Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Trần Thanh Sơn

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 1 / Đọc thành tiếng

-Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

 -Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm .

-Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật .

2 / Đọc - Hiểu

-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo

-Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .

II. CHUẨN BỊ:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .

 -Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 -Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
 -Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là trung thực trong học tập?
-Trung thực trong học tập có tác dụng gì?
-Đọc ghi nhớ. 
-GV nhận xét, đánh giá.
-3 HS lên bảng.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK trang 4)
 -GV chia lớp thành 6 nhóm:
 Nhóm 1;3: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
 Nhóm 2;4: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
 Nhóm 5;6: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
-Gọi các nhóm trình bày.
-GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng.
c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4- SGK trang 4)
 -GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập lên trình bày.
 -GV kết luận:
 Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5- SGK trang 4)
 -GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được CHUẨN BỊ .- Sau khi HS xem tiểu phẩm GV cho cả lớp thảo luận chung:
 +Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 +Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
 -GV kết luận:
 Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh.
-HS nghe.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS kể trước lớp.
-HS khác chất vấn.
-HS nghe.
- HS lên đóng vai“Chuyện bạn Mai” 
-HS cả lớp thảo luận và đại diện trả lời .
-HS nghe.
3. Củng cố dặn dò:
-HS nêu lại ghi nhớ chung.
-Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 -Về nhà xem lại bài và CHUẨN BỊ bài tiết sau.
-2 HS nêu.
-HS cả lớp thực hiện.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1 / Đọc thành tiếng 
-Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
 -Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm .
-Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật .
2 / Đọc - Hiểu 
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo 
-Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
 -Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
_ Gọi 2 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài .
+Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của bài “ Mẹ ốm ”
+ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ? 
_ Gọi 1HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý chính của phần 1.
- 3 HS đọc.
 -Cả lớp theo dõi.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài 
_ Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : Nhìn vào bức tranh , em hình dung ra cảnh gì? Rút tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- GV chia đọan.(3 đọan)
-3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ).GV Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nhịp, giải nghĩa từ khó.
-GV yêu cầu HS đọc nhóm đôi.
-Gọi 1 HS khá đọc lại toàn bài .
-Đọc mẫu lần 1. 
b. Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 :Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? 
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? 
+ Em hiểu“sừng sững” , “lủng củng” nghĩa là thế nào ? 
+ Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ? 
* Đoạn 2:Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai ? 
+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn ? 
+ Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ? 
* Đoạn 3 
_ Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? 
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn , bọn nhện đã hành động như thế nào ? 
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì ? 
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
_ Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK . 
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời .
+ GV có thể cho HS giải nghĩa từng danh hiệu 
_ GV kết luận : Tất cả các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất là danh hiệu hiệp sĩ .
_ Ý chính của đoạn trích này là gì ? 
c) Thi đọc diễn cảm 
_ Gọi 3HS khá đọc nối tiếp toàn bài. Tìm giọng đọc hay.
_ GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc : Từ trong hốc đácó phá hết vòng vây đi không?
-GV đọc mẫu.
-GV yêu cầu HS đọc nhóm đôi. 
-Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-3HS đọc- cả lớp theo dõi.
-HS đọc nhóm đôi.
-1HS đọc.
- HS lắng nghe.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
-Nhận xét, bổ sung.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. NX, BS.
-1 số HS nêu.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. NX, BS.
-1 số HS nêu.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS thảo luận và trả lời 
-HS lắng nghe.
-1 số HS nêu.
-3 HS đọc. Cả lớp theo dõi.
-HS lắng nghe.
-Đọc nhóm đôi.
-3 HS thi đọc.
3. Củng cố dặn dò:
_ Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .
_ Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì đáng quý ?
_ Nhận xét tiết học .
_ Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực , giúp đỡ những người yếu , ghét áp bức bất công .
- 1HS đọc, cả lớp thoe dõi.
-HS trả lời.
-HS nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 -Ôn tập các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
 -Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
II. CHUẨN BỊ:
 -Các thẻ -ghi số có thể gắn được lên bảng.
 -Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
Hàng
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu công thức và quy tắc tính chu vi hình vuông?
-Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?
-Tính giá trị của biểu thức m-15x2 với m=40.
-GV nhận xét.
-2 HS nêu.
-HS làm bảng con.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
-GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có sáu chữ số.
 a. Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: 
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề;
 +Mấy đơn vị bằng 1 chục ? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?)
 +Mấy chục bằng 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ? )
 +Mấy trăm bằng 1 nghìn ? (1 nghìn bằng mấy trăm ?)
 +Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn?)
 +Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ? )
-Hãy viết số 1 trăm nghìn.
-Số 100.000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 b.Giới thiệu số có sáu chữ số :
-GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu.
 * Giới thiệu số 432516
 -GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100000 là một trăm nghìn.
-Có mấy trăm nghìn ? Có mấy chục nghìn ? Có mấy nghìn ?
-Có mấy trăm ? Có mấy chục ? Có mấy đơn vị ?
-GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
* Giới thiệu cách viết số 432 516
-GV: Bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ?
-GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432516 có mấy chữ số ?
-Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ?
-GVkết luận: Đó chính là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
 *Giới thiệu cách đọc số 432 516
 -GV: Bạn nào có thể đọc được số 432516 ?
 -GV hỏi: Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau.
 -GV viết lên bảng các số 12357 và 312357; 81759 và 381759; 32876 và 632876 yêu cầu HS đọc các số trên.
 c. Luyện lập, thực hành :
 Bài1: MT: Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
TH: GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313214, số 523453 và yêu cầu HS đọc, viết số này.
-GV nhận xét
 Bài 2: GV yêu cầu HS tự làm bài 
 -GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số.
 -GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Ví dụ: Số nào gồm 8 trăm 8 nghìn, 3 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị ?
 Bài 3:GV viết các số trong bài tập (hoặc các số có sáu chữ số khác) lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số.
 -GV nhận xét.
 Bài 4
 -GV tổ chức thi viết chính tả toán, GV đọc từng số trong bài (hoặc các số khác ) và yêu cầu HS viết số theo lời đọc.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-HS nghe.
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp
-HS quan sát bảng số.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét.
-1HS lên bảng, lớp theo dõi.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào bảng con.
-HS trả lời.
-HS nghe.
-1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
-HS đọc từng cặp số.
-1 HS lên bảng đọc, viết số. HS viết số vào vở:
-2 HS lên bảng,lớp theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS lần lượt đọc số trước lớp, mỗi HS đọc từ 3 đến 4 số.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
3. Củng cố dặn dò:
-HS đố nhau đọc số có 6 chữ số.(HS 1 đưa ra số, HS2 đọc số và ngược lại)
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và CHUẨN BỊ bài sau.
-2 dãy thi đua.
-HS lắng nghe.
KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (TT- Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
-Sau bài học HS có khả năng:
-Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trính trao đổi chất và nhửng cơ quan thực hiện quá ... c phần Ghi nhớ trong SGK , mang từ điển để CHUẨN BỊ bài sau .
-HS trả lời.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
ĐỊA LÝ
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
-Học xong bài này,HS biết :chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản dồ Địa lý tự nhiên Việt Nam .
 -Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí ,địa hình , khí hậu ) .
 -Mô tả đỉnh núi Phan –xi –păng .
 -Dựa vào lược đồ (bản đồ) ,tranh ảnh ,bảng số liệu để tìm ra kiến thức .
 -Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam .
II. CHUẨN BỊ:
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan –xi –păng ( nếu có ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự CHUẨN BỊ của HS.
-HS CHUẨN BỊ.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Phần đầu của môn Địa lí ,chúng ta tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và Trung Du .
Bài 1: Dãy núi Hoàng Liên Sơn .
1/.Hoàng Liên Sơn-Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam :
MT: Trình bày được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn
TH: *Hoạt động cá nhân:
-GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1.
-GV cho HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 trong SGK , trả lời các câu hỏi sau :
 +Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất ?
 +Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
 +Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km ?
 +Đỉnh núi ,sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
-Mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn(Vị trí, chiều dài ,chiều rộng ,độ cao, sườn và thung lũng của dãy núi HLS )
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày .
 *Hoạt động nhóm4:
+Chỉ đỉnh núi Phan-xi păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó .
-Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc ?
+Quan sát hình 2 hoặc tranh ,ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng (đỉnh nhọn ,xung quanh có mây mù che phủ) .
-GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
 2/.Khí hậu lạnh quanh năm :
MT: Biết đặc điểm về khí hậu ở Hoàng Liên Sơn.
TH: * Hoạt đông cả lớp:
-GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
-GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS .
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lý VN Hỏi :
 +Nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 .
 +Đọc tên những dãy núi khác trên bản đồ địa lý VN.
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời và nói :Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc .
* HS đọc bài học cần nhớ.
-HS nghe.
-HS theo dõi và dựa vào kí hiệu để tìm.
-HS trả lời .
-Nhận xét, bổ sung.
-HS lên chỉ lược đồ và mô tả.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Nhóm khác nhận xét .
-HS cả lớp đọc SGK và trả lời.
-HS nhận xét ,bổ sung .
-HS lên chỉ và đọc tên . NX.
-HS trả lời.
-HS nghe.
-2HS đọc.
3. Củng cố dặn dò:
-GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi HLS .
-GV cho HS xem tranh ,ảnh về dãy núi HLS và giới thiệu thêm về dãy núi HLS ( Tên của dãy núi HLS được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này . Đây là dãy núi cao nhất VN và Đông Dương gồm VN,Lào,cam-pu-chia ) .
-Về nhà xem lại bài và CHUẨN BỊ trước bài : “Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn”.
-Nhận xét tiết học .
-HS trình bày .
-HS xem tranh ,ảnh .
-HS cả lớp .
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
TẢ NGỌAI HÌNH CỦA NHÂN VẬT (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
-Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách , thân phận của nhân vật đó trong bài văn kể chuyện .
-Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện , tìm hiểu truyện .
-Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện .
II. CHUẨN BỊ:
-Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 ( để chỗ trống ) để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật .
-Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
_Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ?
_ Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước .
_ Nhận xét và cho điểm từng HS .
_ 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hình dáng bên ngoài của nhân vật thường nói lên tính cách của nhân vật đó . Trong bài văn kể chuyện tại sao có khi cần phải miêu tả ngoại hình nhân vật ? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời đó trong bài học hôm nay .
a. Nhận xét 
_ Yêu cầu HS đọc đoạn văn .
_ Chia nhóm HS , phát phiếu và bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu . 
_ Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày 
_ Gọi các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
_ Kết luận : Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động , hấp dẫn .
b. Ghi nhớ 
_ Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
_ Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó .
c. Luyện tập 
Bài 1 :Yêu cầu HS đọc bài .
_ Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : Chi tiết nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
_ Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình ?
_ Gọi HS nhận xét , bổ sung .
_ Kết luận : 
Tác gia chú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc : người gầy , tóc búi ngắn , hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi , quần ngắn tới gần đầu gối , đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy , đôi mắt sáng và xếch .
_ HS trả lời câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì ? 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu .
_ HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên Ốc .
_ Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật .
_ Yêu cầu HS tự làm bài . GV giúp đỡ những HS yếu hay gặp khó khăn . 
_ Yêu cầu HS kể chuyện .
_ Nhận xét , tuyên dương những HS kể tốt 
-1HS đọc,cả lớp theo dõi.
-Thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
_ Lắng nghe .
-2HS đọc.
-HS tự tìm.
-1HS đọc. 
_ Đọc thầm và trả lời.
-1 HS lên bảng.
-Nhận xét , bổ sung bài làm của bạn .
-HS nghe.
_ Tiếp nối nhau trả lời .
-1HS đọc.
-HS quan sát tranh.
-HS tự làm bài.
-3-5HS kể chuyện.NX
3. Củng cố dặn dò:
+ Khi tả ngoại hình nhân vật , cần chú ý tả những gì ?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu .
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ , viết lại bài tập 2 vào vở và CHUẨN BỊ bài sau .
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiết 10)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
 -Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đế lớp triệu.
 -Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. 
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng các lớp , hàng kẻ sẵn trên bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Muốn so sánh các số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào? 
+ Muốn so sánh các số có số chữ số bằng nhau ta làm thế nào? 
+ Nêu số lớn nhất, bé nhất có ba chữ số, sáu chữ số
-GV nhận xét ghi điểm.
- 3 HS trả lời
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
a. Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu
 + Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
 + Hãy kể tên các lớp đã học.( Lớp đơn vị, lớp nghìn).
- GV yêu cầu HS cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
- GV giới thiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu
-GV hỏi:1 triệu bằng mấy trăm nghìn? 
-Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào
- Em hãy viết số 10 triệu? ( 10 000 000)
- Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- GV giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu
- GV: Em hãy viết số 10 chục triệu? ( 100 000 000) .
- GV giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là100triệu.
-1 trăm triệu có mấy chữ số , đó là những số nào? 
-GV giới thiệu:Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu.
- Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? 
-Kể tên các hàng , lớp đã học.
b. Luyện tập.
Bài 1 : Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 10 000 000
-GV hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ? ( là 2 triệu).
- 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ? ( là 3 triệu).
- GV: Em hãy đếm thêm1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu?
- Em nào có thể viết được các số nói trên ?
- GV chỉ các số trên không theo thứ tự cho HS đọc.
Bài 2:Các số tròn chục triệu từ 10 000 000 đến 100 000 000 
-1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu 
-2 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu ?
-Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu
-1 chục triệu còn gọi là gì? ( Là 10 triệu) 
-2 chục triệu còn gọi là gì? ( Là 20 triệu).
-Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác(10 triệu,20 triệu)
- Em hãy viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu
- GV chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên
Bài 3
-GV yêu cầu HS tự đọc và viết các số mà BT yêu cầu vào vở.
-Yêu cầu HS lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết, đọc số và nêu số chữ số 0 có trong số đó 
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài
-GV hướng dẫn mẫu SGK
-Cho HS làm vào phiếu bài tập
Cho HS nhận xét, GV chữa bài
- HS nhắc lại tựa 
- HS trả lời
 - HS trả lời
 -1 HS lên bảng viết.
- HS trả lời
-HS trả lời
-1HS lên bảngviết, cả lớp viết vào nháp
 -1HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con
 - HS trả lời
 - HS nêu
 - HS thi đua kể
 - HS trả lời
 -HS đếm
-1 HS lên bảngviết, cả lớp viết bảng con
 - HS trả lời
 - HS trả lời
 - HS đếm
 - HS trả lời
 - HS đọc
 -HSviết giấy nháp, 1 HS lên bảng viết
-2 HS lên bảng (mỗi học sinh viết 1 cột), cả lớp làmvở.
-2 HS thực hiện theo yêu cầu., lớp nhận xét.
-1 HS đọc đề
-HS làm phiếu bài tập,-1HS lên bảng
3. Củng cố dặn dò:
+ Lớp triệu gồm những hàng nào?
+ Lớp nghìn gồm những hàng nào?
+Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
- Về nhà học bài và CHUẨN BỊ bài:”Triệu và lớp triệu “(tiếp theo)
-HS trả lời
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T 2Son.doc