Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Đoàn Thị Anh Thơ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Đoàn Thị Anh Thơ

1.Bài cũ: Gọi 3 em lên bảng đọc bài Mẹ ốm.

- GV nhận xét, ghi điểm.

2.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.

 HĐ1: Luyện đọc

- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt).

- GV theo dõi và sửa sai.

- Sau HS đọc lượt thứ 2, yêu cầu HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV giải nghĩa thêm: sừng sững ,lủngcủng

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- Theo dõi các cặp đọc.

- Gọi 1 - 2 HS đọc cả bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV đọc diễn cảm cả bài

HĐ2: Tìm hiểu bài:

 - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ở SGK.

- GV kết luận và rút ra các ý:

1.Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.

2. Dế Mèn ra oai với bọn nhện.

3. Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.

- Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra đại ý sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt nội dung (MT).

 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.

- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm (Đoạn 2).

- GV đọc mẫu đoạn văn trên.

- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.

- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn. Nhận xét và tuyên dương.

HĐ3: Củng cố- Dặn dò:

- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc ND chính.

? Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?

- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Đoàn Thị Anh Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: Ngày soạn : 26 - 8 - 2010
 Ngày dạy : 27 - 8 - 2010
TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng: sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp; Đọc rành mạch, trôi chảy; Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: sừng sững, lủng củng và phần giải nghĩa trong SGK; Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. 
- GD HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu.
 	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV : Tranh SGK, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Gọi 3 em lên bảng đọc bài Mẹ ốm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
 HĐ1: Luyện đọc 
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt).
- GV theo dõi và sửa sai.
- Sau HS đọc lượt thứ 2, yêu cầu HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV giải nghĩa thêm: sừng sững ,lủngcủng
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
 - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV kết luận và rút ra các ý:
1.Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
2. Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
3. Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra đại ý sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt nội dung (MT).
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm (Đoạn 2).
- GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn. Nhận xét và tuyên dương.
HĐ3: Củng cố- Dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc ND chính.
? Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học
- 3HS đọc và trả lời câu hỏi 2,3 ở SGK.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi, đọc thầm.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- Thực hiện đọc ( 4 cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
- 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- HS lắng nghe.
- Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Vài em nhắc lại nội dung chính.
- 4HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- 1 học sinh đọc, các nhóm thảo luận tìm giọng đọc phù hợp.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 1 HS nhắc lại
- HS tự liên hệ bản thân.
- HS ghi nhớ.
TOÁN: T6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số (BT1,2,3,4a,b).
- GD các em có ý thức cẩn thận, tính tự giác cao.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV : Kẻ sẵn khung 2 trong sách trang 9 vào bảng phụ. Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
 - HS : Kẻ sẵn khung 2 trong sách trang 9 vào nháp.
 	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Gọi 3 học sinh viết số:
	Hai trăm sáu mươi lăm nghìn.
	Hai mươi tám vạn.
	Mười ba nghìn.
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Tìm hiểu hàng và lớp; Giới thiệu cách đọc, viết các số có 6 chữ số.
 Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn:
- Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Giới thiệu số có 6 chữ số.
- Giáo viên giới thiệu : 
10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.
1 trăm nghìn viết 100 000
- Giới thiệu cách đọc,viết các số có 6 chữ số:
 - Yêu cầu nhóm 2 em hoàn thành bảng 2 theo nhóm.
- - Yêu cầu cả lớp nhận xét và sửa bài.
- GV chốt cách đọc, viết số có 6 chữ số.
HĐ 2: Thực hành.
-- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học làm bài 1, 2, 3 và 4a,b vào vở.
-- GV Theo dõi và giúp đỡ thêm cho HS.
- Gọi lần lượt từng em lên bảng sửa bài.
-- Chấm và nhận xét, chữa bài.
 - GV lưu ý :kĩ năng đọc, viết số của HS
HĐ3: Củng cố - Dặn dò: 
- Y/C HS nhắc lại cách đọc, viết số.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
- 3 em lên bảng.
 - Nhận xét , chữa bài 
- Từng em nêu, 1 em làm ở bảng.
- Lắng nghe- Nhắc lại.
- Nhóm 2 em thực hiện. Cả lớp cùng thực hiện theo hướng dẫn.
- HS theo dõi, nhắc lại.
 - HS làm
- Chữa bài - củng cố kiến thức.
- HS nêu.
- HS ghi nhớ.
CHÍNH TẢ: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC (Nghe viết) 
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng BT2,3a.
- GD HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn bài tập.
 	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những tiếng có âm đầu là l/n, ang/an trong BT2 tiết trước.
- Nhận xét và sửa sai.
2.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết.
? Tìm những tên riêng cần viết hoa trong bài?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm những tiếng, từ khó trong đoạn viết?
- GV nêu thêm một số tiếng, từ mà lớp hay viết sai sau đó cho các em viết bảng con.	
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
- Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng.
c) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài.
d) Chấm chữa bài:
- GV chấm chữa bài - HD sửa bài.
- Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi. 
- GV Nhận xét chung.
 HĐ2: Luyện tập
Bài2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập và làm bài vào vở.
- GV theo dõi HS làm bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
Bài 3 : - Cho HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng
- Một số em đọc lại câu đố và lời giải.
- GV nhận xét, khen ngợi những em trả lời nhanh và viết đáp án đúng, đẹp.
HĐ3: Củng cố- Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét tiết học.
- Thực hiện 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.
- Đổi nháp chấm cho nhau.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh, 
- 2-3 em nêu.
- 2 HS lên bảng, dưới lớp viết bảng con: vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, tuyển, ..
- HS đọc.
- Theo dõi.
- Viết bài vào vở.
- HS dò bài.
- HS đổi vở soát bài, báo lỗi.
- Thực hiện sửa lỗi nếu sai.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
- HS làm bài theo 2 dãy lớp. HS dãy này đọc câu đố a, HS dãy kia trả lời nhanh và viết đúng đáp án ra bảng con.
- HS lắng nghe.
ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN VIẾT (BÀI 1)
I.MỤC TIÊU: 
- Học sinh viết đúng và đẹp Bài 1 ở vở Luyện chữ đẹp.
- Rèn kỹ năng viết đúng và trình bày rõ ràng cho học sinh.
- Giáo dục cho các em ý thức giữ vở sạch, viết. 
 	II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Ổn định nề nếp lớp.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
? Nội dung chính của bài?
HĐ3: Hướng dẫn viết bài:
? Trong bài em thấy từ nào khó viết?
- Hướng dẫn học sinh phân tích các từ mà các em tìm được.
- Hướng dẫn học sinh viết một số từ khó vào bảng con.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét kiểu chữ viết, khoảng cách , trình bày.
- Hướng dẫn học sinh viết đúng kiểu chữ, chú ý tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút...
- Chấm một số bài & hướng dẫn chữa lỗi.
HĐ4: Tổ chức trò chơi: Thi viết đúng 
HĐ5: Củng cố dặn dò:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Học sinh lắng nghe.
- Hai em đọc
- Học sinh nêu nội dung chính của bài.
- Học sinh tự tìm các từ khó viết trong bài.
- Học sinh viết bảng con. 
- HS nhận xét.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh tự chữa lỗi của mình.
- HS chơi- Nhận xét kết quả.
- Học sinh ghi nhớ.
Thứ ba: Ngày soạn : 28 - 8 - 2010
 Ngày dạy : 30 - 8 - 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm "Thương người như thể thương thân" (BT1,4); HS khá giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4.
 HS nắm được cách dùng một số từ có tiêng "nhân" theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2,3).
- GD Học sinh ý thức học tập tốt.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giấy khổ to kẻ sẵn BT1, BT2, bút dạ
 - Từ điển TV ( sách dùng cho HS trong nhà trường )
 	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS lên bảng, các HS khác viết vào vở nháp các tiếng mà phần vần có: 1 âm; có 2 âm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài1: - Gọi HS đọc yê ... ò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Học sinh nghe.
- Vài em đọc lại đề bài.
- Học sinh tự làm bài vào vở
- HS chọn từ thích hợp để diền vào cho thích hợp
- ( Xếp lại: d, c, e, h, b, i, đ, g, k, a)
- HS thực hiện -Nhận xét.
- HS kể chuyện.
- Học sinh ghi nhớ.
BD - PĐ TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: 
- Ôn luyện kĩ năng tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng làm đúng các bài tập có liên quan.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và ham thích trong học toán.
 	II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Chấm một số vở BT của HS.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: HD HS làm bài tập
*PHỤ ĐẠO:
Bài 1: Tính giá trị biểu thức.
 13545 +24318 : 3
 37863 : 3 + 1642
- GV nhắc HS thứ tự thực hiện. 
Bài2: (Bài 2- VBT - T6)
- GV nhắc HS cách trình bày.
Bài3: (Bài 3- VBT - T6)
*BỒI DƯỠNG:
Bài1: Tính nhanh: 
 84512 + 51125 + 10488
 20 x 6 x 7 x 5
 111 + 112 + 113 + ... + 120.
Bài2: Một HCN có chiều rộng 6cm, chiều dài gấp 2 lầøn chiều rộng.
 a. Tính chu vi và diện tích HCN đó.
 b. Một HV có chu vi bằng chu vi HCN, tính diện tích hình vuông đó.
- GV chữa bài, củng cố kiến thức.
HĐ3: Củng cố dặn dò: 
Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Học sinh nghe 
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Lưu ý HS kĩ năng tínhbiểu thức có chứa 1 chữ.
- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài
- HS giỏi làm bài vào vở và nêu cách tính nhanh từng biểu thức.
- Học sinh tự làm bài.
- Chữa bài.
- HS ghi nhớ.
Thứ sáu: Ngày soạn : 28 - 8 - 2010
 Ngày dạy : 03 - 9 - 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); Bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2). 
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
 	II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ 
 	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2HS đọc phần từ ngữ đã tìm ở bài tập 1và bài tập 4. 
	 - GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc ví dụ SGK
? Trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì ? Nó dùng hối hợp với dấu nào?
?Ví dụ B dấu hai chấm có tác dụng gì? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ?
? Ví dụ C dấu hai chấm có tác dụng gì?
? Vậy dấu hai chấm có tác dụng gì? 
? Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Cho HS thảo luận nhóm. 
- Gọi HS lên chữa bài và nhận xét. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS. 
Bài 2: - GV lưu ý HS cách làm bài.
? Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào?
? Còn khi dùng để giải thích thì sao?
- Yêu cầu HS viết một đọan văn. 
- HS đọc đọan văn trước lớp 
- GV nhận xét cho điểm 
HĐ3: Củng cố- Dặn dò:
? Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 2HS đọc
- HS đọc ví dụ SGK- Lớp đọc thầm. 
- HS trả lời. 
- HS đọc ghi nhớ. 
- HS thảo luận nhóm bàn. 
- HS nhận xét. 
- HS trả lời.
- HS viết. 
- HS nhận xét bổ sung. 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS ghi nhớ.
TẬP LÀM VĂN : TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT 
 TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (nội dung ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật (BT1, mục III); Kể lại được một đoạn câu chuyên Nàng Tiên Ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2); 
- HS khá giỏi kể được tòn bộ câu chuyện và tả ngoại hình của hai nhân vật. 
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Viết yêu cầu bài tập 1vào khổ giấy to.
 	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Khi kể lại hành động của từng nhân vật cần chú ý điều gì?
 - 2 HS kể lại câu chuyện đã giao.
2.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1: Nhận xét
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- GVphát phiếu - Nêu yêu cầu (BT1)
- GV kết luận: Những đặc điểm về ngoại hình có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó.
- Rút ra ghi nhớ(sgk)
 HĐ2: Luyện tập
 Bài1: - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì gạch trong VBT theo yêu cầu
 -GVsửa bài - Đánh giá kết quả của từng nhóm.
- GV khắc sâu thêm cho HS thấy được: Ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật.
 Bài 2: - GV treo tranh minh họa truyện thơ “Nàng tiên ốc” và yêu cầu: Kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình của nhân vật.
- Cho HS kể chuyện.
- GV nhận xét chung - Tuyên dương những HS kể hay. 
HĐ3: Củng cố- Dặn dò:
? Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 2 HS trả lời
- 3HS đọc nối tiếp.
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh.
- 3HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS hoạt động nhóm(4nhóm)
- Các nhóm dán kết quả lên bảng .
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS xung phong kể .
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS ghi nhớ.
TOÁN: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết đuợc lớp trịêu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu, cũng cố về các đơn vị, lớp nghìn, thứ tự các số, chữ số, giá trị của chữ số theo hàng.
- Rèn kỹ năng: rèn viết các số tròn triệu.
- Giáo dục học sinh tính chính xác.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng các lớp, hàng, đã được kẻ sẵn trên bảng phụ 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: GV viết số 635720, yêu cầu HS nêu rõ từng chữ số thuộc hành nào, lớp nào?
A. Bài mới
HĐ1: Tìm hiểu bài
1.Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu.
? Hãy kể các hàng và lớp đã học ?
-GV đọc : Một trăm, một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn
-GV giới thiệu: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu.
? Một triệu bằng mấy trăm nghìn ?
? Số một triệu có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
-Gọi h/s viết số mười triệu, một trăm triệu 
-Mười triệu còn được gọi là một chục triệu 
-Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu
-G/v giới thiệu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu tạo thành lớp triệu.
-G/v kết hợp điền tên hàng lớp triệu vào bảng phụ (đã chuẩn bị)
HĐ2: Luyện tập thực hành 
Bài 1 :Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 100 000 000
? Hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu?
-Hãy viết các số từ 1 triệu đến 10 trịêu
Bài 2 :Các số tròn chục từ 10000000 đến 100000000.
? Hãy đếm thêm một chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu
-Viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu
Bài 3 :Đọc và viết số 
Bài 4 :Viết số:
G/v đọc: -Ba trăm mười hai triệu
-G/v yêu cầu đọc và nêu các chữ số ứng với các hàng đã học.
GV lưu ý nếu hàng nào còn thiếu viết thêm chữ số O 
HĐ3: Củng cố - Dặn dò 
-Nêu các hàng và lớp đã học 
_ Nhận xét tiết học
HS trả lời
- HS kể
-Một học sinh lên bảng viết số-Học sinh lớp viết vào vở nháp: 100; 1000; 10000; 100000; 1000000.
-1 triệu bằng 10 trăm nghìn
.có bảy chữ số( một chữ số 1 và sáu chữ số 0 )
-H/s lên bảng viết
-Học sinh nhắc lại tên các hàng ở lớp triệu.
-H/s thi đua kể tên các hàng và lớp đã học.
-H/s lên bảng viết, lớp viết vào vở:
-H/s đọc lại các số vừa víết
-H/s đếm: 1 chục triệu, 20 chục triệu,..10 chục triệu
..10 triệu
-H/s viếtvào giấy nháp
-H/s đọc lại các số vừa viết
-H/s viết 
 312000000
-H/s viết, đọc các số còn lại.
HS nêu	
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội trong tuần qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác và trách nhiệm cao trong các hoạt động của chi đội.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: 
- Tổ chức cho các em ôn lại các bài múa hát của Đội.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng và các phân đội đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua cho các đội viên trong chi đội.
-Yêu cầu cá nhân học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt:
 * Học tập:
- Duy trì nền nếp học bài và làm bài. Nhiều em đạt kết quả tốt trong học tập. 
 Song việc học và làm bài ở nhà chưa tốt: Tình, Trung Nam, Hải,
 *Nề nếp:
- Ban chỉ huy chi đội đã đi vào hoạt động và hoạt động có hiệu quả. 
 *Lao động: 
- Thực hiện tốt theo KH; Tổ 2 trực nhật khá tốt.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra.
- Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần.
3.Củng cố:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Học sinh thực hiện.
- Phân đội trưởng đánh giá, nhận xét và xếp loại thi đua cho các thành viên trong phân đội.
- Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 2(1).doc