Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)

I. Yêu cầu

 Giúp học sinh:

- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.

II. Đồ dùng dạy học.

 GV : Phóng to bảng (T8-SGK)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

A-KT Bài cũ:

Tính giá trị của biểu thức:

35 + 3 x n với n=7 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56

 - Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa 1 chữ.

B- Dạy bài mới:

1/ Số có sáu chữ số.

a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.

 

doc 30 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 14 tháng 8 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Chào cờ
Tiết 3: 	 Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(tiếp)
(tích hợp môi trường)
I. Mục đích – Yêu cầu
- Đọc lưu loát toàn bài, tốc độ đọc vừaphải (75 tiếng / 1 phút), biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống chuyển biến của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (Một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép dứt khoát).
- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
II. Đồ dùng dạy - học.
 GV : Viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn Hs đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
A-KT Bài cũ:
	- 2 H đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và nêu ý nghĩa ?
B- Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc:
- Hs đọc đoạn :Lần 1: Đọc + phát âm.
 Lần 2: Đọc + giảng từ.
H đọc nối tiếp từng đoạn:
- Gv đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
+ Yêu cầu Hs đọc đoạn 1:
- Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
- Hs đọc theo cặp.
- 1 đến 2 Hs đọc toàn bài.
- Hs nghe đọc thầm.
+ Lớp đọc thầm. 
- Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác tất cả nhà nhện núp kín trong hang đá với dáng
 Nêu ý 1
hung dữ.
- Rất dữ tợn, gớm ghiếc.
- Đồ sộ to lớn.
* Bọn nhện hung dữ đáng sợ.
+ Cho H đọc đoạn 2.
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện sợ?
- Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: Muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu.
- Dế Mèn đã dùng các từ xưng hô nào?
- Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô Dế Mèn đã ra oai bằng hành động nào?
- Bọn này, ta.
- Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
 Nêu ý 2
* Hành động mạnh mẽ của Dế Mèn.
+ Cho Hs đọc bài.
- Dế Mèn đã nói thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
- Dế Mèn đe doạ bọn Nhện ntn?
- Bọn Nhện sau đó đã hành động ntn?
- Qua những hành động mạnh mẽ, kiên quyết của Dế Mèn như vậy em hãy chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn.
Nêu ý 3.
? Nêu ý nghĩa?
+ 1 Hs đọc phần còn lại đ lớp đọc thầm.
- Dế Mèn phân tích để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời đe doạ chúng:
VD: Nhện giàu có, béo múp >< món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo, đã mấy đời.
- Nhện béo tốt, kéo bè, kéo cánh >< đánh đập một cô gái yếu ớt.
- Thật đáng xấu hổ! Có phá hết vòng vây đi ko?
- Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạỵ dọc, ngang, phá hết các dây chăng tơ lối.
- Hiệp sỹ.
Vì (Hiệp sỹ là một người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa).
Bọn Nhện nhận ra lẽ phải, từ đó không dám cậy mạnh để bắt nạt kẻ yếu
 ý nghĩa: MĐ,Yc. 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
+ Hs đọc bài.
- Nhận xét cách đọc của bạn ?
+ Luyện đọc diễn cảm đoạn 2+3 :
- Gv đọc mẫu
- Cho Hs luyện đọc diễn cảm
- T/c thi đọc.
- Sửa chữa, uốn nắn.
- Hs đọc nối tiếp 3 đoạn của bài
- Hs nhận xét cách đọc những từ gợi tả gợi cảm.
- Hs đọc trong N2,3.
- Hs thi đọc diễn cảm trước lớp
3/ Củng cố - dặn dò:
	- Qua câu chuyện em có nhận xét gì về nv Dế Mèn?
	- NX giờ học.
	- VN tìm đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí". Xem trước bài 5.
Tiết 6: 	Toán 
Các số có sáu chữ số
I. Yêu cầu
 Giúp học sinh:
- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV : Phóng to bảng (T8-SGK)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A-KT Bài cũ:
Tính giá trị của biểu thức:
35 + 3 x n với n=7 	35 + 3 x n = 	35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56
 	- Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa 1 chữ.
B- Dạy bài mới:
1/ Số có sáu chữ số.
a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- Nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
- 10 đơn vị = 1 chục
- 10 chục = 1 trăm
- 10 trăm = 1 nghìn
- 10 nghìn = 1chục nghìn
b. Hàng trăm nghìn.
- Gv giới thiệu:
- 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn
- 1 trăm nghìn được viết là : 100 000
c. Viết đọc số có sáu chữ số:
- Quan sát bảng mẫu.
- Gv gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 10 ; ... 1 lên các cột tương ứng trên bảng.
- Gv gắn các kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng.
- Gv hướng dẫn Hs đọc và viết số.
- Tương tự Gv lập thêm vài số có 6 chữ số nữa.
Luyện tập:
a. Bài số 1: 
- Muốn đọc hay viết được trước hết ta phải làm ntn?
- Gv đánh giá chung.
b. Bài số 2:
- Gv HD2 - Cho Hs nêu miệng
c. Bài số 3:
- T viết số
 96 315
796 315
106 315
106 827
- Muốn đọc số có nhiều chữ số ta làm ntn?
d. Bài số 4: Làm phần a, b
- Gv đọc cho Hs viết:
+ Sáu mươi ba nghìn một trăm mười lăm.
+ Bảy trăm hai mươi ba nghìn chín trăm ba mươi sáu.
- H \s quan sát 
- H đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn, đv ...?
- Hs xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm, chục, nghìn, ...
- H viết và đọc số 
- H làm vào SGK
- Đếm giá trị của từng hàng.
- Hs nêu miệng tiếp sức.
Lớp nhận xét bổ sung.
- Hs làm nháp
H s ghi lại cách đọc.
+ Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy.
- Đọc tách từng lớp kèm theo.
+ Hs làm bảng con.
+ 63 115
+ 720 936
4/ Củng cố - dặn dò:
	- Nêu mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề? Nêu cách đọc viết số có sáu chữ số?
- NX giờ học. Xem trước nội dung bài 7. 
Tiết 2: 	Chính tả (nghe viết) 
Mười năm cõng bạn đi học
(tích hợp môi trường)
I. Mục đích - Yêu cầu
	- HS biết quan tâm giúp đỡ, chăm sóc người khác
- Nghe - viết chính xác, trình bày đoạn văn "Mười năm cõng bạn đi học". Tốc độ 75 chữ / 15 phút.
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn x/s, ăng/ăn.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV : Giấy to viết sẵn BT2
 H: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A-KT Bài cũ:
Chữa BT2 về nhà.
B- Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài
2/ HD2 Hs nghe - viết
GV đọc toàn bài 1 lượt.
- Trường Sinh là một người như thế nào?
- Gv đọc tiếng khó cho Hs viết
- Nêu cách viết tên riêng
- Gọi 1đ2 Hs đọc lại tiếng khó
- GVđọc cho Hs viết bài
- Gv đọc lại toàn bài.
- H theo dõi SGK
- Là một người không quản khó khăn đã kiên trì giúp đỡ bạn trong suốt 10 năm học
- Hs viết bảng con 
Khúc khuỷu, gập nghềnh, liệt 10 năm, 4 ki-lô-mét
- Hs viết chính tả
- Hs soát bài
3/ Luyện tập:
a. Bài số 2:
- Gv dán bài chép sẵn:
- Cho Hs thi làm tiếp sức
- Gv đi chấm bài đ chữa bài tập
đánh giá bài của từng nhóm.
- Gv hướng dẫn H sửa theo thứ tự.
- Hs đọc yêu cầu bài tập
- Hs thảo luận N2
- Các tổ cử đại diện
Lớp nhận xét từng nhóm.
- lát sau đ rằng - phải chăng - xin bà - băn khoăn - không - sao! - để xem
b. Bài số 3:
- Cho H đọc y/c:
- Lớp thi giải nhanh
Dòng 1: Chữ sáo
Dòng 2: sao
4/ Củng cố - dặn dò:
- Em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ, chăm sóc người khác?
NX giờ học. VN tìm 10 từ chỉ sự vật bắt đầu bằng s/x .
Tiết 2: 	Đạo Đức 
Trung thực trong học tập
(tích hợp môi trường)
I. Mục tiêu
KT : Giúp học sinh biết:
- Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.
- Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn được mọi người tin tưởng, yêu quý, không trung thực trong học tập khiến kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.
- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra.
TĐ: - Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.
HV: - Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập. - Biết thực hiện các hành vi trung thực - phê phán hành vi giả dối.
II. Đồ dùng dạy - học.
 GV : Giấy tô ki, bút dạ, bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A-KT Bài cũ:
Vì sao mỗi Hs chúng ta lại phải trung thực trong học tập.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện tập.
HĐ1: Kể tên những việc làm đúng - sai.
* Mục tiêu: Hs biết kể tên các hành động trung thực, các hành động không trung thực.
* Cách tiến hành:
- Gv nêu y/c BT
- Nêu ba hành động trung thực, 3 hành động không trung thực.
- Gv cho đại diện các nhóm trình bày.
- Gv đánh giá.
* KL: Trong học tập chúng ta cần có thái độ ntn?
- Cho vài Hs nhắc lại.
- Hs thảo luận N4:
+ Dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Trong học tập chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quý. 
b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
* Mục tiêu: H biết đồng tình với hành vi trung thực- Phản đối hành vi không trung thực.
* Cách tiến hành:
+ Gv đưa ba tình huống lên bảng
+ Em sẽ làm gì nếu.
a) Em không làm được bài trong giờ kiểm tra? 
b) Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi.
c) Trong giờ kiểm tra, bạn bên cạnh em không làm được bài và cầu cứu em?
- Gv cho các nhóm trả lời.
- Qua cách xử lí của các nhóm có thể hiện sự trung thực hay không?
*KL: Để học tập đạt kết quả tốt hơn em cần phải có thái độ hành vi nào?
- H đọc yêu cầu và thảo luận N2
VD: a) Em chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt. Em chép bài của bạn.
b) Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại.
c) Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và nhắc bạn trong giờ em không được phép nhắc bài cho bạn.
- H tự nêu.
- Em cần biết thực hiện những hành vi trung thực - Phê phán những hành vi giả dối trong học tập.
c. Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện tình huống:
* Mục tiêu: Hs biết dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi và thành thật trong học tập.
* Cách tiến hành:
- Cho Hs chọn một trong ba yêu cầu của BT 2.
- Y/c Hs nhận xét cách thể hiện, cách xử lí
- Gv đánh giá.
* KL: Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
Hs thảo luận N2 
- Hs tự phân vai lựa chọn tình huống và cách xử lí.
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi, thành thật trong học tập
d. Hoạt động 4: Tấm gương trung thực.
* MT: Hs hiểu thế nào là trung thực trong học tập và vì sao phải trung thực. 
 * Cách tiến hành:
- Cho Hs kể một tấm gương trung thực mà em biết hoặc của chính em?
* KL: Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
- Hs thảo luận N2 
- Hs đại diện trình bày
Lớp nx
- Là thành thật không dối trá gian dối làm bài, bài thi, kiểm tra vì không trung thực kiến cho kết quả học tập giả dối không thực chất.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Cho Hs nhắc lại ghi nhớ.
VN xem lại nội dung bài và thực hiện tốt những điều đã học.
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 14 tháng 8 năm 2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
Tiết 3:	thể dục	
Quay phải, quay trái, dàn ... g.
Vì sao em biết đó là đường biên giới quốc gia.
* Kết luận: Muốn sử dụng bản đồ ta cần thực hiện ntn?
- Cho Hs nhắc lại các bước sử dụng bản đồ.
- Tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó.
- Hs quan sát bản đồ địa lý VN.
- Hs dựa vào bảng chú giải để đọc các ký hiệu của một số đối tượng địa lý.
- Hs thực hiện chỉ bản đồ.
Vì căn cứ vào bảng chú giải.
- Đọc tên bản đồ.
- Xem bảng chú giải để biết ký hiệu.
- Tìm đối tượng dựa vào ký hiệu.
2/ Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Hs biết dựa vào bảng chú giải, các ký hiệu đối tượng địa lý để tìm các đối tượng lịch sử trên bản đồ.
* Cách tiến hành
+ Cho Hs làm bài tập.
- H nêu miệng ý a
+ Các nước láng giềng của VN.
+ Vùng biển của nước ta.
+ Quần đảo của VN.
+ 1 số đảo của VN.
+ 1 số sông chính.
* Kết luận: Muốn tìm được các đối tượng địa lý, lịch sử trên bản đồ ta làm ntn?
- H làm việc theo N2
- Lớp nx - bổ sung.
- T.Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Là một phần của biển đông.
- Hoàng sa, Trường sa...
- Phú Quốc, Côn Đảo, Cát bà ...
- Sông Hồng, Sông Thái Bình, Sông Tiền, Sông Hậu...
* Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, ký hiệu đối tượng địa lý, tìm đối tượng địa lý trên bản đồ.
3/ Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Hs có kỹ năng chỉ bản đồ
* Cách tiến hành:
- Gv treo bản đồ hành chính VN
- Hs đọc tên bản đồ.
- Cho Hs chỉ các hướng trên bản đồ.
- Tìm vị trí nơi em đang ở và nêu những tỉnh, TP giáp với tỉnh, TP mình.
* KL: Khi chỉ bản đồ cần chú ý điều gì về 1 khu vực? 1 địa điểm, 1 dòng sông?
- Hs quan sát
- Lớp nhận xét - bổ sung.
- Hs thực hiện.
- Phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực.
- Chỉ địa điểm phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh.
- Chỉ 1 dòng sông phải chỉ từ đầu nguồn đến cửa sông.
4/ Hoạt động nối tiếp:
	- Nêu các bước sử dụng bản đồ.
NX giờ học.VN tập chỉ bản đồ.
Ngày soạn : Thứ tư ngày 18 tháng 8 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Tiết 10: 	Toán 
Triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh: Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II. Hoạt động lên lớp.
A-KT Bài cũ:
 Chỉ các cs trong số 653 708 thuộc hàng nào, lớp nào?
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu lớp triệu.
- Gv gọi 1 Hs lên bảng viết số.
- Gv đọc : một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mời trăm nghìn.
- H viết lần lượt
1000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1 000 000
- Gv giới thiệu mười trăm nghìn gọi là 1 triệu viết là: 1.000.000
- Hs đọc số 1.000.000
(Một triệu)
- Đếm xem số 1 triệu có bao nhiêu csố 0, số 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số? 
- Có 6 chữ số 0
- Có 7 chữ số
- Msời triệu còn gọi là 1 chục triệu.
- Hs viết bảng con số 10 000 000
- Msời chục triệu còn gọi là một trăm triệu.
- H viết : 100 000 000
- Vừa rồi các em biết thêm mấy hàng mới là những hàng nào?
- 3 hàng mới: Triệu, chục triệu, trăm triệu.
- 3 hàng : Triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- Hs nhắc lại các hàng của lớp.
- Nêu các hàng, lớp đã học từ bé - lớn
- Hs nêu - lớp nhận xét bổ sung.
2/ Luyện tập: 
a) Bài số 1:
- Gọi H đọc y/c
-Đếm thêm từ 10 triệu đ 100 triệu.
- Đếm thêm từ 100 triệu đ 900 triệu
- H nêu miệng.
1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, ... 10 triệu, 20 triệu,... 100 triệu.
- 100T, 200T, ..., 900 triệu 
b) Bài số 2:
- Hs đọc y/c của BT
- Hs làm vào SGK
Hs nêu miệng
- Gv nhận xét
Lớp nhận xét- bổ sung
c) Bài số 3:
- Mỗi số bên có bao nhiêu chữ số
- Hs làm bài vào vở.
+ Mười lăm nghìn: 15 000
- Ba trăm năm muơi: 350
..
- Chín trăm triệu: 9 00 000 000
3/ Củng cố - dặn dò: 
- Lớp triệu có mấy hàng là những hàng nào?
VN xem lại các bài tập.
Tiết 4: 	Luyện từ và câu 	
Dấu hai chấm
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Nhận biết tác dụng của dấu 2 chấm trong câu: Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho toàn bộ phần đứng trước.
2. Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Viết sẵn ghi nhớ ra bảng phụ
Hs : Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy - học.
A-KT Bài cũ:
- Gọi 2 Hs lên bảng chữa bài 1 , bài 4
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét.
- Cho Hs đọc nối tiếp nhau bài 1.
- Cho Hs đọc lần lượt từng câu và nêu tác dụng của dấu 2 chấm.
- 3 Hs đọc BT1
- Câu a: Dấu 2 chấm báo hiệu sau lời nói của Bác Hồ, dùng k/ hợp với dấu ngoặc kép.
- ở câu b dấu : có tác dụng gì?
- Dấu : báo hiệu sau lời nói của Dế Mèn, dùng KH với dấu gạch đầu dòng.
- ở phần C?
- Dấu : báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ.
 Dấu hai chấm có tác dụng gì?
* Hs nêu ghi nhớ SGK
4/ Luyện tập:
a) Bài số 1
- Cho Hs thảo luận N2
+ Tác dụng của dấu hai chấm trong câu a.
-Dấu : (1) phối hợp với dấu gạch đầu dòng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật "tôi" đ 
người cha.
- Dấu : (2) phối hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau câu hỏi của cô giáo.
Câu b?
- Gv nhận xét - đánh giá
+ Dấu : có t/d giải thích rõ BP đứng trước.
b) Bài số 2:
- Cho Hs đọc y/ c của BT
- Gv nhận xét chung
- Hs làm bài vào vở.
- Hs đọc đoạn văn và giải thích tác dụng của dấu hai chấm.
5/ Củng cố - dặn dò: 
- Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Nhận xét giờ học.
VN tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấu hai chấm, giải thích tác dụng của cách dùng đó.
Tiết 2: 	Địa lí 
Dãy Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu:
Học xong bài này H biết:
- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu)
- Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra KT.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Bản đồ địa lý Việt Nam.
 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng 
III. Các hoạt động dạy - học.
A-KT Bài cũ:
- Nêu một số yếu tố của bản đồ.
B- Bài mới:
1/ Hoàng Liên Sơn - Dãy núi cao nhất và đồ sộ nhất của Việt Nam.
* Mục tiêu: Hs nắm được vị trí và đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn
* Cách tiến hành:
+ Cho Hs quan sát lược đồ
- Gv chỉ cho Hs vị trí của dãy núi HLS
- Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta.
? Trong các dãy núi dãy núi nào dài nhất.
- Hs quan sát lược đồ.
- Hs dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi HLS ở hình 1-SGK.
- Dãy HLS, dãy sông Gâm, Ngân sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Dãy HLS
- Dãy HLS nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?
- Nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà.
- Dãy HLS dài bao nhiêu Km, rộng bao nhiêu Km? 
- Dài khoảng 180 Km, rộng gần 30 Km
- Đỉnh núi và sườn núi, thung lũng của dãy núi HLS này ntn?
- Đỉnh nhọn, sườn rất dốc, thung lũng hẹp và sâu.
* KL : Nêu đặc điểm của dãy HLS
* Hs nêu phần ghi nhớ.
- Nhiều hs nhắc lại.
- Cho Hs chỉ dãy HLS trên bản đồ.
- Cho Hs quan sát H2 SGK
- Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 nêu độ cao của nó.
- Gv nx, đánh giá :
- Hs vừa chỉ vừa mô tả đặc điểm của dãy HLS.
- Hs thực hiện
2/ Hoạt động 2: Khí hậu lạnh quanh năm
* Mục tiêu: Hs hiểu được khí hậu ở những nơi cao HLS
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 Hs đọc bài.
- Khí hậu ở những nơi cao HLS như thế nào
?ở độ cao khác nhau thì dãy HLS có đặc điểm gì?
- Hs đọc mục 2- lớp đọc thầm.
- Lạnh quanh năm nhất là về mùa đông.
-Hs nêu
Cho Hs chỉ vị trí Sa Pa
- Hs chỉ trên lược đồ.
* KL: Những nơi cao của HLS có khí hậu ntn?
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm
3/ Hoạt động nối tiếp.
Nhận xét giờ học.
 Tiết 4: 	Tập làm văn 
Tả ngoại hình của nhân vật
Trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:	
1. Giúp học sinh hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
2. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn KC.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Ghi sẵn các y/c của BT1.
III. Các hoạt động dạy - học.
A-KT Bài cũ:
- Khi kể chuyện cần chú ý đến những gì?
- Trong bài học trước em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
- Gv cho Hs đọc bài tập 1, 2, 3.
- 3 Hs đọc nối tiếp nhau.
Lớp đọc thầm đoạn văn
- Gv y/c Hs ghi vắn tắt: đ2 ngoại hình của chị Nhà Trò đ tính cách và thân phận của nv này?
- H ghi vào SGK
- Sức vóc: Gầy yếu, bự những phần như mới lột
- Cánh mỏng như cánh bớm non ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen
- Trang phục: Mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
- Ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách ntn?
- Yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
3/ Ghi nhớ:
Cho Hs nhắc lại
- 3 đ 4 Hs
4/ Luyện tập:
a) Bài số 1:
- Cho Hs đọc y/c
- Gv y/c Hs dùng bút chì gạch dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc
- Lớp đọc thầm đoạn văn.
- 1 Hs lên bảng gạch.
- Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. 
- Cho Hs nêu miệng từng chi tiết thể hiện tính cách của nhân vật.
- Chú bé là con gđ 1 nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
- Túi áo trễ đ đựng rất nhiều thứ
VD: đồ chơi, lựu đạn khi đi liên lạc.
- Mắt nhanh nhẹn, thông minh, hiếu động..
b) Bài số 2: Yêu cầu hs kể 1 đoạn.
- Gv hướng dẫn Hs có thể tả ngoại hình của nv nàng tiên ở chi tiết bà lão rình xem.
- Hs đọc nội dung y/c của BT.
- Nàng tiên đẹp làm sao, khuôn mặt tròn trắng và dịu dàng như trăng rằm, mặc váy xanh dài tha thướt, đi lại nhẹ nhàng, đôi tay mền mại.
- Hoặc tả ngoại hình của con ốc.
- Lớp nx ý kiến trình bày của các bạn
5/ Củng cố - dặn dò:
- Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
Nhận xét giờ học. Vn họcthuộc ghi nhớ.
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 3
I. yêu cầu:
- Hs biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 3
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
 - GV nêu những ưu điểm và tồn tại chung trong tuần
 - Nhắc nhở học sinh thiếu đồ dùng,sgk cần bổ sung.
2/ Phương hướng:	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
	- Kiểm tra thường xuyên một số em chưa chăm học.
	- Rèn chữ cho 1 số em.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_sang.doc