầu bằng biểu quyết
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
Ban cán bộ cũ chuẩn bị:
	- Bảng báo cáo kết quả hoạt động năm học qua
	- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ
b. Về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm và cán sự lớp hội ý:
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong năm qua và thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công: 
+ Người viết báo cáo 
+ Người điều khiển chương trình
+ Thư ký
+ Trang trí lớp
+ Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ
4. Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể
- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, người điều khiển và thư kí.
- Báo cáo của ban cán bộ lớp về tổng kết hoạt động trong năm học và phương hướng hoạt động năm lớp .
+ Lớp trưởng đọc báo cáo
+Thảo luận và góp ý cho bản phương hướng
+ Người điều khiển tổng kết.
- Bầu ban cán bộ lớp mới:
+ Thảo luận thống nhất tiêu chẩn của cán sự lớp
+ứng cử và đề cử
+ Thư ký ghi tên các bạn được ứng cữ lên bảng.
+ Bầu bằng biểu quyết đối với lớp trưởng, lớp phó,
+ Công bố kết quả
- GVCN chúc mừng và giao nhiệm vụ
- Đại diện ban cán bộ mới phát biểu ý kiến
- Hát tập thể.
5. Kết thúc hoạt động
Người điều khiển: 
- Chúc mừng ban cán bộ lớp mới 
- Chúc cả lớp đoàn kết, hợp tác trong hoạt động của lớp để đạt kết quả tốt trong năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_chieu.doc