Toán :tiết 6
Bài: CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn tập các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục; 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn.
- Biết đọc, viết thành thạo các số có 6 chữ số.
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác.
- KNS: Rèn kĩ năng đọc, viết các số có số chữ số, ghi nhớ các hàng trong các số có sáu chữ số, thực hành làm các bài tập trong bài, kĩ năng tư duy sáng tạo của học sinh.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi các hàng số có 6 chữ số.
III. Các hoạt động dạy hoc :
TUẦN 2 Ngày soạn : 26/08/2011 Ngày dạy: 29/ 08/ 2011 Tập đọc: tiết 3 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU(tt) I. Mục tiêu: Hs đọc yế u đọc 1-2 câu - Đọc đúng: sừng sững, béo múp béo míp, quang hẳng, ... Đọc trối chảy toàn bài, ngắt nghỉ, đúng dấu câu. Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật. - HS yếu đánh vần một câu ( YMRang, KPă Liếp, Hùng, Mrao ) - Hiểu các tù ngữ: sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng. - Hiểu nội dung câu chuyệ n: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực Nhà Trò yếu bất hạnh. - Giáo dục các em noi gương nhân vật Dế Mèn. - KNS:Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài tập đọc trang 15 SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: (4) - 2 em đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm và trả lời SGK. - 2 em đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 2. Bài mới * Giới thiệu bài Treo tranh minh hoạ : nhìn vào tranh em hình dung ra cảnh gì? - Học sinh lên thực hiện yêu cầu. - Học sinh khác nhận xét. - Quan sát tranh minh họa. - Cảnh Dế Mèn trừng trị bọn Nhện, bênh vực chị Nhà Trò. Hoạt độg 1(10) Luyện đọc - Yêu cầu học sinh mở SGK/15 gọi 3 em đọc nối tiếp 3 lượt . - 1 em đọc lại toàn bài. - Tìm hiãu nghĩa cđa tâ. - Giáo viên đọc méu lần 1 - Học sinh 1: Bọn nhện .... hung dữ. - Học sinh 2: Tôi cất tiếng .... giã gạo. - Học sinh 3: Tôi thét .... Quang hẳn. - 1 em đọc to, học sinh khác theo dâi. - 1 em đọc tâ chú giải. - Theo dõi giáo viên đọc mẫu. Hoạt động 2:(10) Tìm hiểu bài - Truyện xuất hiện tthêm nhân vật nào? - Dế Mèn gặp bọn Nhện đã làm gì? Dế Mèn đã hành động như thế nào, các em tìm hiểu bài hôm nay. Đoạn 1: - Trận địa mai phục đ bọn nhện đáng sợ như thế nào? - Bọn nhện sẽ làm gì với trận địa đó? - sừng sững,lủngcủng nghĩa là gì? Đoạn 1: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời đọan 1 cho em hình dung ra cảnh gì? - Giáo viên ghi bảng? Đoạn 2: Dế Mèn làm cách nào cho bọn nhện phải sợ? - Thái độ của bọn nhện ra sao? Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì? - Cho vài em nhắc lại? Đoạn 3: - Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? - Từ ngữ “ cuống cuồng ”cho em cảnh gì? - Gọi học sinh thảo luận theo câu hỏi. Học sinh đọc trên bảng phụ đã hiẻu nghĩa các từ: - Dế Mèn xứng đáng với danh hiệu nào? (phù hợp nhất). Gv hưỡng dẫn học sinh nêu đại ý Hoạt động 3:(9)Đọc diễn cảm - Để đọc 2 đoạn trích này các em cần đọc giọng như thế nào? - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. - Bọn nhện. - Đã đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu ớt. - Đọc thầm và trả lời. - Chăng tơ tâ bên nọ sang bên kia.. lủng củng những nhện rất hung dữ. - Bắt Nhà Trò phải trả nợ. - sững sững: dáng 1 vật to chắn ngang tầm nhìn. - lủng củng: lộn xộn, không có ngăn nắp. - 2 em nhắc lại. - 1 em đọc to thành tiâng. - Thấy vị chúa trùm nhà Nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phãng càng đạp phanh phách. - Lúc đầu đanh đá, nặ c nô sau co rúm lại, rập đầu xuống đất... - 2 em nhắc lại. - 1 em đọc thành tiếng. - Thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp... cứ đòi món nợ bé tí của Nhà Trò yếu ớt, ... và còn đe doạ chúng. - Chúng sợ hãi cùng dạ rân... phá hết dây tơ chăng lối. - Cảnh: bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì lo lắng. - tráng sỹ, chiến sỹ, hiệp sỹ, dũng sỹ, anh hùng. - hiệp sỹ. - 2 em nêu và đọc Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn Hs luyện đọc diễn cảm - Học sinh thi đọc diễn cảm IV. Củng cố dặn dò:(4) - Qua đoạn truyện em học tập được Dế Mèn được đức tính gì? - Các em về đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét tiết học ---------------------------------------------- Toán :tiết 6 Bài: CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Ôn tập các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục; 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn.... - Biết đọc, viết thành thạo các số có 6 chữ số. - Giáo dục tính cẩn thận chính xác. - KNS: Rèn kĩ năng đọc, viết các số có số chữ số, ghi nhớ các hàng trong các số có sáu chữ số, thực hành làm các bài tập trong bài, kĩ năng tư duy sáng tạo của học sinh. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi các hàng số có 6 chữ số. III. Các hoạt động dạy hoc : Hoạt động của giáo viên 1. Bài cũ:(3) - Gọi học sinh lên bảng chữa bài. - Giáo viên kiểm tra, chữa vở bài tập 7 em. 2. Bài mới Giới thiệu bài: 1’ Hoạt động 1(14)Ôn tập về các hàng: đơn vị, chục, trăm.... + Mấy đơn vị bằng 1 chục (1 chục bằng mấy đơn vị). + Hướng dẫn tương tự cho đến hàng chục nghìn. -Yêu cầu viết số 1 trăm nghìn + Số 100.000 nghìn có mấy chữ số. c) Giới thiệu số có 6 chữ số - Giáo viên treo bảng phụ + Giới thiệu số: 432.546 - Nêu tên các hàng của số và giá trị các chữ số đó. - Gọi học sinh viết số + Giới thiệu cách viết số 432.516 Giáo viên nhận xét và hỏi - Số 432.516 có mấy chữ số? - Khi viết số này ta bắt đầu viết từ đâu? - Giáo viên khẳng định: Đó là cách viết số có 6 chữ số . + Giới thiệu cách đọc số 432.516 - Cách đọc số: 432.516 và 32.516 có gì khác? - Giáo viên viết bảng từng cặp số và gọi nhiều em đọc: 12.357 và 312.357 81.759 và 381.759 Hoạt động 2:(15) Luyện tập thực hành Bài 1: Gắn các thẻ ghi số vào bảng số Yêu cầu học sinh đọc và viết số này. - Nhận xét. Bài 2: - Học sinh tự làm bài. - Đổi vở chéo và kiểm tra. - Gọi 2 học sinh lên bảng; 1 em đọc số trong bài cho em kia viết số Bài 3: Giáo viên viết số bất kỳ trong bài tập lên bảng rồi gọi học sinh đọc số - giáo viên nhận xét. Bài 4: Giáo viên đọc từng số (trong hoặc ngoài bài) - Giáo viên nhận xét chung bài làm bảng con. Hoạt động của học sinh - 2 em lên bảng làm + Với n = 3 thì 14 x n = 14 x 3 = 42. + Với m = 72 thì m : 9 = 72 : 9 = 8. +...... - Quan sát hình và trả lời câu hỏi: + 10 đơn vị: 1 chục (1 chục = 10 đơn vị) + 10 chục nghìn = 100 nghìn. + 1 học sinh viết bảng, lớp viết vào bảng con: 100.000 - Có 6 chữ số: chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải chữ số 1. - Học sinh quan sát bảng số - 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị. - 1 em lên bảng viết. - 2 em lên bảng viết. Học sinh khác viết bảng con. - Có 6 chữ số - Viết từ trái sang phải: từ hàng cao đến hàng thấp. - 2 em đọc. - Khác ở hàng trăm nghìn (4 trăm nghìn và 3 mươi nghìn). - 4 em đọc từng cặp số đó. - 2 em lên bảng, học sinh khác làm vở bài tập. a. 313.241 b. 523.453. - Học sinh dùng bút chì làm vào SGK, 2 em đổi vở. - Học sinh lần lượt đọc trước lớp , mỗi em đọc 3 - 4 số . - Học sinh viết vào bảng con. IV/ Củng cố dặn dò:(4) - Nhận xét chung tiết học - Hướng dẫn về nhà đọc và viết các số sau: a. Số gồm 4 trăm nghìn 7 chục nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 6 chục, 7 đơn vị. b Số gồm 2 trăm nghìn, 8 chục nghìn, 7 nghìn, 6 trăm, 1 chục, 8 đơn vị. ------------------------------------------------ Môn : Chính tả: tiết 2 Bài : MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. Mục tiêu: HS yếu nhìn sách viết . - Nghe viết chính xác trình bày đúng, đẹp đoạn văn: Mười năm cõng bạn đi học.ử - Viết đúng, đẹp tên riêng: Vinh quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh. - Làm đúng bài tập chính tả SGK. - Giáo dục học sinh ý thức về trình bày bài, sử dụng đúng các dấu câu và dâu thanh. - KNS: Rèn kĩ năng viết chữ đẹp, tính cẩn thận, óc sáng tạo, kĩ năng trình bày bài, sử dụng các dấu câu, dâu thanh, thực hành làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên 1. Bài cũ:(3) -Gọi học sinh lên bảng viết, học sinh khác viết bảng con. - Giáo viên đọc, học sinh viết - Nhận xét sửừa chữa. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: 1’ b. Các hoạt động Hoạt động 1:(22) Hướng dẫn nghe, viết chính tả. * Tìm hiểu nội dung đoạn văn. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn. + Bạn Sinh đã làm gì để gíup đỡ bạn. + Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào? * Hướng dẫn viết từ khó -Yêu cầu học sinh đọc, viết các từ khó * Viết chính tả - Giáo viên đọc cho học sinh viết * Soát lỗi và chấm bài - Giáo viên đọc lần 2. - Giáo viên thu và chấm 10 bài. Hoạt động 2 (8) Hưóng dẫn làm bài tập. Bài 2:(6) - Gọi1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - Gọi học sinh nhận xét, chữa bài, giáo viên chốt lại lời giải đúng - Yêu cầu học sinh đọc lại mẫu truyện vui Tìm chỗ ngồi và trả lời câu hỏi Truyện đáng cười ở chi tiết nào? Bài 3: a) Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cho hs thi giải nhanh câu đố, viết vào bảng con. GV nhận xét, tuyên dương Hoạt động của học sinh - 1 em viết lên bảng viết: nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lòa xoà. - 2 em đọc thành tiếng. ... Cõng bạn đi học suốt 10 năm - Tuy nhỏ nhưng không quản khó khăn ngày ngày cõng Hanh đến trường đoạn đường 4km, trèo đèo, vượt suối. - 1 em lên bảng viết, học sinh khác viết bảng con: ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, Tuyên Quang... - Học sinh ngồi ngay ngắn viết. - Học sinh xem SGK theo dõi và soát lỗi. - 1 em đọc. - 2 em lên bảng làm. - Học sinh khác dùng bút chì làm VBT. - Học sinh nhận xét: sau - rằng - chăng - xin - băn khoăn - sao - xem. - 1 học sinh đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm - Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà dẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thực chất là bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi. - 1 học sinh đọc SGK. - Học sinh tự làm bài. Lời giải: chữ sáo, sao. - Dòng 1: sáo là tên 1 loài chim. - Dòng 2: bỏ sắc thành sao IV/ Củng cố, dặn dò :(4) -Tìm một số từ có vần an/ang -Về viết lại truyện vui tìm chỗ ngồi. ---------------------------------------------------- Môn : Kể chuyện ( Tiết 2) Bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên ốc đã học.(Hs yếu kể 1-2 đoạn ) -Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. - Giáo dục lòng thương người, sự giúp đỡ bạn bè và mọi người. - KNS: rèn kĩ năng diễn đạt theo ý tưởng và ngôn ngữ của học sinh giúp khả năng phát triển ngôn ngữ và trí nhớ cho học sinh II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên 1. Bài cũ:(5) - Học sinh kể lại chuyện: Sự tích Hồ Ba Bể. -Nêu ý nghĩa câu chuyện 2. Bài mới * Giới thiệu bài Hoạt động 1 (12) Tìm hiểu câu chuyện - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. -Yêu cầu học sinh đọc thầm, trả lời các câu hỏi, giáo viên ghi bảng giúp học sinh ghi nhớ nội dung từng đoạn. Đoạn 1: Bà lảo làm nghề gì để sinh sống? Bà lão làm gì khi bắt được ốc? Đoạn ... n gọi là 1 trăm triệu: 100.000.000 Lớp triệu gồm các hàng: Triệu Chục triệu Trăm triệu - Giáo viên hỏi học sinh về các chữ số trong các số trên. + Kể tên các hàng, các lớp đã học? Hoạt động 2(22) Luyện tập Bài 1:(4) + Một triệu thêm 1 triệu là mấy triệu? + 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu? + Em hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu. + Giáo viên chỉ (không theo thứ tự) cho học sinh đọc các số đó. Bài 2:(5) Tương tự như bài 1 - Giáo viên hỏi: 1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu. - Học sinh đêm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu? Bài 3(6) -GV đọc từng số cho HS viết vào bảng con. -Mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0. Bài 4:(6) Nêu yêu cầu bài tập. -GV giúp HS thống nhất kết quả. - Học sinh thi đua kể. ... 2 triệu. ...là 3 triệu - 1 em đếm. Lớp đếm thầm theo. -1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS quan sát mẫu,làm vào SGK bằng bút chì. Một số em lên bảng viết. -1 HS đọc yêu cầu bài tập. -HS viết vào bảng con. Một số lên bảng viết. -HS nhìn bảng, trả lời. -HS làm vào SGK bằng bút chì. - Một số HS nêu IV/ Củng cố dặn dò(3) -HS nhắc lại các hàng và lớp đã học. - Nhắc nhở học sinh về học bài và xem lại các bài tập đã làm, làm bài vào vở - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------- Môn : Luyện từ và câu( tiết 4) Bài: DẤU HAI CHẤM I. Mục tiêu: - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm Trong câu báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. - Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. - Giáo dục học sinh sử dụng dấu câu hợp lí - KNS: rèn kĩ năng nhận biết tác dụng của dấu hai chấm, và cách sử dụng dấu hai chấm khi viết văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy 1. Bài cũ:(4) - 2 em lên bảng làm lại bài 1 và 4 tiết LTVC trước. - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em biét tác dụng và cách dùng dấu 2 chấm. Hoạt động 1:(10)Phần nhận xét Bài 1:Nêu yêu cầu +Nhận xét tác duùng của dấu hai chấm trong các câu a, b, c. + Gọi nhiều em trả lời. * Phần ghi nhớ - Dấu 2 chấm có tác dụng gì? - Học sinh đọc phần ghi nhớ, giáo viên ghi bảng, nhắc học sinh thuộc. Hoạt động 2(17) Luyện tập Bài 1:(7) - Học sinh đọc nội dung bài 1. - Yêu cầu làm việc theo nhóm. - Nêu tác dụng của dấu 2 chấm trong câu a? - Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu b? - GV cùng lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2:(10) - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên nhắc nhở học sinh. +Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng (nếu là những lời đối thoại) Hoạt động học - Học sinh 1: Bài 1 - Học sinh 2: Bài 4 - Lắng nghe giáo viên giới thiệu. - 3 em, mỗi em đọc 1 ý - Học sinh đọc thầm và trao đổi theo cặp. a. Dấu 2 chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ (dấu 2 chấm dùng phải hợp với dấu ngoặc kép). b. Dấu 2 chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn (dấu 2 chấm dùng phải hợp với dấu gạch đầu dòng). c. Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích những điều lạ... - 2 em đọc phần ghi nhớ SGK. - 2 em, mỗi em đọc 1 ý. -Từng nhóm các em đọc thầm và trao đổi về tác dụng của dấu 2 chấm trong các câu. - Đại diện các nhóm trình bày trườc lớp. Câu a: Dấu 2 chấm thứ nhát (phối hợp dấu gạch đầu dòng) báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật tôi (cha) Dấu 2 chấm thứ 2 (phối hợp với dấu ) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo. Câu b: dấu 2 chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước. -1 em đọc to, học sinh khác đọc thầm. -Học sinh thực hành viết đoạn văn vào vở -Một vài HS viết ở bảng học nhóm, treo lên bảng,đọc giải thích tác dụng của dấu 2 chấm. - GV cùng lớp nhận xét, góp ý, ghi điểm. IV. Củng cố dặn dò:(4) - Dấu 2 chấm có tác dụng gì? - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấu 2 chấm, giải thích tác dụng của các cách dùng đó. ----------------------------------------------- Môn : Tập làm văn -tiết 4 Bài :TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHAN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu :Hs yếu chỉ nêu vài 3 chi tiết về ngoại hình -Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách, thân phận của nhân vật đó trong bài văn kể chuyện. - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. - Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. - Giáo dục học sinh hứng thú khi đọc truyện và tìm hiểu truyện - KNS: rèn kĩ năng xác định tính cách qua đặc điểm ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện II. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1(để trống chỗ) để học sinh điền ngoại hình của nhân vật - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ:(5)- 2 em trả lời a) Kể lại hành động của nhân vật cần chú ý đến điểm gì? b) Học sinh kể lại câu chuyện đã giao (2 em kể) - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b.Các hoạt động Hoạt động 1(13) Nhận xét - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn - Giáo viên chia nhóm, phát bút dạ. - Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu. - Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày. - Yêu cầu các nhóm bố sung - Kết luận: - 3 học sinh đọc tiếp nối - Hoạt động trong nhóm - 2 nhóm cử đại diện trình bày. - Học sinh bổ sung 1 . Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò: -Sức vóc: gầy yếu. - Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn... - Cánh: hai cánh mỏng như hai cánh bướm non. - Trang phục: mặc áo thâm dài... chấm điểm vàng. 2. Ngoại hình Nhà Trò nói lên điều gì về: - Tính cách: yếu đuối. - Thân phận: Tội nghiệp đáng thương, dễ bị bắt nạt. Giáo viên kết luận: * Ghi nhớ (SGK) - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ -Tìm trong những bài đã học hoặc những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật?. - 3 em đọc .....Không thể lẫn lộn chị Chấm với bất cứ người nào khác... Giáo viên nói: Những đặc điểm ngoại hình có thể đánh giá chị Chấm là 1 con người rất khoẻ mạnh, tự nhiên, sắc sảo. Hoạt động 2 :(16) Luyện tập: Bài 1:(7) - Neõu yeõu caàu baứi taọp. - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời: + Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc, các chi tiết ấy nói lên điều gì? Bài 2:(9). Gọi học sinh đọc yêu cầu bài cho học sinh quan sát tranh minh họa. -Có thể kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên, không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện. - GV đến từng nhóm nghe kể, góp ý, giúp đỡ HS yếu - 2 em nối tiếp nhau đọc baứi vaờn. - Đọc thầm, dùng bút chì gạch dưới những chi tiết miêu tả đậc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc: Người gầy, tóc búi ngắn, hai túi - Các chi tiết ấy noựi lên chú bé là con một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả. - 1 học sinh đọc yêu cầu SGK. - Học sinh quan sát tranh. - Từng cặp trao đổi, kể cho nhau nghe. - Một số HS thi kể trước lớp. -GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương, ghi điểm cho các bạn kể tốt. IV./ Củng cố dặn dò:(3) - Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì? Tại sao chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu - Giáo viên nhận xét chung tiết học. - Dặn học sinh học thuộc phần ghi nhớ; viết lại bài 2 vào vở và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------ Môn : Khoa học ( T4 ) Bài 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN. VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I. Mục tiêu Sau bài học, HS có thể : - Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật. - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. - Nói tên và vai trò của thức ăn chứa chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. - Giáo dục học sinh sử dụng nguồn dinh dưỡng hợp lí. - KNS: rèn kĩ năng sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật và phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó và nhận biết những thức ăn chứa chất bột đường. II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 10, 11 SGK. Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 5 (VBT) GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động 1 : 8’’Tập phân loại thức ăn Cách tiến hành : - GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK và cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10. - Tiếp theo, HS sẽ quan sát các hình trong trang 10 và cùng với bạn hoàn thành bảng như SGV trang 35. - 2 HS ngồi cạnh nhau nói với nhau về tên các thức ăn đồ uống mà bản thân các em thường dùng hằng ngày. - HS quan sát các hình trong trang 10 và cùng với bạn hoàn thành bảng. - Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. Kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau: - Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thức ăn động vật hay thực vật. - Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm. Họat động 2 :10’ Tìm hiểu vai trò của chất bột đường. Cách tiến hành :Làm việc với SGK theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang11 và nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chất bột đường. * Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong GSV/37 - Tiến hành thảo luận theo cặp đôi. - HS trả lời câu hỏi. Kết luận: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này Hoạt động 3 :10’ Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều bột đường Mục tiêu: Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. Cách tiến hành : - GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 38. - Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp. - HS làm việc với phiếu học tập. - Một số HS trình bày, HS khác bổ sung nếu bạn làm sai. IV/Củng cố dặn dò: 3’ - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét tiết học - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài ....................................................................................
Tài liệu đính kèm: