Giáo án Lớp 4 - Tuần 21

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21

 - Gv ghi bảng phân số:

- Hs tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.

 Gv theo dõi hs làm, hdẫn thêm.

- Hs nêu kết quả, gv cho hs tự nhận xét về hai phân số và .

- Gv chốt, giới thiệu: “ Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số .

- Hdẫn hs rút gọn phân số , nêu kết quả.

 Gv chốt và giới thiệu: Phân số không thể rút gọn được nữa nên ta gọi là phân số tối giản.

- Gv hdẫn hs rút gọn phân số .

- Hs thảo luận, nêu các bước của quá trình rút gọn phân số, gv chốt – hs nhắc lại.

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán: RÚT GỌN PHÂN SỐ.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
 1.Bài cũ: 
 MT: Ôn lại kiến thức đã học.
 Hs tìm 3 phân số bằng phân số: 
 2.Bài mới: Giới thiệu bài.
 HĐ1: Tìm hiểu rút gọn phân số.
 MT: Hs nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
 PP: Động não, thực hành. 
ĐDDH: Vở nháp.
 - Gv ghi bảng phân số:
- Hs tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn. 
 Gv theo dõi hs làm, hdẫn thêm.
- Hs nêu kết quả, gv cho hs tự nhận xét về hai phân số và . 
- Gv chốt, giới thiệu: “ Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số .
- Hdẫn hs rút gọn phân số , nêu kết quả.
 Gv chốt và giới thiệu: Phân số không thể rút gọn được nữa nên ta gọi là phân số tối giản.
- Gv hdẫn hs rút gọn phân số .
- Hs thảo luận, nêu các bước của quá trình rút gọn phân số, gv chốt – hs nhắc lại.
 HĐ2 : Thực hành.
 MT: Hs biết thực hành rút gọn phân số.
 PP: Thực hành.
 ĐDDH: SGK.
- Hs làm BT 1, 2, 3 ( trang 114, SGK ) - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho hs.
- Chấm, chữa bài.
 HĐ 3: Củng cố, dặn dò. 
 MT: Củng cố kiến thức bài.
- BT củng cố:
Rút gọn phân số sau: = ...; 
- Gv nhận xét tiết học, dặn dò.
 Tập đọc: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Bài cũ:
MT: Ôn lại bài đã học.
 Hs ( 2 em) đọc bài “ Trống đồng Đông Sơn”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới: Gthiệu bài tập đọc.
HĐ1: Luyện đọc.
MT: Hs đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
PP: Hỏi đáp, thực hành.
ĐDDH: Sách giáo khoa, bảng phụ viết câu dài.
 Gv giới thiệu bài – ghi đề và cho hs xem ảnh trong sách giáo khoa.
 - 1 hs đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- Gv chia đoạn: 4 đoạn.
- Hs tiếp nối đọc theo đoạn (3 lần).
+ Lần 1: Gv hướng dẫn hs đọc từ khó
+ Lần 2: Hdẫn đọc câu dài “ Ông được Bác Hồ . . . thực dân Pháp”. 
+Lần 3: Giúp hs hiểu nghĩa các từ ở “ chú giải”.
 - Hs luyện đọc theo cặp; 1 cặp hs đọc lại bài.
 - Gv đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài .
MT: Hs hiểu nội dung của bài.
PP: Hỏi đáp, thảo luận.
ĐDDH: Sách giáo khoa.
 - Học sinh đọc thầm đoạn 1, nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.
 - Hs đọc lướt đoạn 2,3 trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK.
 - Hs thảo luận nhóm để nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
 - Hs đọc thầm đoạn cuối, trả lời: Nhà nước đánh giá cao những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
 ? Nhờ đâu mà ông có những cống hiến to lớn như vậy?
 ( Gv chốt: Ông là người yêu nước, tận tuỵ vì nước; ông lại là một nhà khoa học xuất sắc, ham học hỏi . . .) 
 - Hs đọc lướt toàn bài, nêu nội dung, gv chốt, ghi bảng.
 HĐ3: Hdẫn đọc diễn cảm.
MT: Hs biết đọc diễn cảm bài văn .
PP: Thực hành.
ĐDDH: SGK.
 - Hs tiếp nối đọc 4 đoạn, gv hdẫn hs tìm giọng đọc của bài.
 - Gv hướng dẫn hs l. đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2:
+ Gv đọc mẫu đoạn văn.
+ Hs l. đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp; 2 cặp đọc lại.
+ Hs thi đọc trước lớp - cả lớp và gv nhận xét.
 HĐ 4: Củng cố, dặn dò. 
MT: Củng cố nội dung bài.
 - Hs nêu lại nội dung bài.
 - Gv nhận xét tiết học, dặn hs luyện đọc ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 Chính tả: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
 1. Bài cũ:
MT: Ôn lại bài chính tả đã học.
Hs viết các từ ngữ: chuyền bóng, tuốt lúa, cuộc chơi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh nhớ- viết.
MT: Học sinh nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đẹp 4 khổ thơ trong bài “ Chuyện cổ tích về loài người” .
PP: Động não, thực hành.
ĐDDH: SGK.
 Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- Gv nêu yêu cầu của bài.
- 1 hs đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết trong bài “ Chuyện cổ tích về loài người”.
- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm để ghi nhớ 4 khổ thơ. Gv nhắc hs chú ý cách trình bày.
- Hs gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ và viết bài.
- Gv chấm, chữa bài – nêu nhận xét chung.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả.
MT: Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn ( r / d / gi; dấu hỏi / ngã).
PP: Thực hành.
ĐDDH: 3 phiếu viết nội dung BT2a, 3 VBT.
 * Bài tập 2: Hs làm BT 2a.
- 1 hs đọc yêu cầu BT.
- Hs làm bài vào VBT.
- Gv dán 3 tờ phiếu viết nội dung BT 2a lên bảng, mời 3 hs làm BT.
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt.
* Bài tập 3:
- Hs làm vào VBT.
- Gv dán 3 tờ phiếu viết nội dung BT lên bảng. Các tổ lên thi tiếp sức làm bài. Cả lớp và gv nhận xét, kết luận lời giải.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc hs ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
HĐNG: AN TOÀN GIAO THÔNG - Bài 2 ( tiết 2).
 Toán: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
 Gv chấm vở BT Toán của hs, nêu nhận xét.
 2.Bài mới: Gthiệu bài. 
HĐ1: Hướng dẫn hs tìm cách quy đồng mẫu số hai phân số và .
MT: Hs biết cách quy đồng mẫu số hai phân số.
 PP: Động não.
ĐDDH: Bảng, phấn.
- Gv ghi bảng 2 phân số:và .
 Hs đọc 2 phân số đó.
- Hs tìm 2 phân số có cùng mẫu số, trong đó có 1 phân số bằng và 1 phân số bằng ( thảo luận nhóm 2 ).
- Các nhóm trình bày kết quả, gv ghi bảng: 
 = = ; = = .
 ? Mẫu số của phân số là mấy? Mẫu số của phân số là mấy?
- Gv: Hai phân số có cùng mẫu số. Từ 2 phân số và chuyển thành 2 phân số có cùng mẫu số và , trong đó = và = gọi là quy đồng mẫu số hai phân số; 15 gọi là mẫu số chung của 2 phân số và .( hs nhắc lại )
- ? Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta làm thế nào? ( hs nêu – gv chốt )
 HĐ2: Thực hành.
MT: Hs thực hành quy đồng mẫu số hai phân số.
PP: Thực hành.
ĐDDH: SGK.
 *Hs làm bài tập: 1, 2( SGK) 
 Gv theo dõi, hướng dẫn hs cách trình bày bài làm.
* Chấm, chữa bài.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò. 
MT: Củng cố nội dung bài.
 - Hs nhắc lại cách quy đồng mẫu số hai phân số. 
 - Gv nhận xét tiết học, dặn hs làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: BÈ XUÔI SÔNG LA.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:
MT:Ôn lại bài TĐ trước.
Hai học sinh tiếp nối đọc bài “ Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 2. Bài mới: Gthiệu bài. 
HĐ 1: Luyện đọc.
MT: Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thơ.
PP: Hỏi đáp, thực hành.
ĐDDH: SGK, bảng phụ viết câu hdẫn hs nhắt nhịp.
Gv dùng tranh giới thiệu bài – ghi đề.
 - Một học sinh đọc toàn bài, lớp theo dõi. 
 - Gv chia đoạn: 3 khổ thơ chia làm 3 đoạn.
- Học sinh tiếp nối đọc 3 đoạn (3 lần). 
+ Lần 1: Gv kết hợp luyện đọc từ khó.
+ Lần 2: Hướng dẫn hs ngắt nhịp thơ.
+Lần 3: Giải nghĩa từ ở “ chú giải”.
- Hs luyện đọc theo cặp; 1 cặp đọc lại bài.
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
MT: Học sinh hiểu nội dung bài.
PP: Hỏi đáp, thảo luận.
ĐDDH: SGK.
 - Hs đọc thầm khổ thơ 1, 2 trả lời câu hỏi: Sông La đẹp như thế nào? ( hs trả lời – gv giảng từ: xanh mướt, trong vắt)
 ? Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
- Hs đọc lướt đoạn còn lại, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 3 trong SGK.
 ( Hs nêu, gv chốt: Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.)
? Hình ảnh “ Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
- Hs đọc thầm bài thơ, nêu nội dung - Gv chốt, ghi bảng: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La . . .
 HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
 MT: Hs đọc diễn cảm và HTL bài thơ .
PP: Thực hành. 
ĐDDH: SGK.
 - Hs tiếp nối đọc bài thơ. Hs nêu giọng đọc toàn bài và các từ ngữ cần nhấn giọng, gv chốt.
- Gv hdẫn hs luyện đọc diễn cảm đoạn 2( gv đọc mẫu, hs luyện đọc theo cặp , 2 cặp hs đọc).
- Hs nhẩm HTL bài thơ và thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.
 3. Củng cố, dặn dò (4p)
 - Hs nêu lại nội dung bài thơ.
 - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
 Giới thiệu bài.
 HĐ 1:Nhận xét chung về kết quả bài làm của hs.
 MT: Hs nhận biết được lỗi ở bài văn miêu tả của mình và của bạn.
 PP: Thuyết trình.
 ĐDDH: Bảng phụ viết các đề bài. 
- Gv dán các đề bài tập làm văn tuần 20 lên bảng.
- Nêu nhận xét:
 Đa số các em xác định đúng đề bài ( tả một đồ vật),kiểu bài ( miêu tả) ; bố cục chặt chẽ, diễn đạt có ý sáng tạo, chữ viết đẹp, sạch sẽ .
 Nhiều em có mở bài, kết bài hay.
 Tuy nhiên 1 số em khi làm bài chưa cẩn thận, chữ viết xấu và 1 số bài văn giữa 3 phần chưa rõ ràng, 1 số bài tả còn sơ sài.
- Gv thông báo điểm.
HĐ 2: Hdẫn hs chữa bài.
 MT: Hs biết tham gia sửa lỗi trong bài.
 PP: Hỏi đáp.
 ĐDDH: Một số tờ giấy ghi các lỗi điển hình, VBT. 
 * Gv hướng dẫn hs chữa lỗi:
 Hs lấy VBT. Gv giao việc:
 - Đọc lời nhận xét của cô. Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài.
- Viết các lỗi và sửa lỗi vào tiết trả bài ở vở bài tập.
 - Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi.
* Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- Gv dán tờ giấy viết một số lỗi lên bảng.
- Hs lên bảng chữa lỗi, cả lớp tự chữa trên giấy.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
 HĐ3: Hdẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
 MT: Hs thấy được cái hay trong những đoạn văn, bài văn được cô khen.
 PP: Động não.
 ĐDDH: Những bài văn hay của hs.
- Gv đọc những đoạn văn, bài văn hay.
- Học sinh tìm cái hay, cái đáng học trong đoạn văn đó.
HĐ4: Củng cố, dặn dò. 
MT: Củng cố nội dung bài học.
 - Gv nhận xét tiết học. Dặn những hs viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại bài, viết vào giấy kiểm tra.
 Kĩ thuật: ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Bài cũ:
 MT: Ôn lại bài học trước.
Hs nêu tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 HĐ 1: Hdẫn hs tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. 
 MT: Hs kể tên các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây rau, hoa. 
 PP: Hỏi đáp, quan sát.
ĐDDH: Tranh, ảnh minh hoạ những ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với rau, hoa.
 Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 - Gv treo tranh và hướng dẫn hs quan sát tranh kết với quan sát hình 2 ( SGK ) để trả lời câu hỏi: 
 + Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào?
 - Gv chốt: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm: nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
 HĐ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây rau, hoa.
 MT: Hs biết ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với rau, hoa.
 P ... , làm vào VBT.
 + Hs nêu CN, VN trong câu kể Ai thế nào? và nêu những từ ngữ tạo thành VN đó.
 + Gv nhận xét, chốt.
- Bài tập 2:
+ Hs đọc yêu cầu của bài và làm vào VBT.
 + Hs tiếp nối nhau - mỗi em đọc 3 câu văn để tả 3 cây hoa yêu thích ( 3 câu văn là 3 câu kể Ai thế nào? )
+ Cả lớp và gv nhận xét.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò .
- Hs đọc lại “ Ghi nhớ”.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn hs học thuộc ghi nhớ, viết lại vào vở 5 câu kể Ai thế nào?.
 Khoa học: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ .
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
 Hs nêu tóm tắt bài học trước.
2. Bài mới: Gthiệu bài.
HĐ 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh.
MT: Nhận biết được tai nghe âm thanh khi nào.
 PP: Quan sát, thí nghiệm.
ĐDDH: SGK, trống, giấy vụn, nilông.
? Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống?
Để tìm hiểu, chúng ta làm thí nghiệm như hướng dẫn trang 84 SGK.
- Gv mô tả, hs quan sát hình 1 trang 84 SGK và dự đoán điều gì xảy ra khi gõ trống.
- Hs dự đoán hiện tượng rồi làm thí nghiệm – gv theo dõi, hướng dẫn thêm để hs rút ra nhận xét.
- Hs nêu nhận xét,; gv kết luận, đưa ra ví dụ tương tự về sự truyền chuyển động của một dãy hòn bi đặt gần nhau và thẳng hàng. . . 
 HĐ 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn.
 MT: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
 PP: Thí nghiệm.
ĐDDH: Chậu nước, đồng hồ.
- Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK.
- Hs nêu kết quả thí nghiệm, gv chốt ý đúng.
- Hs liên hệ để tìm thêm các dẫn chứng cho sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng.
 HĐ 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
 MT: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm. 
 PP: Hỏi đáp, thí nghiệm.
ĐDDH: Trống.
 Gv nêu câu hỏi:
 Trong thí nghiệm gõ trống gần ống có bọc ni lông ở trên, nếu ta đưa ống ra xa dần thì rung động của các vụn giấy có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi thế nào?
 Sau đó cho hs làm thí nghiệm để thấy rung động yếu dần khi đi ra xa trống. 
HĐ 3: Trò chơi “ Nói chuyện qua điện thoại”.
MT: Củng cố bài học.
- Các nhóm thực hành làm điện thoại nối dây, chơi trò chơi “ Nói chuyện qua điện thoại” ( gv nêu cách chơi, hướng dẫn hs chơi và hs chơi ). Nêu kết luận.
- Gv nhận xét tiết học, dặn dò.
Luyện Toán: QUY ĐỒNG MẪU SỐ.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
 1. Bài cũ:
Hs nêu lại cách quy đồng mẫu số hai phân số.
2. Luyện tập: Giới thiệu bài.
HĐ1: Thực hành.
MT: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn.
Hs làm các BT ở VBT – gv theo dõi, hướng dẫn những em còn lúng túng.
 Hs làm thêm các bài tập sau: 
Viết mỗi số 13; 8 thành các phân số có mẫu lần lượt là: 1; 2; 4; 9.
Quy đồng mẫu số các phân số sau:
 a. và ; và .
 b. và ; và .
 c. và ; và .
 d. ; và .
 Bài 3: Tính nhanh:
 Chấm, chữa bài:
 Bài 3:
 = 
 = = 
 = 1.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố bài học.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn hs làm bài tập nâng cao ở nhà và chuẩn bị bài sau. 
Luyện Tiếng Việt: CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ.
 MT: Ôn lại kiến thức đã học.
Hs nêu lại kiến thức cần ghi nhớ về câu kể Ai thế nào?
2. Bài mới: Gthiệu bài.
HĐ 1: Luyện tập .
 MT: Củng cố kĩ năng nhận diện câu kể Ai thế nào?,xác định được bộ phận CN và VN trong câu. Biết viết các đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? 
 PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn.
 Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 * Gv hướng dẫn hs làm các BT sau:
 1. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau. Dùng dấu gạch chéo tách CN, VN của từng câu vừa tìm được.
 Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao. Búp cọ vút dài như thanh kiếm sắc vung lên. Lá cọ xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, một rừng mặt trời mới mọc. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.
 2.Viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình em trong đó có dùng các câu kể Ai thế nào?
* Chấm, chữa bài.
 - Bài 1: Hs nêu và xác định lần lượt từng câu. Gv chốt kết quả đúng.
 - Bài 2: Hs tiếp nối nhau kể về gia đình của mình, nói rõ những câu kể Ai thế nào? các em dùng trong đoạn văn đó.
 Cả lớp và gv nhận xét, khen những bạn kể đúng yêu cầu, kể chân thực, hấp dẫn.
 HĐ 2: Củng cố, dặn dò .
 MT: Củng cố nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu hs về nhà viết lại vào vở BT 2 ( những em làm chưa đạt yêu cầu).
 Toán: LUYỆN TẬP.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
 - Hs nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số.
 - Gv chấm VBT toán của 1 số hs, nêu nhận xét.
 2.Bài mới: Gthiệu bài. 
HĐ1: Luyện tập.
 MT: Củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số.
 PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn.
Gv nêu MĐ, YC tiết học.
 * Hs làm các BT 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK ) – Gv theo dõi, hướng dẫn hs làm.
 Bài 2: Chuyển số tự nhiên thành phân số rồi quy đồng.
 Bài 3: Hướng dẫn hs làm quen với quy đồng mẫu số 3 phân số theo mẫu ( hs nêu cách quy đồng – gv chốt : Muốn quy đồng mẫu số 3 phân số, ta có thể lấy tử số và mẫu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của 2 phân số kia – hs tự quy đồng ).
 Bài 5: Cho hs tìm hiểu và quan sát kĩ bài tập: và gợi ý cho hs chuyển 30 x 11 thành tích có thừa số là 15 ( 30 x 11 = 15 x 2 x 11) rồi tiếp tục làm . . .
 * Chấm, chữa bài.
HĐ2: Củng cố, dặn dò. 
MT: Củng cố nội dung bài.
 * Bài tập củng cố:
Hs làm BT sau:
 Quy đồng mẫu số các phân số sau:
 và ; và .
 Gv chốt kết quả đúng sau khi hs trình bày bài làm.
 * Hs nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
 * Gv nhận xét tiết học, dặn hs làm bài tập ở VBT.
Tập làm văn: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
 Gthiệu bài.
 HĐ 1: Phần Nhận xét – Ghi nhớ.
MT: Nắm được cấu tạo ba phần của một bài văn miêu tả cây cối.
PP: Hỏi đáp.
ĐDDH: Vở bài tập, giấy ghi lời giải BT 1, 2.
Gv nêu MĐ, YC tiết học.
Phần Nhận xét:
* Bài tập 1:
- 1 hs đọc nội dung bài tập, lớp theo dõi SGK.
- Hs đọc thầm lại bài “ Bãi ngô”, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.
- Hs phát biểu ý kiến, gv chốt – dán kết quả đúng. 
* Bài tập 2:
- Gv nêu yêu cầu của BT.
- Hs đọc thầm bài “ Cây mai tứ quý”, xác định đoạn và nội dung từng đoạn, phát biểu ý kiến. Gv dán lời giải lên bảng, chốt.
- Hs nêu sự khác nhau về trình tự miêu tả giữa 2 bài.
 Gv kết luận: Bài “ Cây mai tứ quý” tả từng bộ phận của cây. Bài “ Bãi ngô” tả từng thời kì phát triển của cây.
* Bài tập 3:
Gv nêu yêu cầu của bài. Hs trao đổi, rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn tả cây cối.
Phần Ghi nhớ :
Hs ( 3 , 4 em ) đọc nội dung ghi nhớ
 HĐ 2: Phần Luyện tập.
MT: Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả theo 1 trong 2 cách đã học.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Vở bài tập.
* Bài tập 1:
- Hs đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm bài “ Cây gạo, xác định trình tự miêu tả trong bài.
- Hs phát biểu ý kiến, cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả đúng. 
* Bài tập 2:
- Hs đọc yêu cầu của BT. Gv dán tranh, ảnh một số cây ăn quả.
- Hs chọn 1 cây ăn quả quen thuộc và lập dàn ý miêu tả cây đó vào VBT – gv theo dõi.
- Hs tiếp nối đọc dàn ý của mình. Gv nhận xét.
 HĐ3:Củng cố, dặn dò .
MT: Củng cố bài học.
 - Hs đọc lại “ Ghi nhớ”.
 - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Bài cũ:
MT: Ôn lại bài học trước.
 Hs nêu những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Tìm hiểu về cây trồng ở đồng bằng Nam Bộ.
MT: Hs biết đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. 
PP: Hỏi đáp, thảo luận.
ĐDDH: SGK; tranh, ảnh về cây trồng ở ĐBNB.
Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
* Làm việc cả lớp:
Hs dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân, cho biết:
+ Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
+ Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở đâu?
* Làm việc theo nhóm:
+ Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi của mục 1 ( dựa vào tranh, ảnh để thảo luận ).
+ Hs các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
+ Gv chốt, mô tả thêm về vườn cây ăn trái ở đồng bằng Nam Bộ cho hs rõ : Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo nhất thế giới .
HĐ 2: Tìm hiểu về vật nuôi ở đồng bằng Nam Bộ.
MT: Học sinh biết đồng bằng Nam Bộ là nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
PP: Thảo luận.
ĐDDH: SGK; tranh, ảnh về vật nuôi ở đồng bằng Nam Bộ.
 2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Gv giải thích từ “ thuỷ sản”, “ hải sản”.
* Làm việc theo nhóm:
- Các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận:
+ Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
+ Kể tên một số thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây.
+ Thuỷ sản ở đây được tiêu thụ ở đâu?
- Các nhóm trình bày kết quả - gv nhận xét, chốt.
 HĐ3:Củng cố, dặn dò.
 - Học sinh tóm tắt bài học.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT ĐỘI.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ 1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
MT: Đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động của chi đội tuần qua.
PP: Báo cáo, thuyết trình.
- Chi đội trưởng báo cáo chung tình hình của chi đội trong tuần qua.
- Các phân đội trưởng báo cáo cụ thể các hoạt động của phân đội mình.
- Giáo viên nhận xét chung. Lưu ý :
 Tuyên dương những đội viên có ý thức học tập tốt, nhắc nhở những đội viên chưa chịu khó vươn lên trong học tập. . .
HĐ 2: Kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới .
MT: Nêu kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới.
PP: Thuyết trình.
* Giáo viên nêu kế hoạch tuần tới:
- Giữ vững nề nếp học tập.
- Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 - Tham gia thi giải toán trên internet.
 - Tiếp tục ôn tập, làm bài tập nâng cao ở nhà để tham gia giao lưu hs giỏi cấp trường.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Tiếp tục tập luyện các môn thể thao để chuẩn bị thi hội khoẻ phù đổng vào tháng 3.
- Đem đủ dụng cụ học tập trong các tiết học .
- Làm thêm các bài tập ở VBT.
- Hoàn thành các khoản tiền đóng góp của hội phụ huynh.
- Tham gia ủng hộ “ Nối vòng tay nhân ái”, ủng hộ người khuyết tật vào thứ 3 ( ngày 17 – 2 ).
* Các đội viên tham gia văn nghệ, lớp theo dõi, khen ngợi.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 4 Tuan 21.doc