Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)

TẬP ĐỌC : (T41)

 ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I.Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ND: Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. (trả lời được các CH trong SGK).

* Tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân.

- Tư duy sáng tạo.

II.Đồ dùng dạy học

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 236 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 TUẦN 21
Thứ hai ngày30 tháng 01 năm 2012
 ĐẠO ĐỨC: (T21)
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. 
* Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa lịch sự với mọi người, bìa xanh, đỏ, trắng.
*Bài tập 1 bỏ ý a thay tình huống d.
*BT3 bỏ từ phép, thay từ để nêu bằng từ tìm. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ:( 5 phút )
Kính trọng, biết ơn người lao động
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
GV nhận xét
3.Bài mới:( 30 phút )
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Làm việc cả lớp (Câu chuyện ở tiệm may)
GV nêu yêu cầu: Các nhóm HS đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1, 2
GV kết luận: 
Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1)
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận
GV kết luận:
Các hành vi, việc làm (b), (d) là đúng.
Các hành vi, việc làm (a), (c), (đ) là sai.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4 thời gian 5 phút (bài tập 3)
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
GV kết luận: Phép lịch sự giao tiếp thể hiện ở:
Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy.
Biết lắng nghe khi người khác đang nói.
Chào hỏi khi gặp gỡ.
Xin lỗi khi làm phiền người khác.
Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác.
Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói.
4.Củng cố :( 3 phút )
GV mời HS đọc ghi nhớ.
* HS biết tôn trọng người khác thông qua hành vi ứng xử hằng ngày.
5.Dặn dò:( 2 phút )
Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
GV nhận xét tiết học.
- 4HS nêu
HS nhận xét
Các nhóm làm việc
Đại diện HS trả lời
Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may
Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
- Các nhóm HS thảo luận
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc để ghi nhớ.
 TẬP ĐỌC : (T41)
 ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I.Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. (trả lời được các CH trong SGK).
* Tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân.
- Tư duy sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiếm tra bài cũ:( 5 phút )
 Trống đồng Đông Sơn
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc 
GV nhận xét vàchấm điểm 
3.Bài mới:( 30 phút )
Giới thiệu bài
- HS xem tranh và trả lời câu hỏi
- Em biết gì về Trần Đại Nghĩa ?
Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều 
anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tên tuổi của họ được nhớ mãi. Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu về sự nghiệp của con người tài năng này.
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng kể rõ ràng. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi nhân cách và những cống hiến xuất sắc cho đất nước của nhà khoa học: cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn, xuất sắc 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 1.
Em hãy nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước?
GV nhận xét và chốt ý 
* Ý chính của đoạn 1 là gì ?
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 2, 3 
1/ Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì?
2/ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
3/ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
GV nhận xét và chốt ý 
* Đoạn 2 và đoạn 3 cho em biết điều gì?
-Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
4/ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
5/ Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? 
GV nhận xét và chốt ý 
* Đoạn cuối bài nói lên điều gì ? 
* Theo em nội dung chính của bài ca ngợi ai ?
- 2 HS nêu lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. 
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Năm 1946, nghe theo tiếng gọi  tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4.Củng cố : ( 3 phút )
Em hãy nêu ý nghĩa của bài? 
* HS biết được lao động, sự cống hiến của anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp quốc phòng và nền khoa học trẻ của đất nước.
5.Dặn dò: ( 2 phút )
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
3HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS xem ảnh chân dung nhà khoa học, năm sinh, năm mất 
- Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp trong việc chế tạo vũ khí. Ông sinh năm 1913 và mất năm 1997.
- HS nêu: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải.
1, 2 HS đọc lại toàn bài.
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1
HS dựa vào SGKvà nêu: là Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long, ông học trung học ở Sài Gòn sau đó năm 1935 sang Pháp học đại học. Ông theo học đồng thời cả ba ngành: kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện, kĩ sư hàng không. Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
* Giới thiệu tiểu sử nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946.
- HS đọc thầm đoạn 2, 3
Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-HS trả lời
* Đoạn 2 và đoạn 3 nói lên những đóng góp của giáo sư Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
HS đọc thầm đoạn còn lại 
* Đoạn cuối bài cho thấy Nhà nước đã đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa.
* Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
HS đọc trước lớp.
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
- HS nêu.
TOÁN ( T101)
RÚT GỌN PHÂN SỐ
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản ( trường hợp đơn giản).
- BT 1a, BT2a.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng phân số.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn để HS hiểu thế nào là rút gọn phân số.
Cho phân số , viết phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn?
Sau khi HS nêu ý kiến, GV chốt: Theo tính chất cơ bản của phân số, có thể chuyển thành phân số có tử số và mẫu số bé hơn như sau:
 = = 
Tử số và mẫu số của phân số như thế nào so với phân số ? Hai phân số này so với nhau thì như thế nào?
GV giới thiệu: Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số 
GV nêu nhận xét: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
Yêu cầu HS nhắc lại nhận xét trên.
GV yêu cầu HS rút gọn phân số rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa (vì 3 và 4 không cùng chia hết cho m số tự nhiên nào lớn hơn 1) nên ta gọi là phân số tối giản.
Tương tự, yêu cầu HS rút gọn phân số 
Yêu cầu HS trao đổi nhóm tư để xác định các bước của quá trình rút gọn phân số rồi nêu như SGK
Yêu cầu HS nhắc lại các bước này.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Rút gọn phân số 
Khi HS làm và chữa bài 1, có thể có một số bước trung gian trong quá trình rút gọn, các bước trung gian đó không nhất thiết phải giống nhau đối với mọi HS.
Chú ý: Khi rút gọn phân số phải thực hiện cho đến lúc nhận được phân số tối giản.
Bài tập 2: 
Cho HS chơi trò chơi “Thi đua giải nhanh” 
HS tìm phân số tối giản và tự rút gọn 
GV nhận xét cho điểm 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
Chuẩn bị bài: Luyện tập
GV nhận xét. 
HS làm vở nháp
1 vài HS lên làm bảng lớp
Bé hơn
Hai phân số này bằng nhau.
- Vài HS nhắc lại
HS làm vở nháp
Vài HS nhắc lại
HS thực hiện
HS trao đổi nhóm và nêu kết quả thảo luận
- Vài HS nhắc lại
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2HS làm bài.
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
a/ ;; ;;	;
2HS làm bài
HS sửa
a/ ; ; ;
HS tự giải thích –nhận xét
KHOA HỌC:(T41)
ÂM THANH
I.Mục tiêu:
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
II.Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị theo nhóm:
- Ống bơ (lon sữa bò), thước, vài hòn sỏi.
- Trống nhỏ, một ít vụn giấy.
- Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: kéo, lược
III.các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
 Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
GV nhận xét, chấm điểm. 
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
Mục tiêu: HS nhận b ... a đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (như cồ cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển), về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)
 2/.Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam :
 *Hoạt động cả lớp hoặc từng cặp: 
 - GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. HS cần: chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng; GV có thể yêu cầu HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển.
4. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV yêu cầu HS: + Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên VN, chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về học bài và làm bài tập 2/ 137 SGK và chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.
- HS đọc câu hỏi và quan sát, trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lặp lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- HS quan sát tranh ảnh.
- HS thấy rõ vai trò bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã.
- HS tìm hiểu.
- HS cả lớp.
- HS cả lớp.
 -------------------- ------------------ 
TIẾNG VIỆT: RÈN ĐỌC: CON SẺ
I. Mục tiêu : 
* Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: rít lên, thảm thiết, phủ kín, hung dữ, khản đặc, lùi bối rối, kính cẩn.
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung ; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn luyện đọc:
- HS đọc từng khổ thơ của bài.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Đọc diễn cảm cả bài theo đúng diễn biến trong truyện:
* Đọc diễn cảm:
- Gọi 5HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của câu truyện.
+ HS đọc diễn cảm theo đúng nội dung của bài, lớp theo dõi để tìm cách đọc.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- HS thi đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ HS lắng nghe.
- HS đọc theo trình tự (SGV):
+ Lắng nghe hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng.
+ Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
+ HS lắng nghe.
- 5 HS tiếp nối đọc theo hình thức phân vai. 
-Cả lớp theo dõi tìm cách đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.
+ HS lắng nghe.
+ Thi đọc từng đoạn theo hình thức tiếp nối.
- HS trả lời
+ HS cả lớp về nhà thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu : 
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
- Nhận thức được những cái hay trong các bài được thầy, cô khen.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
 - Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (về chính tả, dùng từ, câu,....) trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi ( phiếu phát cho từng HS ) 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. GV hướng dẫn hs chữa lỗi:
- GV viết đề bài kiểm tra lên bảng.
+ Nhận xét về kết quả làm bài.
- Nêu những ưu điểm chính:
- Xác định được yêu cầu của đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt. Có thể nêu một vài ví dụ dẫn chứng kèm theo tên HS
+ Những thiếu sót hạn chế:
- Nêu một vài ví dụ cụ thể tránh việc nêu tên HS.
+ Thông báo điểm cụ thể .
- Trả bài cho từng HS .
 2. Hướng dẫn HS chữa bài: 
- Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
- Phát phiếu học tập cho từng HS.
- Gọi HS đọc lời phê của thầy cô giáo trong bài.
- HS viết vào phiếu các lỗi theo rõ từng loại.
- HS đổi vở, phiếu cho bạn để soát lỗi.
- GV theo dõi , kiểm tra HS làm việc.
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chép các lỗi lên bảng.
+ Gọi HS lên bảng chữa từng lỗi.
- GV chữa lại cho đúng
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay 
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp 
+ Hướng dẫn HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình
+ HS chọn một đoạn trong bài của mình viết lại.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại cho hay hơn rồi nộp lại cho GV.
- Học thuộc các bài tập đọc HTL chuẩn bị lấy điểm đọc trong tuần ôn tập giữa kì II.
- 2 HS đọc lại đề bài. 
+ Lắng nghe GV.
- 2 HS đọc những chỗ giáo viên chỉ lỗi trong bài, viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm vào phiếu.
+ Hai HS ngồi gần nhau đổi phiếu và vở cho nhau để soát lại lỗi.
- Lần lượt HS lên bảng chữa lỗi, HS ở lớp chữa trên nháp.
+ Trao đổi với nhau về bài chữa trên bảng.
- HS lắng nghe.
+ Trao đổi trong nhóm để tìm ra ý hay có trong đoạn văn hoặc trong cả bài văn mà mình nên học tập
+ Chọn 1 đoạn trong bài viết lại cho thật hay.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
 -------------------- ------------------
TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
 - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nói 
 - Tính được diện tích hình thoi 
 - Rèn kĩ năng cắt ghép hình.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu.
 - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
 - Giấy kẻ ô li, cạnh 1 cm, thước kẻ, e ke và kéo.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Thực hành:
*Bài 1 :
 - HS nêu đề bài 
- Các dữ kiện và yêu cầu đề bài.
+ HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi 
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
- HS nêu đề bài 
+ HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm bài làm HS.
* Bài 3 :(Dành cho HS khá, giỏi
- HS nêu đề bài.
+ GV vẽ các hình ở GK lên bảng.
+ Gợi ý HS:
- Suy nghĩ tìm cách xếp 4 hình tam giác để tạo thành hình thoi.
 - Tính diện tích hình thoi theo công thức.
- HS cả lớp làm vào vở.
-Gọi 1 em lên bảng tính.
- GV nhận xét ghi điểm học sinh. 
* Bài 4 :
- HS nêu đề bài.
+ GV vẽ các hình như SGK lên bảng.
+ Gợi ý HS:
- Quan sát hình suy nghĩ và gấp theo từng bước như hình vẽ.
+ HS thực hành gấp trên giấy.
- HS lên thao tác gấp trên bảng.
- Nhận xét ghi điểm HS.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS làm trên bảng.nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu
-1 HS đọc.
- Cho biết số đo đường chéo - Tính diện tích hình thoi.
+ Nhận xét bì bạn.
- Củng cố tính diện tích hình thoi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự suy nghĩ và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bổ sung bài bạn .
-1 HS đọc.
+ HS tự làm vào vở.
+ 1 HS lên ghép các hình tam giác tạo thành hình thoi trên bảng.
- Sau dó tính diện tích hình thoi.
a/ Ghép hình.
 2cm 
 3cm
- Nhận xét bổ sung bài bạn 
- 1 HS đọc.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn .
- Lớp thực hành gấp và so sánh.
- 1 HS lên bảng gấp.
- HS cả lớp quan sát bạn nhận xét sản phẩm của bạn.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
 -------------------- ------------------ 
 ÂM NHẠC : BÀI 27
ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7
I. Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Biết đọc bài TĐN số 7.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Đàn phím, nhạc cụ gõ, bảng phụ bài TĐN số 7.
2. Học sinh: Thanh phách, sách vở.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn
- Đàn giai điệu cho HS nghe và hát lại bài hát.
- Đệm đàn tổ chức cho HS luyện tập hát thuộc lời ca theo nhóm, cá nhân
- Tổ chức cho học sinh hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.
- Gợi ý, cho HS sung phong biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ hoạ, em nào có động tác đẹp phù hợp cho hướng dẫn lại cho cả lớp.
- Tổ chức cho học sinh tạp biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc TĐN số 7
Treo bảng phụ bài TĐN số 7 cho HS nhận xét về nhịp, hình nốt, tên nốt. nêu tên các nốt trong bài.
Treo bảng phụ bài tập cao độ, tiết tấu đàn cao độ cho HS luyện đọc thang âm Đồ Rê Mi Pha Son La.
Thực hiện mẫu, hướng dẫn HS luyện tập theo âm hình tiết tấu
Đàn giai điệu bài TĐN số 7.
Cho HS nêu tên nốt nhạc từng đoạn, đàn cao độ hướng dẫn HS đọc nhạc theo lối móc xích và song hành kết hợp gõ tiết tấu.
Tổ chức cho HS đọc nhạc kết hợp hát ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
Tổ chức cho HS luyện tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách 
 Cho Hs thực hiện theo dãy nhóm, cá nhân.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS đọc nhạc và hát lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách theo nhóm, cá nhân.
- Đệm đàn cho HS hát lại bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
- Nhắc HS về nhà ôn tập tập biểu diễn bài hát, ôn tập bài TĐN số 7, chép bài TĐN số 7 vào vở.
- Lắng nghe hát chuẩn xác theo đàn.
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Hát kết hợp gõ đêm theo phách
- 3 HS hát kết hợp động tác phụ hoạ
- Tập hát kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ
- Tập biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ hoạ
Lớp theo dõi nhận xét.
Theo dõi nhận xét bài TĐN
- Thực hiện theo hướng dẫn
Theo dõi, luyện đọc cao độ các nốt theo đàn và hướng dẫn của GV
- Luyện tập tiết tấu theo hướng dẫn
- Lắng nghe, ghi nhớ cao độ
- Đọc nhạc theo đàn và hướng dẫn của GV
- 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát ghép lời ca kết hợp gõ tiết tấu.
- Đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách
- Thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
HĐTT: DẠY GD PHÒNG CHỐNG BOM MÌN 
VÀ VẬT LIỆU CHƯA NỔ - BÀI 4
(Có giáo án soạn riêng)
---------------------------------------------------- --------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2011_2012_ban_hay_chuan_kien_t.doc