Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ SGK/ 8

Thời gian dự kiến: 35 phút

A. Mục tiêu:

- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.

B. Đồ dùng dạy học : Kẻ sẵn khung.

C. Các hoạt động dạy học :

1. Bài cũ: Luyện tập.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Tìm hiểu hàng và lớp, cách đọc, viết các số có 6 chữ số.

a. Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn:

- Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm

 10 trăm = 1 nghìn ; 10 nghìn = 1 chục nghìn

b. Giới thiệu số có 6 chữ số :

10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.

 trăm nghìn viết :100 000

c. Giới thiệu cách đọc, viết các số có 6 chữ số:

Cách đọc số có 6 chữ số : Tách số đó thành từng lớp, rồi dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc nhóm chữ số thuộc mỗi lớp.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - Tiết: 3
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT)	SGK / 15 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn .
- Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối . 
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn . 
** Giáo dục HS kĩ năng : Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị và tự nhận thức về bản thân.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. 
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : Mẹ ốm 
2. Bài mới : 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài, GV chia đoạn. Gọi HS đọc 3 lần.
- Lần 1: Theo dõi và sửa sai phát âm cho HS.
- Lần 2: Giải nghĩa từ.
- Lần 3: Nhận xét.
- GV đọc bài.	
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: 
Câu 1: Đọc thầm đoạn 1 trả lời: bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ.
 * Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện.
Câu 2: Chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách. lời lẽ thách thức chóp bu bọn này; ta để ra oai.
( lúc đầu mụ nhện cái cũng nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.)
 * Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
Câu 3: Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử rất đáng xấu hổ và còn đe doạ chú ( chúng sợ hãi, cùng dạ ran cuống cuồng chạy dọc ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
 *Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
Câu 4: Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ	 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp
- GV đọc mẫu đoạn văn luyện đọc, HS đọc - 2 em. Đọc nhóm 2. Đọc trước lớp. Lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Qua bài học , em học được gì ở Dế Mèn ? GV rút ý nghĩa, HS đọc.
- Chuẩn bị bài sau: Truyện cổ nước mình.
- Nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
________________________________
TUẦN 2
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
Toán 	- Tiết: 6 
CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ	SGK/ 8 
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
B. Đồ dùng dạy học : Kẻ sẵn khung. 
C. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: Luyện tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu hàng và lớp, cách đọc, viết các số có 6 chữ số.
a. Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn:
- Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
 	10 đơn vị = 1 chục	10 chục = 1 trăm 
 10 trăm = 1 nghìn ; 	10 nghìn = 1 chục nghìn
b. Giới thiệu số có 6 chữ số : 
10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.
 trăm nghìn viết :100 000
c. Giới thiệu cách đọc, viết các số có 6 chữ số: 
Cách đọc số có 6 chữ số : Tách số đó thành từng lớp, rồi dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc nhóm chữ số thuộc mỗi lớp.
d.Về cách viết số có 6 chữ số :
Nghe đọc số, ta viết chữ số thuộc lớp nghìn rồi viết nhóm chữ số thuộc lớp đơn vị.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn, HS làm vở bài tập.
- HS nêu miệng kết quả, lớp và GV nhận xét. 
 312 222 : Ba trăm mười hai nghìn hai trăm hai mươi hai.
Bài 2 : Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống:
- HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn, HS làm vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm, lớp và GV nhận xét. 
Bài 3 : Nối theo mẫu:
- HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn, HS làm vở bài tập.
- 1 HS nêu miệng , lớp và GV nhận xét. 
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm:
- 1 HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn.
- HS làm bảng con, lớp và GV nhận xét: 8802; 200417.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 HS nhắc lại cách đọc, viết các số có sáu chữ số.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
- Nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung: 
.. 
Đạo đức - Tiết 2
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP 	
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
** Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM: Trung thực trong học tập chính là thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. 
B. Đồ dùng dạy học:
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
C.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Trung thực trong học tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong từng tình huống.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống.
+ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. 
+ Báo cáo cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
+ Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
 Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được (bài tập 4)
* Mục tiêu: HS kể được các tấm gương trong học tập.
* Cách tiến hành: 
	- Yêu cầu vài HS trình bày, giới thiệu.
 - Thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
 - GV kết luận: 
 + Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. 
 + Chúng ta cần học tập các bạn đó.
 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến cá nhân. (bài tập 6)
 * Mục tiêu: HS kể được các tấm gương trung thực trong học tập.
* Cách tiến hành:
 - HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn.
- HS suy nghĩ và nêu trước lớp, GV nhận xét nhắc nhở và động viên các em cần tập cho mình một thói quen tốt là luôn phải trung thực trong học tập.
- Gv liên hệ giáo dục HS thực hiện tôt năn điều Bác Hồ dạy.
 - GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập chúng ta cần học tập các bạn đó. 
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Luôn thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 - Chuẩn bị bài sau: Vượt khó trong học tập.
- Nhận xét tiết học: 
	D. Phần bổ sung :	 
.
____________________________________ 
Lịch sử - Tiết: 2
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TT)- SGK/ 7
 	 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: Đọc tên bản đồ, xem bản chủ giải , tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Chuẩn bị bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam.
C. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: Làm quen với bản đồ.
2. Bài mới:	 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách sử dụng bản đồ. 
- Yêu cầu HS theo dõi SGK /8, trả lời các câu hỏi sau:
+ Bản đồ cho ta biết điều gì?
	+ Đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí ở hình 3/ 6.
- GV treo bản đồ lên bảng .GV yêu cầu HS theo dõi và chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm, chốt các ý .
- Muốn sử dụng bản đồ, ta phải thực hiện các bước nào?
Hoạt động 2: Thực hành .	
	- Yêu cầu các nhóm đọc nội dung SGK / 8, quan sát lược đồ a,b và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Chỉ hướng Đông , Tây, Nam, Bắc trên lược đồ.
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 2 trang 9 và cho biết tỉ lệ của bản đồ.( 1 : 9 000 000) 
- Treo bản đồ các sông chính Việt Nam lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ trong sách và nêu tên các nước láng giềng với VN, biển, đảo và quần đảo với Việt Nam .
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện tìm và nêu : 
- GV chốt ý :Các nước láng giềng với Việt Nam : Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia vùng biển nước ta là một phần của biển Đông.
Một số đảo của Việt Nam : Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà
Các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
Một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ trên bảng và thực hiện tìm vị trí của tỉnh Lâm đồng và cho biết nó giáp với những tỉnh nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS đọc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Nước Văn Lang.
- Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: 
.. 
___________________________ 
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
Toán	 - Tiết: 7
LUYỆN TẬP SGK/10
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. 
C. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: Các số có 6 chữ số.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động1 : Củng cố cách viết – đọc số.
- GV ôn lại cách viết – đọc số.
Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn, HS làm vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm, lớp và GV nhận xét. 
a. 14000; 15000, 16000; 17000; 18000; 19000
b. 48600; 48700, 48800, 48900; 49000; 49100
c. 76870; 76880; 76890; 76900; 76910; 76920.
d. 75697; 75698; 75699; 75700; 75701; 75702. 
Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống:
- HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn, HS làm vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm, lớp và GV nhận xét. 
 Bài 3: Nối theo mẫu:
- HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn, HS làm vở bài tập.
- HS nêu miệng, lớp và GV nhận xét. 
Bài 2 SGK/10: HS đọc yêu cầu bài, GV hướng dẫn, HS làm vở trắng.
- 1 HS lên bảng làm, lớp và GV nhận xét. 
 a. Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba.
 Sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba.
 Bảy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi ba.
 Năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi.
b. 2453: Chữ số 5 ở hàng chục.
 65243: Chữ số 5 ở hàng nghìn.
 762543:Chữ số 5 ở hàng trăm.
 53620: Chữ số 5 ở hàng chục nghìn.	
3. Củng cố, dặn dò: 	
- Gọi 1 em nhắc lại cách đọc, viết số.
- Chuẩn bị bài sau: Hàng và lớp.
D. Phần bổ sung:
 Chính tả (Nghe - viết ) - Tiết 2
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC SGK/ 16 
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng bài tập 2 và bài tập 3a, b.
- GDHS tính cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS làm bài 1b, 2b của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . 
- GV nhận xét , sửa sai và nhắc nhở những em viết chưa tốt ở tiết 1 . 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết một lượt . Lớp theo dõi . 
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và chú ý những chữ dễ viết sai. HS luyện viết từ khó bằng bảng con . GV nhận xét , sửa sai . 
- GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc bài HS nghe viết, soát lại bài viết , kết ... và sâu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khí hậu dãy Hoàng Liên Sơn.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần 2 trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?(khí hậu lạnh quanh năm, nhất là những tháng mùa đông, có khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2000m đến 2500m, thường có mưa nhiều, rất lạnh. Từ độ cao 2500m trở lên, khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh.)
- Cho HS quan sát bản đồ địa lí Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ và cho biết độ cao của Sa Pa.
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu về nhiệt độ trung bình ở Sa Pa và cho biết nhiệt độ trung bình ở Sa Pa vào tháng 1và tháng 7?
+ Dựa vào nhiệt độ của hai tháng này, em có nhận xét gì về khí hậu của Sa Pa trong năm?
- GV chốt ý : Dãy Hoàng Liên Sơn, ở những nơi cao khí hậu lạnh quanh năm, nhất là vào những tháng mùa đông.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/72
- Chuẩn bị bài sau: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
_____________________________ 
Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
Toán	 - Tiết: 10
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU	SGK/13 
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
B. Ðồ dùng dạy học:
- Bảng các lớp, hàng, đã được kẻ sẵn trên bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: So sánh các số có nhiều chữ số.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động1: Giới thiệu lớp triệu. 
- Yêu cầu HS viết lên bảng lần lượt số: Một nghìn: 1 000; mười nghìn: 
10 000; một trăm nghìn : 100 000; mười trăm nghìn : 1000 000
- GV giới thiệu : Mười trăm nghìn gọi là một triệu 1 000 000
- Số một triệu có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
- Mười triệu hay còn gọi là bao nhiêu triệu?
- Yêu cầu HS viết số một chục triệu.
- Mười chục triệu hay còn gọi là bao nhiêu triệu?
- Yêu cầu HS viết số một trăm triệu.
- GV nói: Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- Yêu cầu HS nêu các hàng của lớp triệu.
- Hãy kể các hàng và lớp đã học từ bé đến lớn?
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn.
- HS làm vở bài tập. 1 HS lên bảng làm, lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Nối (theo mẫu):
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn.
- HS làm vở bài tập. 1 HS lên bảng làm, lớp và GV nhận xét.
Bài 3 SGK/12: Viết các số sau và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0.
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn.
- HS làm vở trắng. 1 HS nêu miệng, lớp và GV nhận xét.
 e. 50000 (có 4 chữ số 0) 
 g. 7000000 (có 6 chữ số 0) 
 h. 36000000 (có 6 chữ số 0) 
 i. 900000000 (có 8 chữ số 0) 
3. Củng cố, dặn dò :
- Nêu các hàng và lớp đã học ?
- Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số?
- Chuẩn bị bài sau: Triệu và lớp triệu (tt)
- Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
..
______________________________ 
Luyện từ và câu - Tiết: 4
DẤU HAI CHẤM	SGK/ 22
 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ghi nhớ).
- Nhận biết tác dũng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
** Liên hệ giáo dục HS hiểu Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu hi sinh vì tương lai của đất nước vì hạnh phúc của nhân dân
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ .
C. Các họat động dạy học:
1. Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Nhận xét – Rút ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ví dụ SGK. Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý.
+Trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì ? Nó dùng phối hợp với dấu nào?( dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ . Nó dùng phới hợp với dấu ngoặc kép.)
+ Ví dụ B, dấu hai chấm có tác dụng gì? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ?(dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn . Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng. )
+ Ví dụ C, dấu hai chấm có tác dụng gì?( dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau là điều giải thích rõ điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà như : sân đã quét sạch , đàn lợn đã được ăn , cơm nước đã nấu tinh tươm, vườn rau sạch cỏ.) 
- HS đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV hướng dẫn, HS làm vở bài tập. HS nêu miệng.
a) Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu dòng ) có tác dụng báo hiệu câu đứng sau là lời nói của nhân vật “tôi”
 + Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo .
b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho những bộ phận đứng trước , làm rõ những cảnh đẹp đất nước hiện ra những cảnh gì .
Bài 2: Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn:
- Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào? (dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với gấu gạch đầu dòng) .
- Còn khi dùng để giải thích thì sao ? (nó không cần phối hợp với dấu nào cả.)
- Yêu cầu HS viết một đọan văn vào vở. HS đọc đọan văn trước lớp. GV nhận xét cho điểm .
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Chuẩn bị bài sau: Từ đơn và từ phức.
- Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
.
_______________________________ 
 Tập làm văn - Tiết: 4
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 Thời gian dự kiến: 35 phút	SGK/23
A. Mục tiêu:
- Hiểu : Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật . 
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên. 
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: Kể lại hành động của nhân vật.
2. Bài mới: Giới thiệu bài .
Hoạt động 1: Nhận xét – Rút ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung sau:
1. Ghi vắn tắt ngoại hình của Nhà Trò.
- Sức vóc: gầy yếu quá
- Thân hình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
- Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn.
- Trang phục: Mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
2. Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì?
- Tính cách: yếu đuối.
- Thân phận: tội nghiệp, đáng thương , dễ bị bắt nạt.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và chốt ý.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/24
Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1: Gọi HS đọc nội dung BT1.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn và dùng bút chì gạch mờ trong VBT những chi tiết miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày .GV và cả lớp nhận xét bài trên bảng.
GV kết luận:
1. Chi tiết tả đặc điểm và ngoại hình của chú bé liên lạc: Người gầy, tóc búi ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới phần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
 2. Chi tiết ấy nói lên : Chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu vất vả.
 - Qua bài tập GV khắc sâu thêm cho HS thấy được: Ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó.
 Bài 2:
- GV treo tranh minh họa truyện thơ “Nàng tiên ốc” và yêu cầu: Kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình của nhân vật. GV và HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì? (cần tả vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ,.)
 - Tại sao khi tả ngoại hình của nhân vật chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu? (vì nếu tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm cho bài văn dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc.)
- Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
..........
SINH HOẠT TẬP THỂ 
I-Nhận xét đánh giá tuần qua:
1. Nề nếp , hạnh kiểm:
Hầu hết các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp: Đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Ban cán sự lớp bước đầu hiểu và làm tương đối tốt công việc được giao.
Trong giờ học, các em đa số tập trung và có tinh thần xây dựng bài. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa thật chú tâm còn nói chuyện riêng.
 2. Học tập:
Các em có ý thức chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đến lớp
Hầu hết các em đã bao sách vở sạch sẽ, rất đáng khen.
Tuy nhiên cần chú ý tình trạng học bài chưa kĩ trước khi đến lớp.
Nhiều em chưa thật trung thực khi báo cáo.
Lớp phó học tập cần nhắc nhở các bạn nhiều hơn, tổ trưởng cần kiểm tra thường xuyên việc làm bài của các bạn tổ viên.
3. Các hoạt động khác:
Công tác lao động chưa được nhiệt tình.
Các em chưa có ý thức trang trí lớp học.
Vệ sinh lớp học tương đối chưa được chú ý.
Thể dục đầu giờ còn chiếu lệ
II- Phương hướng tuần tới:
Ban cán sự lớp tiếp tục phat huy vai trò của mình.
Các em chú ý giữ vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân
Cần khắc phục tình trạng lơ đễnh, thiếu tập trung trong giờ học.
 Chú ý lao động đầy đủ và tham gia sinh hoạt Đội thường xuyên.
Tiếp tục đóng các khoản thu đã được thông báo.
__________________________ 
Toán ( BS) – Tiết 2
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
A. Mục tiêu: 
- Nắm chắc các mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
B. Đồ dùng dạy học : Kẻ sẵn khung. 
C. Các hoạt động dạy học:
Gv tổ chức cho HSlàm các bài tập trong vở thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu:
Viết số
Đọc số
Chữ số 9 thuộc hàng
469 572
Bốn trăm sáu mươi chín nghìn năm trăm bảy mươi hai
Nghìn
840 695
698 321
Bài 2: Viết số theo mẫu:
Sáu trăm bảy mươi lăm nghìn ba trăm tám mươi tư: 675 384
Ba trăm hai mươi bốn nghìn sáu trăm hai mươi tám: ..
Năm trăm bốn mươi tám nghìn không trăm sáu mươi bảy:.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
812 364; 812 365; 812 366; ; .
704 686; 704 687; 704688; .; .
599 100; 599 200; 599 300; ; .
Bài 4: Ghi giá trị chữ số 5 trong mỗi số sau ( theo mẫu)
Số
75 826
24 957
538 102
416 538
Giá trị của chữ số 5
Tiếng Việt ( BS) – Tiết 2
ÔNG LÃO NHÂN HẬU
A. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài văn: Ông lão nhân hậu.
- Hiểu nội dung và trả lời được các câu hỏi.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. 
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1HS đọc cả bài.-
- Chia bài đọc thành 3 đoạn:	
Đoạn 1: từ đầu..bài khác
Đoạn 2: tiếp theo.. “Cháu hát hay lắm”
Đoạn 3: đoạn còn lại.
- 3 HS nối tiếp đọc bài: 3 lượt GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. 
Gv quan tâm giúp đỡ Hs yếu đọc bài và sửa lỗi kĩ cho các em.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Hs thảo luân theo nhóm 4 các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời- các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Gv chốt ý chính, Hs nêu ý nghĩa của bài đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2012_2013_ban_tich_hop_chuan_ki.doc