Giáo án Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 5 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 5 (Bản đẹp 2 cột)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY.

I . Mục đích yêu cầu :

 - Nhận diện được từ ghép, từ láy trong câu văn, đoạn văn.

 - Xác định được mô hình, cấu tạo của từ ghép, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy: láy vần, láy cả âm và vần.

 - Các em vận dụng bài học làm tốt bài tập và trình bày sạch sẽ.

II.Chuẩn bị : - GV : Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 1, bài tập 2và bút dạ.

 Từ điển.

 - HS : Xem trước bài, VBT.

III.Các hoạt động dạy và học :

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 5 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG. 
I. Mục tiêu : Giúp HS:
	- Nắm được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đề- ca- gam, héc- tô- gam.Quan hệ của đề- ca- gam, héc- tô- gam với nhau.
	- Nắm được tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. 
	- Các em tính cẩn thận, chính xác các bài tập và trình bày sạch sẽ.
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng.
 - HS : Xem trước bài. 
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: “Yến, tạ, tấn”.
Bài1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
 7 yến = 70kg	200kg = 2 tạ	
 4 tạ = 400kg	 350kg =3 tạ 5 yến
 9 tấn = 9000kg	705kg = 7tạ 5kg
 7yến 6kg =76kg	654kg =6tạ 5yến4kg
 5tạ 4kg = 504kg	1054kg = 1tấn 5yến 4kg
 8tấn 2 yến = 8020kg	6789kg = 6tấn 7tạ 8yến 9kg
Bài 2 : Tính 
145kg + 45kg = 195 kg	320tạ + 195 tạ = 515 tạ
1704kg – 96 kg = 1608kg	213tấn – 87tấn = 126tấn
125yến x 3 = 375yến	456tạ x 4 = 1824tạ
985tấn : 5 = 197tấn	612kg : 3 = 204kg
Bài 3 : 5tấn 7tạ
Xe lớn : 
	 50tạ ?tạ hàng
Xe nhỏ : 
Giải
Đổi : 5 tấn 7 tạ = 57 tạ 
Xe nhỏ chở được là: 
57 – 50 = 7 (tạ)
Cả 2 xe chở được là :
57 + 7 = 64 (tạ) 
Đáp số : 64 tạ 
- GV chữa bài, nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
3. Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam 
a) Đề-ca-gam : 
H: Kể tên những đơn vị đo khối lượng?
H. 1kg = ? g
- GV nêu để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam, người ta dùng đơn vị đề-ca-gam.
Đề-ca-gam viết tắt là dag.
Giáo viên viết và nêu tiếp 1dag = 10g
H. 10gam bằng bao nhiêu đề-ca-gam?
b) Héc-tô-gam :
Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta dùng đơn vị héc-tô-gam 
1 héc-tô-gam cân nặng bằng 10 đề-ca-gam và bằng 100g
Héc-tô-gam viết tắt là hg.
GV ghi bảng : 1hg = 10dag = 100g.
H. Mỗi quả cân nặng 1dag, hỏi bao nhiêu quả cân nặng 1hg ?
HĐ2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng
H. Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học? 	
GV treo bảng phụ bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn.
H. Nêu các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn? 
H. Trong các đơn vị trên, những đơn vị nào nhỏ hơn ki-lô-gam?
H. Trong các đơn vị trên, những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam?
H. Bao nhiêu gam thì bằng 1 đề-ca-gam?
GV hỏi HS trả lời. Yêu cầu HS hòan thành bảng đơn vị đo khối lượng.
Lớn hơn ki-lô-gam
Ki-lô-gam
Nhỏ hơn ki-lô-gam
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
1tấn
=10tạ
=1000kg
1tạ
=10yến
=100kg
1yến
=10kg
1kg
=10hg
=1000g 
1hg
=10dag
=100g
1dag
=10g
1g
H.Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó?
H.Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề với nó?
H.Nêu một ví dụ để làm sáng tỏ nhận xét trên?
HĐ3 : Luyện tập thực hành
Bài 1: - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.	
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.	
- GV sửa bài chung cho cả lớp, yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
	Đáp án:
a)1dag = 10g	1hg = 10dag
	10g = 1dag	10 dag = 1hg
b)4dag = 40g	3kg = 30hg
	8hg = 80dag	7kg = 7000g
	2kg300g= 2300g	2kg30g = 2030g	
Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
GV nhận xét, sửa bài.
Đáp án:
380g + 195g = 575g	452hg x 3 = 1356hg
928dag – 274dag = 654dag	768hg : 6 = 128hg
Bài 3: Điền dấu vào chỗ trống:
H. Muốn so sánh các số đo đại lượng ta phải làm gì?
GV nhận xét, sửa.
Đáp án:	
5dag  50g 	4tạ 30kg 4tạ 3kg
50g = 50g	430kg > 403 kg
8tấn  8100kg	3tấn 500kg  3500kg
8000kg < 8100kg	3500kg = 3500kg
Bài 4 : GV cho HS tự đọc đề toán và giải bài toán rồi sửa bài.
...g?
Đáp án : 
Tóm tắt
	1 bánh : 150g -> 4 bánh  g?
	1 kẹo : 200g -> 2 kẹo  g? 
Giải
Số gam bánh nặng là :
150 x 4 = 6000 (g)
Số gam kẹo nặng là:
200 x 2 = 400(g). 
Số ki- lô- gam cả bánh và kẹo nặng là:
600 + 400 = 1000(g). 
1000g = 1kg. 
 Đáp số: 1kg. 
Thu bài chấm – sửa bài. 
4. Củng cố : - Gọi 1 HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Xem lại bài, làm bài luyện thêm ở nhà. Chuẩn bị bài :”Giây, thế kỷ”. 
Hát
 -Theo dõi, lắng nghe.
- Nghe và nhắc lại đề.
Tấn, tạ, yến, kg, g.
1kg = 1000g 
Vài em đọc lại kí hiệu, độ lớn.
10 gam bằng 1 đề-ca-gam.
Vài em đọc lại
 cần 10 quả cân như thế cân nặng 1hg
2,3 kể : Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g.
Vài HS nêu : g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn.
1 em lên ghi vào bảng kẻ sẵn
  g, dag, hg.
 yến, tạ, tấn.
10g=1dag 
gấp 10 lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó.
 kém10 lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó.
VD : kg hơn hg 10 lần và kém yến 10 lần. 
1 em nêu.
HS nêu thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
1em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
HS đổi vở chấm đúng sai.
ta phải đổi về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh.
2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
HS đổi vở chấm đúng sai.
HS thực hành làm, cả lớp làm vào vở.
1 HS lên bảng làm.
Nộp bài- sửa bài nếu sai. 
1 em nêu. 
Lắng nghe. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY.
I . Mục đích yêu cầu : 
	 - Nhận diện được từ ghép, từ láy trong câu văn, đoạn văn.
 - Xác định được mô hình, cấu tạo của từ ghép, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy: láy vần, láy cả âm và vần..
	 - Các em vận dụng bài học làm tốt bài tập và trình bày sạch sẽ. 
II.Chuẩn bị : - GV : Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 1, bài tập 2và bút dạ.
	 Từ điển.
 - HS : Xem trước bài, VBT. 
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy.
Hoạt động học
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2.Bài cũõ : - Gọi 2 HS lên bảng.
H:Thế nào là từ ghép? cho ví dụ và phân tích.
H:Thế nào là từ láy? Cho ví dụ và phân tích.
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc nội dung BT1 và phần VD mẫu trong SGK.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 em hoàn thành BT1 theo mẫu. 1 nhóm làm trên bảng.
- GV qui định nhóm nào làm xong trước nộp lên bàn cô và ghi theo thứ tự, sau đó chấm điểm vào phiếu cho từng nhóm.
- GV tổng hợp xem nhóm nào làm đúng và nhanh nhất – Tuyên dương trước lớp.
- GV sửa bài trên bảng, yêu cầu nhóm làm sai sửa bài.
H:Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp?
H:Từ ghép nào có nghĩa phân loại? 	 
Bài 2:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầuvà nội dung BT2.
- Phát giấy kẻ sẵn bảng+ bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu thảo luận.
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
Chốt lại lời giải đúng.
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
Đường ray, xe đạp, tàu hỏa,xe điện, máy bay.
Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bờ bãi, hình dạng, màu sắc. 
H:Tại sao em lại xếp tàu hỏa vào từ ghép phân loại? 
Tại sao núi non là từ ghép tổng hợp? 
Nhận xét tuyên dương những em giải thích đúng, hiểu bài. 
Bài 3:
Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
Phát giấy + bút dạ.Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. 
Gọi nhóm làmm xong dán phiếu lên bảng.
GV nhận xét, chốt ý đúng:
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần
Nhút nhát
Lao xao, lạt xạt
Rào rào, he hé. 
H: Muốn xếp được các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận nào? 
H:Phân tích cấu tạo mô hình từ láy nhút nhát, rào rào? 
Nhận xét, tuyên dương những em hiểu bài. 	
 .
4.Củng cố :
H: Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ
H: Từ láy có những loại nào? C ho ví dụ. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : Về làm lại bài 2,3 và chuẩn bị bài sau .
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm: 
 1. Hãy tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại.
Hãy tìm 3 từ láy theo mẫu sau:
a) Láy âm đầu b) Láy vần c) Láy cả âm đầu và vần. 
Hát
-2 học sinh lên bảng.
- Dưới lớp làm nháp.
- Đổi nháp chấm đ/s theo đáp án.
 Lắng nghe và nhắc lại
- 1 em đọc, lớp theo dõi, lắng nghe.
- Thực hiện nhóm 2 em.
- Thi đua giữa các nhóm.
- Nhóm nào làm xong trước nộp trước.
- Theo dõi.
- Sửa bài nếu sai.
+Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
+Từ bánh rán có nghĩa phân loại. 
2 em đọc to.
Nhận đồ dùng. Thảo luận trong nhóm. 
Nhóm xongtrước lên dán, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
vì tàu hỏa chỉ phương tiện giao thông đường sắt, có nhiều toa, chở được nhiều hàng, phân biệt với tàu thủy, tàu bay. ..
vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất. 
2 em đọc. 
Thảo luận nhóm. 
Đại diện lên dán. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
HS sửa néu sai. 
- Cả lớp thực hiện làm bài vào VBT.
- Đổi vở chấm đ/s.
cần xác định các bộ phận được lặp lại, âm đầu, vân, cả âm đầu và vần. 
Nhút nhát: láy lại âm đầu nh. 
Rào rào: lặp lại cả âm đầu r và vần ao. 
Theo dõi, lắng nghe.
Ghi nhận. 
KHOA HỌC:
 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT.
I.Mục tiêu:
-Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm ,nêu được các món ăn chế biến từ cá.
-Gỉai thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
-GDHS có ý thức ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật.
II.Chuẩn bị :
-Các hình minh họaở trang 18,19,sgk.
-Bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định: Hát.
2.Bài cũ:
H:Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
H:Thế nào là một bữa ăn cân đối ?Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ ,ăn vừa ,ăn ít,ăn có mức độ và ăn hạn chế?
3.Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề.
HĐ1: Trò chơi
1.Trò chơi:Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm:
-Chia lớp thành 2 nhóm :mỗi nhóm cử một thành viên giám sát nhóm bạn.
-Thành viên trong mỗi nhóm nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm(mỗi HS chỉ viết tên một món.)
GV cùng giám sát công bố kết quả của hai nhóm
-Giáo viên tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-HĐ2:
2.Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật:
GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa đạm-yêu cầu HS đọc.
GV cho HS dựa vào bảng thông tin và các hình minh hoạ SGK để thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
1.Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật?
2.Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
3.Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
GV cho HS đọc phần đầu của mục :bạn cần biết . 
-GV kết luận:Aên kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật giúp cơ thể có thêm chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
HĐ3:
3.Cuộc thi:Tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật
GV nhận xét ,tuyên dương.
4.Củng cố:(5 phút)
-Đọc lại mục bạn cần biết.
-Giáo viên nhân xét giờ
5.Dăn dò:-Học bài.
 -Chuẩn bị: “Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn”
-3 học sinh lên bảng.
-Học sinh nhắc lại đề bài,
-Mỗi nhóm cử ba học sinh lên thi.
-HS lên bảng viết tên các món ăn:
-HS đọc bảng thông tin.
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Những món ăn vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật đậu kho thịt,lẩu cá,thịt bò,xào rau cải,
-Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho mọi hoạt động sống của cơ thể vìmỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
-Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu ,trong chất béo của cá có nhiều a xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
-2 HS đọc .
-HS hoạt động cá nhân,trình bày:
+đậu phụ nhồi thịt
+đậu cô-ve xào thịt bò
+canh cua 
-2 cá nhân đọc.
KĨ THUẬT
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị::
-Giáo viên: Mẫu khâu thường.
-Học sinh: kim, chỉ, vải, 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Giáo viên ghi điểm, nhận xét, tuyên dương HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Gọi 1 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải.
- GV nhận xét ghi bảng:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu lược.
+ Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
- Yêu cầu Hs thực hành, GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải: Đường khâu cách đều mép vải.
+ Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối thẳng.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định.
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS.
- Hướng dẫn HS
- 1 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải. 
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Trưng bày sản phẩm thực hành.
- Đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí Gv đưa ra.
-Lắng nghe, ghi bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_thu_5_ban_dep_2_cot.doc