Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ và và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn, biết ngắt nghỉ đúng.

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.

2. Hiểu ND bài: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.

- Băng giấy viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 28 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2	Thứ hai, ngày 30 tháng 08 năm 2010 
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (T.T)
 TÔ HOÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn, biết ngắt nghỉ đúng.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
2. Hiểu ND bài: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
- Băng giấy viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Nề nếp.
2. Bài cũ: Mẹ ốm. Gọi 3 em lên bảng đọc bài.
H. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
H. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
H. Nêu ghi nhớ?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Trong bài đọc lần trước, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò.Nhà.
Tro øđã kể cho Dế Mèn nghe về sự ức hiếp của bọn nhện và tình cảnh khốn khó của mình. Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò. Bài đọc các em học tiếp hôm nay cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện, giúp Nhà Trò.
- Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ1: Luyện đọc (10 phút)
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài (2 lượt).
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo.
- Sau lượt đọc thứ nhất, cho HS đọc lượt thứ 2, sau đó HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm:
”sừng sững”: là dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn.
“lủng củng”: là lộn xộn, nhiều, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài; yêu cầu học sinh biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp căng thẳng đến hả hê).
HĐ2: Tìm hiểu bài: (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1:” 4 dòng đầu”.
H: Trận mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?(bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung giữ)
H. Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì?
H.Nêu ý 1?
- Giáo viên chốt ý ,ghi bảng
Ý 1: Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
+ Đoạn 2:” 6 dòng tiếp theo”.
H: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? (Dế Mèn chủ động hỏi: Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
H. Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? (lời lẽ thách thức” chóp bu bọn này,ta” để ra oai.
H. Thái độ bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
( lúc đầu mụ nhện cái cũng nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô.Sau đó co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất như cái chày giã gạo).
H.Nêu ý 2?
- Giáo viên chốt ý, ghi bảng.
Ý 2: Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
+ Đoạn 3:” phần còn lại”.
H: Dế Mèn nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? ( Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử rất đáng xấu hổ và còn đe doạ chúng).
H. Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào? (chúng sợ hãi, cùng dạ ran cuống cuồng chạy dọc ngang, phá hết các dây tơ chăng lối).
.Nêu ý 3?
- Giáo viên chốt ý, ghi bảng
Ý 3: Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4 trong SGK. Sau đó thảo luận theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu các nhóm trình bày. Giáo viên chốt:
Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra đại ý sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt đại ý.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Giáo viên chốt ý ghi bảng.
Đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu đoạn văn trên.
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc NDC.
H: Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: ”Tiếp theo”, tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Hát.
- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- Thực hiện đọc ( 4 cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
- 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi.
- Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- 2-3 học sinh trả lời.
- Cá nhân nêu.
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Thực hiện, sau đó đại diện của một vài nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại nội dung chính.
- 4 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét xem bạn đọc đã đúng chưa.
- 1 học sinh đọc, các nhóm thực hiện thảo luận.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày.
- lắng nghe
- Lần lượt 4 em đứng lên đọc bài.
- HS lắng nghe.
- 3-4 cặp HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- Thực hiện đọc 4-5 em, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS tự lên hệ bản thân.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
TOÁN
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Ôân lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Phóng to bảng từ hoặc bảng cài, các thẻ số có ghi 100 000; 10 000; 1 000; 100; 10; 1; Các tấm ghi các chữ số 1; 2; 3; ; 9.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HS
1. Ổn định: Hát vui.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có sáu chữ số.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
1. Số có sáu chữ số:
a/ Ôn vềcác hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn:
- HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn
10 nghìn = 1 chục nghìn.
- GV ghi lên bảng.
b/ Hàng trăm nghìn:
GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.
1 trăm nghìn viết là 100 000.
c/ Viết và đọc số có sáu chữ số:
- GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn.
- Sau đó gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 10; 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, , bao nhiêu đơn vị.
- GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng.
- GV cho HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, baonhiêu chục nghìn, bao nhiêu đơn vị, hướng dẫn HS viết số và đọc số.
-Tương tự GV lập thêm vài số có sáu chữ số nữa trên bảng, cho HS lên bảng viết và đọc số.
(Chú ý chưa đề cặp đến các số có chữ số 0).
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
100 000
100 000
100 000
100 000
10 000
10 000
10 000
10 000
10 000
1 000
1 000
1 000
100
100
100
100
10
10
1
1
1
1
1
4
5
3
4
2
5
Viết số: 453 425
Đọc số: Bốn trăm năm mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi lăm.
2/ Bài tập1:
a/ GV cho HS phân tích mẫu.
b/ GV đưa hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống 523 453. cả lớp đọc .
Bài tập 2: HS làm vào vở.Sau đóthống nhất kết quả.
Bài tập 3: GV cho HS đọc số.
Bài tập 4: GV cho HS chơi trò chơi thi đua.Chia làm hai đội, mỗi đội 2 HS, 1HS đọc số, 1 HS viết số.
GV kết hợp với HS nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài hôm nay
- Gọi HS đọc các số:152 324; 27 654; 11 302
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Khởi động.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS nêu – nhận xét.
- HS đọc lại.
- HS nói lại.
- HS đếm.
- HS trả lời và viết số
- HS đọc số.
- HS nêu và viết số lên bảng.
- Cả lớp đọc số. Nhận xét.
- HS làm vào vở. Sửa bài.
- HS lên bảng thi đua.
- Cả lớp cổ vũ.
- Một vài em nhắc lại.
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được:
- Cần phải trung thực trong học tập.
- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
2. Biết trung thực trong học tập.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
- Tranh GSK, các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
- HS chuẩn bị để xây dựng tiểu phẩm về chủ đề trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:	TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: HS hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luậ ... ứa chất bột đường.
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài vai trò của chất đạm và chất béo.
HS trả lời.
Nhận xét – đánh giá.
HS lặp lại.
Tổ chức thảo luận:
HS thảo luận nhóm đôi.
HS trả lời
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Nhận xét.
- HS lắng nghe và chốt ý lại.
HS thảo luận từng cặp.
HS thực hiện vào bảng đã kẽ sẵn.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Nhận xét – ý kiến.
HS làm vào phiếu baiø tập cá nhân.
HS cá nhân trả lời.
Cả lớp nhận xét và bổ sung.
Thứ sáu, ngày 03 tháng 09 năm 2010
TẬP LÀM VĂN 
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tích cách nhân vật.
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tích cách nhân vật và ý nghĩa truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 3, 4 tờ giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1.
- 1 tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
HS 1: Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
(Qua hình dáng, qua hành động, qua lời nói và ý nghĩ của nhân vật.)
- HS 2: Khi kể chuyện ta cần chú ý những gì?
(Chọn kể hành động tiêu biểu của nhân vật. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.)
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tích cách phẩm chất bên trong. Vì vậy trong bài văn kể chuyện việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách. Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
A/ Nhận xét:
- HS nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn suy nghĩ trả lời câu hỏi- GV ghi ý kiến lên bảng.
* Ý 1: Chị nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau:
+ Sức vóc: gầy yếu, người bự những phấn trắng như mới lột
+ Cánh: mỏng như cánh bướm, lại ngắn chùn chùn, rất yếu chưa quen mở.
+ Trang phục: Mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
*Ý 2: Ngoại hình của chị nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
B/ Ghi nhớ:
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm lại.
C/ Luyện tập:
1/ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV đính bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn lên bảng.
- HS lên bảng gạch dưới chi tiết miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến.
- Các chi tiết ấy nói lên chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả và thông minh, gan dạ.
2/ Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
- GV gọi HS kể lại.
 Nhận xét đánh giá.
4. Củng cố dặn dò:
- Muốn tả ngoai hình của nhân vật ta cần tả những gì? (Tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo)
 Nhận xét tiết học.
 HS học thuộc lòng phần ghi nhớ.
Hát vui.
HS lắng nghe GV giới thiệu.
HS đọc tựa bài.
HS trả lời – nhận xét ý kiến.
3, 4 HS đọc.
HS đọc thầm.
1 HS lên bảng thực hiện.
Cả lớp nhận xét – bổ sung ý kiến.
2, 3 HS kể.
Cả lờp nhận xét.
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU YÊU CẦU: 
Giúp Hs:
- Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II. CÁC ĐỘNG DẠY HOẠT HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết số 653 720, yêu cầu HS nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào.
- GV cho HS nêu tổng quát: lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV yêu cầu HS lên bảng lần lượt viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn rồi yêu cầu em đó viết tiếp viết số mười trăm nghìn:
1 000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1 000 000
- GV giới thiệu: Mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết là 1 000 000. GV viết lên bảng.
- Vậy một triệu có tất cả mấy chữ số 0? (6 số 0).
- GV giới thiệu tiếp: Mười triệu còn gọi là một chục triệu.
- HS lên bảng viết, 10 000 000.
- Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu.
- HS lên bảng viết, 100 000 000.
- GV giới thiệu tiếp: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- Cho HS nêu lại, lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn.
* Bài tập:
1/ Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập và HS nêu miệng.
(1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, , 10 triệu.)
2/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu ):
1 chục triệu 2 chục triệu
10 000 000	 20 000 000
3/ Viết các số sau và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0:
Mười lăm nghìn (15 000).
Năm mươi nghìn (50 000).
Ba trăm năm mươi (350).
Bảy triệu (7 000 000).
Sáu trăm (600).
Ba mươi sáu triệu (36 000 000)
Một nghìn ba trăm (1 300).
Chín trăm triệu( 900 000 000)
4/ Viết theo mẫu:
- GV cho HS phân tích mẫu.
* Lưu ý:
HS nếu viết ba trăm mười hai triệu, ta viết 312 sau đó thêm 6 chữ số 0 tiếp theo.( 312 000 000 )
- HS tự làm các phần còn lại, trong phiếu bài tập.
- GV kết hợp chấm và chữa bài.
- Nhận xét chung.
4. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu các hàng và lớp đã học?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài và chuẩn bài “Triệu và lớp triệu”.
: Hát vui.
1HS lên bảng viết.
HS trả lời.
1 HS lên bảng viết.
HS nhắc lại.
HS trả lời – nhận xét.
HS làm miệng.
HS lên bảng viết số. Cả lớp nhận xét.
HS làm vào vở.
HS lên bảng sửa bài – nhận xét.
HS nêu miệng.
Cả lớp làm vào phiếu bài tập.
ĐỊA LÝ
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
HS biết dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao & đồ sộ nhất Việt Nam.
HS biết ở dãy núi Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm
2. Kĩ năng:
HS chỉ được trên lược đồ & bản đồ Việt Nam vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng.
Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
3. Thái độ:
Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
 SGK
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Bài cũ: Làm quen với bản đồ (t.t)
 Nêu các bước sử dụng bản đồ?
 Hãy tìm vị trí của thành phố của em trên bản đồ Việt Nam?
 GV nhận xét
Bài mới:
 Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
 GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
 Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta (Bắc Bộ)?
 Trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất?
 Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng & sông Đà?
 Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km?
 Đỉnh núi, sườn & thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
 GV sửa chữa & giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 Dựa vào lược đồ hình 1, hãy chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng & cho biết độ cao của nó.
 Quan sát hình 2 (hoặc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng), mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
 GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
 GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời
 GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
 GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 GV tổng kết: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc.
 Củng cố
 GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
 GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên. Đây là dãy núi cao nhất Việt Nam & Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia).
 Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
HS trả lời
HS nhận xét
HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.
HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn
HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
Khí hậu lạnh quanh năm
HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2
HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT2.doc