Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Hồ Thị Trà

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Hồ Thị Trà

I.MỤC TIÊU:

-Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

-Biết được :Trung thực trong học tập giúp em học tiến bộ ,được mọi người yêu mến.

-Hiểu được trung thực trong học học tập là trách nhiệm của HS.

 2.Thái độ:

 -Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập.

 -Đồng tình với hành vi trung thực- phản đối hành vi không trung thực.

 3.Hành vi:

 -Nhận biết các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.

 -Biết thực hiện hành vi trung thực- phê phán hành vi giả dối.

II.CHUẨN BỊ:

 -Tranh vẽ tình huống trong sgk.

 -Giấy bút cho các nhóm.

 -Bảng phụ – bài tập.

 -Cờ màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi HS.

 

doc 35 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Hồ Thị Trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 2.
Ngµy so¹n:3/9/2010
Ngµy gi¶ng:Thø hai.6/9/2010
Tiết1. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
 CHÀO CỜ.
 ****************************
Tiết 2.
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP.(tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
-Biết được :Trung thực trong học tập giúp em học tiến bộ ,được mọi người yêu mến.
-Hiểu được trung thực trong học học tập là trách nhiệm của HS.
 2.Thái độ:
 -Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập.
 -Đồng tình với hành vi trung thực- phản đối hành vi không trung thực.
 3.Hành vi:
 -Nhận biết các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
 -Biết thực hiện hành vi trung thực- phê phán hành vi giả dối.
II.CHUẨN BỊ:
 -Tranh vẽ tình huống trong sgk.
 -Giấy bút cho các nhóm.
 -Bảng phụ – bài tập.
 -Cờ màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ.
Gọi H nêu phần bài học.
Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra có phải là trung thực không?
2.Hoạt động nối tiếp.
*Hoạt động 1 .Thảo luận nhóm.
-Gv cghia nhóm và giao nhiệm vụ.Các nhóm làm bài tập 3.
-Gv kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống.
a)Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
b)Báo lại cho cô biết để chữa lại điẻm cho đúng.
c)Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực .
Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
*Hoạt động 2.trình bày tư liệu đã sưu tầm.được BT4.
-Yêu cầu một vài nhóm trình bày và giới thiệu .
-*Thảo luận : Em nghĩ gì về những mẫu chuỵen , tấm gương đó ?
*Gv kết luận.
-Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập .Chúng ta cần học tập các bạn đó.
*Hoạt động 3 .Trình bày tiểu phẩm.
1.Gv mời 1-2 nhóm trình bày tiểu phẩm .
2.Thảo luận chung cả lớp .
-Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem không?
-Gv nhận xét.
3.Củng cố:
--Nêu nội dung chính của bài.
4.Dặn dò:
-Về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực 
1-2 H nêu.
.
-H các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm trao đổi .nhận xét.
-Lắng nghe.
-Hoạt động cá nhân.
-H nêu cá nhân.
-Lắng nghe.
-Cả lớp tham gia trò chơi.
-Tự nêu
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
****************************** 
	Tiết 3.TOÁN 
 CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I MỤC TIÊU :
-Biết mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề. 
 -Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
-Bài tập.1,2,3,4(a,b)
II.CHUẨN BỊ -Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Bài cũ: -GV gọi 2 HS lên chữa bài 5 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: a.Giới thiệu 
 b.Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: 
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề;
 +Mấy đơn vị bằng 1 chục ? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?)
 +Mấy chục bằng 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ? )
 +Mấy trăm bằng 1 nghìn ? (1 nghìn bằng mấy trăm ?)
 +Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn ? )
 +Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ? )
 -Hãy viết số 1 trăm nghìn.
 -Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 c.Giới thiệu số có sáu chữ số :
 -GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu.
 * Giới thiệu số 432 516
 -GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn.
 -Có mấy trăm nghìn ?
 -Có mấy chục nghìn ?
 -Có mấy nghìn ?
 -Có mấy trăm ?
 -Có mấy chục ?
 -Có mấy đơn vị ?
 -GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
 * Giới thiệu cách viết số 432 516
 -GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ?
 -GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432516 có mấy chữ số ?
 -Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu?
. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
*Giới thiệu cách đọc số 432 516
-GV: Bạn nào có thể đọc được số 432 516 
. -GV hỏi: Cách đọc số 432 516 và số 32516 có gì giống và khác nhau.
-GV viết lên bảng các số 12 357 và312357; 
81 759 và 381 759; 32 876 và 632 876 yêu cầu HS đọc các số trên.
 d. Luyện tập
 Bài 1
 -GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313 214, số 313 214 , số 523 453 và yêu cầu HS đọc , viết số này.
.Bài 2 -GV yêu cầu HS tự làm bài (Nếu HS kém GV có thể hướng dẫn để HS thấy cột thứ nhất trong bảng là Viết số, các cột từ thứ hai đến thứ 7 là số trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị của số, cột thứ tám ghi cách đọc số. )
 -GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số.
 -GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Ví dụ: Số nào gồm 8 trăm 8 nghìn,3 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị ?
 Bài 3 -GV viết các số trong bài tập (hoặc các số có sáu chữ số khác) lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số. -GV nhận xét.
 Bài 4 -GV tổ chức thi viết chính tả toán, GV đọc từng số trong bài (hoặc các số khác ) và yêu cầu HS viết số theo lời đọc.câu c(HS giỏi)
 .4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS lắng nghe.
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+10 đơn vị bằng 1 chục. (1 chục bằng 10 đơn vị.)
+10 chục bằng 1 trăm. (1 trăm bằng 10 chục.)
+10 bằng 1 nghìn. (1 nghìn bằng 10 trăm.)
+10 nghìn bằng 1 chục nghìn. (1 chục nghìn bằng 10 nghìn.)
+10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.)
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 100 000.
-6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-HS quan sát bảng số.
-Có 4 trăm nghìn.
-Có 3 chục nghìn.
-Có 2 nghìn.
-Có 5 trăm.
-Có 1 chục.
-Có 6 đơn vị.
-HS lên bảng viết số theo yêu cầu.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con) : 432 516.
-Số 432 516 có 6 chữ số.
-Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
-2 đến 3 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS đọc lại số 432 516.
.
-HS đọc từng cặp số.
-1 HS lên bảng đọc, viết số. HS viết số vào vở:
 a) 313 241
 b) 523 453
-HS tự làm bài vào vở, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. (HS có thể dùng bút chì để làm vào SGK)
-HS nêu: Tám trăm ba mươi hai nghìn bảy trăm năm mươi ba và lên bảng viết 832 753.
-HS lần lượt đọc số trước lớp, mỗi HS đọc từ 3 đến 4 số.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Yêu cầu viết số theo đúng thứ tự GV đọc, hết số này đến số khác.
-HS cả lớp.
***********************************
Tiết 4.	TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I MỤC TIÊU 
-Giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật Dế Mèn.
--Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh .
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.
II.CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) 
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:Ghi đề 
. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu : 
1. Luyện đọc: 
*Lần 1.gọi 3H đọc.
Luyện đọc tiếng từ câu khó.
sừng sững, nhện gộc, lủng củng,béo múpbéo míp,
*Lần 2..
-Luyện đọc câu.
*Lần 3.
-Gọi 3 H đọc liền mạch 3 đoạn.
-Luyện đọc theo cặp.
.
- Đọc mẫu lần 1. 
 * Tìm hiểu bài : 
* Đoạn 1 :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? 
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? 
+ Em hiểu “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là thế nào ? 
- Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 1 .
* Đoạn 2 :
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : 
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? 
+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn ? 
- Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 2 lên bảng .
* Đoạn 3 - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? 
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào ? 
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì? 
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 3 .
Gọi HS đọc câu hỏi 4 SGK-.HS giỏi 
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời .
+GV có thể cho HS giải nghĩa từng danh hiệu hoặc viết lên bảng phụ cho HS đọc.Võ sĩ : Người sống bằng nghề võ 
- Đại ý của đoạn trích này là gì ? 
- Ghi đại ý lên bảng .
 * Thi đọc diễn cảm 
- Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại toàn bài .
- Để đọc 2 đoạn trích này em cần đọc như thế nào ? 
-GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc. Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu cách đọc và luyện đọc theo cách hướng dẫn đúng .Yêu cầu H thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố- Dặn dò:
-Qua bài , em thích Dế Mèn đức tính gì?
-Nhạnxét giờ học.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc, câu trả lời của các bạn. 
-HSKTđọc 1 đoạn trong bài thơ.
1H đọc bài.
- 3HS đọc theo thứ tự : 
 + Bọn Nhện hung dữ . 
 + Tôi cất tiếng .giã gạo .
 + Tôi thét .quang hẳn .
H đọc từ khó.
-3H đọc nối tiếp.
-H đọc chú giải.
-3H đọc 3 đoạn.
-H luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK .
- Theo dõi GV đọc mẫu .
+ Để đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu ớt, không để kẻ khỏe ăn hiếp kẻ yếu .
: Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ . .
+ Sừng sững : dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn .
+ Lủng củng : lộn xộn, nhiều, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm .
-Ý1 Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ Dế Mèn chủ động hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này ? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
+ Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “chóp bu bọn này, ta ” để ra oai .
+Lú ... 
-2 HS lên bảng làm bài (mỗi HS viết một cột số), HS cả lớp làm bài vào vở.
-2 HS lần lượt thực hiện yêu cầu. VD: HS chỉ vào số 50000 và đọc năm mươi nghìn có 4 chữ số 0.
-HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS mở đọc thầm để tìm hiểu đề bài.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 312000000.
-Số 312000000 có chữ số 3 ở hàng trăm triệu, chữ số 1 ở hàng chục triệu, chữ số 2 ở hàng triệu, chữ số 0 ở các hàng còn lại.
-HS dùng bút chì điền vào bảng, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-HS cả lớp.
 *********************************
Tiết 2.	TẬP LÀM VĂN
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
 TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I MỤC TIÊU -Hiểu: Trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình nhân vậtlà cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
-Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật .Kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốccó kết hợp tả ngoại hình.
II.CHUẨN BỊ -Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 ( để chỗ trống ) để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật .
-Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ?
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước .- Nhận xét và cho điểm 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
- Hỏi :+ Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những điểm nào ?
- Giới thiệu : Hình dáng bên ngoài của nhân vật thường nói lên tính cách của nhân vật đó . .
 b) Nhận xét - Yêu cầu HS đọc đoạn văn 
- Chia nhóm HS , phát phiếu và bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu . 
- Gọi các nhóm lên trình bày 
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Kết luận :1 . Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về :- Sức vóc : gầy yếu quá .- Thân mình : bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.- Cánh : hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn .- Trang phục : mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
2 . Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về : - Tính cách : yếu đuối.
-Thân phận : tội ngiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
 * Kết luận : Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn .
 c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó .d) Luyện tập :Bài 1 - Yêu cầu HS đọc bài .- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : Chi tiết nào miêu tả ngoại hình của chú 
lạc ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú 
- Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình ?- Gọi HS nhận xét, bổ sung .
- Kết luận : 
 Tác giả chú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc : người gầy, tóc búi ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì ? 
 Kết luận : Các chi tiết ấy nói lên :
+ Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, quần ngắn tới gần đầu gối cho thấy chú bé là con một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả. 
+ Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc. 
+ Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà.
 Bài 2- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Cho HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên Ốc.
- Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV giúp đỡ những HS yếu hay gặp khó khăn. 
- Yêu cầu HS kể chuyện .
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt 
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi :
+ Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì ?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- 2 HS kể lại câu chuyện của mình .
+ Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua hình dáng, hàng động, lời nói, ý nghĩa
- Lắng nghe .
- 3 HS tiếp nối nhau đọc .
- Hoạt động trong nhóm .
 2 nhóm cử đại diện trình bày .
- Nhận xét, bổ sung .
- Lắng nghe .
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- HS tìm trong các bài đã học hoặc đã đọc ở trong báo.
+Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
Những đặc điểm ngoại hình có thể đánh giá chị Chấm là một con người rất khỏe mạnh, tự nhiên, ngay thẳng và sắc sảo.
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và đoạn văn .
- Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại 
hình.
- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn .
- Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Quan sát tranh minh họa .
- Lắng nghe .
- HS tự làm 
.- 3 đến 5 HS thi kể .Ví dụ 1:
 Ngày xưa, có một bà lão nghèo khó sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bà chẳng có nơi nào nương tựa. Thân hình bà gầy gò, lưng còng xuống. Bà mặc chiếc áo cánh nâu đã bạc màu và cái váy đụp màu đen. Mái tóc bà đã bạc trắng. Nhưng khuôn mặt bà lại hiền từ như một bà tiên với đôi mắt sáng. Bà thường bỏm bẻm nhai trầu khi bắt ốc, mò cua. 
 Ví dụ 2: 
 Hôm ấy bà lão quyết định rình xem ai đã mang đến điều kì diệu cho nhà bà. Bà thấy một nàng tiên nhẹ nhàng bước ra từ chum nước. Nàng mặc chiếc áo tứ thân đủ sắc màu. Khuôn mặt nàng tròn trịa, dịu dàng như ánh trăng rằm. Đôi tay mềm mại của nàng cằm chổi quét sân, quét nhà, cho lợn ăn rồi ra vườn nhặt cỏ, tưới rau .
***********************************
Tiết 4. Khoa học.
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN 
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I MỤC TIÊU 
 -Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn : chất bột đường, chất đạm chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
-Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường : gạo, bánh mì, khoai..
-Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
II.CHUẨN BỊ 
 -Các hình minh hoạ ở trang 10, 11/ SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Phiếu học tập.
 -Các thẻ có ghi chữ: Trứng Đậu Tôm Nước cam Cá Sữa Ngô 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
 1) Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ?
 -Nhận xét cho điểm HS.
2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 - * Hoạt động 1: Phân loại thức ăn, đồ uống.
 * Mục tiêu: HS biết sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
 -Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 10 / SGK và trả lời câu hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật và thực vật ?
 -GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hai cột: Nguồn gốc động vật và thực vật.
 -Cho HS lần lượt lên bảng xếp các thẻ vào cột đúng tên thức ăn và đồ uống.
 -Gọi HS nói tên các loại thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật.
 -Nhận xét, tuyên dương HS tìm được nhiều loại thức ăn và phân loại đúng nguồn gốc.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết 
 -Hỏi: Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác ?
 -Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ?
 -Có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu để phân loại như vậy ?
* GV kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo nhiều cách: phân loại theo nguồn gốc đó là thức ăn động vật hay thực vật..
 * Hoạt động 2: Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
 * Mục tiêu: Nói tên và vai trò của những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm theo các bước.
 -Chia lớp thành các nhóm, -Yêu cầu HS hãy quan sát các hình minh hoạ ở trang 11 / SGK và tr3 lời các câu hỏi sau:
 1) Kể tên nhũng thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 / SGK.
 2) Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường.
 3) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?
 -Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
 -Tuyên dương các nhóm 
 * GV kết luận: 
 Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân
 -Phát phiếu học tập cho HS.
 -Gọi một vài HS trình bày -Gọi HS khác nhận xét , bổ sung.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV cho HS trình bày ý kiến 
 a) Hằng ngày chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá,  trứng là đủ chất.
 b) Hằng ngày chúng ta phải ăn nhiều chất bột đường.
 c) Hằng ngày, chúng ta phải ăn cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thự vật.
 -Dặn HS về nhà đọc nội dung Bạn cần biết trang 11 / SGK.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS lên bảng xếp.
Nguồn gốc
 Thực vật Động vật
Đậu cô ve, nước cam Trứng, tôm
Sữa đậu nành Gà
Tỏi tây, rau cải Cá
Chuối, táo Thịt lợn, thịt bò
Bánh mì, bún Cua, tôm
Bánh phở, cơm Trai, ốc
Khoai tây, cà rốt Ếch
Sắn, khoai lang Sữa bò tươi
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi..
-Chia thành 4 nhóm: 
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin và chất khoáng.
-Có hai cách ; Dựa vào nguồn gốc và lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong thức ăn đó.
-HS lắng nghe.
-HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký điều hành.
-HS quan sát tranh, thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy.
1) Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, miến, bánh quy, bánh phở, bún, sắn, khoai tây, chuối, khoai lang.
2) Cơm, bánh mì, chuối, đường, phở, mì, 
3) Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể.
-Nhận phiếu học tập.
-Hoàn thành phiếu học tập.
-3 đến 5 HS trình bày.
-Nhận xét.
-HS tự do phát biểu ý kiến.
+Phát biểu đúng: c.
+Phát biểu sai: a, b.
-HS cả lớp.
*********************************
Tiết 5.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT ĐỘI
I.Bầu ban chỉ huy chi đội
- Chi đội trưởng: Thái xuân Đăng
- Chi đội phó: Nguyễn thị Bích Thảo.
- Phân đội trưởng: Mạnh Tuân, 
II. Kế hoạch hoạt động :
- Ban chỉ huy chi đội chỉ huy mọi hoạt động của chi đội, điều hành hoạt động của chi đội mình: Hoạt động chủ điểm, ca múa hát, chỉ đạo phụ trách sao...
- Các tuần chẵn : sinh hoạt đội.
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan.doc