Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2014-2015 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2014-2015 (Bản đẹp 2 cột)

1. Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.

2. Kiểm tra:

- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của học sinh.

- Nhận xét đánh giá chung.

3. Bài mới.

HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong bài "giây, thế kỉ", các em đã biết phút, thế kỉ, ngày, giờ (vừa nói vừa viết các số lên bảng). Các số này gọi là gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

HĐ 2. Giới thiệu phân số:

- Đính hình tròn chia thành 6 phần bằng nhau lên bảng

- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?

- Trong 6 phần bằng nhau đó đã được tô mấy phần?

- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: đã tô màu năm phần sáu hình tròn

- Vừa nói vừa viết: năm phần sáu viết là , viết số 5, gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5.

- Đọc mẫu: năm phần sáu.

- Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6

HĐ 3. Ý nghĩa của tử số, mẫu số

- Mẫu số là số tự nhiên viết dưới gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.

- Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Tử số cho biết 5 phần bằng nhau đã được tô màu.

HĐ 4. Ví dụ:

- Gắn hình tròn chia thành 2 phần bằng nhau lên bảng

+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?

+ Đã tô màu mấy phần?

+ Ta có phân số .

 

doc 42 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2014-2015 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 26 tháng 01 năm 2015
Môn: TOÁN 
Tiết 96 	Bài: PHÂN SỐ 
I Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các mô hình và hình vẽ trong SGK
- Thiết bị dạy, học toán.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của học sinh.
- Nhận xét đánh giá chung.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong bài "giây, thế kỉ", các em đã biết phút, thế kỉ, ngày, giờ (vừa nói vừa viết các số lên bảng). Các số này gọi là gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
HĐ 2. Giới thiệu phân số:
- Đính hình tròn chia thành 6 phần bằng nhau lên bảng
- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Trong 6 phần bằng nhau đó đã được tô mấy phần?
- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: đã tô màu năm phần sáu hình tròn
- Vừa nói vừa viết: năm phần sáu viết là , viết số 5, gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5.
- Đọc mẫu: năm phần sáu. 
- Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6
HĐ 3. Ý nghĩa của tử số, mẫu số
- Mẫu số là số tự nhiên viết dưới gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.
- Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Tử số cho biết 5 phần bằng nhau đã được tô màu.
HĐ 4. Ví dụ:
- Gắn hình tròn chia thành 2 phần bằng nhau lên bảng
+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Đã tô màu mấy phần?
+ Ta có phân số .
- Các em hãy lấy hình tròn đã được tô màu.
- Gắn hình vuông chia thành 6 phần bằng nhau lên bảng.
+ Phân số có tử số là bao nhiêu? mẫu số là bao nhiêu?(mẫu số là 4 thì có thể đọc là tư).
- Các em hãy lấy hình vuông đã được tô màu.
- Gắn 7 hình vuông bằng nhau lên bảng. 
+ Đọc phân số chỉ phần đã tô màu.
+ 7 gọi là gì? 4 gọi là gì? 
- Các số : , , , gọi là gì? 
+ Mỗi phân số có những gì? 
- Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
HĐ 5. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu a.
- Yêu cầu HS làm vào bảng, kết hợp hỏi mẫu số cho biết gì, tử số cho biết gì? 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
*Bài 3: Dành cho HS khá giỏi.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở nháp kết hợp hỏi tử số, mẫu số.
*Bài 4: Dành cho HS khá giỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt các phân số.
4. Củng cố, dặn dò:
- Mỗi phân số có những gì? 
- Hãy nêu những hiểu biết của mình về tử số, mẫu số của phân số.
- Về nhà có thể làm thêm bài tập 3, 4. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS lấy hình tròn từ bộ thiết bị.
- Được chia thành 6 phần bằng nhau. 
- Đã tô 5 phần.
- Quan sát, nhận xét.
- Vài HS đọc: năm phần sáu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 phần bằng nhau.
- 1 phần. 
- HS đọc một phần hai.
- Lấy hình tròn từ bộ thiết bị.
- Tử số là 3, mẫu số là 4.
- Lấy hình vuông từ bộ thiết bị.
- Đọc: bốn phần bảy.
- 7 gọi là mẫu số, 4 gọi là tử số.
- Là những phân số. 
- Tử số và mẫu số.
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc. 
- , , , , , .
+ , mẫu số 5 cho biết hình chữ nhật đã được chia thành 5 phần bằng nhau, tử số là 2 cho biết đã tô màu 2 phần bằng nhau.
+ , mẫu số 8 cho biết hình tròn đã được chia thành 8 phần bằng nhau, tử số là 5 cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau.
...
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Đối chiếu với bài tập trên bảng sửa miệng.
.Ở dòng 2: phân số là có tử số là 8, mẫu số là 10.
. Ở dòng 3: phân số có tử số là 5, mẫu số là 12.
. Ở dòng 4: phân số có tử số là 3, mẫu số là 8, phân số đó là .
. Ở dòng 6: phân số có tử số là 12, mẫu số là 55, phân số đó là: .
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
a) , b) c) , d) , e) .
- HS đọc lần lượt các phân số. 
- Tử số và mẫu số
- Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang; Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang 
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 39 	Bài: BỐN ANH TÀI 
(Tiếp theo)
I Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết những câu văn, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi:
1. Những chi tiết nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây? 
2. Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: Phần đầu truyện Bốn anh tài ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết bốn anh em Cẩu Khây đã hiệp lực trổ tài như thế nào để diệt trừ yêu tinh.
- Cho HS xem tranh minh họa trong SGK miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
HĐ 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
- Cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh diễn ra như thế nào, thầy mời 1 bạn đọc toàn bài cho cả lớp cùng nghe.
- HD chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài.
- Luyện đọc đúng: sống sót, núc nác, khoét máng,
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HD giải nghĩa từ: núc nác, núng thế,
- Cho HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
HĐ 3. HD tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai?
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? 
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? 
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh?
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
HĐ 4. HD HS đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc lại 2 đoạn của bài.
- Yêu cầu HS lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng.
- Treo đoạn văn HS luyện đọc; GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
- Kết luận nội dung bài.
- Về nhà tiết tục luyện đọc, kể lại thật hấp dẫn câu chuyện Bốn anh tài cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi:
1. Về sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn, quyết trừ diệt cái ác. 
2. Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tay Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
- Lắng nghe, điều chỉnh. 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát, nhận xét. 
- 1 HS đọc toàn bài.
- 2 đoạn.
- 2 HS đọc. 
- Luyện đọc đúng cá nhân.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
 - Một số đọc giải nghĩa từ SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS đọc thầm đoạn đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ.
+ Có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng làng mạc.
+ Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm. Bốn anh em đã chờ sẵn. Cẩu Khây hé cửa, yêu tinh thò đầu vào, lè cái lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. yêu tinh đau quá hét lên dữ dội, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến thung lũng, nó dừng lại phun nước ngập cánh đồng. Nắm Tay Đóng cọc be bờ ngăn nước, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm, Móng Tay Đục Máng khơi dòng nước. Mặt đất lập tức cạn khô. Yêu tinh núng thế phải quy hàng. 
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó phải quy hàng. 
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn sau, trở lại nhịp khoan thai ở đoạn kết. 
- HS đọc 2 đoạn của bài.
- Những từ ngữ cần nhấn giọng là: vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi, hét lên, nổi ầm ầm, tối sầm, như mưa, be bờ, tát nước ầm ầm, khoét máng, quy hàng...
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Luyện đọc theo cặp đôi.
- Một số HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS trả lời.
- Vài HS đọc.
- Lắng nghe và thực hiện. 
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 20 	Bài: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG 
(Tiết 2)
I Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
-Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- KNS: Tôn trọng giá trị sứ lao động; thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số đồ dùng cho trò chơi sắm vai
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
 - Vì sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ thảo luận, đóng vai một vài tình huống thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động đồng thời các em sẽ thi nhau đọc những bài thơ, kể những chuyện về người lao động. 
HĐ 2. Đóng vai (BT 4, SGK/30) 
 - Treo 3 tình huống như SGK.
- Các em thảo luận nhóm 6 để phân công đóng vai các tình huống sau: 
+ Nhóm 1, 2: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ...
+ Nhóm 3, 4: Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ...
+ Nhóm 5,6: Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ...
- Gọi các nhóm lên thể hiện. 
- Hỏi những HS đóng vai.
+ Em cảm thấy  ...  học 
- 2 HS lên bảng trả lời: 
1. Vua quan ăn chơi sa đọa, những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của nhân dân để làm giàu, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. 
2. Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội. 
- Đền thờ vua Lê Thái Tổ 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát lược đồ
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- Ở tỉnh Lạng Sơn.
- Thung lũng này hẹp và có hình bầu dục. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Cho quân ta mai phục chờ địch ở hai bên sườn núi và lòng khe.
- Chia nhóm 4 thảo luận. 
+ Khi quân địch đến, kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
+ Kị binh của giặc thấy vậy ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy theo.
+ Khi kị binh giặc đang bì bõm lội qua đầm lầy thì loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết tại trận. 
+ Quân bộ của địch cũng gặp phải mai phục của quân ta, lại nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ. Phần đông chúng bị giết, số còn lại bỏ chạy thoát thân. 
- Thực hiện báo cáo.
- 1 HS khá trình bày. 
- Dùng kế nhử quân Liễu Thăng vào ải Chi Lăng. 
- Quân Minh xin hàng và rút về nước. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Vài HS đọc to trước lớp.
- Lắng nghe và thực hiện. 
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 20 	Bài: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng Nam Bộ còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
- HS khá giỏi: 
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam bộ người dân không đắp đê ven sông: Để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
 HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong những bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về nhiều vùng khác nhau của VN. Tiết địa lí hôm nay các em sẽ đi đến vùng đất phương nam, nơi có đồng bằng lớn nhất nước ta. Đó là đồng bằng Nam Bộ.
HĐ 2. Đồng bằng lớn nhất nước ta.
- Gọi HS đọc mục 1 SGK.
- Treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam: dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ SGK, em hãy cho biết.
+ ĐBNB nằm ở vị trí nào của đất nước?
+ ĐBNB do phù sa các sông nào bồi đắp nên? 
- Gọi HS lên chỉ trên bản đồ vị trí của ĐBNB và 2 con sông. 
- Các em hãy them khảo SGK để nêu ĐBNB có những đặc điểm gì tiêu biểu? (nguồn gốc, diện tích, địa hình, đất đai).
- Ngoài diện tích lớn, địa hình khá bằng phẳng, ĐBNB còn có nhiều vùng trũng ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Các em hãy xác định những vùng này trên bản đồ. 
- Gọi HS đọc nội dung hình 1.
- Các em hãy mô tả quang cảnh của Đồng Tháp Mười. 
- Tràm chim Đồng Tháp Mười là nơi bảo tồn tự nhiên, loài động vật tiêu biểu là sếu đầu đỏ.
- Tóm tắt nội dung và dán lên bảng. 
+ Nguồn gốc: do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
+ Diện tích: Đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta.
+ Địa hình: khá bằng phẳng.
+ Đất: đất phù sa, đất chua, đất mặn.
- Gọi HS lên bảng so sánh ĐBNB và ĐBBB.
HĐ 3. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để nêu đặc điểm của sông Mê Công và giải thích vì sao ở nước ta con sông này có tên là sông Cửu Long.
- Gọi HS lên chỉ đoạn sông Mê Công chảy qua VN trên bản đồ.
- Nêu và tìm một số kênh lớn ở ĐBNB. 
- Kênh Vĩnh Tế thuộc tỉnh nào?
- Đoạn sông chảy qua thành phố Long Xuyên là nhánh sông nào? 
- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch ở ĐBNB như thế nào? 
- Các em hãy hoạt động nhóm 2 để trả lời các câu hỏi: (phát câu hỏi).
+ Vì sao ở ĐBNB người dân không đắp đê như ở ĐBBB?
+ Mùa lũ mang lại những thuận lợi gì cho người dân Miền Tây Nam bộ?
- Vào mũa lũ người dân biết làm các nghề phụ như giăng lưới, bắt cá, trồng các loại rau sống dưới nước,... An Giang ta chủ trương sống chung với lũ. Tuy nhiên, mùa khô ở ĐBNB rất thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân ĐBNB đã làm gì? 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ kì diệu.
- Các em cử đại diện nam nữ, mỗi đội 3 bạn. Khi nghe xong câu hỏi, nhóm nào nhấn chuông trước được trả lời, nếu đúng được 10 điểm. 
Nội dung: 
1. Câu có 8 chữ cái nói lên đặc điểm: ĐBNB gấp 3 lần ĐBBB.
2. Câu có 5 chữ cái nói lên nội dung: đây là loại đất chủ yếu của ĐBNB
3. Đầy là một trong những tỉnh của ĐBNB gồm 5 chữ cái.
4. Đây là đồng bằng có diện tích lớn thứ hai của nước ta. 
5. Tên con sông bồi đắp nên ĐBNB bắt nguồn từ Trung Quốc.
- Tuyên bố nhóm thắng cuộc 
- Về nhà tìm hiểu thêm ĐBNB. Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. 
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Quan sát, nhận xét. 
- Ở phía Nam nước ta.
- Do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
- 1 HS lên bảng thực hiện. 
+ Nguồn gốc: do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
+ Diện tích: đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta.
+ Địa hình: khá bằng phẳng.
+ Đất: Đất phù sa, đất chua, đất mặn.
- 1 HS lên xác định và đọc to trước lớp.
- 1 HS đọc: Đồng Tháp Mười. 
- Đồng Tháp Mười nước ngập mênh mông có nhiều xuồng qua lại, nhiều cỏ, cây tràm phát triển.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS trả lời phần nội dung 
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ ĐBNB và nêu đặc điểm của ĐBNB.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời: Sông Mê Công là một trong những con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua nhiều nước và đổ ra biển đông. Phần sông chảy qua VN có chiều dài trên 200 km chia thành 2 nhánh, đổ ra biển đông bằng 9 nhánh nên có tên gọi là Cửu Long (chín con rồng). 
- HS chỉ 2 nhánh sông Tiền, sông Hậu đổ ra biển đông bằng chín cửa trên lược đồ. 
- HS nêu, chỉ 4 con kênh Vĩnh tế, Phụng Hiệp, Rạch Sỏi, Tháp Mười.
- Tỉnh An Giang.
- Sông Hậu 
- Chằng chịt.
- Hoạt động nhóm đôi và đại diện nhóm trả lời.
+ Không có lũ đột ngột như ĐBBB, vào mùa lũ nước sông Mê Công lên xuống điều hòa.
+... tháo chua rửa mặn cho đất làm cho đất được màu mỡ do được phủ thêm phù sa,..
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Đông Nam Bộ xây hồ lớn như Dầu Tiếng, hồ Trị An, Tây Nam Bộ đào nhiều kênh rạch nối với các sông tạo nên mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
- Vài HS đọc. 
- Lắng nghe luật chơi, nghe câu hỏi để nhấn chuông. 
1. Diện tích 
2. Phù sa.
3. Cà Mau.
4. Bắc Bộ.
5. Mê Công. 
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN 
Tiết 100 Bài: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
- Bài tập cần làm: Bài 1.
II. Đồ dùng dạy - học:
- 2 băng giấy như SGK
III. Các hoạt động học dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra việc thực hiện bài tập ở nhà của HS.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS hoạt động để nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số.
- Cho HS xem 2 băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên băng giấy kia, gọi HS nhận xét 
- Dán băng giấy thứ nhất lên bảng.
+ Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau? đã tô màu mấy phần? 
+ Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất? 
- Dán băng giấy thứ hai. 
+ Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần bằng nhau? đã tô màu mấy phần? 
+ Hãy nêu phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy thứ hai? 
 - Hãy so sánh phần được tô màu của 2 băng giấy. 
- Hay nói cách khác băng giấy bằng băng giấy. 
- Hãy so sánh và 
- Viết = và nói và là 2 phân số bằng nhau.
b. Nhận xét:
- Làm thế nào để từ phân số ta có được phân số ?
- Khi nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì ta được phân số mới như thế nào? 
- Hãy tìm cách để từ phân số ta có được phân số ? 
- Khi chia cả tử số và mẫu số của 1 phân số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 ta được phaahn số mới như thế nào so với phân số đã cho? 
Kết luận: Ghi nhớ SGK và nói: đó là tính chất cơ bản của phân số. 
HĐ 3. Thực hành:
Bài 1 a.
- Gọi HS lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào SGK. 
b) Yêu cầu HS làm vào nháp. 
*Bài 2: 
- Ghi 2 biểu thức lên bảng, gọi HS lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào vở.
- Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với (cho) cùng một số tự nhiên khác không thì giá trị của thương như thế nào? 
- Gọi HS nhắc lại. 
*Bài 3: Khuyến khích HS KG.
- Gọi 2 HS lên bảng thi đua.
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng, nhanh, giải thích đúng. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại tính chất của phân số.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 băng giấy bằng nhau. 
- Quan sát 
- 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần. 
- băng giấy đã được tô màu. 
- Quan sát.
- 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần. 
- 
- Phần được tô màu của hai băng giấy bằng nhau. 
- = 
- HS nêu: ta nhân cả tử số và mẫu số với 2
- Ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho.
- ta chia cả tử số và mẫu số cho 2. 
- Ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho. 
- Nhiều HS nhắc lại.
- Cả lớp làm vào SGK.
a. = ; = ; = 
b. =; =; =; =.
- Lần lượt 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. 
- Kết quả không thay đổi. 
- Vài HS nhắc lại.
- 2 HS lên thực hiện. 
- Nhận xét, bình chọn.
- 1 HS nêu. 
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 20.doc