Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hồng Diễm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hồng Diễm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước .

- KNS : Học sinh biết tự nhận thức bản thân mình.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa . Bảng phụ ghi sẵn câu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Kiểm tra : Mỗi HS đọc bài : " Trống đồng Đông Sơn "

+ Nổi bật trên hoa văn Trống Đồng là gì ?

+ Vì sao có thể nói Trống Đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam .

GV nhận xét - Ghi điểm

2.Bài mới :

Hoạt động 1: Giới thiệu bài :

- GV cho HS xem chân dung nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.

? Em biết gì về Trần Đại nghĩa

GV giới thiệu : Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng .Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Tên tuổi của họ được lưu truyền qua mọi thời đại . Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa . Bài học hôm nay sẽ cho các em biết về sự nghiệp của con người tài năng này .

 

doc 26 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hồng Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai, ngày 24 tháng 1 năm 2011
Sáng Tập đọc
Tiết 41 : Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
i. yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước .
- KNS : Học sinh biết tự nhận thức bản thân mình.
 II. Đồ dùng dạy - học :
ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa . Bảng phụ ghi sẵn câu 
III.. Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra : Mỗi HS đọc bài : " Trống đồng Đông Sơn "
+ Nổi bật trên hoa văn Trống Đồng là gì ?
+ Vì sao có thể nói Trống Đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam .
GV nhận xét - Ghi điểm 
2.Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 
- GV cho HS xem chân dung nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.
? Em biết gì về Trần Đại nghĩa 
GV giới thiệu : Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng .Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Tên tuổi của họ được lưu truyền qua mọi thời đại . Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa . Bài học hôm nay sẽ cho các em biết về sự nghiệp của con người tài năng này . 
Hoạt động 2 : Luyện đọc :
- Mời ,4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài .
- GV hướng dẫn HS đọc đúng 1 số từ khó . 
- Một HS đọc chú giải - lớp đọc thầm- HS đọc theo cặp .
- GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng kể , rõ ràng , chậm rãi .
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm đoạn 1 : " Trần Đại Nghĩa ... chế tạo vũ khí "
+ Nêu tiểu sử của anh hùng Trần Đại Nghĩa trước khi Bác Hồ về nước .
HS trả lời - GV kết luận .HS nêu ý chính của đoạn 1 Một số học sinh nhắc lại 
Giới thiệu tiểu sử nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946 .
GVKL : Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học có tài . Ông đã đóng góp những tài năng của mình vào công cuộc bảo vệ xây dựngTổ quốc như thế nào ? Các em cùng đọc thầm đoạn 2, 
- HS đọc thầm đoạn 2, 3 - trả lời câu hỏi .
+ Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc nghĩa là gì ?
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến?
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
- HS trả lời GV kết luận ghi bảng- hs nhắc lại.
ý 2: Những đóng góp to lớn của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Mời hs đọc thầm đoạn 4 và trả lời.
+Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
+Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những công hiến lớn như vậy
HS trả lời - GV kết luận.
Đoạn cuối bài nói lên điều gì?HS trả lời - GV kết luận ghi bảng.
ý 3: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa.
 - Mời một hs đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung của bài.
 - HS trả lời- hs khác nhận xét - gv kết luận ghi bảng.
Đại ý: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của Đất nước.
*Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm:
-Mời 4 hs tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn hs đọc diễn cảm một đoạn " Năm 1946... tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc" GV đọc mẫu - hs theo dõi
- Một hs đọc trước lớp theo dõi và sữa lỗi để hs đọc hay hơn. HS luyện đọc theo cặp.
- 3- 5 hs thi đọc- hs theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
- GV tuyên dương hs đọc tốt.Mời một hs đọc toàn bài.
3 Củng cố dặn dò: Theo em, nhờ đâu Trần Đại Nghĩa lại có những cống hiến to lớn như vậy cho nước nhà?Nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau: " Bè xuôi Sông La"
Toán
 Tiết 101 : Rút gọn phân số
i. yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết phân số tối giản . ( trường hợp các phân số đơn giản )
 - BT cần làm: Bài1(a);Bài 2 (a).
 - Học sinh khá giỏi: Làm được tất cả các bài tập.	
II. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra :
GVgọi 2 HS lên bảng 1 nêu tính chất cơ bản của phân số:
Viết số thích hợp vào ô trống.
a. 50 10 
 75 3
- GV nhận xét- ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
*HĐ1:Thế nào là rút gọn phân số:cho phân số 10 . hãy tìm phân số bằng phân số đó: 
 15 
Nhưng có TS và MS bé hơn.
GV: hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.
GV nhắc lại: TS và MS của phân số đều nhỏ hơn TS và MS của phân số 2
 3
đều nhỏ hơn TS và MS của phân số 10
 15
Phân số: 2 lại bằng phân số 10 . 
 3 15
Khi đó ta nói phân số :10 Đã được rút gọn Thành phân số 2 Hay phân số 
 3
là phân số rút gọn của phân số 10 
 15
- GV nêu và ghi bảng kết luận có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới bằng phân số đã cho.
*HĐ 2: Cách rút gọn phân số. phân số tối giản. 
a. Giáo viên viết lên bảng phân số 6
 8
Yêu cầu hs tìm phân số bằng phân số 6
 8
Nhưng có TS và MS bé hơn. 
GV: khi tìm phân số bằng phân số 6
 8
Nhưng có TS và MS bé hơn chính là em đã rút gọn phân số 6
 8
Rút gọn phân số 6 
 8
Hãy nêu cách em làm để rút gọn phân số 6 được phân số 3 ?
 8 4
+ Phân số 3 có thể rút gọn được nữa không? Vì sao?
 4
GV kết luận: Phân số 3 không thể rút gọn 
 4
được nữa. Ta nói rằng phân số 3 là phân số tối giản.
 4
VD 2: GV ghi VD 2 lên bảng 
Rút gọn phân số 18 GV đặt câu hỏi ý cho hs.
 54
Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó.
Thực hiện chia cả TS và MS của phân số 18 cho số tự nhiên em vừa tìm được
 54
Kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp.
GV? khi rút gọn phân số 18 ta được số nào?
 54
+ Phân số 1 là phân số tối giản chưa? Vì sao?
 3 
GV kết luận: dựa vào cách rút gọn phân số 6 và phân số 18 em hãy nêu 
54
các bước rút gọn phân số. 
GV yêu cầu HS mở SGK và đọc kết luận của phần bài học.
*HĐ3: Luyện tập.
Bài tập 1 gv hướng dẫn học sinh rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 
+ Để biết phân số nào bằng phân số 2 Chúng ta làm thế nào ?
 3
Yêu cầu hs làm bài.
3.Củng cố dặn dò: Yêu cầu hs nêu cách rút gọn phân số, dặn dò về nhà.
Chiều Luyện toán
 Luyện Rút gọn phân số
i. yêu cầu cần đạt:Củng cố cách rút gọn phân số và phân số tối giản
II. Hoạt động dạy học:
* Hoạt động1: Củng cố kiến thức 
- GV cho HS lấy ví dụ về phân số
- Đọc các phân số sau: , , , 
- Cho biết đâu là tử số, đâu là mẫu số 
*. Hoạt động 2: Tổ chức HS làm bài tập 
 Nhóm 1 Nhóm 2
Bài 1: Rút gọn phân số
, , , , 
Bài 2: Cho các phân số sau:
, , , , 
a. Phân số nào là phân số tối giản?
b. Phân số nào rút gọn được? Hãy rút gon phân số đó.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
Bai1: Rút gọn phân số 
Bài 2: Tính nhanh
a., b. 
Bài 3: Trong các phân số sau, phân số nào bằng 
- GV theo dỏi và gíup đỡ các em.- Chấm và chữa một số bài 
Bài 2: ( N2)
 =
iii. Củng cố- Dặn dò:Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.
Chính tả ( nhớ -viết)
Tiết 21 : Chuyện cổ tích về loài người.
i. yêu cầu cần đạt:
-Nhớ - viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
-Làm đúng bài tập 3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi hoàn chỉnh)
II. Đồ dùng dạy- Học: Bài tập 2a,b viết hai lần trên bảng lớp
III. Hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra: Một học sinh cầm giấy đọc cho 2 HS lên bảng viết các từ sau:
 Bóng chuyền, truyền hình trung phong, nhem nhuốc, buốt giá.
 GV nhận xét - ghi điểm
2. Bài mới: 
*HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả:
Một HS đọc đoạn thơ.:Khi trẻ con sinh ra phải cần có những ai? vì sao lại phải nh vậy?HS trả lời- GV kết luận.
*HĐ 2: Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn. Một số học sinh lên bảng viết 
- Lớp viết vào vở nháp các từ sau: Trụi trần, sáng lắm,cho trẻ, lời ru, ngoạn nghỉ, bế bồng.
*HĐ3: Nhớ viết chính tả:
- GV lưu ý cách trình bày bài thơ.HS gấp SGK nhớ và viết bài vào vở.
- GV đọc bài thơ HS đổi vở cho bạn để soát lỗi.GV. chấm một số bài nhận xét.
*HĐ4: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
+ Bài tập 2: ( Phần B)
HS đọc yêu cầu bài tập - suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
Mời một em lên bảng làm - lớp và GV nhận xét chữa bài. mời một HS đọc lại đoạn văn: Lời giải đúng: Mỗi- mỏng- rực rỡ- rải- thoảng- tản.
+ Bài tập 3: HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng.GV phổ biến luật chơi.
- HS dùng bút gạch bỏ tiếng không thích hợp.Các nhóm tiếp sức làm bài.
- HS nhận xét chữa bài .
- GV kết luận lời giải đúng: Dáng- đần- điểm- rắn- thẫm- dài- rỡ- mẫn.
- Một hs đọc lại đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đặt một số câu để phân biệt các từ: dáng/ giáng/ ráng. giần/ dần/ rần. rắn/ dài, thãm/ thẩm.
- HS đặt câu- HS khác nhận xét.giáo viên nhận xét, chữa câu cho HS
3. Củng cố dặn dò:Nhận xét tiết học.H/S về nhà làm lại bài tập cho 
Luyện đọc:
ANH hùng lao động trần đại nghĩa
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS luyện đọc bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
- Đọc trôi chảy, mạch lạc, nắm được ND bài thông qua hệ thống câu hỏi sgk ( đối với HS TB và yếu ).
- Đọc diễn cảm và biết nhận xét tính cách các nhân vật trong chuyện(đối với HS khá giỏi).
II. Hoạt động Dạy Học :
HĐ1 : Luyện đọc
a.+ Đối tượng HS yếu :
- GV gọi những HS yếu nhất đọc nối tiếp nhau ( đọc câu).
- Hướng dần đọc 2 câu, đoạn .
- Đọc thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài.
- GV bổ sung , tuyên dương HS đọc có tiến bộ .
- Trả lời nội dung CH trong SGK,GV uốn nắn học sinh trả lời trọn câu,diễn đạt trọn ý.
b.Đối tượng HS giỏi :
- GV yêu cầu HS khá giỏi đọc bài nối tiếp nhau .
- GV yêu cầu tiếp HS khá giỏi đọc thi đoạn , cả bài .
- Thi đọc diễn cảm theo đoạn – cả bài. 
- Lớp nhận xét - GV bổ sung ghi điểm .
- GV nhận xét ghi điểm . Chọn ra người đọc hay nhất .
III. Củng cố dặn dò :Về nhà luyện đọc .
Thứ ba, ngày 25 tháng 1 năm 2011
Sáng Thể dục
Tiết 41 : Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Trò chơi" Lăn bóng bằng tay"
i. yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Biết cách so dây,quay dây và bật nhảy mỗi khi dây đến.
-Trò chơi" Lăn bóng bằng tay" Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
1. Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập thể.
2. Phương tiện: Chuẩn bị còi, 2-4 quả bóng, 2 em một dây nhảy.
III. Hoạt động dạy học.
*HĐ1: Phần mở đầu.
- Cán sự tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 1đến 2 phút.
- Cả lớp đứng tại chỗ, vỗ tay, hát:
- Đi đều theo hai hàng dọc: 
*HĐ2: Phần cơ bản 
a. Bài tập RLTTBC: 
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm ... h hưởng của điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
II.hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. Tổ chức các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
- GV cho HS quan sát tranh ở SGK – trả lời câu hỏi:
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào?HS trả lời
- GV kết luận: Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
*HĐ2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa.
- GV cho HS đọc nội dung ở SGK- HS trả lời các điều kiện đó
- GV kết luận: Con người sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách, tưới nước, bón phân, làm đâtađể đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà
Luyện toán
Luyên: quy đồng mẫu số các phân số.
i. yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cách rút gọn phân số và phân số tối giản và phân số bằng nhau
 II. Hoạt động dạy học:
* Hoạt động1: Củng cố kiến thức .GV cho HS lấy ví dụ về phân số
- Đọc các phân số sau: Cho biết đâu là tử số, đâu là mẫu số 
*. Hoạt động 2: Tổ chức HS làm bài tập
 Nhóm 1 Nhóm 2
Bài 1: Quy đồng các phân số sau:
 và , và 
 và và 
Bài 2: Quy đồng các phân số sau:
a. và , và , và 
b. và , và 
Bài 1: Quy đồng các phân số sau:
 và , và 
Bài 2: Viết các phân số bằng các phân số: và có mẫu số chung là 45
Bài 3: Rút gọn các phân số sau:
Bài 4: Cho phân số . Hỏi để được phân số thì ơphảI trừ đi ở tử số và mẫu số của phân số đã cho cùng một số tự nhiên nào?
GV theo dỏi và giúp đỡ các em
Chấm và chữa bài :
Bài 3 ( N2) Ta có: 6767 = 67 x 101 456456= 456 x 1001
 8484 = 84 x 101 234234 = 234 x 1001
Bài 4: Hiệu của mẫu số trừ đI tử số là: 
 27 – 18 = 9 
Khi trừ cả mẫu số và tử số ch một số thì hiệu của mẫu số và tử số của phân số mới bằng 9. Vì phân số mới bằng phân số nên có:
Tử số : 
Mẫu số: 9
Vậy tử số của phân số mới bằng 9 và mẫu số bằng 9 x 2 = 18 
Vậy phải trừ ở tử số và mẫu số của phân số cùng một số là;
 18 – 9 = 9 
III.Củng cố và dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn dò về nhà 
Địa lí
Tiết 21 : Hoạt động sản xuất của người dân
đồng bằng Nam Bộ.
i. yêu cầu cần đạt:Giúp học sinh:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của ngưới dân ở đồng bằng Nam Bộ:
trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái; nuôi trồng, đánh bắt và chế biến nhiều thuỷ sản nhất cả nước; chế biến lương thực.
- K+G: Biết những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái; nuôi trồng, đánh bắt và chế biến nhiều thuỷ sản nhất cả nước; 
II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, tranh, ảnh...
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV gọi HS lên chỉ trên lược đồ đồng bằng Nam Bộ và trình bày nội dung tiết trước.GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
 *HĐ 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước
GV yêu cầu thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
Hãy nêu đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây?GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và thể hiện quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu?
*HĐ2: Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất nước
Yêu cầu HS nhắc lại mạng lưới sông ngòi ở đây.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
Đặc điểm mạng lới sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của dân Nam Bộ? GV nhận xét,kết luận.
* HĐ3: Thi kể tên các sản vật của đồng bằng Nam Bộ
- GV chia lớp thành 2 dãy, tổ chức thi tiếp sức với nội dung: Kể tên các sản vật đặc trng của đồng bằng Nam Bộ ( trong thời gian 3 phút)
- GV nhận xét, bổ sung.
iv.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Và dặn về nhà.
Luyện toán
Luyên:Phân số bằng nhau Rút gọn phân số
 I. Mục tiêu:
- Củng cố cách rút gọn phân số và phân số tối giản và phân số bằng nhau
 II. Hoạt động dạy học:
* Hoạt động1: Củng cố kiến thức 
- GV cho HS lấy ví dụ về phân số
- Đọc các phân số sau: , , , 
- Cho biết đâu là tử số, đâu là mẫu số 
*. Hoạt động 2: Tổ chức HS làm bài tập
 Nhóm 1 Nhóm 2
Bài 1: Viết hai phân số bằng nhau
a. b. 
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống 
 , 
 , 
Bài 3: Rút gọn phân số
Bài 1: Viết năm phân số bằng nhau
Bài 2: Tìm X:
Bài 3: Tính nhanh
- GV theo dỏi và giúp đỡ các em
- Chấm và chữa một số bài:
Bài 2: ( N2)Tìm X:
X x4 = 20 X x X = 9 x 4
 X = 20 : 4	X= 36 = 6
 X = 5
Bài 3: Tính nhanh:
iii. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà
Luyện Đạo đức 
Luyện : LịCH Sự VớI MọI NGƯời 
 I.Mục tiêu: 
-Bước đầu biết có tháI độ lịch sự với mọi người 
 -Biết phê phán những biểu hiện không lịch sự với mọi người 
 II. Hoạt động lên lớp
 *HĐ1: Củng cố kiến thức
 - GV cho HS nhắc lại phần ghi nhớ 
*HĐ2: Thực hành 
 1. Trong những ý kiến dưới đây em đồng ý với những ý kiến nào?
 a. Chỉ cần lịch sự với những người cao tuổi 
 b. Phép lichj sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã
 c. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
 d. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
 2. Các nhóm đóng vai theo các tình huống sau:
 a. Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may , Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh .
 b. Thành và máy người bạn chơi đá bóng ở sân, chẳng may để bóng rơI trúng vào một người bạn gái đi ngang qua. Thành và các bạn nên làm gì?
iii Củng cố dặn dò: Nhận xét. Chuẩn bị tiết sau.
Luỵện Khoa học :
không khí bị ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong sạch
I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được vì sao không khí lại bị ô nhiễm, cách bảo vệ không khí trong sạch
II. Hoạt dộng DH :
1. Củng cố kiến thức 
Vì sao không khí lại bị ô nhiễm?
Hãy lấy ví dụ chứng tỏ không khí bị ô nhiễm 
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Không khí ô nhiễm gây tác hại gì? 
Gây bệnh đau mắt.
Gây bệnh về da.
Gây bệnh về phổi
- Đáp án C
Bài 2: Không khí chỉ được coi là trong sạch khi:
Hoàn toàn không có bụi
Hoàn toàn không có vi khuẩn
Hoàn toàn không có hơi nước
Lượng các chất bẩn, chất độc lẫn trong không khí ở dưới mức độ có hại cho sức khoẻ của con người và các loại sinh vật khác.
- Đáp án D
Bài 3: Nối ô chữ ở cột A với cột B cho phù hợp: 
Luyện viết
 bè xuôi sông la
I. Yêu cầu cần đạt:	
- Học sinh thực hiện bài luyện viết lần .
- Viết đúng chính tả bài Bè xuôi sông La .
- Trình bày đúng thể thơ và hợp lý trên trang giấy.
II. Các hoạt động trên lớp:
HĐ1: Hướng dẫn luyện viết:
GV đọc mẫu bài viết 1 lượt.
Vài học sinh đọc lại bài.
Y/ cầu học sinh nêu cách trình bày bài.
Hướng dẫn viết các chữ khó: sông La, ánh mắt, mươn mướt, thầm thì, 
Viết hoa chữ cái đầu câu.
HĐ2: Học sinh luyện viết:
GV đọc lại bài lần 2.
GV đọc cho học sinh viết bài.
Đọc lại cho học sinh soát bài.
HĐ3: Thu vở, chấm bài:
GV thu vở học sinh.
Chấm bài, nhân xét giờ luyện viết.
Khoa học
Âm thanh
i. yêu cầu cần đạt:
hs :
Nhận biết âm thanhdo vật rung động phát ra.
II.Đồ dùng dạy học: 
 + ống bơ ( lon sữa bò), thước, vài hòn sỏi.
 + Trống nhỏ, một ít vụn giấy 
 + Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh:
 + Kéo, lược...
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 GV nhận xét- ghi điểm.
2.Giới thiệu bài:
* Hoạt động1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.
GV yêu cầu hs quan sát hình 1 SGK - Trang 82 và bằng vốn hiểu biết của bản thân, hs nêu một số âm thanh mà em biết.
Tiếng còi, tiếng nhạc, gõ trống...
+Trong số các âm thanh kể trên những âm thanh nào do con người gây ra? Những âm thanh nào thường nghe được vào ban ngày, buổi tối ,...?
HS trả lời- HS khác nhận xet- GV kết luận.
*Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh
Bước 1: HS làm việc theo nhóm.
- HS tìm ra cách tạo âm thanh với các vật.
- Cho sỏi vào ống để lắc, gõ thước vào ống,... 
Bước 2: GV mời đại diện nhóm trình bày cách làm để phát ra âm thanh.
 - HS trình bày- lớp nhận xét.
 - GV kết luận.
*Hoạt động3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh.
GV nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không?
- Hướng dẫn hs làm thí nghiệm " gõ trống"
- HS thực hành theo nhóm.
- GV đặt câu hỏi: Rắc ít vụn giấy lên mặt trống. Gõ trống và quan sát ta thấy trống có rung động không?
+ Em thấy có gì khác khi gõ mạnh hơn?
+ Khi đặt tay lên mặt trống rồi gõ thi hiện tượng gì xảy ra?
- Gv cho hs quan sát một số hiện tượng khác về vật rung động phát ra âm thanh. ( như sợi dây chun, sợi dây đàn...)
*Hoạt động 4: HS làm việc cá nhân theo cặp
- Để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của giây thanh quản khi nói.
- HS đặt tay vào cổ GV hỏi một số học sinh:
+Khi nói tay em có cảm giác gì?
- Hs trả lời- gv kết luận và giải thích:
 Khi nói không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động, rung động này tạo ra âm thanh.
+Từ các thí nghiệm trên em nào có thể nêu được âm thanh do đâu mà có?
- Hs trả lời 
- GV kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra
- Một số HS nhắc lại kết luận trên.
*HĐ5: Trò chơi tiếng gì? ơ phía nào thế?
GV chia hs thành các nhóm.
GV nêu tên trò chơi – hướng dẫn hs thực hiện.
Mỗi nhóm gây tiếng động một lần - nhóm khác cố nghe xem tiếng động do những vật nào gây ra và viết vào giấy.
Hs thực hiện trò chơi - GV theo dõi tổng kết trò chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm nào đúng nhiều hơn.
iv.Củng cố dặn dò:
HS nhắc lại nội dung bài học.Chuẩn bị bài sau
Đường phố nơi có nhiều xe cộ qua lại
Ao có đổ nhiều rác thải
Trường học sạch sẽ, có nhiều cây xanh
Phòng có nhiều người đang hút thuốc lá
Căn phòng gọn gàng, sạch sẽ
Nơi đang quạt bếp than.
Bầu không khí trong sạch
Bầu không khí bị ô nhiễm 
- GV chấm và chữa bài 
iii. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà
Hoạt động tập thể
sinh hoạt theo chủ điểm : Mừng đảng , mừng xuân 
i. yêu cầu cần đạt:
- Biểu diễn các bài hát múa , kể chuyện , đọc thơ , trình bày tranh ảnh có chủ đề nói về đảng và xuân .
II. Hoạt động dạy - học
*HĐ1: Hoạt đông theo nhóm
- GV cho HS hoạt động theo nhóm .
- Các nhóm hoạt động theo chủ đề trên
*HĐ2: Hoạt động theo lớp
- GV cho các tổ trình bày tiết mục của tổ mình .
- GV theo dõi và nhận xét
- GV cho HS nói lên suy nghĩ của mình khi mùa xuân đến .
III.Củng cố và dặn dò
- GV nhận xét giờ học Dặn dò về nhà sưu tầm các bài hát , bài thơ , câu chuyện ...vv mừng đảng , mừng xuân 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc