Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Tập đọc

 BỐN ANH TÀI (tiếp)

 Truyện cố dân tộc tày

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dụng câu chuyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chông yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

- HS biết:Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân. Hợp tác. Đảm nhận trách nhiệm

II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:

1.Đồ dùng: - Tranh minh họa, bảng phụ viết câu dài.

2.Phương pháp: - Trình bày ý kiến cá nhân, trải nghiệm, đóng vai.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 HS: 2- 3 em đọc bài thơ “Chuyện cổ tích .loài người” và trả lời câu hỏi.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20:	
Ngày soạn:13/1/2012.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2012.
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tổng phụ trách đội soạn 
Tập đọc
 BỐN ANH TÀI (tiếp)
 Truyện cố dân tộc tày
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dụng câu chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chông yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- HS biết:Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân. Hợp tác. Đảm nhận trách nhiệm
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1.Đồ dùng: - Tranh minh họa, bảng phụ viết câu dài.
2.Phương pháp: - Trình bày ý kiến cá nhân, trải nghiệm, đóng vai.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS: 2- 3 em đọc bài thơ “Chuyện cổ tích ..loài người” và trả lời câu hỏi.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
+. Luyện đọc: 
HS: Nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV nghe, kết hợp sửa lỗi, giải nghĩa từ khó.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1- 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
+. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi.
? Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào
- Gặp 1 bà cụ còn sống sót, bà nấu cơm cho họ ăn, cho họ ngủ nhờ.
? Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt
- Phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh
- Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm yêu tinh núng thế phải quy hàng,
? Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh
- Anh em có sức khỏe và tài năng phi thường: Đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm đồng tâm hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
* ND: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 2 em nối nhau đọc 2 đoạn.
- GV đọc 1 đoạn mẫu trong bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm đoạn đó.
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài.Chuẩn bị bài giờ sau
 Chính tả
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- Nghe- viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BTCT phương ngữ (2)a/b.
- GD học sinh biết giữ gìn xe đạp của bản thân.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết nội dung bài 2 tranh minh họa.	
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 1 HS đọc cho 2- 3 HS viết bảng.
- Cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ có hình thức chính tả tương tự những từ ngữ ở bài tập 3 tuần 19.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b. Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc toàn bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý các từ dễ viết sai, tên riêng nước ngoài, cách trình bày.
- HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết, mỗi câu đọc 1 lượt.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV chấm từ 7 ® 10 bài.
HS: Soát lỗi.
- Từng cặp HS đổi vở cho nhau soát lỗi.
- GV nhận xét chung.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài, dán 3- 4 tờ phiếu gọi 1 số HS lên làm.
HS: Đọc thầm khổ thơ, làm vào vở bài tập.
- 2 -3 em thi đọc khổ thơ đã điền.
- GV và cả lớp nhận xét:
a. Chuyền trong vòm lá.
Chim có gì vui.
Mà nghe ríu rít.
Như trẻ con cười.
+ Bài 3: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập, quan sát tranh minh họa sau đó làm vào vở.
- GV mời HS đọc lại truyện.
a. Đãng trí, chẳng thấy, xuất trình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, yêu cầu nhớ lại truyện để kể cho người thân.
- Về nhà viết lại bài.
Toán
PHÂN SỐ
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- Giúp HS bước đầu nhận biết về phân số, biết phân số có tử số và mẫu số.
- Biết đọc, viết phân số.
II. Đồ dùng dạy học: 
Các hình vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS lên bảng chữa bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Giới thiệu phân số:
- GV yêu cầu HS quan sát SGK và hỏi:
HS: Quan sát các hình trong sgk-TLCH
? Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau
HS: chia làm 6 phần.
? Mấy phần đã được tô màu
HS: 5 phần.
- GV nêu: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
Năm phần sáu viết là: 
HS: Đọc năm phần sáu.
Ta gọi là phân số.
HS: Vài em nhắc lại.
Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.
HS: Vài em nhắc lại.
- Mẫu số viết dưới gạch ngang cho biết gì?
- Cho biết hình tròn được chia 6 phần bằng nhau.
- Tử số viết trên gạch ngang cho biết gì?
- Cho biết đã tô màu 5 phần.
* Làm tương tự với các phân số ; ; 
HS nêu nhận xét
c. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở sau đó chữa bài.
a.( hai phần năm); (năm phần tám);
 ( ba phần tư) ; (bảy phần mười)
 (ba phần sáu) ; (ba phần bảy)
b. Mẫu số cho biết phần đã tô đậm.
 Tử số cho biết tổng số phần trong một hình.
- GV gọi HS chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Đọc y/c, dựa vào bảng SGK để viết.
- GV gọi HS lên bảng viết vào ô trống.
VD: Dòng 2: Phân số có tử số là 8
mẫu số là 10.
Phân số
Tử số
Mẫu số
 6
11
8
10
5
12
+ Bài 3: HSKG
HS: Đọc y/c, tự viết phân số đó vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
a. ; b. ; c. ; d. ; e. 
+ Bài 4: 
HS: Nối tiếp nhau đọc.
Năm phần chín; tám phần mười bảy; ba phần hai mươi bảy; mười chính phần ba mươi ba; tám mươi phần một trăm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập.
Ngày soạn: 14/1/2012.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 01 năm 2012.
Mĩ thuật
GV bộ môn soạn giảng
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ “AI LÀM GÌ?”
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể “Ai làm gì?”. để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn.(BT1), Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được (BT2).
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu kể “Ai làm gì?”(BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, tranh minh họa, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 1 HS làm bài tập 1, 2 giờ trước.
 - 1 HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể “Ai làm gì?”.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS phát biểu, còn lại 1 số HS lên làm trên phiếu đánh dấu (*) vào trước các câu kể: 3, 4, 5, 7.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Đọc thầm lại yêu cầu, đọc thầm từng câu văn 3, 4, 5, 7 xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 3 HS lên bảng chữa bài vào phiếu.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh minh họa.
- GV treo tranh minh họa và nói rõ yêu cầu:
* Đề yêu cầu viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp.
* Đoạn văn phải có 1 câu kể “Ai làm gì?”
HS: Viết đoạn văn vào vở, 1 số viết vào phiếu.
HS: Nối nhau đọc đoạn văn đã viết nói rõ câu nào là câu kể.
- GV nhận xét, chấm bài.
HS: Dán phiếu lên bảng.
- Ví dụ về đoạn văn:
Sáng ấy, chúng em đến trường sớm hơn mọi ngày. Theo phân công của tổ trưởng, chúng em làm việc ngay. Hai bạn Hạnh và Hoa quét thật sạch nền lớp. Bạn Hùng và Nam kê dọn lại bàn ghế, bạn Thơm lau bàn cô giáo, lau bảng đen. Bạn tổ trưởng thì quét trước cửa lớp. Còn em thì sắp xếp lại các đồ dùng học tập và sách vở bày trong chiếc tủ con kê cuối lớp. Chỉ một thoáng chúng em đã làm xong mọi việc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, làm bài tập. 
- Đọc trước bài giờ sau học.
Toán
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
- Rèn HS tính toán nhanh, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
	Sử dụng mô hình hoặc hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS lên chữa bài về nhà.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. GV nêu từng vấn đề rồi hướng dẫn HS giải quyết từng vấn đề:
+. GV nêu: 
	Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả?
HS: Tự nhẩm và trả lời: 2 quả.
8 : 4 = 2
+. Có 3 bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được? Phần của cái bánh?
HS: Ta lấy (cái bánh)
Tức là chia đều 3 cái bánh cho mỗi em được cái bánh ® kết quả là 1 phân số.
+. Nhận xét: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia và mẫu là số chia.
VD: 8 : 4 = ; 3 : 4 = ; 5 : 5 =.
c. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 2 HS lên chữa bài trên bảng.
 ; ; ; 
+ Bài 2: Viết theo mẫu: 
- GV và cả lớp nhận xét bài.
HS: Làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
 	; 	
 	; 	
+ Bài 3: Viết theo mẫu
HS: Làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
a. 	 
	 	; 	 	 	; 	
b. (HSKG) Nêu nhận xét:
Mọi số tự nhiên có thể viết thành 1 phân số có tử số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
HS: Vài HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm vào vở bài tập.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện(đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu ND chính của chuyện (đoạn truyên) đã kể.
II. Đồ dùng dạy - học:
Một số truyện viết về những người có tài.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. kiểm tra bài cũ:
 Một em kể đoạn 1- 2 truyện giờ trước và nêu ý nghĩa câu chuyện.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
*. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
HS: 1-2 HS đọc đề bài, gợi ý 1, 2.
- GV lưu ý HS: 
+ Chọn đúng câu chuyện đã học về người có tài năng.
HS: Nối tiếp nhau kể , giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của câu nhân vật em đã nghe hoặc đã đọc.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: 1- 2 em đọc lại dàn ý bài kể chuyện.
* Kể trong nhóm:
- Kể trong nhóm: Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể trước lớp:
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện.
HS: 1 vài em lên kể hoặc đại diện nhóm lên kể.
- GV chú ý: 
+ Trình độ đại diện nhóm cần tương đương. Tránh cử chỉ HS khá, giỏi khiến những HS khác không được kể.
+ Mở bảng phụ viết tiêu chuẩn đán ...  trong những con sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra biển đông. Đoạn hạ lưu sông chảy trên đất Việt Nam chỉ dài trên 200 km và chia thành 2 nhánh: Sông Tiền, sông Hậu do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long (chín con rồng).
- GV gọi HS lên chỉ vị trí các sông lớn và 1 số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
- Người dân ở ĐBNB thường làm nhà ở đâu ?
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
Bước 1: 
HS: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông
- Vì hàng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập 1 diện tích lớn.
? Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì
- Bồi đắp phù sa cho đất màu mỡ.
? Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi đây đã làm gì
- Xây dựng nhiều hồ lớn như hồ: Dầu Tiếng, hồ Trị An.
=> Rút ra bài học (ghi bảng)
HS: Đọc bài học.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Ngày soạn:17/1/2012.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 01 năm 2012.
Toán
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- Giúp HS bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
- GD HS ý thức tự giác học bài.
II. Đồ dùng dạy học:
	Các băng giấy hoặc hình vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS hoạt động để nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số:
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 băng giấy (như SGK).
HS: Quan sát 2 băng giấy để nhận biết.
+ Băng thứ nhất chia làm mấy phần bằng nhau?
HS: chia làm 4 phần.
+ Đã tô màu mấy phần?
- Tô màu 3 phần hay băng giấy.
+Băng thứ hai chia làm mấy phần?
- Chia làm 8 phần bằng nhau.
+ Đã tô màu mấy phần?
- Tô màu 6 phần hay băng giấy.
+ Phần tô màu của hai băng giấy này như thế nào?
- Bằng nhau.
=> Vậy = 
GV: và là hai phân số bằng nhau.
HS: Tự viết: 
Và 	
=> Tính chất (ghi bảng)
HS: Đọc lại nhiều lần.
c. Thực hành:
+ Bài 1: 
- Cho HS tự làm bài rồi đọc kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Ta có: 
a. ; 
 ; 
b. ; ; ; 
+ Bài 2: HSKG
HS: Tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a, b (như SGK).
a. 18:3= 6
 ( 18 x 4) : (3 x4) = 72 : 12
 = 6
Vậy 18 : 3 = ( 18 x4 ): ( 3x4)
b. 81 : 9 = 9
 ( 81:3) : ( 9:3) = 27 :3
 = 9
Vậy 81:9 = (81:3) : (9:3)
+ Bài 3: HSKG
 HS tự làm rồi chữa bài.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
a.
b.
a. 
b. 
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚC MỪNG
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5
I: Mục tiêu
 - HS hát đúng tính chất nhịp nhàng, vui tơi của bài hát
 - Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ
 - HS đọc đúng CĐ, TĐ bài TĐN số 5
II: Đồ dùng dạy học
 - Đàn, nhạc cụ gõ
 - Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ
 - Bảng phụ bài TĐN số 5
III: Hoạt động dạy học chủ yếu
 1: Phần mở đầu
 - Giới thiệu nội dung tiết học
 2: Phần hoạt động
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
a: HĐ 1: Ôn tập bài hát: Chúc mừng
- HS hát cả bài 2 lần
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ theo sự hớng dẫn của GV
- Từng nhóm biểu diễn
- HS nghe phát hiện đó là câu hát nào trong bài
b: HĐ 2: TĐn số 5
- HS nhận xét về CĐ, TĐ của bài TĐN
- Luyện tập tiết tấu của bài TĐN 
- Luyện tập CĐ của bài TĐN
- HS nghe đọc theo đàn
- HS đọc gõ phách
- 1 nhóm đọc, 1 nhóm ghép lời
- HS nghe nhận biết và nhắc lại
3: Phần kết thúc
- Cả lớp hát lại bài Chúc mừng
- GV chỉ huy cho HS hát
- Hớng dẫn HS vận động một vài động tác phụ hoạ
- GV đệm đàn
- GV đàn giai điệu 1 câu hát trong bài Chúc mừng ? đó là câu hát nào?
- GV treo bảng phụ bài TĐN số 5 cho HS nhận xét về CĐ, TĐ của bài TĐN 
- GV đàn thang âm
- GV đàn CĐ từng câu ngắn
- GV đánh dấu các nốt cần gõ
- Chia lớp làm 2 nhóm
- GV đệm đàn
Tập làm văn
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu “Nét mới ở Vĩnh Sơn”. (BT1).
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới nơi các em sinh sống. (BT2).
- HS biết thu thập xử lí thông tin( về địa phương cần giới thiệu). Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn ).
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
	1.Đồ dùng: Tranh minh họa, bảng phụ.
2.phương pháp: Làm việc nhóm, đóng vai
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm bài mẫu và làm bài cá nhân vào vở.
a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
HS: xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi quanh năm.
b. Kể lại những nét đổi mới nói trên.
- Đã biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm.
- Nghề nuôi cá phát triển.
- Đời sống của nhân dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có xe máy có điện dùng.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý.
HS: 1 em nhìn bảng đọc lại dàn ý .
a. Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương nơi em sống.
b. Thân bài: Giới thiệu những đổi mới.
c. Kết bài: Nêu kết quả đổi mới.
+ Bài 2: Xác định yêu cầu của đề.
- GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
HS: Đọc yêu cầu của đề.
HS: Nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu.
VD: Tôi muốn giới thiệu với các bạn về phong trào giữ gìn xóm làng sạch đẹp ở xã Nghĩa Thịnh quê tôi.
HS: Thực hành giới thiệu.
- Giới thiệu trong nhóm.
- Giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp bình chọn người giới thiệu hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em.
Khoa học
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 
- HS nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch: Thu gom, sử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây.
- HS biết: Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về các hành động gây ô mhiễm không khí, kĩ năng xác định giá tri bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí, kĩ năng trình bày tuyên truyền về bảo vệ bầu không khí trong lành. kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
- Biết cách bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
	1.Đồ dùng: Hình trang 80,81 SGK.
	2. Phương pháp:Đông não, quan sát thảo luận nhóm, điều tra
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài học giờ trước
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch:
*Mục tiêu: nêu nhưng việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sách.
*Cách tiến hành:
- Làm việc theo cặp:
HS: Quan sát hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi.
- 2 em quay lại với nhau trả lời những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
- GV gọi 1 số HS lên trình bày kết quả:
* Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch là:
H1; H2; H3; H5; H6; H7 
* Những việc không nên làm:
H4
- Liên hệ địa phương gia đình.
=> Kết luận (SGK).
c. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
*Mục tiêu:Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh.
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như đã hướng dẫn.
* GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
- Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu bản cam kết và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động.
- GV đánh giá và nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp .
3. Củng cố, dặn dò:
 	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát động phong trào thi đua mừng đảng mừng xuân.
II. Nội dung: 
1. Ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a.Ưu điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhược điểm:
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4. Phương hướng: 
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
5. Văn nghệ :
...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_20_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_k.doc