I. MỤC TIÊU:
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề
- Biết viết, đọc các số có đến 6 chữ số
*BT cần làm: 1, 2, 3, 4ab
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình b/diễn đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn (SGK).
- Các thẻ ghi số có thể gắn được trên bảng.
- Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
(Từ ngày 27/08 đến ngày 31/08/2012) Thứ/ngày Tiết Tiết CT Môn Tên bài dạy Ghi chú Thứ 2 27-08-2012 1 SHDC 2 T Đ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) KNS 3 T Các số có sáu chữ số 4 T D Quay phải, trái, dàn hàng, dồn hàng-trò chơi: “Thi xếp hàng nhanh” 5 LS Làm quen với bản đồ (tt) Thứ 3 28-08-2012 1 ĐĐ Trung thực trong học tập KNS 2 CT (N-V) Mười năm cõng bạn đi học 3 Â.N GV bộ môn 4 T Luyện tập 5 KH Trao đổi chất ở người MT Thứ 4 29-08-2012 1 LT-C MRVT Nhân hậu –Đoàn kết 2 KC Kể chuyện đã nghe ,đã đọc 3 T Hàng và lớp 4 TD Động tác quay- Trò chơi: “Nhảy đúng nhảy nhanh” 5 Đ.LÝ Dãy Hoàng Liên Sơn MT Thứ 5 30-09-2012 1 TĐ Truyện cổ nước mình 2 TLV Kể lại hành động nhân vật 3 K T GV bộ môn 4 T So sánh các số có nhiều chữ số 5 K H Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất dinh dưỡng MT Thứ 6 31-08-2012 1 LT-C Dấu hai chấm 2 MT GV bộ môn 3 T Triệu và lớp triệu 4 TLV Tả ngoại hình của nhân vật KNS 5 SH (NGLL) Thứ 2 Tập đọc DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo) I.MỤC TIÊU: - Đọc đúng các từ: sừng sững, lủng củng, ra oai, co rúm, vòng vây, - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ở phần Chú giải. - Hiểu nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa). - Học sinh khá, giỏi chọn dúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4). * KNS: Thể hiện sự cảm thông .Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh minh hoạ - Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Kiểm tra bài cũ: - Mời 1 học sinh đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. - Yêu cầu 1 học sinh đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1), nêu ý nghĩa truyện. - GV nhận xét và chấm điểm 2) Dạy bài mới: 2.1) Giới thiệu bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) Trong bài đọc lần trước, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn nghe về sự ức hiếp của bọn nhện & tình cảnh khốn khó của mình. Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò. Bài đọc các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện, giúp Nhà Trò. 2.2) Hướng dẫn luyện đọc: - GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc: + Bài văn chia thành mấy đoạn? - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trong bài (2 – 3 lượt) Lượt đọc thứ 1: GV chú ý các từ ngữ dễ phát âm sai: lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp. ; nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các cụm từ, đọc đúng giọng các câu sau: + Ai đứng chóp bu bọn này? + Thật đáng xấu hổ! + Có phá hết vòng vây đi không? Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc - Cho học sinh đọc các từ ở phần Chú giải: sừng sững, cuống cuồng, quang hẳn. - Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn nhóm đôi - Đọc mẫu toàn bài văn - Mời học sinh đọc cả bài * GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho học sinh. 2.3) Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? - GV nhận xét và chốt ý: Để bắt được một kẻ nhỏ bé & yếu đuối như Nhà Trò thì sự bố trí như thế là rất kiên cố và cẩn mật. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2: + Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? - GV nhận xét và chốt ý (GV lưu ý HS nhấn mạnh các từ xưng hô: ai, bọn này, ta) - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? + Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào? - GV nhận xét và chốt ý 2.4) Hướng dẫn dẫn đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS đọc 1 đoạn văn (Từ trong hốc đá phá hết các vòng vây đi không?) - Mời học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn (GV có thể hỏi cả lớp bạn đọc như thế có đúng chưa, cần đọc đoạn văn đó, lời những nhân vật đó với giọng như thế nào?) từ đó giúp HS hiểu: Giọng đọc cần thể hiện sự khác biệt ở những câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời Dế Mèn. Lời Dế Mèn cần đọc với giọng mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh. Cần phải chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng cảnh, từng chi tiết (Đoạn tả trận địa mai phục của bọn nhện – đọc chậm, giọng căng thẳng, hồi hộp; đoạn tả sự xuất hiện của nhện cái chúa trùm – nhanh hơn; đoạn kết – hả hê) - Yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: sừng sững, lủng củng, hung dữ, cong chân, đanh đá, nặc nô, quay phắt, phóng càng, co rúm, thét, dạ ran, cuống cuồng, quang hẳn. - Mời đại diện nhóm thi đọc diễn cảm - Nhận xét, bình chọn * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông - Xác định giá trị - Thể hiện sự cảm thông - Xác định giá trị 3) Củng cố - dặn dò: Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4 và hoạt động nhóm đôi để trao đổi, thảo luận GV kết luận: Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi những mỗi danh hiệu đều có nét nghĩa riêng nhưng thích hợp nhất để đặt cho Dế Mèn chính là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu. - Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn, - Chuẩn bị bài: Truyện cổ nước mình. - GV N.xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học. - Học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nôi dung. - Học sinh đọc bài và nêu ý nghĩa câu chuyện - Cả lớp theo dõi - Học sinh trả lời: 3 đoạn - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. HS nêu: + Đoạn 1: 4 dòng đầu (Trận địa mai phục của bọn nhện) + Đoạn 2: 6 dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện) + Đoạn 3: Phần còn lại (Kết cục của câu chuyện) + Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc. HS nhận xét cách đọc của bạn + HS đọc thầm phần chú giải - Học sinh đọc theo nhóm đôi - Học sinh nghe - 1, 2 HS đọc lại toàn bài - Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ. - Cả lớp theo dõi - HS đọc thầm đoạn 2 + Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh. Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô - Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh “quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách” - Cả lớp theo dõi - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời: Dế Mèn vừa phân tích vừa đe doạ bọn nhện + Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. - Cả lớp theo dõi Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp. Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp - Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp - Nhận xét bình chọn - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn: Dế Mèn là danh hiệu hiệp sĩ. - Cả lớp theo dõi - Cả lớp theo dõi TOÁN (T6) CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề - Biết viết, đọc các số có đến 6 chữ số *BT cần làm: 1, 2, 3, 4ab II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình b/diễn đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn (SGK). - Các thẻ ghi số có thể gắn được trên bảng. - Bảng các hàng của số có 6 chữ số: HÀNG Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN KTBC: - GV: Gọi 2HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS. - GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS. Dạy-học bài mới: *Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có 6 chữ số. *Ôn tập về các hàng đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn: - Y/c: HS qsát hvẽ SGK/8 & nêu mqhệ giữa các hàng liền kề:1 chục bằng bn đvị? 1 trăm bằng mấy chục? - Y/c HS: Viết số 1 trăm nghìn. - Số 100 000 có mấy chữ số, là những chữ số nào? *Gthiệu số có 6 chữ số: - GV: Treo bảng các hàng của số có 6 chữ số. a/ Gthiệu số 432 516: - GV: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn: Có mấy trăm nghìn? Có mấy chục nghìn? Có mấy nghìn? Có mấy đvị? - Gọi HS lên viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đvị vào bảng số. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn. - HS: Nhắc lại đề bài. - HS: Qsát hình & TLCH: 1 chục bằng 10 đvị, 1 trăm bằng 10 chục, - 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp. - Có 6 chữ số, là chữ số 1 & 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1. - HS: Qsát bảng số. - HS: Có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đvị. b/ Gthiệu cách viết số 432 516: - GV: Dựa vào cách viết các số có 5 chữ số, hãy viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đvị? - GV:Nxét & hỏi: Số 432 516 có mấy chữ số? - Khi viết số này, cta bđầu viết từ đâu? - Kh/định: Đó là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao dến hàng thấp. c/ Gthiệu cách đọc số 431 516: - Ai có thể đọc được số 432 516? - GV: Kh/định lại cách đọc & hỏi: Cách đọc số 432513 & số 32 516 có gì giống & khác nhau? - GV: Viết: 12 357&312 357; 81 759&381 759; 32 876&632 876. Y/c HS đọc. *Luyện tập-thực hành: Bài 1: - GV: Gắn các thẻ số, y/c HS đọc, nxét, sửa. Bài 2: - GV: Y/c HS tự làm bài - Gọi 2HS lên sửa: 1HS đọc số cho HS kia viết số. - Hỏi: Cấu tạo thập phân của các số trong bài. Bài 3: - GV: Viết số trg BT & gọi HS bkì đọc số. Bài 4: - GV: Tổ chức thi viết ctả toán: GV đọc từng số để HS viết số. - GV: Sửa bài & y/c HS đổi chéo vở ktra nhau. Củng cố-dặn dò: - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - GVnhận xét giờ học. - HS lên viết số theo y/c. - 2HS lên viết, cả lớp viết Bc: 432 516. - Có 6 chữ số. - Bđầu viết từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp. - 1-2HS đọc, lớp theo dõi. - Đọc lại số 432 516. - Khác nhau ở cách đọc phần nghìn: Số 432 516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, 32 516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết. - HS lần lượt đọc từng cặp số. - 1HS lên đọc, viết số, lớp viết VBT: 313 241; 523 453. - HS: Tự làm VBT, sau đó đổi chéo ktra nhau (có thể làm vào SGK). - HS lần lượt đọc số, mỗi HS đọc 3-4 số. - 1HS lên bảng làm BT, ... Hãy kể tên các lớp đã học. - Y/c: Cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn. 10 trăm nghìn. - Gthiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu. - Hỏi: 1 triệu bằng mấy trăm nghìn? - Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là ~ chữ số nào? - Ai có thể viết được số 10 triệu? - Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là ~ chữ số nào? - Gthiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu. - Ai có thể viết được số 10 chục triệu? - Gthiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu. - 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là ~ chữ số nào? - Gthiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu. - Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là ~ hàng nào? - Kể tên các hàng, lớp đã học? *Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 10 000 000 (BT1): - Hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu? - 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu? - Y/c HS: Đếm thêm 1 triệu từ 1triệu đến 10 triệu. - Ai có thể viết các số trên? - GV: Chỉ các số trên khg theo thứ tự cho HS đọc. * Các số tròn chục triệu từ 10 000 000 đến 100 000 000 (BT2): - 1 chục triệu, thêm 1 chục triệu là bn chục triệu? - 1 chục triệu, thêm 1 chục triệu là bn chục triệu? - Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu. - 1 chục triệu còn gọi là gì? - 2 chục triệu còn gọi là gì? - Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác. - Ai có thể viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu. - GV: Chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên. *Luyện tập-thực hành: Bài 3: - Y/c HS tự đọc & viết các số BT y/c. - Y/c 2HS lên lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết, đọc số & nêu số chữ số 0 có trg số đó. - GV: Nxét & cho điểm HS. Bài 4: - BT y/c cta làm gì? - Ai có thể viết được số ba trăm mười hai triệu? - Nêu các chữ số ở các hàng của số 312 000 000? - GV: Y/c HS tự làm tiếp phần còn lại của BT. Củng cố-dặn dò: - GV: T/kết giờ học, dặn : Làm BT & CBB sau. - 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn. - HS: Nhắc lại đề bài. - Hàng đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. - Lớp đvị, lớp nghìn. - 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp: 100, 1000, 10 000, 100 000, 1 000 000 - 1 triệu bằng 10 trăm nghìn. - Có 7 chữ số: 1 chữ số 1 & 6 chữ số 0 đứng bên phải số 1. – 1HS lên viết. - Có 8 chữ số: 1 chữ số 1 & 7 chữ số 0 đứng bên phải số 1 - 1 HS lên viết: 100 000 000. - Lớp đọc số một trăm triệu. - Có 9 chữ số: 1 chữ số 1 & 8 chữ số 0 đứng bên phải số 1 - Gồm 3 hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. - Là 2 triệu. - Là 3 triệu. - HS: Đếm theo y/c. - 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp. - Đọc theo y/c của GV. - Là 2 chục triệu. - Là 3 chục triệu. - HS: đếm theo y/c. - Là 10 triệu. - Là 10 triệu. - HS: Đọc: mười triệu, 20 triệu - 1HS: Lên viết, cả lớp viết vào nháp. - 2HS lên viết, 1 em 1 cột, lớp làm VBT. - HS th/h theo y/c. - HS: theo dõi, nxét. - HS: Đọc thầm để tìm hiểu đề. - 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp: 312 000 000. - HS: Điền bảng & đổi ktra chéo. Tập làm văn (tiết 4) TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật. (nội dung ghi nhớ). - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tein Ốc. có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2). * Học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật (BT2) *KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin.Tư duy sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng ghi các ý về đặc điểm ngoại hình Nhà Trò – bài 1 (phần nhận xét) Phiếu đoạn văn của Vũ Cao (phần luyện tập) - Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Kiểm tra bài cũ: - Kể lại hành động của nhân vật - Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ trong bài? - Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những phương diện nào? Giáo viên nhận xét, chầm điểm 2) Dạy bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài: Ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy, trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và làm quen với việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. 2.2/ Hướng dẫn học sinh học phần Nhận xét: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - GV yêu cầu từng HS ghi vắn tắt ra nháp lời giải của bài 1, suy nghĩ để trao đổi với các bạn về bài 2 - Mời học sinh trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, chốt ý Câu 2: Ngoại hình của nhân vật Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp, bắt nạt của chị. * Hướng dẫn học sinh học phần Ghi nhớ 2.3/ Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc trong đoạn văn đã chép trên bảng phụ: gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. - Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé? - Mời học sinh trình bày trước lớp - Giáo viên nhận xét, chốt lại. Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc - Cho học sinh kể lại câu chuyện theo nhóm đôi và trao đổi về ngoại hình của nhân vật. - Mời học sinh kể và nêu tính cách trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại: Khi kể lại truyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi, nên chọn tả ngoại hình của nhân vật nàng tiên & bà lão. Vì nàng tiên Ốc là nhân vật chính. Tả hình dáng của nàng góp phần quan trọng thể hiện tính cách dịu dàng, nết na, lòng biết ơn của nàng với bà lão nhân hậu, biết thương yêu từ con ốc bé nhỏ thương đi. Cần tả ngoại hình của bà lão để làm nổi bật sự vất vả, tần tảo nhưng tấm lòng rất phúc hậu, nhân từ của bà. * GD: Tìm kiếm và xử lí thông tin. Tư duy sáng tạo. 3) Củng cố - dặn dò: - Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? - Tìm kiếm và xử lý thông tin - Tư duy sáng tạo - GV nói thêm: Khi tả nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm bài viết dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc. - Chuẩn bị bài: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - GV nhận xet tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ nội dung đã học. - Vài học sinh nhắc lại ghi nhớ - Học sinh trả lời - Nhận xét, bổ sung - Cả lớp theo dõi - 1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc các yêu cầu 1 & 2. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. - Học sinh ghi vắn tắt ra nháp lời giải của bài 1, suy nghĩ để trao đổi với các bạn về bài 2 - Học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý chính Câu 1: Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau: + Sức vóc: gầy yếu như mới lột. + Thân mình: bé nhỏ + Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen mở. + Trang phục: người bự những phấn, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. - Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. - HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, dùng bút chì gạch dưới những từ miêu tả hình dáng nhân vật. - HS trao đổi, nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc. - Cách ăn mặc của chú bé cho thấy chú là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chụi đựng vất vả. Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà. - Trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét, chốt ý - HS đọc yêu cầu của bài tập - SH đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc - Học sinh kể lại câu chuyện theo nhóm đôi và trao đổi về ngoại hình của nhân vật trong câu chuyện. - Vài học sinh kể trước lớp - Nhận xét cách kể, bổ sung, chốt lại - HS trao đổi, nêu kết luận. - Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo, trang phục, cử chỉ - Học sinh chú ý - Cả lớp theo dõi GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BÀI 2: GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I/ MỤC TIÊU: - Hiểu được sự cần thiết của môi trường cho cuộc sống của con người, trách nhiệm của con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Biết việc nên và không nên làm để bào vệ môi trường. - Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng . II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC. 1/ Nội dung : Môi trường sạch cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Trách nhiệm phải giữ gìn và bảo vệ môi trường. 2/ Hình thức: Thảo luận , liên hệ bản thân. III/ CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC: GV giới thiệu mục đích của buổi học. Chơi trò chơi : Bỏ rác vào thùng. GV chia lớp làm hai nhóm : nhóm" thùng rác" và nhóm "bỏ rác" và phổ biến luật chơi. GV hướng dẫn cách chơi. GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi GV: Tại sao phải bỏ rác vào thùng đựng rác? Vứt rác bừa bãi có tác hại như thế nào? Các em đã thường xuyên bỏ rác vào thùng đúng quy định chưa? HS trả lời - GV kết luận: Bỏ rác vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường trong sạch, tránh dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Đây chinhd là việc làm nhỏ mà mỗi chúng ta có thể làm để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường. SINH HOẠT TUẦN 2 I. Đánh giá tình hình tuần qua: - Đi học đầy đủ, đúng giơ, Duy trì SS lớp tốt. Nề nếp lớp tương đối ổn định. - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ. - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học. - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt. - Bao bọc sách vở đúng quy định. II. Kế hoạch tuần 3: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 3. - Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học. - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Thực hiện trang trí lớp học. Vận động HS ra lớp. - Nhắc nhở gia đình đến đăng kí nhập học và đóng các khoản đầu năm. KT của tổ trưởng Duyệt của BGH Ngày tháng 08 năm 2012 Tổ trưởng . . . . Ngày tháng 08 năm 2012 P. Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: