Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Minh Sang - Trường Tiểu học Tân Phong B

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Minh Sang - Trường Tiểu học Tân Phong B

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 20:KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 2 )

I - MỤC TIÊU

- Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1.

- HS biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .

- HS biết kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .

II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

GV : - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

HS : - SGK

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Bài cũ:: Kính trọng, biết ơn người lao động.

- Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động.

-Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào ?

Gv nhận xét chung

3 .Bài mới: Kính trọng và biết ơn người lao động

 Hoạt động 1 : - GV giới thiệu bài- ghi bảng.

 Hoạt động 2 : Đóng vai ( Bài tập 4 )

- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK.

GV nhận xét

- GV phỏng vấn các HS đóng vai .

- Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? - Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy ?

=> Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống .

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Minh Sang - Trường Tiểu học Tân Phong B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai.
NS: 09.01.09
ND: 12.01.09
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 20:KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 2 )
I - MỤC TIÊU 
- Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1.
- HS biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
- HS biết kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
GV : - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. 
HS : - SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ:: Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động. 
-Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào ?
Gv nhận xét chung
3 .Bài mới: Kính trọng và biết ơn người lao động
 Hoạt động 1 : - GV giới thiệu bài- ghi bảng.
 Hoạt động 2 : Đóng vai ( Bài tập 4 )
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK.
GV nhận xét
- GV phỏng vấn các HS đóng vai .
- Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? - Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy ?
=> Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống .
Hoạt động 3 : Trình bày sản phẩm
 ( Bài tập 5 , 6 SGK ) 
- GV nhận xét chung về nhóm vẽ tranh đẹp, viết bài kể về người lao động hay, sưu tầm được nhiều ca dao, tục ngữ GV => Kết luận chung 
3 - Củng cố Dặn dò
-Liên hệ thực tế GD:
Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động. Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK 
-Về nhà học bài Chuẩn bị : Lịch sự với mọi người 
- 2HS lên trả bài
HS nhận xét 
- HS nhắc lại tựa bài
- HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai. 
-Đại diện từng nhóm lên đóng vai . Cả lớp trao đổi , nhận xét .
HS trả lời
HS tự do phát biểu
-HS trình bày sản phẩm của mình theo nhóm
-HS đọc một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về người lao động.
- Cả lớp nhận xét.
RKN:
TẬP ĐỌC
TIẾT 39: BỐN ANH TÀI ( tt )
I MỤC TIÊU:
- Hiểu các từ ngữ mới trong truyện.Hiểu nghĩa truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần HS địa phương dễ phát âm sai. Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
- HTĐB:Giúp HS yếu đọc trôi chảy 1 đoạn của bài và hiểu ý nghĩa của bài.
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV: - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
HS: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 . Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
- GV nhận xét - ghi điểm
2 . Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Bốn anh tài(tt)
Hoạt động 2 : HD HS luyện đọc (HTĐB)
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
- GV y/c HS chia đoạn. 
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai.
GV kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ .
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
N1: Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? 
+ Truyện ca ngợi ai? 
Hoạt động 4 : HD đọc diễn cảm 
-GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn “ Cẩu Khây hé cửa .....tối sầm lại”
Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp
GV nhận xét – tuyên dương nhóm đọc hay, HS có giọng đọc hay.
 3. Củng cố Dặn do:
- Ý nghĩa của truyện này là gì? 
- GV nhận xét tiết học, khen HS học tốt. 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài: Trống đồng Đông Sơn
2 HS đọc bài
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Xem tranh minh hoạ 
HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
HS luyện đọc theo cặp 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- 1HS đọc cả bài 
HS chú ý theo dõ
- HS đọc thầm bài– thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi–đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét 
+ Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
HS luyện đọc theo cặp 
HS thi đọc diễn cảm trước lớp
1-2 HS đọc toàn bài.
+ Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, giúp dân bản của bốn anh em Cầu Khây.
RKN:
KHOA HỌC
TIẾT 39 : KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I- MỤC TIÊU:
-Phân biệt không khí sạch (trong lành ) với không khí bẩn (không khí ô nhiễm).
-Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
- HS yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình trang 78, 79 SGK.
- HS: Hình vẽ, tranh ảnh cảnh thể hiện không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm(sưu tầm).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
Nêu lại nội dung bài học?GV nhận xét - ghi điểm
 3.Bài mới:giới thiệu bài “Không khí bị ô nhiễm”
Hoạt động 1:Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch 
* Mục tiêu: Phân biệt không khí sạch, không khí bẩn
*Cách tiến hành:-Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm?
Kết luận:
Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
* Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
* Cách tiến hành:: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời
-Theo em những nguyên nhân nào làm ô nhiễm bầu không khí ?
 GV kết luận: Do bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người...Do khí độc...
GV rút nội dung bài học
3.Củng cố Dặn dò:
Liên hệ GD: HS vận dụng vào cuộc sống, biết bảo vệ bầu không khí trong lành
-Nhận xét tiết họcVề nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Bảo vệ bầu không khí trong sạch”.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nhắc lại tựa
-HS quan sát và nêu ý kiến quan sát được:
- HS phân biệt
-2HS nhắc lại: không khí không màu, mùi, vị, không có hình dạng nhất định.
- HS đọc thông tin SGK và kiến thức thực tế trả lời.
-Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng)- Do khí độc:khói thuốc; chất độc hoá học; thuốc trừ sâu, . . .
-2 HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 79 SGK
2HS trả lời
RKN:
TOÁN
 TIẾT 96: PHÂN SỐ
I . MỤC TIÊU :
- HS :Bước đầu nhận biết về phân số , về tử số và mẫu số . Biết đọc, viết phân số.
-HS có tính cẩn thận, vận dụng vào cuộc sống
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung BT2
HS: SGK, bảng con
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài mới : Phân số
GV giới thiệu – ghi tựa bài lên bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số 
-HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau
Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu hình tròn. được viết thành 
được gọi là phân số. HS nhắc lại
-Làm tương tự với các phân số ; ; ; rồi cho HS nhận xét: 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập1: Gọi HS nêu yêu cầu từng phần a), b). Sau đó cho HS làm bài và chữa bài.
GV nhận xét, sửa bài 
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
GV phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập, yêu cầu HS làm trên phiếu
GV nhận xét – tuyên dương nhóm thắng cuộc
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 Yêu cầu HS viết các phân số vào bảng con.
GV cùng HS sửa bài – nhận xét
 GV chốt ý: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1 . 
Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 Yêu cầu HS làm bài vào vở
GV chấm một số vở - nhận xét.
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc các phân số
2. Củng cố Dặn dò:
Liên hệ GD: HS có tính cẩn thận, vận dụng vào cuộc sống.
Nhận xét tiết học. CB: Phân số và phép chia số tự nhiên
-HS nhắc lại tựa
-Học sinh đọc : Năm phần sáu
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại nhiều lần.
- HS nhận xét
HS làm bài vào vở nháp – nêu miệng kết quả
HS đọc yêu cầu bài, thảo luận làm bài vào phiếu học tập – HS trình bày
 HS đọc yêu cầu bài
HS làm vào vở, 4 lên bảng làm bài
HS đọc yêu cầu bài – suy nghĩ làm bài vào vở, sau đó nối tiếp nhau đọc phân số
2HS nhắc lại
RKN:
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá tình hình học tập trong tuần 19, đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 20.
Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới.
II/ NỘI DUNG 
 1/ Điểm lại tình hình tuần 19
 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần
 * GV nhận xét chung
Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi.
Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên.
Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. 
 Chấp hành tốt an toàn giao thông.
 * Một số tồn tại:
Lớp còn ồn, một số em quên dụng cụ học tập 
Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học 
Về vệ sinh cá nhân, một số em  ... i hát 
GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát 
Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
 Ôn kỹ năng hát đối đáp 
GV kiểm tra HS trình bày bài hát trước lớp với các hình thức :đơn ca, song ca , tốp ca, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo hai âm sắc.
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc : TĐN số 5
HS tập nói tên nốt
GV gõ tiết tấu , HS thực hiện lại 
HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách.
Yêu cầu HS đọc TĐN diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu
2.Củng cố – dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hát vừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét, dặn dò
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp 
Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV
HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi.
HS thực hiện theo .
HS hát gõ đệm
HS nói tên nốt
HS đọc nhạc , hát lời gõ phách
HS trình bày
HS nghe và ghi nhớ.
RKN:
..
Thứ sáu.
NS: 14.01.09
ND: 16.01.09
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHOẺ.
I – MỤC TIÊU:
- Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khỏe của học sinh.
- Cung cấp cho học sinh một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ. HS có vốn từ ngữ vận dụng vào cuộc sống.
- HS ham tìm hiểu Tiếng Việt.
 - HTĐB: HS yếu nắm được ý nghĩa của các từ của chủ đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Từ điển và bảng phụ to làm bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ : CN trong câu kể Ai làm gì?
-Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật của tổ em và chỉ rõ các câu kể Ai làm gì ?có trong đoạn văn
GV nhận xét - ghi điểm 
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ “Sức khỏe”.
Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận để tìm nhanh các từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe và đặc điểm một cơ thể khỏe mạnh.
- GV sửa bài, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài
-Yêu cầu mỗi HS tự tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
GV cùng HS nhận xét sửa sai
Bài tập 3 Gọi HS đọc yêu cầu bài 
Yêu cầu HS lên bảng điền từ
GV nhận xét sửa sai – ghi điểm
Bài tập 4 GV gợi ý cho HS trả lời
-Người “ không ăn không ngủ được” là người như thế nào”
- Không ăn được khổ như thế nào?
- Người ăn được ngủ được là người như thế nào?
GV chốt ý. Ăn được ngủ được nghĩa là người có sức khoẻ tốt. - Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
3.Củng cố Dặn dò: 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài?
 - Liên hệ GD: Biết giữ gìn sức khỏe của bản thân, mọi người thân trong gia đình. - Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài Chuẩn bị bài: Câu kể Ai thế nào?
3 HS đọc bài
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
a/ Từ ngữ chỉ hoạt động có lợi cho sức khỏe:tập luyện, tập thể dục, đi bộ, 
b/ Từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau nêu tên các môn thể thao: bóng đá, cầu lông
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm, HS xung phong lên bảng điền từ để hoàn chỉnh câu thành ngữ.
1- 2 HS đọc đề
- HS nêu ý kiến.
- Là người không khỏe
HS trả lời
- Là người có sức khỏe tốt
- HS khác nhận xét.
1 – 2 HS nhắc lại
RKN:.
KHOA HỌC 
 TIẾT 40 : BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I-MỤC TIÊU:
-Những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- HS yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV:Tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí (sưu tầm).
- HS: SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:Không khí bị ô nhiễm
-Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí?
- Không khí bị ô nhiễm là như thế nào?
GV nhận xét, ghi điểm – nhận xét chung
2. Bài mới: a/ Giới thiệu : Nêu mục tiêu bài học
Bài “Bảo vệ bầu không khí trong sạch”
b/ Tìm hiểu bài
Hoạt động 1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch 
* Mục tiêu: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
* Tiến hành: -HS làm việc theo cặp, quan sát hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS quay mặt vào nhau, chỉ vào từng hình và nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-Gọi một số HS trình bày.
-Kết luận:
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế:
* Mục tiêu: HS nói những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Ở địa phương em có bị ô nhiễm không khí không?
-Em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
3.Củng cố Dặn dò:
- Gọi HS nêu mục tiêu bài học
 -Liên hệ GD: HS yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Nhận xét giờ học.Về nhà học bài.Chuẩn bị bài: Âm thanh
-3 HS trả lời
HS nhắc lại tựa
Làm việc theo cặp.
-Trình bày trước lớp
*Những việc nên làm: +Hình 1.Hình 2.Hình 3.Hình 5.Hình 6.Hình 7:
 *Những việc không nên làm: +Hình 4:
- Qu ét sạch nhà cửa, lớp học, không xả rác bừa bãi,
RKN:.
TOÁN 
TIẾT 100: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I - MỤC TIÊU :
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số .
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
- HS có tính cẩn thận, vận dụng vào cuộc sống
II - DẠY ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: bảng phụ, phiếu học tập
HS: SGK, bảng con
III - CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài mới: Phân số bằng nhau
Hoạt động 1: Giới thiệu : Nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 2: HD HS nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số. 
GV dán lên bảng 2 băng giấy như SGK.
Em có nhận xét gì về hai băng giấy?
Băng thứ nhất được chia làm mấy phần? Đã tô màu mấy phần?
Băng thứ hai được chia làm mấy phần? Đã tô màu mấy phần?
GV kết luận ghi bảng : - GV rút ra tính chất cơ bản của phân số :
 Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài tập1: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp và đọc kết quả.
GV cùng HS nhận xét 
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở
Thu một số tập chấm, nhận xét
Yêu cầu HS tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a), b) hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần a), và b) như SGK 
GV rút ra nhận xét SGK
Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 
 Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- GV chấm một số vở – nhận xét 
2.Củng cố Dặn dò:
 - Gọi HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số?
- Nhận xét tiết học.Về nhà học bài và làm bài tập1a,b.
Chuẩn bị bài sau: Rút gọn phân số
- HS nhắc lại tựa bài
- HS quan sát. 
- HS nêu: Hai băng giấy bằng nhau.
+ Băng thứ nhất được chia làm 4 phần bằng nhau. Đã tô màu băng giấy.
+ Băng thứ hai được chia làm8 phần. Đã tô màu băng giấy.
+ băng giấy bằng băng giấy
Nhân cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên khác không
 HS đọc đề bài tập 1, làm bài vào vở nháp và đọc kết quả 
HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm 
HS đọc lại phần nhận xét.
HS đọc đề bài tập 3 và làm bài vào vở.
2 –3 HS nhắc lại
RKN:.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 40 : LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG .
I - MỤC TIÊU :
 - Học sinh nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn 
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống. 
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ, phiều học tập
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ : Miêu tả đồ vật(Kiểm tra viết) 
GV nhận xét chung về bài kiểm tra
2.Bài mới: Luyện tập giới thiệu địa phương
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài(ghi bảng )
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
Câu a: Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào? 
Câu b: Kể lại những nét đổi mới nói trên. 
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. 
- GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu: 
 Cần phải nhận ra những đổi mới của xóm làng, phố phường nơi mình đang ở, có thể giới thiệu những nét đổi mới đó. 
Có thể chọn trong những đổi mới đó một hoạt động em thích nhất hoặc có ấn tượng nhất để giới thiệu.
GV gi úp HS nắm dàn ý : 
- Nhận xét - ghi điểm
3.Củng cố Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài?
-Liên hệ GD: HS biết giữ gìn những nét văn hóa của địa phương mình
-Nhận xét giờ học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “ Trả bài văn miêu tả đồ vật”.
HS nhắc lại tựa bài
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời các câu hỏi
- Những đổi mới của xã Vĩnh Sơn
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung mình muốn giới thiệu.
- Thực hành giới thiệu về những đổi mới ở địa phương. 
-Thực hành giới thiệu trong nhóm, thi trước lớp. 
Mở bài : - Giới thiệu chung về địa phương em đang sinh sống( tên, đặc điểm chung) 
Thân bài : - Giới thiệu những đổi mới ở địa phương
Kết bài: - Nêu kết quả đổi mới ở địa phương , cảm nghĩ của em về sự đổi mới
1 –2 HS nhắc lại
RKN:.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 20(7).doc