Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng

Tiết 2: TẬP ĐỌC

Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.

I. MỤC TIÊU.

 -Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

-Hiểu ND: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra.

- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài: Trống đồng Đông Sơn.

Nhận xét và ghi điểm.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu. GV dùng tranh SGK để giới thiệu

b. Hướng dẫn luyện đọc:

- Yêu cầu đọc toàn bài.

Yêu cầu mỗi em đọc một đoạn, kết hợp luyện đọc phát âm: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba- dô- ca

Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:

-Luyện đọc nhóm.

-Hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu toàn bài.

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Thứ 2 ngày 19 tháng 1 năm 2009
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 ...........................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
I. MỤC TIÊU.
 -Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
-Hiểu ND: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
5’
1’
10’
10’
10’
4’
1. Kiểm tra.
- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài: Trống đồng Đông Sơn.
Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu. GV dùng tranh SGK để giới thiệu
b. Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu đọc toàn bài.
Yêu cầu mỗi em đọc một đoạn, kết hợp luyện đọc phát âm: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba- dô- ca
Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
-Luyện đọc nhóm.
-Hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài.
GV nói cho hs biết tiểu sử của Trần Đại Nghĩa
1. Em hiểu “ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?
2. Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong cuộc kháng chiến?
3. Nêu sự đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
4. Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
5. Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
Cho HS nêu nội dung của bài ý nghĩa của bài.
Nhận xét và bổ sung, ghi ý nghĩa và nội dung lên bảng:
d. Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu nối đoạn, kết hợp sửa sai.
Treo bảng ghi đoạn luyện đọc. Từ “Năm 1946 ........... tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
- GV đọc mẫu 
-Yêu cầu đọc đoạn trên theo nhóm.
 Yêu cầu thi đọc đoạn hay.
Nhận xét và tuyên dương nhóm em đọc hay nhất.
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu đọc lại toàn bài và nêu ý nghĩa, nội dung của bài.
Qua bài học các em cần biết thêm và kính yêu người Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
Về đọc lại bài và chuẩn bị bài: Bè xuôi sông La.
Nhận xét chung tiết học.
Cá nhân đọc và trả lời câu .
Quan sát tranh và theo dõi.
- Cá nhân đọc toàn bài.
- Cá nhân đọc nối đoạn và luyện phát âm lại.
- Cá nhân đọc nối đoạn kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc nhóm 2 đọc nối tiếp cho nhau nghe
Theo dõi.
+ Đất nước đang bị xâm lăng,nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng bảo vệ Tổ Quốc.
+ Ông đã cùng anh em nghiên cứu chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn.....
+ Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.Nhiều năm liền, giữ cương vị chủ nhiệm ủy ban khoa học và kĩ thuật nhà nước.
+ Ông được phong là thiếu tướng năm 1948,năm 1952 ông được phong danh hiệu 
+ Anh hùng lao động, ông còn được giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
Nêu nội dung của bài, bổ sung ý bạn
Nhắc lại nội dung chính
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước
- Cá nhân đọc nối đoạn
-Theo dõi và đọc theo mẫu ,tìm chỗ nhấn giọng .
-Luyện đọc nhóm cho nhau nghe.
-3 em thi đọc đoạn hay.
-Theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Cá nhân đọc và nêu lại.
 .........................................................................
Tiết 3: TOÁN
Rút gọn phân số
I. MỤC TIÊU.Giúp học sinh:
- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số, phân số bằng nhau . 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
5p
1’
15’
15’
5’
1. Kiểm tra.
- Yêu cầu tìm hai phân số bằng nhau cho mỗi phân số sau đây:
a) ; b) .
Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn nội dung:
* Rút gọn phân số:
Viết phân số yêu cầu tìm và nêu các phân số bằng phân số nhưng có tử và mẫu nhỏ hơn phân số.
Yêu cầu nêu cách tìm các phân số .
- Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.
Nhận xét và kết luận:
- Tử số và mẫu số của phân số đều lớn hơn tử số và mẫu số của phân số . Khi đó ta nói phân số là phân số rút gọn của phân số , hay được rút gọn thành phân số .
-Nếu rút gọn phân số ta sẽ được phân số mới như thế nào?
Yêu cầu nêu lại và ghi bảng.
- Có thể rút gọn một phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
* Cách rút gọn phân số:
Viết lên bảng phân số yêu cầu tìm và nêu phân số bằng phần số nhưng có tử số và mẫu số đều bé hơn.
Nhận xét và kết luận:
? Hãy nêu cách rút gọn phân số được phân số 
Phân số có thể rút gọn được nữa không?Vì sao?
Nhận xét và kết luận: Phân số không thể rút gọn được nữa. Ta nói rằng phân số là phân số tối giản. Phân số được rút gọn thành phân số tối giản .
Cho ví dụ:
Phân số, yêu cầu rút gọn phân số đó.
Hãy tìm số tự nhiên mà chia hết cho cả18 và 54 .
+ Yêu cầu thực hiện phép cả tử số và mẫu số của phân số cho số tự nhiên em vừa tìm được.
- Hãy tìm phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp.
-Khi rút gọn phân số ta được phân số nào?
Phân số đã là phân số tối giản chưa? Vì sao?
Kết luận: Vậy dựa vào cách rút gọn phân số và phân số em nào có thể nêu cách rút gọn.
Nhận xét và ghi bảng.
Yêu cầu nêu lại.
c. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1a: Làm bảng.
Đọc lần lượt các phân số, yêu cầu học sinh làm vào bảng.
Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: Nêu kết quả.
Yêu cầu đọc đề và yêu cầu bài.
a) Phân số nào tối giản? Vì sao?
b) Phân số nào rút gọn được? Hãy rút gọn phân số đó?
Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3: 1HSKG lên bảng làm.
Yêu cầu đọc đề, nêu yêu cầu và tự làm vào vở.
Thu chấm và nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
Hãy nêu lại cách rút gọn một phân số.
Chuẩn bị bài Luyện tập.
Nhận xét chung tiết học.
Cá nhân viết vào bảng.
a) = = ..
b) = ..
+ Thảo luận và nêu.
 = = .
 = .
+ Tử số và mẫu số của phân số nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số 
+ Nếu rút gọn phân số thì ta được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
Cá nhân nêu lại.
Cá nhân nêu.
 = = .
- Theo dõi.
- Ta thấy cả 6 và 8 đều chia hết cho 2 nên thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số cho 2.
- Không thể rút gọn phân số vì cả 3 và 4 không cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
-Các số 2, 9, 18 đều chia hết cho 54 và 18.
 = = 
 = = 
 = = .
+ Khi rút gọn phân số ta được phân số 
Phân số là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn
 + Xem xét tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Chia tử số và mẫu số cho cùng số vừa tìm được. Cứ làm như thế cho đến khi phân số tối giản.
Cá nhân làm bảng.
 = = ; = = .
 = = ; = = 
 = = ; = = 
- Cá nhân nêu.
a) Phân số tối giản là: ,, Vì không có số tự nhiên nào lơn hơn 1 mà chia hết cho cả tử số và mẫu số của các phân số trên.
b) Rút gọn.
 = = ; = = 
 = = = 
Cá nhân nêu kết quả điền từng ô trống
..
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
Lịch sự với mọi người.
I. MỤC TIÊU. Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Biết ý nghĩa cư xử với mọi người lịch sự.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Nội dung một số câu ca dao ,tục ngữ về phép lịch sự .
 - Nội dung các tình huống ,trò chơi ,cuộc thi .
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
3’
1’
10’
7’
7’
5’
1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu bài học tiết trước.
2- Bài mới :
- Giới thiệu bài ghi bảng .
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai ,thể hiện tình huống của nhóm .
- Các tình huống mà các nhóm vừa đóng đều có các đoạn hội thoại .Theo em lời hội thoại của các nhân vật trong các tình huống đó đã hợp lí chưa ? Vì sao? 
Nhận xét câu trả lời của HS .
Kết luận :Những lời nói, cử chỉ đúng mực là một sự thể hiện lịch sự với mọi người .
* Hoạt động 2: Phân tích truyện
- GV đọc (kể) lần 1 câu chuyện “Chuyện ở tiệm may “
- Chia lớp thành 4 nhóm .
- Yêu cầu thảo luận nhóm ,trả lời các câu hỏi sau :
1/ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên ?
2/ Nếu là bạn của Hà ,em sẽ khuyên bạn điều gì ?
 3/ Nếu em là cô thợ may ,em sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy ? Vì sao ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS .
- Kết luận : Cần phải lịch sự với người lớn tuổi trong mọi hoàn cảnh .
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống 
Chia lớp thành 4 nhóm 
Yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai xử lí các tình huống sau đây :
+ Giờ ra chơi ,mải vui với bạn, Minh sơ ý đẩy ngã một em HS lớp dưới .
+ Đang trên đường về, Lan trông thấy một bà cụ đang xách làn đựng bao nhiêu thứ ,tỏ vẻ nặng nhọc .
+ Nam lỡ đánh đổ nước,làm ướt hết vở học của Việt .+ Tốp bạn HS đang trêu chọc và bắt chước hành động của một ông lão ăn xin 
- Nhận xét các câu trả lời của HS .
 Kết GV kết luận: Lịch sự với mọi người là có những lời nói cử chỉ hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mà mình gặp gỡ hay tiếp xúc .
- Rút ghi nhớ.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Gọi học sinh nêu ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
Các nhóm lên đóng vai,thể hiện tình huống của nhóm.
Lớp nhận xét.
nghe
-Các nhóm thảo luận.trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
- Hai bạn cư xử tốt, lúc đầu mặc dù hà cư xử như thế chưa tốt nhưng bạn đã nhận ra và sửa lỗi của mình.
- Khuyên bạn lần sau nên bình tĩnh để có cách cư xử đúng mực hơn với cô thợ may.
- HS tự trả lời theo sự lựa chọn khác nhau.
Các nhóm thảo luận đóng vai theo Y/c của GV.
-Lớp nhận xét,đánh giá.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
-Đọc lại ghi nhớ.
................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 19 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: LUYỆN TỪ & CÂU
Câu kể ai thế nào ?
I- MỤC TIÊU.
-Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? (ND Ghi nhớ).
-Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào ? (BT2)
II. CHUẨN BỊ.
Bảng phụ ghi các bài nhận xét và bài tập. Tranh vẽ sgk phần bài tập.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
5’
1’
15’
15’
4’
Kiểm tra.
Yêu cầu nêu các từ ngữ chỉ về sức khỏe của con người.
Nói một câu có dùng một trong các từ đó theo câu kể Ai làm gì?
Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn nội dung:
 ... ba em lên thi làm.
Mỗi em làm một bài.
- Cá nhân nêu cách làm quy đồng mẫu số của nhiều phân số.
- Cá nhân nêu.
Mẫu số là 12 thì cần nhân với 5 thì mẫu bằng 60 Mẫu số 30 cần nhân với 2 thì mẫu số là 60.
Cá nhân tự làm vào phiếu.
- Cá nhân nêu bài mẫu.
Cá nhân làm vở.
- Củng cố về cách đơn giản phân số lấy tử số chia cho mấu số hoặc ngược lại.
Cá nhân nêu lại.
..
Tiết 3: LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS nắm vững kiến thức đã học trong tuần. Làm thành thạo các bài tập có liên quan.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-HhHướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong văn dưới đây. Dùng gạch chéo để tách CN và VN của từng câu tìm được.
 Rừng hồi //ngào ngạt, xanh thẫm trên các ngả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy// cũng dậy mùi thơm. Gió// càng thơm ngát. Cây hồi// thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi// giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi// phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành..
Bài 2: Nối từ ngữ nêu tác dụng của VN trong câu kể Ai thế nào? ở cột A với ví dụ tương ứng ở cột B. A B
1/ Chỉ đặc điểm t/c của sự vật được nói lên ở chủ ngữ.
 2/ Chỉ trạng thái của sự vật được nói đến trong CN
Đáp án: 1: a, c,d; 2: b
a, Cảnh vật thật im lìm.
b, Ông ba trầm ngâm.
c, Bên đường, cây cối xanh um.
d, Nhà cửa thưa thớt dần.
Bài 3: Đặt 5 câu kể Ai thế nào ? tả về cây hoa trong vườn trường của em.
Gv cho HS suy nghĩ, 1 vài HS đặt mẫu Gv sửa cho những HS còn đặt chưa đúng.
Gọi HS nối tiếp nên câu mình đặt
 Vườn hoa hồng ở sân trường nở hoa đỏ thắm.
 Những khóm cúc nở hoa vàng rực.
 Những bông hoa lay ơn trắng muốt. 
Bài4 Điền tiếp Vị ngữ còn trống để hoàn chỉnh các câu (Ai thế nào ?) miêu tả một con búp bê.
Gương mặt búp bê ................
Mái tóc của búp bê ................
Đôi mắt của búp bê ......................
Những ngón tay ...................
 Đôi bàn chân .....................
Bài 5: Viết 1 đoạn văn ngắn tả cây ăn quả mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng kiểu câu kể Ai thế nào ?.
HS đọc đề bài và xác định trọng tâm của đề bài.
HS viết bài, Gv cho HS nối tiếp nhau đọc bài mình đã viết.
GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai cho HS (nếu cần)
2- Hướng dẫn chữa bài: Gọi HS lên bảng chữa bài cả lớp và GV nhận xét bố sung.
Nhận xét tiết học. 
Tiết 4 LUYỆN TOÁN
 Luyện tập
I- MỤC TIÊU.Giúp HS ôn tập củng cố lại nội dung bài học trong tuần. Làm thành thạo các bài tập có liên quan.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Rút gọn các phân số.
; ; ; ; ; 
Gợi ý HS phải rút gọn thành phân số tối giản nhất.
Bài 2: Phân số nào bằng phân số 
; ; ; ; 
Gợi ý: HS rút gọn để tìm phân số bằng phân số đã cho.
Bài 3: Tính nhanh
a) b) c) 
- GV hướng dẫn HS làm bài theo bài mẫu : = 
Bài 4: Quy đồng mẫu số các phân số sau 
a và (MSC là 9) 
Ta có: = = Vậy quy đồng mẫu số của và được và 
b) và c) d) và 
-Gợi ý HS cách tìm MSC nhỏ nhất. Lấy MS lớn hơn nhân với 2,3 để tìm MSC nhỏ nhất.
Bài 5* Viết các phân số bằng phân số mà tử số và mẫu số đều là số có hai chữ số.
Gợi ý HS rút gọn phân số rồi lần lượt nhân cả tử và mẫu với cùng một số để tìm phân số bằng phân số đó.
2- Hướng dẫn chữa bài: GV gọi HS nối tiếp chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung
....................................................................................................................................................
CHIỀU 
Tiết 1: LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện viết bài 21
I- MỤC TIÊU : 
 - Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, đúng độ cao từng con chữ. 
 - Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1 : Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- GV nhận xét chung
2. Giới thiệu nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện viết.
+ Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài
- Trong bài có những chữ viết hoa nào ?
- Yêu cầu HS nhắc lại lại quy trình viết ?
+ Nêu một số chữ viết hoa và một số chữ khó. viết trong bài ? 
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp.
- GV nhận xét chung
4. Hướng dẫn HS viết bài.
- Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS viết bài
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày
5. Chấm bài, chữa lỗi.
- Chấm 7 – 10 bài, nêu lỗi cơ bản
- Nhận xét chung, HD chữa lỗi
Dặn HS về nhà luyện viết thêm chữ nghiêng.
- HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét
- 1 HS đọc bài viết.
- HS nêu. Cả lớp theo dõi
- HS nhắc lại quy trình viết
- HS trả lời
- HS viết vào vở nháp
- Lớp nhận xét. 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc lại bài viết
- HS viết bài
- HS chữa lỗi
Tiết 2: BDHSNK
Môn Toán
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS ôn tập củng cố nâng cao lại những kiến thức đã học thông qua việc các bài tập liên quan
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Hai kho thóc chứa tất cả 300 tấn thóc nếu chuyển từ kho A sang kho B 30 tấn thì lúc này số thóc ở kho A vẫn hơn số thóc ở kho B 10 tấn. Tính số thóc lúc đầu ở mỗi kho?
Gợi ý: Khi chuyển kho A sang kho B 30 tấn thì kho A vẫn hơn kho B nên kho A lúc đầu hơ kho B là: 30 + 30 + 10 = 70 ( tấn)
Từ đó HS giải bài toán tìm hai số biết tổng và hiệu hai số.
Bài 2: Tích hai số là 450. Nếu tăng thừa số thứ nhất thêm 9 đơn vị thì tích tăng thêm 162 đơn vị. Tìm hai số?
Gợi ý: Khi tăng thừa số thứ nhất 9 đơn vị thì tích tăng 9 lần thừa số thứ hai. Nên 9 lần thừa số thứ hai là 162. Từ đó HS tìm được thừa số thứ hai rồi tìm thừa số thứ nhất.
Bài 3- Tích hai số là 5355. Nếu giảm thừa số thứ hai 13 đơn vị thì tích giảm đi 1105 đơn vị. Tìm hai số?
Gợi ý: Khi giảm thừa số thứ hai 13 đơn vị thì tích giảm 13 lần thừa số thứ nhất. Nên 13 lần thừa số thứ hai là 1105. Từ đó HS tìm được thừa số thứ nhất rồi tìm thừa số thứ hai
Bài 4- Có hai miếng bìa, mỗi miếng bìa viết một số có hai chữ số. Tổng hai số viết trên hai miếng bìa là 90. Ghép hai miếng bìa lại ta được hai số có 4 chữ số. Hiệu hai số có 4 chữ số là 1782. Tìm mỗi số viết trên mỗi miếng bìa?
Bài 5 : Cho PS . Hãy tìm 1 STN nào đó sao cho đem số đó cộng vào TS và lấy MS trừ đi số đó thì được PS mới có giá trị là .
2- Hướng dẫn HS chữa bài: GV gọi HS chữa bài bổ sung nhận xét. 
 Giải
Kho A hơn kho B là:
30 + 30 + 10 = 70 ( tấn)
Kho A là: (300 + 70 ) : 2 = 175 ( tấn)
Kho B là: 300 – 175 = 125 ( tấn)
 Đáp số: 175 tấn và 125 tấn.
 Giải
Khi tăng thừa số thứ nhất 9 đơn vị thì tích tăng 9 lần thừa số thứ hai
Thừa số thứ hai là: 162 : 9 = 18
Thừa số thứ nhất là: 450: 18 = 25
 Đáp số : 18 và 25
 Giải
Khi giảm thừa số thứ hai 13 đơn vị thì tích giảm 13 lần thừa số thứ nhất. Nên 13 lần thừa số thứ hai là 1105. 
Thừa số thứ nhất là: 1105 : 13 = 85
Thừa số thứ hai là: 5355 : 85 = 63
 Giải
Gọi số thứ nhất là ab, số thứ hai là cd
Khi ghép ta được abcd, cdab. 
Tổng hai số này là: 9090
Hiệu hai số này là: 1782
Số abcd là: (9090 + 1782) : 2 = 5436
Vậy ab là 54, cd là 36
Bài giải:
- Khi đem số đó cộng vào TS và lấy MS trừ đi số đó thì tổng của TS và MS của PS đã cho là không thay đổi và bằng: 35 + 85 = 120
- PS mới có giá trị là nên coi TS là 3 phần bằng nhau thì MS là 5 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 5 = 8 ( phần )
TS mới là : 120 : 8 x 3 = 45
Vậy số phải tìm là : 45 - 35 = 10
Đáp số: 10
Tiết 3 BDHSNK
Môn Tiếng việt
I- MỤC TIÊU.Giúp HS củng cố nâng cao các kiến thức đã học.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối câu có từ khoẻ ở cột A với nghĩa từ khoẻ tương đương ở cột B.
 A B
1/ Một người rất khoẻ. a) Ở trạng thái cảm thấy khoan khoái, 
 dễ chịu
2/ Chúc chị chóng khoẻ b) Cơ thể có mức trên TB; trái với yếu
3/ Uống cốc nước dừa thấy khoẻ cả người. c) Trạng thái khỏi bệnh không còn 
 ốm đau
Đáp án: 1- b; 2 – c; 3 - a
Bài 2:
Điền tiếp VN vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu miêu tả chú gà rống.
Chú gà trống nhà em ..............................
Đầu chú .............................................................................................................
Khi chú gáy, cổ chú............................., ngực chú .......................................
Tiếng gáy của gà trống .......................................................................... 
 Gợi ý HS lựa chọn đúng đặc điểm của sự vật được nêu ở chủ ngữ để điền cho hợp lí . 
 Bài 3 : Gạch dưới bộ phận CN; VN các câu trong đoạn văn dưới đây.
 Dạo ấy// là mùa hạ. Nắng//gay gắt. Cây cối// thu mình, héo hắt dưới sự hun đốt dận dữ của mặt trời. Thế mà chuối con// vẫn xanh mơn mởn nhờ bầu sữa mẹ ngọt lành. Chẳng mấy chốc, nó// đã to lớn, phổng phao.
Bài 4: Đặt câu với các thành ngữ sau: tài cao đức trọng, tài cao học rộng, tài hèn đức mọn, tài tử giai nhân.
Gợi ý: Bác Hồ là người tài cao đức trọng.
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa là người tài cao học rộng.
 Anh ấy là người tài hèn đức mọn.
Bài 5: Chép trầm khổ thơ hai của bài: “Bè xuôi sông La”
Tìm các từ láy có trong đoạn thơ? ( mươn mướt, thầm thì, thong thả, lim dim, êm ả, long lanh)
Trong khổ thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào, sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? ( Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: nước sông trong như ánh mắt, hai bờ tre hai bên bờ sông như đôi hàng mi, bè gỗ trôi trên sông như bầy trâu lim dim, cách so sánh như vậy làm cho cảnh đẹp sông La với những bè gõ trôi trên sông đẹp hơn sinh đông hơn và giàu hình ảnh hơn.)
Bài 6: Viết đoạn văn ngắn tả cây bàng giữa sân trường theo trình tự thời gian.
Gợi ý: Tả cây từ theo từng mùa trong năm, chú ý nêu đặc điểm nổi bật của cây đó theo từng mùa trong năm Vd mùa xuân cây đâm chồi nảy những lộc non mơn mởn, mùa hè những tán là cây xanh um
HS viết bài sau dó gọi HS đọc trước lớp, Gv bổ sung.
 2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung và chữa vào vở.
.................................................................................
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
1. Đánh giá hoạt động tuần qua:
 - Nhìn chung các hoạt động đều thực hiện tốt. Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, đúng giờ, sắp xếp bàn ghế ngăn nắp.
- Học bài làm bài ở nhà tương đối đầy đủ song vẫn con một số em không làm bài ở nhà: Hân, Mạn, Đạt, Quỳnh.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, tranh phục đội viên đầy đủ.
 - Dạy học hoàn thành chương trình tuần 21
2. Kế hoạch tuần tới. 
- Duy trì tốt các nề nếp của nhà trường của đội.
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, nhớ chăm tưới bồn hoa.
- Dạy học chương trình tuần 22.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an l4 T 21 CKTKN ca tang buoi.doc