Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Thủy

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh hiểu:

- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.

 - Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.

- Biết tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.

- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. Phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.

II. Đồ dùng dạy học

 H: - Bìa xanh - đỏ - vàng.

III. Các hoạt động dạy - học.

1. HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?

- Kể một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm.

- HS nêu

- Lớp nhận xét - bổ sung

- Việc tiết kiệm tiền của là của những ai? - Không phải của riêng ai

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày soạn: 26/ 9/ 2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Chào cờ 
Tập trung toàn trường 
_______________________________
Đạo đức
tiết kiệm tiền của (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh hiểu: 
- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.
 - Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
- Biết tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. Phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học 
 H: - Bìa xanh - đỏ - vàng.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?	
- Kể một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm.
- HS nêu
- Lớp nhận xét - bổ sung
- Việc tiết kiệm tiền của là của những ai?
- Không phải của riêng ai
- Muốn trong gia đình tiết kiệm bản thân em sẽ làm gì?
- Bản thân em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người.
- Mọi gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ mang lại điều gì?
- Mang lại lợi ích cho đất nước.
ị GV kết luận chốt ý
2. HĐ 2: Em đã tiết kiệm chưa?
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Đánh dấu x vào trước những việc em đã làm.
- GV cho HS làm bài
- Thi điền nhanh tiếp sức 
- Trong các việc trên việc làm nào thể hiện 
sự tiết kiệm.
- Lớp nhận xét.
- GV đánh giá.
- Trong những việc làm đó việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm?
- H nêu
câu c, d, đ, e,i
ị Những bạn biết tiết kiệm là những người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm.
3/ HĐ3: Em xử lí như thế nào.	
- Cho HS chọn 1 tình huống và bạn bạc cách xử lí và luyện tập đóng vai.
- H thảo luận nhóm 4
a. Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết ntn?
* Tuấn không xé vở và khuyên bạn chơi trò khác.
b. Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới, khi chưa chơi hết những đồ chơi đã có Tâm sẽ nói gì với em?
* Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có như thế mới là bé ngoan.
c. Tình huống 3: Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
* Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn.
ị Theo em cần phải tiết kiệm ntn?
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- Giúp ta tiết kiệm công sức,tiền của dùngvào việc khác có ích hơn.
4. HĐ 4: Dự định tương lai
- Cho HS ghi ra giấy những dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình ntn.
5. Hoạt động nối tiếp 
- Thế nào là tiết kiệm tiền của 
- Nhận xét giờ học.
- H ghi ra nháp và trao đổi cùng bạn 
- H nêu miệng 
- Lớp nhận xét và góp ý cho bạn 
____________________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về:
- Kỹ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
- Giải bài toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
- HS yếu làm một số phép tình bài tập 1 và 2 
II. Đồ dùng dạy học:
	GV:	- Kẻ sẵn bảng số.
	H: 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài số 1	
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Khi thực hiện tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV cho HS làm bài.
- Chữa bài đ nhận xét đánh giá
- HS yếu làm nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
+
 59663
+ 
 133879
* Bài số 2:. - Tính bằng cách thuận tiện.
 HS nêu yêu cầu của bài.
- Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng những tính chất nào của phép cộng?.
- Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn chục, trăm.
96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 
 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100
 = 167
- Cho H chữa bài.
HS yếu làm nháp.
408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85
 = 500 + 85
 = 585.
16 + 8 + 4 = (16 +4) +8 = 20+8=28.
92 + 14 +8 = (92 +8)+14 = 100 +14=114.
*Bài số 3:
- H làm vào vở
Tìm các số bị trừ chưa biết.
x - 306 = 504
 x = 504 + 306
 x = 810
- Cách tìm số hạng chưa biết
x + 254 = 680
x = 680 - 254
x = 426
* Bài số 4:
- Gọi H đọc bài toán
- BT cho biết gì?
Có : 5256 người
- Sau 1 năm tăng thêm: 79 người
- Sau 1 năm nữa tăng thêm: 71 người
- Bài tập hỏi gì?
- Số người tăng thêm sau 2 năm
- Tổng số dân sau 2 năm có bao nhiêu người?
-Muốn biết sau 2 năm số dân tăng thêm bao nhiêu người ta làm ntn?
- Biết số người tăng thêm muốn tìm tổng số người sau 2 năm ta làm gì?
1HS lên bảng làm- lớp làm nháp.
Giải
Số dân tăng thêm sau 2 năm
79 + 71 = 150 (người)
Tổng số dân của xã sau 2 năm
5256 + 150 = 5400 (người)
 Đ. Số: 5400 người
* Bài số 5:
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
- Lấy chiều dài + chiều rộng được bao nhiêu rồi x với 2 (cùng đơn vị đo)
- GV nêu công thức tổng quát
- Cho HS áp dụng tính chu vi hình chữ nhật khi biết số đo các cạnh.
4. Củng cố - dặn dò:
- Cách tính chu vi hình chữ nhật.
- NX giờ học.
- Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau.
 P = (a + b) x 2
a) a = 16 cm; b = 12 cm; P = ?
P = (16 + 12) x 2 = 56 (cm)
____________________________________________
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I. mục đích - yêu cầu:
1. HS đọc tương đối lưu loát toàn bài. HS yếu đánh vần 2 dòng thơ đầu.
2. Nắm được ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ, của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
II. ĐDDH: Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ
- Nêu ý chính bài Chị em tôi
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài 
b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
* Luyện đọc.
+ Gv cho H đọc từng khổ thơ
- Lần 1 + kết hợp sưả lỗi phát âm.
- Lần 2 + giảng từ chú giải.
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS yếu đọc trơn chậm 2 dòng thơ đầu.
- HS luyện đọc nhóm 2.
 - GV đọc mẫu lần.
b. Tìm hiểu bài:
2 HS đọc toàn bài và TL CH.
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Câu: Nếu chúng mình có phép lạ.
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thiết tha.
- Mỗi khổ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ, những điều ước ấy là gì?
- Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ3: Ước trái đất không c còn mùa đông.
Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái chứa toàn kẹo với bi tròn. 
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
- HS tự nêu
VD: Em thích ước mơ hạt vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả ăn 
được ngay. Vì em rất thích ăn hoa quả, thích cái gì cũng ăn được ngay. 
ị ý chính:
 Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
2 HS đọc nối tiếp bài.
- GV nêu cách đọc từng khổ thơ .
- K1: Nhấn giọng những TN thể hiện ước mơ: nảy mầm nhanh, chớp mắt tha hồ, đầy quả.
- K4: Trái bom, trái ngon, toàn kẹo bi tròn
+ H đọc diễn cảm lại bài thơ.
- GV đọc mẫu khổ thơ 4 và HD cách đọc.
- GV KT HS yếu đánh vần.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu ý chính của bài thơ.
- NX giờ học.
- VN học thuộc lòng một khổ thơ tuỳ chọn.
HS luyện đọc nhóm 2.
- Vài HS đọc diễn cảm khổ thơ 4.
________________________________________
Lịch sử
ôn tập
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
- Từ bài 1 đ bài 5 học 2 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian.
II. Đồ dùng dạy học 
GV:	- Băng và trục thời gian.
H:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. HĐ1: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT H đọc
* Mục tiêu: 
 Kể tên các sự kiện lịch sử gắn với các mốc thời gian trên trục thời gian.
* Cách tiến hành: 
+ Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS quan sát trục thời gian.
Yêu cầu học sinh ghi lại các sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian.
+ HS đọc bài 2 tr.24
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm báo cáo.
Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Chiến thắng Bạch Đằng
 ra đời Rơi vào tay Triệu Đà
khoảng năm 179 CN năm 938
700 năm
* Kết luận: GV chốt ý
2/ HĐ2 
* Mục tiêu: Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ các nội dung sau: Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Bạch Đằng.
* Cách tiến hành:
+ GV gợi ý- Hd HS kể lại 
 HS kể trong nhóm 2.
- HS yếu đọc 2 nội dung bài tập 3.
- GV đánh giá nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
 - NX giờ học.
- VN ôn bài + Cbị bài sau.
- Đại diện nhóm trình bày.
Buổi chiều
HS đại trà
* Môn Toán 
- Bài 1: Điền số vào chỗ chấm 
4685 + 2357 = 2357 + ...
5642 + 768 = 768 + ...
9823 + 234 = .....+ 9823
1254 + 2465 = .... + 1254
* Môn Tiếng Việt 
- Yêu cầu HS luyện viết một bài theo mẫu chữ nghiêng nét thanh đậm
HS yếu
* Môn Tiếng Việt 
- Cho HS luyện viết một bài 
* môn Toán: 
- Bài 1: Điền số vào chỗ chấm 
4685 + 2357 = 2357 + ...
5642 + 768 = 768 + ...
9823 + 234 = .......+ 9823
1254 + 2465 = ...... + 1254
*********************************************************
Ngày soạn: 26/ 9/ 2009
Ngaỳ giảng Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
Toán 
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng 2 cách.
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- HS yếu làm dạng toán bài tập 1 nhưng ở mức độ đơn giản hơn
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết bài toán
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài 
b. Hướng dẫn HS cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
* Bài toán: Yêu cầu HS đọc bài 
- Bài tập cho biết gì? 
- H đọc bài, lớp đọc thầm
- Tổng của 2 số là 70
- Hiệu của 2 số là 10
- Bài tập hỏi gì?
- Tìm hai số đó.
* GV nêu: dạng toán này là Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số.
* Hướng dẫn vẽ sơ đồ.
+ GV vẽ sơ đồ
- Đoạn thẳng biểu diễn số bé sẽ ntn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn.
- H quan sát và nhận xét
- Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn đoạn thẳng biểu diễn số lớn.
Số lớn: ?
Số bé: ? 10 70
* Hướng dẫn giải ... ủa cô giáo và các câu văn của bạn H có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa 2 người không?
- Không phải là những lời đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng được.
* Bài số 3:
HS nêu y/c.
GV gợi ý- Hd HS làm
5. Củng cố - dặn dò: 
- Tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài + Chuẩn bị bài giờ sau.
- HS nêu miệng.
a)  "vôi vữa".
b) ...."trường thọ" ;trường thọ", ... "đoản thọ".
__________________________________________________
Hoạt động ngoài giờ
Trò chơi
***************************************************************
Ngày soạn: 30/9/2009
Ngày giảng Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau.
	- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
	- Biết dùng ê-ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
II. Đồ dùng dạy học	
- GV và HS:	- Ê-ke, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức 
2. KTBài cũ: 
- Nêu đặc điểm của góc nhọn; góc tù; góc bẹt?. 
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng và chỉ cho HS thấy 4 góc A;B;C;D là góc vuông.
- GV kéo dài 2 cạnh BC thành BN và cạnh DC thành DM và hỏi:
? Hai đường thẳng BN và DM là 2 đường thẳng ntn với nhau?.
 vuông góc với nhau tại C.
 ? Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc gì? Cho H đọc tên hình và cho biết hình đó là hình gì?.
 Các góc A;B;C;D là các góc vuông.
-Hình đó là hình chữ nhật.
-Cho biết góc DCN; BCD; MCN; BCM là góc gì?
- Là góc vuông
- Các góc này có chung đỉnh nào?
- Chung đỉnh C.
- Cho H kể tên các đồ vật xung quanh có 2 đường thẳng vuông góc.
VD: Quyển vở, quyển sách, cửa sổ ra vào, 2 cạnh của bảng đen.
- GV hướng dẫn cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Vẽ đường thẳng AB
+ Đặt 1 cạnh ê-ke trùng với đường thẳng AB. Vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê-ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD.
- H quan sát GV làm mẫu.
 C
A O B
 D
- Cho H thực hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
- 1 H lên bảng vẽ.
- Lớp vẽ vào nháp.
4. Luyện tập:
a. Bài số 1:
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn H cách kiểm tra.
- Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không?
- Cho H nêu miệng.
- GV vẽ 2 hình vào phiếu BT.
- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
- HS yếu thực hành đo góc vuông của hình đó.
b. Bài số 2:
- HS nêu miệng.
Viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD.
- GV chốt lại.
ABAH; ADDC; DCCB; 
CBBC; BCAB
c. Bài số 3:
Ghi cặp cạnh với nhau ở từng hình:
- Hình ABCDE có: AEED; EDDC
- Hình MNPQR có: MNNP; NPPQ
d. Bài số 4:
 H dẫn về nhà làm.
5. Củng cố - dặn dò:
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau khi nào?
- Nhận xét giờ học.
a) ABAD; ADDC
b) AB koBC; BC koCD
_____________________________________
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời.
2. Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- HS yếu đánh vần đoạn đầu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Ghi sẵn bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện ở Vương Quốc Tương Lai (theo trình thời gian). Lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể (kể theo trình tự không gian).
III. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức 
2. KT Bài cũ:
	- Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian.
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài 
b. Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài số 1:
+ Cho H đọc yêu cầu của bài.
GV Hdẫn HS kể và kể mẫu.
- Chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
* Văn bản kịch:
- Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
- Em bé thứ nhất:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
* Chuyển thành lời kể:
C1: Tin-tin và Min-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé ấy nói, mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
C2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Nhìn thấy một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi
- Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé nói:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên .. 
- GV cho H đọc đoạn trích: ở vương quốc Tương lai.
- H đọc trong nhóm 2.
- Tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
- GV nhận xét- đánh giá.
 - Vài HS kể
* Bài số 2:
 HS đọc yêu cầu của bài.
- 
- Trong bài tập 1 các em đã kể câu chuyện theo trình tự ntn?
- Theo trình tự thời gian: Việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
- ở bài tập 2 yêu cầu ta làm gì?
- Kể câu chuyện theo một cách khác:
VD: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh còn Min-tin tới khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
- GV cho H trao đổi theo cặp.
- H tập kể lại theo trình tự không gian trong nhóm 2.
- Gọi vài HS kể trước lớp.
- 1 -2 HS kể chuyện.
Lớp nhận xét - bổ sung.
- GV đánh giá chung.
* Bài số 3:
 HS đọc yêu cầu bài tập.
GV đưa bảng so sánh đã chuẩn bị.
+ H quan sát 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian).
- Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các sự việc.
- Có thể kể đoạn: Trong công xưởng xanh trước, trong khu vườn kì diệu sau hoặc ngược lại.
- Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi ntn?
4.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về kể lại chuyện cho người thân nghe.
+ Cách 1: - Đoạn1: Trước hết....
 Đoạn 2: Rời công xưởng xanh..
+ Cách 2: Đ1: Min-tin đến khu vườn....
 Đ2: Trong khi Min-tin đang ở khu vườn
____________________________________________
Khoa học 
ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
Sau bài học H biết:
- Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh.
- Nêu được chế độ ăn uống của người khi bị tiêu chảy.
- Pha dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học GV: - 1 gói ô-rê-dôn; 1 cốc có vạch chia; 1 bình nước.
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động 1: Chế độ ăn uỗng của người bị bệnh 
* Mục tiêu: 
- Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
* Cách tiến hành:
- Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường.
- Cháo, sữa, đường, hoa quả...
- Đối với người bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
- Ăn loãng, vì cơ thể mệt mỏi không muốn ăn.
- Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn ntn?
- Nên cho ăn thành nhiều bữa.
* GV kết luận- chốt ý.
* H nêu mục bóng đèn toả sáng.
2/ Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nấu cháo muối.
* Mục tiêu: - Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
 - H biết cách pha chế dung dịch ô-rê-dôn.
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát hình 4 và hình 5 xem người bị bệnh tiêu chảy được bác sỹ khuyên ntn?
 Phải cho uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc cháo muối và vẫn phải cho ăn đủ chất dinh dưỡng.
 GV Hdẫn HS cách pha dd ô- rê- dôn và cách nấu cháo:
- Dùng 1 gói ô- rê- dôn pha với 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc dùng gạo rang lên và hoà nước uống.
GV qsát giúp nhóm còn lúng túng.
- Q sát hình 7 và nêu cách nấu cháo muối.
- GV N/x- KL 
 - HS qsát.
- Thực hành theo nhóm.
HS nêu.
3/ HĐ3: Đóng vai:
* Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
 GV đưa tình huống: Vào 1 buổi chiều bố mẹ Ly đi làm vắng, Ly ở nhà chơi với em 2 tuổi. Em bé bị đi ỉa chảy. Nếu em là bạn Ly, em sẽ làm gì? 
GV N/x tuyên dương nhóm đóng vai tốt.
4/ Hoạt động nối tiếp.
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
 HS thảo luận theo nhóm 3.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai.
Nhóm khác nhận xét.
______________________________________
kĩ thuật 
Khâu đột thưa (Tiết 1).
I mục tiêu.
- HS nắm được quy trình thực hiện khâu đột thưa.
- Bước đầu biết khâu đột thưa trên giấy.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu khâu đột thưa bằng len trên bìa.
III. Các hoạt động dạy- học.
- HĐ 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV đưa mẫu đường khâu đột thưa trên bìa và giới thiệu.
- Cho HS quan sát mũi khâu ở mặt phải, mặt trái đường khâu.
? Em hãy N/x đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt phải và mặt trái đường khâu.
- GV giảng: Nếu chia chiều dài mũi khâu trước = 3 phần bằng nhau thì nũi khâu sau lấn lên 1 phần của mũi khâu trước.
- HĐ 2: HD quy trình thực hiện.
1/ Vạch dâu đường khâu.
? Nêu cách vạch dấu đường khâu.
2/ Khâu đột thưa theo đường khâu..
a. Bắt đâu khâu.
 GV HD: - Khâu từ phải sang trái.
Lên kim từ điểm 2 và rút chỉ lên.
b. khâu mũi thứ nhất.
- GV Hd: Lùi lại xuống tại điểm 1 rồi lên kim ở điểm 4, rút chỉ lên ta được mũi khâu thứ nhất.
c. Khâu mũi thứ 2: 
- Lại lùi kim xuống điểm 3 và lên kim ở điểm 6, rút chỉ lên được mũi khâu thứ 2.
- Các mũi khâu tiếp theo giống như mũi thứ nhất và thứ 2.
? Dựa vào hình 3b; 3c 3d hãy nêu cách khâu mũi thứ 3; thứ 4; thứ 5.
? Em hãy nêu cách khâu các mũi khâu đột thưa? 
d. Kết thúc đường khâu.
- Q sát H4 và nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa.
? Em hãy nêu quy trình thực hiện khâu đột thưa? 
? Khâu đột thưa là khâu ntn? 
- Cho HS thực hành trên giấy kẻ ô ly với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu.
- GV q sát sửa sai.
3/ Củng cố- dặn dò.
- GV cùng HS nêu lại quy trình .
- Về chuẩn bị đồ dùng để giờ sau thực hành.
-HS quan sát.
- HS quan sát hình 1.
- ở mặt phải các mũi khây đều nhau giống mũi khâu thường.
- ở mặt trái mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- HS Q sát hình 2 và cho biết.
- Vạch một đường thẳng cách mép vài 2 cm sau đó chấm các điểm cách đều nhau 5 mm.
HS Q sát hình 3a.
HS Q sát hình 3b.
HS Q sát hình 3c.
- Khâu mũi thứ 3 lùi kim ở điểm 5 và lên kim ở điểm 8.
- Khâu mũi thứ 4 lùi kim ở điểm 7 lên kim ở điểm 10
-  lùi 1 điểm và tiến lên 3 điểm.
HS Q sát H4.
HS nêu.
- HS nêu quy trình.
HS nêu ghi nhớ.
- HS thực hành.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét chung tuần 8
- Tỉ lệ chuyên cần đạt 100%
- ý thức tự quản tốt
- Lao động đúng khu vực được phân công, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hăng hái, nhiệt tình tham gia các hoạt động ngoại khoá
- Tính toán có tiến bộ: Tuân, Lèn, Đại
- Chữ viết chưa tiến bộ: Nhị, Nguyễn, Quý
- Hăng hái xây dựng bài: Thuý, Toán, Liên, Truyền, Hạnh, Tuân...

Tài liệu đính kèm:

  • docL4- Tuan 8.doc