Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

TIẾT 3: ĐẠO ĐỨC: KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN

 NGƯỜI LAO ĐỘNG ( TIẾT 2).

 I/ Mục Tiêu: Giúp HS:

- Nhận thức vai trò của người lao động .

- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.

- Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với người lao động.

 II/ Chuẩn bị :

 HS: Sưu tầm các câu ca dao ,tục ngữ, bài thơ,bài hát ,tranh,ảnh, nói về người lao động.

 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 (Bản tích hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2010
Tập đọc: BốN ANH TàI (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ
- 2-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, trả lời các câu hỏi trong SGK
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài 
 GV cho HS xem tranh minh họa trong SGk miêu tả cuộc chiến của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
 GV giới thiệu truyện đọc “Bốn anh tài”
- Học sinh quan sát tranh
- Học sinh nhắc lại đề bài.
HĐ1: Luyện đọc: 
GV cho HS đọc tiếp nối 2 đoạn của bài . GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS, giúp HS hiểu các từ mới được giải nghĩa (phần chú thích SGK)GV đọc diễn cảm toàn bài ( chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
HĐ2 Tìm hiểu bài
+ Y/c HS đọc thầm đoạn 1.
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
- Thấy yêu tinh về, bà cụ làm gì? 
- Nêu ý chính doạn 1.
+ Y/c HS đọc thầm đoạn 2 
- Yêu tinh có phép thuật gì đặt biệt?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
- Đoạn 2 cho ta biết điều gì? 
+ Y/c HS đọc thầm toàn bài và cho biết:
- Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
- Anh em Cẩu Khây chỉ gặp 1 cụ già còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ
- giục 4 anh em chạy trốn.
- Bốn anh em Cẩu Khây đén nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ.
- Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngạp cả cánh đồng, làng mạc.
- HS thuật lại theo nhóm 4 và trình bày trước lớp.
- Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường: đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
- Anh em Cẩu Khây đã chiến thắng được yêu tinh.
- Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây 
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc tiếp nối 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đoc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm. 
- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn của bài
- HS luyện đọc 
- Thi đọc diễn cảm
3. Củng cố- dặn dò:
Nội dung chính của truyện là gì? 
Dặn HS về nhà tập thuật lại câu chuyện thật hấp dẫn cho người thân
HS trả lời
Toán: PHÂN Số
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; Biết đọc, viết phân số.
II. Đồ dùng dạy học: Các mô hình trong bộ đò dùng dạy toán.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
 HĐ1: Giới thiệu phân số
-HD hs quan sát một hình tròn 
 + Hình tròn đã được chia thành mấy phần bằng nhau.
+ Mấy phần ( trong 6 phần bằng nhau đó) đã dược tô màu.
-Nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn .
*Năm phần sáu viết thành (viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngangvà thẳng cột với số 5).Đọc: năm phần sáu.
*Ta gọi là phân số.
*Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.
- M.số cho biết điều gì?
- T.số _ cho biết điều gì?
-Làm tương tự với các phân số , , 
-> Kết luận: (SGK)
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Viết rồi đọc phân số
Bài 2: Viết theo mẫu
Bài 3: Viết các phân số
Bài 4: Đọc phân số 
 Tổ chức thành trò chơi học tập.
3. Hoạt động nối tiếp(2')
-Thi đua cho ví dụ về phân số, chỉ tử số và mẫu số.
-Chuẩn bị
-Nhận xét
- 6 phần.
- 5 phần.
-vài hs đọc
-vài hs nhắc lại
- h.tròn được chia làm 6 phần bằng nhau.
- có 5 phần bằng nhau được tô màu.
-Thi đua đọc đúng, chỉ bạn khác đọc (nếu đọc sai cô giáo sửa, đọc đúng lại và chỉ bạn khác đọc.)
- 3hs
- “Phân số và phép chia số tự nhiên”
Tiết 2: toán (t 96): phân số.
I/ Mục Tiêu: Giúp HS :
Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
Biết đọc, viết phân số.
II/ Chuẩn bị : 
- Các mô hình trong bộ đồ dùng học toán lớp 4.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ: ( 4') Y/C HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình bình hành và chữa bài tập.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học.( 1').
* HĐ1: (7') Giới thiệu phân số.
GV đưa hình tròn đã học chia thành sáu phần bằng nhau. Y/C HS quan sát, nhận xét về hình tròn.
GV đã tô màu " năm phần sáu hình tròn"
- Năm phần sáu viết thành: ; viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang thẳng cột với 5.
Cho Hs tập viết, đọc phân số.
GV chỉ vào và cho HS đọc : Tử số viết trên gạch ngang, mẫu số viết dưới gạch ngang.Tử số là số tự nhiên, mẫu số là số tự nhiên khác 0.
Ta gọi là phân số.
Phân số có tử số là 5, và mẫu số là 6.
Với phân số ;; làm tương tự.
* HĐ2: ( 19') Củng cố về viết, đọc phân số.
- Gọi HS nêu Y/C bài và xác định cách làm, tự làm bài.
- GV theo dõi, hướng dẫn bổ sung.Chấm một số bài, nhận xét.
Bài 1: a) Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình.
b) Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết gì?, tử số cho biết gì?
Bài 2: Viết theo mẫu.
Bài 3: Viết các phân số.
a) Hai phần năm; ..
Bài 4: Đọc các phân số.
C. Củng cố dặn dò:(5’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, làm bài, chuẩn bị bài sau.
2,3 HS nêu, chữa bài tập.
Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
-Lắng nghe,
- Quan sát, nhận xét.
+ Hình tròn đã được chia thành sáu phần bằng nhau.
+ 5 phần trong số 6 phần đã được tô màu.
- HS nhận biết cách viết : viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang thẳng cột với 5.
HS tập viết: .
HS đọc: Năm phần sáu.
HS nhắc lại.
HS nhận biết: Tử số viết trên gạch ngang, mẫu số viết dưới gạch ngang.
Tử số là số tự nhiên, mẫu số là số tự nhiên khác 0.
- Cho Hs nêu phân số và nêu cách viết, cách đọc các phân số này.
- Làm bài tập 1,2,3,4 sgk.
HS tự làm, chữa bài, lớp thống nhất kết quả.
- H1. ; H2. . H3. ; H4. ; H5.; H6. 
- Mẫu số cho biết hình được chia thành số phấn bằng nhau, tử số cho biết phần đã tô màu.( H1, H2, H3, H5)
H6 Mẫu số cho biết có 7 ngôi sao, tử số là 3 cho biết 3 ngôi sao đã được tô màu.
Phân số
Tử số
Mẫu số.
6
11
....
3
8
12
55
- a) ; b ) ; c) ; d) ; e) 
- Năm phần chín.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 3: đạo đức: kính trọng , biết ơn
 Người lao động ( tiết 2).
 I/ Mục Tiêu: Giúp HS:
Nhận thức vai trò của người lao động .
Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với người lao động.
 II/ Chuẩn bị : 
 HS: Sưu tầm các câu ca dao ,tục ngữ, bài thơ,bài hát ,tranh,ảnh, nói về người lao động..
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ:(4') Gọi HS đọc một số câu ca dao, tục ngữ, câu thơ về nội dung ca ngợi người lao động.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới (31'). 
* GTB: GV giới thiệu nội dung học.
* HĐ1: ( 14') Đóng vai sử lí tình huống.
Bài 4: Em hãy cùng các bạn thảo luận đóng vai theo các tình huống sau.
GV phỏng vấn các bạn đóng vai.
Y/C cả lớp theo dõi, thảo luận: 
+ Cách cư xử với người lao động như thế đã phù hợp chưa, vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV và HS kết luận về cách ứng sử phù hợp.
* HĐ2: ( 12')Kể, viết, vẽ về người lao động.
- Y/C HS trình bày dưới dạng kể, vẽ về một người lao động mà em kính phục nhất.
- Y/C HS nhận xét kết quả của bạn theo hai tiêu chí:
+ Bạn vẽ có đúng nghề nghiệp( công việc) không?
+ Bạn vẽ có đẹp không?
- Y/C HS nhắc lại ghi nhớ. 
C. Hướng dẫn thực hành.(5')
 - Y/C mỗi nhóm HS về tự chọn và đóng vai một cảnh giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
2, 3 HS đọc.
Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm(bàn), đóng vai xử lí các tình huống trong bài tập 4.
Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà T. T sẽ...
Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ....
Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ...
HS làm việc cá nhân ( thời gian 5'), thực hiện Y/C bài tập 5 sgk.
Đại diện 3,4 HS trình bày kết quả.
VD: Kể , vẽ về bác sĩ, cô giáo...
Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009.
Tiết 1: toán ( t 97): phân số và phép chia số tự nhiên.
I .Mục tiêu: Giúp HS:
- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên(khác 0 ) không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên.
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên( khác 0 ) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
II .Chuẩn bị: 
- Sử dụng mô hình trong bộ đồ dùng dạy học toán 4.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:( 4’) Gọi HS chữa bài tập VBT3 - VBT.
- Nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:(1’) 
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1:( 7’) Hướng dẫn tìm hiểu về phân số và phép chia cho số tự nhiên.
GV nêu: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em đợc mấy qủa cam?
GV hỏi: Vì sao em biết mỗi bạn được 2 quả cam? 
Nhận xét kết quả vừa thực hiện.
b,GV: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu cái bánh?
GV sử dụng mô hình để HS thấy được kết quả phép chia. .
- GV gợi ý để HS rút ra được thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên.
 - Y/C HS lấy ví dụ:
HĐ2: Củng cố về cách viết thương của phép chia dưới dạng phân số: (20’)
Gọi HS nêu Y/C và cách làm các bài tập:
Bài 1: Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số.
Bài 2: Làm theo mẫu:
36 : 9 = = 4.
Bài 3: a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1( theo mẫu ).
b) Nhận xét.
C: Củng cố - dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về làm bài tập , chuẩn bị bài sau.
 - Chữa bài trên bảng.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
 - Lắng nghe.
 - HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Nhẩm: 8 : 4 = 2 quả cam.
 - Sử dụng phép chia8 : 4 = 2.
 - Kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên( khác 0) có thể là một số tự nhiên.
 - HS nêu cách chia, phép chia: 3 : 4
( HS có thể phát hiện ra cách chia mỗi cái bánh chia thành 4 phần bằng nhau)
 - Kết qủa là một phân số: 3 : 4 = 
- Thương của phép chia số  ...  bằng mấy phấn độ dài đoạn thẳng khác( trường hợp đơn giản)
Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: ( 4’) Gọi HS chữa bài tập.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu Y/C tiết học (1’)
HĐ1:(10’) Hướng dẫn luyện tập.
Gọi HS nêu Y/C và cách làm từng bài.
GV theo dõi, hướng dẫn bổ sung.
Chấm một số bài và nhận xét.
HĐ2: Chữa bài, củng cố(20').
Bài 1: Đọc các số đo đại lượng.
kg, m; giờ; m.
Bài 2: Viết các phân số:
Củng cố cách viết, đọc phân số.
Bài 3: Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Bài 4: Viết 1 phân số:
Bài 5: Viết vào chỗ chấm theo mẫu?
Củng cố về các phân số.
C. Củng cố dặn - dò: 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài tập, và chuẩn bị bài sau.
Chữa bài.
Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
Lắng nghe.
Làm bài tập 1,2,3,4.5(sgk_).
Nêu Y/C.
Làm bài tập vào vở.
Chữa bài , thống nhất kết qủa.
Một phần hai ki- lô- gam.
..
; ; ; .
; ; ; ; .
a) 1; b) = 1.
a) CP = CD b) MO = MN
 PD = CD ON = MN.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 2: tập làm văn: miêu tả đồ vật ( kiểm tra).
I/ Mục đích, yêu cầu :
-Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật – bài viết đúng với yêu cầu của đề , có đủ ba phần , diễn đạt thành câu. Lời văn miêu tả sinh động tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết 4 đề bài gợi ý 
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoat động cđa GV
Hoat động cđa HS
1/ KTBC: (5phút)
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 
2/ Giới thiệu : Miêu tả đồ vật 
3/ Nội dung (25phút)
-Hướng dẫn đọc đề tìm hiều đề, chọn 1 đề thích hợp để viết.
-Giáo viên ghi đề bài lên bảng : 
Đề 1 : Hãy tả một đồ vật em yêu thích nhất ở trường . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
Đề 2 : Hãy tả một đồ vật em yêu thích nhất ở nhà . Chú ý mở bài theo kiểu mở rộng.
Đề 3 : Hảy tả quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 4 , tập 2 của em. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
-Giáo viên hướng dẫn làm vào giấy KT , theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
-GV chấm một số bài nhận xét .
3/ Củng cố: (5phút)
-Thế nào là văn miêu tả?
-Giáo dục học sinh hiểu thểõ loại văn miêu tảđồ vật.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài : Luyện tập giới thiệu địa phương .
-Nhận xét tiết học .
-Học sinh tự kiểm tra bài chuẩn bị cho nhau .Học sinh nối tiếp nhắc lại.
-Học sinh nối tiếp đọc đề.
-Làm bài vào giấy kiểm tra .
-Lớp thu bài.
-Hs trả lời 
Lớp theo dõi.
Tiết 3: luyện từ và câu: mở rộng vốn từ sức khoẻ.
I. Mục đích, yêu cầu : 
1. Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khỏe của HS .
2. Cung cấp cho HS một số thành ngữ liên quan đến sức khoẻ.
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,2,3.
Vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2
Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: (4’) Gọi 2 HS kể về công việc trực nhật lớp. chỉ rõ câu Ai làm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1. GTB(1’) Nêu mục đích Y/C tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung bài tập(cả mẫu).
ND tìm các từ ngữ: 
Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh.
M : Vạm vỡ.
Bài 2 : Kể tên các môn thể thao mà em biết.
- GV và HS nhận xét kết quả treo bảng của từng nhóm.
Bài 3: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ sau.
Bài 4: Câu tục ngữ sau nói lên điều gì?
“ Ăn đựơc, ngủ đợc là tiên.
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”
- GV gợi ý để HS hiểu rõ nghĩa
C: Củng cố dặn - dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hoàn thành vào vở bài tập, Học thuộc lòng các TN,TN trong bài. Tìm thêm những TN- TN thuộc chủ đề vừa học.
Chuẩn bị bài sau.
2 HS đọc bài tập 3, tiết TLV trước.
Lớp nhận xét.
Lắng nghe.
HS đọc nội dung, xác định Y/C đề, trao đổi nhóm đôi để làm bài.
Đại diện nhóm nêu kết quả.
+ Tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao.
+ Cân đối, lực lưỡng, rắn rõi.
- Trao đổi nhóm ( 2 bàn) 
HS ghi vào bảng phụ hoặc giấy khổ to. Thi giữa các tổ.
VD: Bóng đá, bóng chuyền.
Khoẻ như voi( châu, hùm).
Nhanh như cắt(gío, chớp, sóc, điện..)
- Nghĩa là có sức khoẻ tốt .
Có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng khác gì tiên.
Lắng nghe, thực hiện.
 1 năm 2009.Thứ sáu ngày 16 tháng
Tiết 1: tập làm văn: luyện tập giới thiệu địa phương.
I. Mục tiêu:
1. HS giới thiệu về điạ phương qua bài văn mẫu. Nét mới ở Vĩnh Sơn.
2. Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
3. Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ một số nét đỗi mới ở địa phương em.
Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: (3’) Gọi HS nêu bài giới thiệu địa phương: Giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê hương em.
B.Bài mới:
1. GTB(1’) Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài tập.
Bài 1: Đọc bài văn: Nét mới ở Vĩnh Sơn- trả lời câu hỏi.
bài văn giới thiệu những đổi mới ở địa phương nào ?
Kể lại những nét đổi mới nói trên.
- GV: Đây là mẫu về bài văn giới thiệu . Hướng dẫn HS lập dàn ý một bài văn giới thiệu.
Bài 2: Gọi HS đọc, xách đinh Y/C của đề bài.
+ Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em.
- GV nhận xét , ghi điểm.
C: Củng cố dặn - dò
GV nhận xét tiết học.
Tổ chức cho HS treo các tranh ảnh về sự đổi mới của địa phương mà GV và HS đã sưu tầm được.
Dặn HS ghi bài giới thiệu vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
1 HS đọc lại bài.
Lắng nghe.
Trao đổi, làm bài, đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Lớp nhận xét, thống nhất kết qủa.
+ xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi , đói nghèo đeo đẳng quanh năm.
+ trước đây, người dân phát rẫy, làm nương nhưng nay biết trồng lúa nước2 vụ/năm, nghề nuôi cá phát triển.
- Đời sống của ngừơi dân được cải thiện.
+ Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống( tên, đặc điểm chung).
+ Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
+ Kết bài: Nêu kết quả đổi mới ở địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
Đọc kĩ bài, nắm vững những Y/C tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
Tiếp nối nhau nói nội dung các em trọn giới thiệu.
Thực hành giới thiệu những đổi mới của địa phương: + GT trong nhóm.
 + Thi giới thiệu trớc lớp.
Lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương của mình tự nhiên chân thực, hấp dẫn.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 2: toán (t 100): phân số bằng nhau.
I. Mục tiêu:Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
II. Chuẩn bị:
- GV : các băng giấy như sgk.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:(4’) Gọi HS chữa các bài tập luyện thêm ở nhà.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: (1’) * GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn HS nhận biết: và tự nêu được tính chất của phân số.
GV chồng 2 băng giấy khít lên nhau, xoay chiều để HS nhận xét.
Băng giấy thứ nhất được chia thành? Phần bằng nhau và đã tô màu ? phần.
Băng giấy thứ hai được chia thành ? phần bằng nhau và tô màu? phần.
Nhận xét phần đã tô màu ở hai băng giấy ?
GV giới thiệu : và là hai phân số bằng nhau.
Hướng dẫn để HS tự viết được.
+ Làm thế nào để từ phân số có phân số ? ....
- Giới thiệu tính chất của phân số.( chữ in đậm sgk) 
HĐ2: Thực hành.
Bài 1 : Cho HS tự làm rồi đọc kết quả.
Bài 2: Cho HS tự làm rồi nêu nhận xét từng phần nh sgk.
Bài 3:
C: Củng cố dặn - dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về làm bài, chuẩn bị bài sau.
Chữa bài.
Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
Lắng nghe.
Quan sát hai băng giấy.
B1
B2
Hai băng gíấy nh nhau.
+ B1: chia thành 4 phần , tô màu 
+ B2 : chia thành 8 phần , tô màu 
- băng giấy bằng băng giấy.
- HS nhận ra được 
+ và .
HS nêu tính chất phân số bằng nhau.
Kết luận như sgk.
HS nhắc lại nhiều lần.
HS làm bài tập 1,2,3 sgk.
 ta có hai phần năm bằng sau phấn mời lăm.
a) nếu HS không tự nhẩm được có thể viết nh sau. .
- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 3: âm nhạc: học hát bài: bàn tay mẹ.
 Một số hình nốt tiết tấu.
I/ Mục đích yêu cầu:
* Giúp học sinh biết: 
 - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. 
 - Cho HS tập cách hát có luyến xuống, mỗi tiếng là hai móc đơn.
- Qua bài hát nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Nhạc cụ gõ, băng nhạc các bài hát, máy nghe, bảng phụ. 
I/ Hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài mới: (30')
 Hoạt động1:5''
Giới thiệu bài hát. 
Hoạt động 2:25' 
Dạy hát từng câu
3. Củng cố:(3')
Gv giới thiệu bài hát: Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo chúng ta thành người. Biết bao bài thơ đẹp, bài hát hay ca ngợi công ơn của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...
GV hát bài hát
Dạy bài hát Bàn tay mẹ.
GV cho HS hát từng câu, sửa sai cho HS.
Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
Hướng dẫn vừa hát lưu ý bốn chỗ luyến xuống bằng hai nốt nhạc của một phách, hai chỗ cuối câu ngân dài ba phách.
Cho HS hát kết hợp gõ theo phách.
HS hát kết hợp gõ theo nhịp.
HS hát kết hợp vận động nhẹ nhàng.
GV cho HS kể tên các bài hát về mẹ
GV có thể hát một số bài hát HS kể
Gv cho HS hát lại bài hát
GV đọc cho HS viết bài thơ về mẹ.
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà hát lại bài hát nhiều lần.
Lắng nghe
Hát theo hướng dẫn
Cả lớp hát
HS hát kết hợp gõ theo phách.
HS hát kết hợp gõ theo nhịp
Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Lắng nghe
HS nghe
HS ghi nhớ.
Tiết 4: sinh hoạt lớp.
 I, Mục tiêu:
 - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 20.
 - HS tự đánh giá trong nhóm về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng các nhân trong nhóm của mình.
 - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần sau.
 II, Chuẩn bị:
 - GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
 III, Hoạt động chính:
 1. Lớp trưởng nêu nội dung sinh hoạt:
 - Đánh giá hoạt động nề nếp, hoạt động học tập của từng nhóm trong tuần.
 - Nhóm trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng các nhân trong nhóm.
 - Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt: 
 Nguyễn Thu Uyên 
 Ngô Việt Trinh
 Phan Thị Kim Anh
 Nguyễn Trọng Đạo
 Trần Đức Hùng
 2. Các nhóm trưởng nhận xét từng thành viên trong nhóm mình.
 3. Lớp trưởng đánh giá nhận xét của nhóm trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_20_ban_tich_hop_cac_mon_2_cot.doc