Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Nguyễn Thúc Hoàng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Nguyễn Thúc Hoàng

Đạo đức

KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 2)

I/ Mục tiêu:

Học xong bài này HS có khả năng:

- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động

- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động

II/ Đồ dung dạy học:

- SGK đạo đức 4

- Một số đồ dung cho trò chơi đóng vai

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Nguyễn Thúc Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 
(Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2010)
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Chào cờ : 
Đạo đức	
KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động 
Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động
II/ Đồ dung dạy học:
SGK đạo đức 4
Một số đồ dung cho trò chơi đóng vai
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định: (1 phút)
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Bày tỏ ý kiến
- Y/c các nhóm thảo luân cặp đôi, nhận xét và giải thích về các ý kiến, nhận định sau:
+ Với mọi người lao động chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép 
+ Giữ gìn sách vở, đồ dung và đồ chơi 
+ Những người lao động chân tay không cân phải tôn trọng như những người lao động khác 
+ Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi 
+ Dùng 2 tay khi đưa và nhận vật gì với người lao động 
HĐ2: Trò chơi “ô chữ kì diệu”
- GV phổ biến luật chơi 
- GV tổ chức cho HS chơi thử 
- Nhận xét, kết luận
HĐ3: Kể, viết, vẽ về người lao động
- Y/c HS trong 5 phút, trình bày dưới dạng kể, hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục nhất 
- Nhận xét câu trả lời của HS 
- Y/c đọc ghi nhớ 
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- Tiến hành thảo luận cặp đôi
- Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả 
- HS lắng nghe 
- Tiến hành làm việc cá nhân
- Đại diện 3 – 4 HS trình bày kết quả 
- 1 – 2 HS đọc 
Tập Đọc:
BỐN ANH TÀI
I/ Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp ở đoạn dầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuôc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi khoan thai ở lời kết 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: núc nác, núng thế 
 Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân bảng của bốn anh em Cẩu Khây
II/ Đồ dung dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK
Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc thuộc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời trong SGK
- Nhận xét cho điểm HS
1. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lược HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- Gọi 2 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi: 
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ ntn?
+ Yêu tinh thì có phép thuật gì đặc biệt? 
+ Y/c HS thuật lại cuộc chiến của bốn anh em chống yêu tinh?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
+ Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
- Y/c HS nhắc lại ý chính 
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 2 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài 
- Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em Câu Khây
- GV đọc mẫu, sau đó cho HS thi đọc diễn cảm cá nhân
- GV nhắc các em có thể chọn luyện đọc đoạn mà em thích nhất trong bài 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn HS thích 
- GV nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Y/c HS về nhà tiếp tục luyện tập thuật lại thật hấp dẫn câu chuyện Bốn anh tài cho người thân nghe 
- 4 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc thuộc long và trả lời câu hỏi
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc toàn bài 
- Theo dõi GV đọc mẫu 
- Đọc thầm trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi 
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp 1 bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ 
+ Liền giục bốn anh em chạy trốn 
+ Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm nước ngập cả cánh đồng, làng mạc
+ 2 đến 3 nhóm trình bày trước nhóm. Các nhóm bổ sung cho đủ ý trong SGK
+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường 
+ Vì biết đoàn kết và đồng tâm hiệp lực
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân bảng của bốn anh em Cẩu Khây
- 2 HS nhắc lại
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng
- HS theo dõi GV đọc mẫu, sau đó tự luyện đọc 
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm 
- 5 đến 7 HS thi đọc diễn cảm, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất 
- HS đọc lại cả bài và nêu lại ý chính của bài 
Toán 	PHÂN SỐ 
I/ Mục tiêu:
Giúp HS 
Bước đầu nhận biết về phân số 
Biết đọc, viết phân số 
II/ Đồ dung dạy học:
Các mô hình hoặc hình vẽ trong SGK
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 90
- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2.2 Giới thiệu phân số
- GV treo lên bảng hình tròn chia làm 6 phân bằng nhau, trong đó 5 phân được tô màu như phân bài đọc của SGK
5
6
- Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn. Viết là 
5
6
- Y/c HS đọc và viết 
 .Gọi là phân số 
 . Có tử số là 5
 . Mẫu số là 6
- Tương tự như các phân số khác 
4
7
3
4
1
2
2.3 Luyện tập:
Bài 1:
- GV y/c HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình 
Bài 2:
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn bảng số như trong BT, gọi 2 HS lên bảng làm bài và y/c HS cả lớp làm bài vào VBT
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét 
Bài 3:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- GV gọi 3 HS lên bảng, sau đó lần lượt đọc các phân số cho HS viết
- GV nhận xét bài viết của các HS trên bảng, Y/c HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 4:
- GV y/c 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ các phân số bất kì cho nhau đọc
- GV viết lên bảng các phân số, sau đó y/c HS đọc 
- GV nhận xét phân đọc của các phân số của HS 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- HS lắng nghe 
- HS quan sát hình
- Lắng nghe 
- HS làm bài vào VBT
- 6 HS lần lượt báo cáo trước lớp 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- HS dưới lớp nhận xét, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau
- Viết phân số
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở, y/c viết đúng thứ tự như GV đọc 
- HS làm việc theo cặp
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số. GV viết lên bảng 
Khoa học:	
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM 
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết :
Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm)
Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí 
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 78, 79 SGK 
Sưu tầm các hình vẽ tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 38
- Nhận xét câu trả lời của HS
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
HĐ1: Tìm hiểu không khí ô nhiễm và không khí trong sạch 
* Mục tiêu: 
- Phân biệt không khí trong sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm) 
* Các tiến hành: 
- Kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của HS 
- Y/c HS quan sát hình trang 78,79 SGK hỏi:
+ Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch?
+ Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
- Cho HS làm việc cả lớp, sau đó y/c HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
- Kết luận:
+ Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hai đến sức khoẻ con người
+ Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa 1 trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác 
HĐ2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm 
* Mục tiêu: nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí 
* Cách tiến hành: 
- Y/c HS liên hệ thực tế và phát biểu 
+ Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng
Kết luận: 
- Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm 
+ Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người 
+ Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu 
Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài sau
- 4 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
- Lắng nghe
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn 
- HS quan sát hình và trả lời 
+ hình 2
+ hình 1, 3, 4
- Trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một hình 
- Lắng nghe
- Do khí thải của các nhà máy ; khói, khí độc, bụi do các phương tiện ô tô thải ra 
- Lắng nghe
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Toán	PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu:
Giúp HS nhận ra rằng:
Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tự số và mẫu số là một số chia 
II/ Đồ dung dạy và học:
Sử dung mô hình hoặc hình vẽ trong SGK
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 96
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2GV nêu từng vấn đề rồi hướng dẫn HS tự giải quuyết vấn đề
- GV nêu: có 8 quả cam chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy quả cam?
- Các số 8, 4, 2 được gọi là số gì?
- GV nêu: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?
3
4
- GV ghi lên bảng 
 3 : 4 = 
* GV kết luận: thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số có tử số là số bị chia, mẫu số là số chia 
2.2 Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp 
- GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 2:
- 1 HS đọc y/c của bài 
- GV y/c HS tự làm bài
- GV chữa bài và cho điểm HS 
Bài 3:
- GV y/c HS đọc đề bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài 
- Qua bài tập a em thấy mmọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số ntn?
- Gọi HS khác nhắc lại kết luận
3. Củng cố dặ ... kể Ai làm gì?
- Nhận xét bài làm của HS và cho điểm 
2. Dạy và học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS làm việc trong nhóm 
- Y/c đại diện của 2 nhóm đán phiếu lên bảng 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Y/c HS đọc lại các từ tìm được trên bảng và viết bài 
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c bài tập
- Dán 4 tờ giấy lên bảng. Y/c các nhóm thi tiếp sức viết tên các môn thể thao lên bảng
- Nhận xét 
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài tập
- Y/c HS trao đổi theo cặp để hoàn chỉnh các thành ngữ 
- Y/c HS đọc các câu thành ngữ và viết bài vào vở 
- Y/c HS đặt các câu thành ngữ mà em thích 
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Hỏi: 
+ Khi nào thì người “không ăn không ngủ được”
+ Người “ăn được ngủ được” là người ntn?
+ “Ăn được ngủ được là tiên” nghĩa là gì?
+ Câu tục ngữ này nói lên điều gì?
- GV kết luận
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc lòg các câu thành ngữ, tục ngữ và chuẩn bị bài sau
- 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình 
- Lắng nghe 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 4 HS tạo thành nhóm cùng nhau trao đổi tìm từ và viết vào giấy
- 2 HS đọc thành tiếng. Viết các từ vào vở
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm y/c trong SGK
- 1 HS đọc 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn chỉnh các câu thành ngữ 
- 2 HS đọc thành tiếng, HS dưới lớp nhẩm cho thuộc và viết vào vở 
- Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp 
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài trong SGK
+ Khi bị ốm, yếu, già cả thì không ăn không ngủ được
+ Là người hoàn toàn khoẻ mạnh 
+ Nghĩa là người có sức khoẻ tốt, sống sung sướng như tiên
+ Nói lên có sức khoẻ thì sống sung sướng như tiên. Không có sức khoẻ thì sẽ lo lắng về nhiều thứ 
Thứ sáu ngày 22 tháng 1năm 2010
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC 
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS biết kể tự nhiên, bằng lơi của một câu văn chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) các em đã nghe, đã học nói về một người có tài 
- Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về ý nghĩa của câu chuyện 
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ cốt chuyện
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện viết về những người có tài: Truyện cổ thần thoại, truyền thuyết, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi 
- Giấy khổ to viết dàn ý kể chuyện
	+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật
	+ Mở đầu câu chuyện
	+ Diễn biến câu chuyện
	+ Kết thúc câu chuyện
	+ Trao đổi cùng các bạn về nội ý nghĩa câu chuyện
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh bài KC:
	+ Nội dung câu chuyện
	+ Cách kể 
	+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng y/c tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần
1. Bài mới
1.1 Giới thiệu bài:
- Gọi HS giới thiệu những chuyện mình đã mang tới lớp 
- GV giới thiệu bài 
1.2 Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: được nghe hoặc được học, nguời có tài 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý 
- Hỏi: Những người ntn thì được mọi người công nhận là người có tài? Lấy ví dụ một số người được gọi là người có tài 
+ Em đọc câu chuyện của mình ở đâu?
- Y/c HS thiệu nhận vật mình kể 
- Y/c HS đọc lại mục gợi ý 3. GV treo bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá 
b) Kể chuyện trong nhóm 
- Chia HS thành nhóm nhỏ mỗi nhóm gồm 4 HS 
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Y/c HS kể theo đúng trình tự mục 3
c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- Bình chọn: Bạn nào có câu chuyện hay nhất? Bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Nhận xét và cho điểm HS 
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 3 HS nói tiếp nhau đọc từng mục của phần gợi ý 
- Có tài năng, sức khoẻ, trí tuệ hơn người 
+ Lê Quý Đôn, Ác-si-mét, Cao Bá Quát, 
+ HS trả lời
- 3 đến 5 em giới thiệu trước lớp 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng 
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận nhận xét theo tiêu chí
- HS thi kể 
- Gọi bạn khác nhận xét
- Bình chọn
Toán	PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số 
Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của 2 phân số 
II/ Đồ dung dạy học:
Các băng giấy hoặc hình vẽ trong SGK
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 99. 
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Nhận biết hai phân số bằng nhau
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 băng giấy (như hình vẽ của SGK) và nêu các câu hỏi để khi trả lời HS nhận ra được
. Hai băng giấy này bằng nhau
3
4
. Băng giấy thứ nhất được chia thành 4 phần bằng nhau và đã tô màu 3 phần, tức là tô màu băng giấy 
6
8
. Băng giấy thứ hai được chia thành 8 phần và đã tô màu 6 phần, tức là tô màu băng giấy 
2.3 Luyện tập - thực hành 
Bài 1:
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV y/c HS dọc lại phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập 
- GV nhận xét 
Bài 2:
- GV y/c HS tự làm bài, sau đó nêu nhận xét cả hai phần a) và b) như SGK 
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c của bài tập
- GV y/c HS tự làm bài, sau đó đọc bài trước lớp 
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- Lắng nghe
- Lắng nghe và nhận ra được 2 băng giấy như thế nào 
- HS cả lớp làm bài vào VBT
- 2 HS nêu trước lớp 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
a) 18 : 3 = 6 
(18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6 
b) 81 : 9 = 9 
(81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
- 1 HS đọc đề
- Làm bài vào VBT
Địa lý	NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ
Dựa vào tranh, ảnh tìm ra kiến thức 
II/ Đồ dung dạy học:
Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam 
Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
HĐ1: Nhà ở của người dân
* Cho HS làm việc cả lớp 
- HS dựa vào SGK bản đồ phân bố dân cư Việt Nam trả lời :
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì?
* Cho HS làm việc theo nhóm 
- HS các nhóm quan sát hình 1 trong SGK làm bài tập
- Y/c các nhóm trình bày kết quả 
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
HĐ2: Trang phục và lễ hội
* Cho HS làm việc theo nhóm 
- Các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý 
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước dây có gì đặc biệt?
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
+ Trong lễ hội thướng có những hoạt động nào?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
- HS trao đổi kết quả trước lớp 
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới
+ Người kinh, Chăm, Hoa, Khơ-me
+ Xuồng, ghe 
- Đại diện nhóm lên trình bày 
+ Quần áo bà ba, khăn quàng 
+ Cúng Trăng, hội xuân núi Bà, Bà chúa xứ 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục tiêu:
HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn
Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống 
Có thức đối với công việc xây dựng quê hương 
II/ Đồ dung dạy học:
Tranh minh hoạ một số nét đổi mới của địa phương em 
Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét về bài văn miêu tả đồ vật
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2.2 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung BT1
- Y/c HS thảo luận và trình bày theo cặp 
- Gọi HS trình bày trước lớp (3 lượt HS). Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi
- Kết luận lời giải đúng 
Bài 2:
- GV gọi HS đọc y/c 
- GV phân tích đề giúp HS nắm vững y/c, tìm đựoc nội dung cho bài giới thiệu
- Y/c HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Y/c HS vè nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em
- Sau tiết học, tổ chức cho HS treo các ảnh về sự đổi mới của địa phuơng mà GV và HS đã sưu tầm 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, trao đổi trình bày và sữa bài cho nhau
- 6 HS trình bày trước lớp. Cả llớp theo dõi 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe
+ Thực hành giới thiệu trong nhóm 
+ Thi giới thiệu trước lớp 
+ Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất
TUẦN 20
SINH HOẠT LỚP
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 20, phương hướng sinh hoạt tuần 21
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Tổng kết công tác tuần 20
Lớp phó lao động nhận xét: Vệ sinh lớp, vệ sinh môi trường 
Lớp phó VTM nhận xét sinh hoạt đầu giờ 
Các tổ nhận xét ưu khuyết điểm từng tổ 
Lớp trưởng nhận xét: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp, học tập, nêu tên những bạn chưa thuộc bài cũ như H-Mê ra, A-Chuyên, A- Kết ,A wữ, a- Yương, H-tuyết vv
GVCN phê bình những em đi học chưa chuyên cần như H-Sia, Y-Phan, A-Thoáng, H-Uy , A-Ben 
GVCN: Nhận xét tổng kết, tuyên dương cá nhân, tuyên dương tổ 
2/ Phương hướng tuần đến 
HS đi học chuyên cần ,đầy đủ , đúng giờ nghỉ học phải có giấy xin phép
Về nhà học bài và làm bài đầy đủ, lớp trưởng ,lớp phó cần kiểm tra đầu giờ kĩ hơn đối với những em lười học.
Thể dục các em cần xếp hàng nhanh tập đều các động tác của bài thể dục nhịp điệu.
Đội viên đi học nhớ mang khăn quàng đỏ, cấm ăn quà vặt vứt rác bừa bãi.
Tiếp tục phát giấy mời đề nghị phụ huynh nộp tiền các khoản trong năm học 2010-2011
Vệ sinh lớp vệ sinh môi trường cần thực hiện tốt hơn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ ,đầu tóc cắt gọn gàng. 
Các bạn Y-Phan, H- Uy, A-Miên, A- Ben , A- La Wang cần đi học đầy đủ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_20_nguyen_thuc_hoang.doc