Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc

BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)

 (Truyện cổ dân tộc Tày)

I. Mục đích yêu cầu

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi, khoan thai ở lời kết.

- Hiểu các từ mới: núc nác, núng thế.

Hiểu ý nghĩa xâu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây.

II. Đồ dùng D-H

- Đoạn văn cần luyện đọc.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. Các hoạt động D-H

A. Bài cũ

- HS 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi: Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ?

- HS 2: Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi: Bố giúp trẻ những gì?

- T: Nhận xét, ghi điểm cho từng HS.

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2009
Tập đọc
BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)
 (Truyện cổ dân tộc Tày)
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi, khoan thai ở lời kết.
- Hiểu các từ mới: núc nác, núng thế.
Hiểu ý nghĩa xâu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng D-H
- Đoạn văn cần luyện đọc.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- HS 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi: Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ?
- HS 2: Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi: Bố giúp trẻ những gì?
- T: Nhận xét, ghi điểm cho từng HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a. Luyện đọc 
- T chia đoạn bài đọc: 3 đoạn 
- HS: Nối tiếp đọc 3 đoạn trước lớp, T kết hợp hướng dẫn HS.
+ Luyện đọc những từ ngữ khó: Cẩu Khây, vắng teo, giục, sầm, khoét.
+ Tìm hiểu giọng đọc bài văn: Giọng hồi hộp, đoạn 2, 3 đọc với giọng gấp gáp, dồn dập. Nhấn giọng ở những từ ngữ: vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi ...
+ Chú giải từ: núc nác, núng thế.
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài.
- T: Đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài. 
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
+ Yêu tinh có phép gì đặc biệt?
- HS đọc đoạn 2, 3 trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh?
+ Vì sao anh em Cầu Khẩy chiến thắng được yêu tinh?
c. Đọc diễn cảm. 
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- T: Hướngdẫn HS tìm hỉêu cách đọc đoạn (từ Cầu Khẩy hé cửa...tối sầm lại) trên bảng phụ.
- HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
- HS: Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp: Bình chọn bạn đọc tốt nhất, tuyên dương, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò. 
- Câu chuyện nói về điều gì? (Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây).
- T nhận xét tiết học. HS về nhà tiếp tục luyện tập thuật lại thật hấp dẫn câu chuyện bốn anh tài cho người thân nghe.
------------------------------a&b------------------------------
Toán
PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
- Biết đọc, biết viết phân số.
II. Đồ dùng D-H
- Bộ đồ dùng DH.
- Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107.
III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu phân số:
- T treo lên bảng hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK.
 	+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ?
 	+ Có mấy phần được tô màu ?
- T: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn. Năm phần sáu viết là . (Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5).
- HS đọc và viết . T ta gọi là phân số. Phân số có tử số là 5, có mẫu số là 6.
- T: Khi viết phân số thì mẫu số được viết ở trên hay ở dưới vạch ngang?
 	- Mẫu số của phân số cho em biết điều gì?
 	- Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số lưon luôn phải khác 0.
 	- Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu ? Tử số cho em biết điều gì?
- T lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zích zắc như phần bài học của SGK, yêu cầu HS đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.
- T: Đưa ra hình tròn và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn ? Hãy giải thích?
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số ?
- T: Đưa ra hình vuông và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông ? Hãy giải thích.
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số ?
 	* Đưa ra hình zích zắc và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình zích zắc ? Hãy giải thích.
- T nhận xét: ; ; ; là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên viết dưới gạch ngang.
 	3. Luyện tập 
 	*Bài 1: HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình.
 	*Bài 2:
- T: treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong BT, gọi 2 HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT.
Phân số
Tử số
Mẫu số
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
11
3
8
8
10
18
25
5
12
12
55
 	- HS nhaän xeùt baøi laøm treân baûng cuûa baïn.
 	*Baøi 3: - 3 HS leân baûng, sau ñoù laàn löôït ñoïc caùc phaân soá cho HS vieát. (coù theå ñoïc theâm caùc phaân soá khaùc)HS döôùi lôùp ñoåi cheùo vôû ñeå kieåm tra baøi cuûa nhau.
 	*Baøi 4: - 2 HS ngoài caïnh nhau chæ caùc phaân soá baát kì cho nhau ñoïc.
 	- T vieát leân baûng moät soá phaân soá, sau ñoù yeâu caàu HS đọc.
4. Củng cố:
- T nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------a&b------------------------------
Chính tả
Nghe- viết: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. Mục đích yêu cầu
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
2. Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch, uôt/uôc.
II. Đồ dùng D-H
- Phiếu viết nội dung bài tập 2, 3.
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động D-H
 	A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: sản sinh, sắp xếp, sâu sắc, thân thiết, nhiệt tình, thiết tha.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn nghe – viết.
a. Hướng dẫn chính tả.
- T đọc bài chính tả.
- HS phát hiện từ dễ lẫn, dễ viết sai.
b. T đọc cho HS viết.
- T đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
- T đọc bài chính tả 1 lượt HS dò bài.
c. Chấm chữa bài.
- T: Chấm 5 – 7 bài của HS. Nhận xét chung.
3. Luyện tập.
+ Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch?
- HS làm bài vào VBT và quan sát tranh, nêu ý kiến, lớp cùng T chốt lời giải đúng.
*Bài tập 3a: Điền vào chỗ trống có âm đầu ch hoặc tr?
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài và quan sát tranh. T phát giấy phô tô bài tập cho HS.
- HS trình bày.
- T nhận xét và chốt lại lời giải đúng: đãng trí, chẳng thấy, xuất trình.
3. Củng cố, dặn dò:
- T nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể 2 câu chuyện vui cho người thân nghe.
- Những em viết sai chính tả về nhà luyện viết.
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2009
Toán
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Giúp HS nhận ra:
- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng được thương là một số tự nhiên.
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
II. Đồ dùng D-H
- Bộ đồ dùng D-H Toán
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- T đọc cho HS này viết một số phân số, sau đó viết một số phân số cho HS đọc.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
 	- Trong thực tế cũng như trong toán học, khi thực hiện chia một số tự nhiên khác 0 thì không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được thương là một số tự nhiên.
 	- Vậy lúc đó, thương của các phép chia này được viết như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0
 	*Trường hợp có thương là một số tự nhiên
- T: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy quả cam ?
- Các số 8; 4; 2 được gọi là các số gì ?
 	- Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là một số tự nhiên. Nhưng, không thể lúc nào ta cũng có thể thực hiện như vậy.
 	*Trường hợp thương là phân số
- T: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh.
 	- Em có thể thực hiện phép chia 3 : 4 tương tự như thực hiện 8 : 4 được không?
 	- Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn.
- HS thảo luận và đi đến cách chia: Chia đều mỗi cái bành thành 4 phần bằng nhau sau đó chia cho 4 bạn, mỗi bạn nhận được 3 phần bằng nhau của cái bánh. Vậy mỗi bạn nhận được cái. 
- HS: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận được cái bánh. 
Vậy 3 : 4 = ? T viết lên bảng 3 : 4 = 
- T: Thương trong phép chia 3 : 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8 : 4 = 2 ? Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta có thể tìm được thương là một phân số.
 	- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương và số bị chia, số chia trong phép chia 3 : 4.
- T kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
3. Luyện tập 
 	*Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 	- HS tự làm bài, sau đó 1 em chữa bài trước lớp.
7 : 9 = ; 5 : 8 = ; 6 : 19 = ; 1 : 3 = 
* Bài 2: - HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm bài.
36 : 9 = = 4 ; 88 : 11 = = 8; 0 : 5 = = 0 ; 7 : 7 = = 1
- T nhận xét và cho điểm HS. 
 	*Bài 3: - HS đọc đề bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài.
6 = ; 1 = ; 27 = ; 0 = ; 3 = 
- T: Qua bài tập a em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào ?
- HS khác nhắc lại kết luận.
 	4. Củng cố:
- HS nêu mối liên hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- T tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------a&b------------------------------
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ : AI LÀM GÌ?
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN, VN trong câu.
- Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?
II. Đồ dùng D-H
- Một số tờ giấy rời + bút dạ. 
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- HS 1: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”, tiếng tài nào có nghĩa là tiền của: tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa...
- HS 2: Đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3 tiết LTVC trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp – tìm câu kể Ai làm gì? Có trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến.
- T nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Trong đoạn văn có 4 câu kể là câu 3;4;5;7.
*Bài tập 2: - HS đọc bài tập.
- T giao việc: Các em gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ p ... S đọc Yêu cầu của bài tập 2.
-Yêu cầu HS nói về nội dung các em chọn để giới thiệu.
-HS thực hành giới thiệu trong nhóm.
-HS giới thiệu trước lớp
-T cùng cả lớp nhận xét và bình chọn HS giới thiệu hay, hấp dẫn...
4 .Củng cố dặn dò. 
-T: Nhận xét tiết học. – Yêu cầu HS về nhà viết vào vở bài giới thiệu.
---------------------------------a&b------------------------------
Toán
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. Mục tiêu : Giúp học sinh
 	-Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
 	-Nhận biết được sự bằng nhau của hai phân số.
II. Đồ dùng D-H
-Hai băng giấy như bài học SGK.
III. Các hoạt động D-H
1. Nhận biết hai phân số bằng nhau
- T: đưa ra hai băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên trên băng giấy kia và cho HS thấy 2 băng giấy này như nhau.
 	* Em có nhận xét gì về 2 băng giấy này ?
- T: dán 2 băng giấy lên bảng.
 	* Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau,đã tô màu mấy phần ?
 	* Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất.
 	* Băng giấy thứ 2 được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ?
 	* Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai.
 	* Hãy so sánh phần được tô màu của cả hai băng giấy.
 	-Vậy băng giấy so với băng giấy thì như thế nào ?
 	-Từ so sánh băng giấy so với băng giấy, hãy so sánh và .
 	* Nhận xét
 	-GV nêu: Từ hoạt động trên các em đã biết và là 2 phân số bằng nhau. Vậy làm thế nào để từ phân số ta có được phân số . Như vậy để từ phân số có được phân số , ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số với mấy ?
 	* Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì ?
 	* Hãy tìm cách để từ phân số ta có được phân số ?
 	Như vậy để từ phân số có được phân số , ta đã chia cả tử số và mẫu số của phân số cho mấy ?
 	* Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì ?
- HS mở SGK đọc kết luận về tính chất cơ bản của phân số.
2 .Luyện tập 
 	*Bài 1: HS tự làm bài.
- HS đọc 2 phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập.
* Bài 2
- HS tự tính giá trị của các biểu thức.
a). 18 : 3 = 6 b). 81 : 9 = 9 
(18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
 - 18 : 3 = (18 x 4) : 3 x 4)
- Hãy so sánh giá trị của :
18 : 3 và (18 : 3) : (3 x 4) ?
 	*Vậy khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của một phép chiacho cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ?
- HS đọc lại nhận xét của SGK.
 	Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- T: viết phần a lên bảng:
 	 =  = * Làm thế nào để từ 50 có được 10 ? Vậy ta điền mấy vào ?
- T: viết lên bảng và giảng lại cho HS cách tìm ra phân số .
- HS tự làm bài tiếp, sau đó đọc bài làm trước lớp.
4.Củng cố:
- HS nêu lại tính chất cơ bản của phân số.
- T: tổng kết giờ học, dặn dò HS ghi nhớ tính chất cơ bản của phân số.
---------------------------------a&b------------------------------
Khoa học
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II. Đồ dùng D-H
-Hình trang 80, 81 sgk.
-Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
III. Các hoạt động D-H
A.Kiểm tra bài cũ: 
+Thế nào là không khí sạch?
-Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
B.Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hững biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- HS làm việc theo nhóm: quan sát các hình trang 80, 81 sgk và trả lời câu hỏi.
-2 HS thảo luận với nhau, chỉ vào từng hình và nêu những việc nên, không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
- Làm việc cả lớp: HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
-Ở địa phương em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành
2. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- T: chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
-Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
- HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như đã hướng dẫn.
Trình bày và đánh giá.
Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện.
-T nhận xét, đánh giá và tuyên dương từng nhóm.
3. Hoạt động nốitiếp
-Hnhắc lại nội dung cần ghi nhớ sau khi tìm hiểu bài.
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện những điều đã học để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
---------------------------------a&b------------------------------
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 20
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo 
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình trong tuần
1. Đánh giá của cán bộ lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ .
- Khắ phục được cơ bản tình trạng vi phạm trong nề nếp đội
b. Học tập:
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Ôn tập chu đáo, kiểm tra học kì I nghiêm túc, kết quả khá cao, nhiều em có kết quả bài làm tốt: Khoa, Dương Hải, Thanh Hải, Phương Thảo, Đình Tiến, Hữu Hoàng...
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Châu Anh, Cường, Phụng
c.Lao động vệ sinh:
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em cò cẩu thả trong trang phục: Châu Anh, Xuân Sơn
 	e. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ.
	II. Kế hoạch tuần 21
	Hưởng ứng đợt thi đua MỪNG ĐẢNG- MỪNG XUÂN.
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
- Tiến hành nộp tiền đợt 2 theo qui định của nhà trường.
b. Học tập: 
- Duy trì tốt nề nếp học tập, tăng cường hơn trong khâu kèm cặp bạn yếu
Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
----------------------------------a&b------------------------------
Kĩ thuật
CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHẾP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
I. Mục tiêu
- HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để tháo, lắp các chi tiết.
-Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II. Đồ dùng D-H
- Bộ đồ dùng mô hình lắp ghép lớp 4
III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1:HS thực hành
- T: Yêu cầu HS gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở hình 4a, 4b, 4c, 4d, 4e.
- HS: Mỗi em láp 1 mối ghép
- T: Lưu ý HJS khi lắp:
+ Phải sử dụng cờ-lê, tua- vít để tháo, lắp các chi tiết
+ Chú ý an toàn khi sử dùng tua- vít
+ Phảidùng nắp hộp để đựng các chi tiết, tránh rơi vãi
+ Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình
3. Hoạt động : Đánh giá kết quả học tập
- HS: Trưng bày sản phẩm thực hành
- T: Nêu các tiêu chuẩn đánh giá
+ Các chi tiét lắp đúng kĩ thuật và đúng qui trình
+ các chi tiết lắp chắc chắn, không xộc xệch
- HS: Dựa vào các tiêu chuẩn đểtự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
- T: nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS
4. Hoạt động nối tiếp
- T: Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. nhắc HS xem trước và chuẩn bịcho bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Âm nhạc
Ôn tập bài hát CHÚC MỪNG- Tập đọc nhạc TĐN: SỐ 5
I. Mục tiêu:
- HS hát dúng tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
- Tập trinh diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS: Đọc thang âm: Đô- Rê – Mi –Sol –Lavà đọc đúng bài TĐN
II. Chuẩn bị
- T: Tập một số động tác vậnđộng phu hoạ cho bài hát
- Chép bài TĐN ra bảng phụ
III. Các hoạt độngD-H
1. Phần mở đầu
- T: Giới thiệu nội dung giờ học
2. Phần hoạt động
a. Nội dung 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng
- T: Điều khiển HS ôn tập bài hát vài lượt
- T: Hướng dẫn HS 1 vài vận động phụ hoạ
- HS: Vận động phụ hoạ theo bài hát, T khuyến khích HS sáng tạo thêm
b. Nội dung 2: TĐN số 5
- HS: Nhẫnét bài tập đọc nhạc
+ Cao độ từ nốt thấp đến nốt cao
Trong bàicó những hình nốt móc đơn, móc đen, móc trắng
- HS: Gõ phách nhiều lần
- T: Giải thíchđộ lớncủa nốt móc đơn
- HS: Tập gõ theo tiết tấu
- T: Hướng dẫnHS đọc từngcâu của bài TĐN
- HS: Chia làm hai dãy: 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy ghép lời ca 
- T: Nghe và uốn nắn cho HS
3. Phần kết thúc
- HS: Chép bài TĐN vào vở
- T: Nhận xét giờ học
---------------------------------a&b------------------------------
Mĩ thuật
Vẽ tranh: ĐỀ TÀI “ NGÀY HỘI QUÊ EM”
I. Mục tiêu
-Hs hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
-Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài ngày hội theo ý thích.
-Hs thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Đồ dùng D-H
-T:Một só tranh ảnh ( sưu tầm ở sách báo) về các hoạt động lễ hội truyền thống.
-Một số tranh vẽ của họa sĩ và của HS về lễ hội truyền thống.
-Tranh in trong bộ ĐDDH.
-Hình gợi ý cách vẽ.
HS: Dụng cụ vẽ.
III. Các hoạt động D-H
 	1.Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.
-HS xem tranh, ảnh ở trang 46,47 sgk và nhận xétvề các hoạt động trong tranh.
-Hs kể về ngày hội ở quê mình.
 	 2. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
-T gợi ý: +Chọn một ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ.
+Có thể chỉ vẽ một hoạt động của lễ hội như: thi nấu ăn, kéo co hay đám rước, dấu vật, chọi trâu ...
+Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung như: chọi gà, múa sư tử,... các hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội như cờ, hoa, sân đình, người xem hội,...
-Cho HS xem một vài tranh về ngày hội của họa sĩ, của HS các lớp trước hoặc tranh ở sgk.
 	3. Hoạt động 3 : Thực hành
- HS: Vẽ vào vở
- T: Khuyến khích HS vẽ màu rực rỡ, chọn màu thể hiện được không khí tươi vui của ngày hội.
 	4.Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-T: tổ chức cho Hs nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về: chủ đề, bố cục, hình vẽ, màu sắc và xếp loại theo ý thích.
-T bổ sung, cùng Hs xếp loại và khen ngợi những Hs có bài vẽ đẹp.
5. Hoạt động tiếp nối
-HS: Về nhà quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình tròn.
---------------------------------a&b------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4Tuan 20NGANG.doc