TẬP ĐỌC
Tiết 43: SẦU RIÊNG
I/ MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu nội dung: Tả cây riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc dáo về dáng cây( trả lời được các câu hỏi SGK)
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước thông qua sự giàu có trù phú, những đặc sản của đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Khởi động
2/ Bài cũ: Bè xuôi sông La.
- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Nhận xét ghi điểm cho từng em
TẬP ĐỌC Tiết 43: SẦU RIÊNG I/ MỤC TIÊU - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu nội dung: Tả cây riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc dáo về dáng cây( trả lời được các câu hỏi SGK) - Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước thông qua sự giàu có trù phú, những đặc sản của đất nước. II/ ĐỒ DÙNG - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; bảng phụ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Khởi động 2/ Bài cũ: Bè xuôi sông La. Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi nội dung bài. Nhận xét ghi điểm cho từng em 3/ Bài Mới a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài -HS quan sát tranh chủ điểm trang 33 và nói ý nghĩa của chủ điểm thể hiện trong tranh. GV giới thiệu: Từ tuần 21 các bắt đầu một chủ điểm mới có tên gọi Vẻ đẹp muôn màu. Những bài đọc trong chủ điểm này giúp các em biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, đất nước của tình người, và biết sống đẹp . - Quan sát tranh minh hoạ + Loại trái cây này có tên là gì? Hãy kể đôi điều em biết về nó. GV giới thiệu bài:Bài đọc mở đầu chủ điểm giới thiệu với các em một loài cây quý hiếm được coi là đặc sản của miền Nam : cây sầu riêng. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ ngắm cây sầu riêng, thưởng thức hương vị đặc biệt của nó dưới ngòi bút của nhà văn Mai Văn Tạo. b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc - HS khá giỏi đọc toàn bài. Gv hướng dẫn chia đoạn Đoạn 1: từ đầukì lạ Đoạn 2: Hoa sầu riêngtháng năm ta Đoạn 3: đứng ngắmđam mê - 3 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. Lượt 1: GV nghe nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. Lượt 2: -HS đọc thầm phần chú giải từ mới. Đọc diễn cảm toàn bài giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi c/ Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài - Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ? + Những vùng có nhiều sầu riêng nhất là Bình Long, Phước Long. - Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của : hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng ? + Hoa : “ Trổ vào cuối năm ; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thành từng chùm, màu tím ngắt; cánh hoa nhỏ như vẩy cá, haso hao giống cánh sen con’ + Quả : “ mùi thọm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã nghe thấy mùi hương ngào ngạt , thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn.” + Dáng cây : “ thân khẳng khiu, cao vút ; cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng , hơi khép lại tưởng là héo - Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ? d/ Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - 3 HS đọc nối tiếp - Gv chú ý hướng dẫn hs nhấn giọng ,ngắt giọng cuả đoạn “ Sầu riêng . . . Đến kì lạ .” - HS đọc mẫu đoạn văn - HS nhận xét tìm cách đọc hay - HS đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm đoạn văn - HS đọc toàn bài. 4/ Củng Cố – Dặn Dò + Bài văn nói lên điều gì? - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Tìm đọc các câu thơ, truyện cổ nói về sầu riêng. - Chuẩn bị : Chợ Tết. TUẦN 22 Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011 TOÁN Tiết 106: LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số , rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số . Làm bài 1,2,3(a,b,c). II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ ghi các bài tập. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Khởi động 2/ Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 3/ Bài mới Giới thiệu: Luyện tập chung Bài 1: Rút gọn các phân số GV cho học sinh làm vào vở – 4 HS làm bảng phụ Cả lớp nhận xét. KQ: Bài 2: Tìm các phân số đã cho bằng phân số Cho học sinh trao đổi nhóm đôi và làm vào bảng nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Nhận xét, kết luận: Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số. Học sinh làm vào vỡ a,b – 1 HS làm bảng phụ GV chấm và sửa bài trên bảng lớp. a) b) HS thi đua làm bài c Nhận xét, tuyên dương KQ: Lưu ý HS nên chọn mẫu số chung nhỏ nhất. Bài 4: Nếu còn thời gian cho HS quan sát hình vẽ trong SGK , thảo luận nhóm đôi để chọn nhóm đúng 4/ Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học Chuẩn bị: So sánh hai phân số cùng mẫu số. ĐẠO ĐỨC Tiết 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tt) I/ MỤC TIÊU - Biết ý nghĩa của cư xử lịch sự với mọi người .Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người. - HS biết cư sử lịch sự với những người xung quanh. - Tự trọng , tôn trọng người khác, ứng xử lịch sự với mọi người; ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp với một số tình huống; kiểm soát cảm xúc khi cần thiết. II/ ĐỒ DÙNG - Bài thơ, ca dao, tục ngữ, thẻ xanh, đỏ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ : Học sinh nêu lại ghi nhớ của bài học. - Vì sao ta phải cư sử lịch sự với mọi người ? - Lịch sự với mọi người được thể hiện qua điều gì? 3/ Dạy bài mới : * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV giới thiệu , ghi bảng. * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm( bài tập 2) Mục tiêu: giúp hs hiểu những biểu hiện lịch sự. - Nêu yêu cầu .GV cho học sinh tiến hành trao đổi theo nhóm nội dung của bài tập. - GV đọc lần lượt từng ý kiến trong bài tập- hs dùng thẻ chon, giải thích lí do chon. - > GV rút ra kết luận :c,d đúng A,b,đ là sai. * Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 4 (bài tập 4 trong SGK ) Mục tiêu: HS biết được các hành vi cần thực hiện thể hiện lịch sự trong các tình huống khác nhau. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm. - HS thảo luận nhóm . - Đại diện từng nhóm trình bày . - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung. => Kết luận : - Các em có nhận xét gì về cách cư xử của các bạn trong các nhóm vừa đóng vai? * Hoạt động 4 : thảo luận nhóm 2-bài 5 Mục tiêu: giúp hs hiểu ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ. - GV gọi một học sinh nêu yêu cầu. + HS trình bày kết qua giải thích của nhóm mình. Tại sao lại nói: a)lời chào cao hơn mâm cổ? b) Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nhận xét, bổ sung. -> GV kết luận : Lời nói của em thể hiện tình cảm và suy nghĩ của em. Vì vậy cần nói sao để mọi người cảm thấy thái độ tôn trọng, tình cảm thân thiện của em. 4/ Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Thực hiện nội dung trong bài học. CB: Giữ gìn các công trình công cộng LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 43: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I/ MỤC TIÊU Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào ? Nhận biết được câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn; viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? HS khá, giỏi viết được một đoạn văn có 2,3 câu kể Ai thế nào ? theo mẫu( bài 2) II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Khởi động: 2/ Bài cũ: GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét 3/ Bài mới: * Hoạt động1: Giới thiệu * Hoạt động 2: Nhận xét Bài tập 1: HS đọc nội dung BT 1 Giáo viên chốt lại: Các câu: 1,2,4,5 là các câu kể Ai thế nào? Bài tập 2: HS đọc yêu cầu đề, xác định CN của những câu văn vừa tim được. GV cho 2 HS lên bảng làm vào phiếu đã viết sẵn. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu, thảo luận và phát biểu ý kiến GV chốt lại: CN của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở VN. CN của câu 1 do DT riêng Hà Nội tạo thành. CN của các câu còn lại do cum DT tạo thành. * Hoạt động 3: Ghi nhớ HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập 1: Tìm CN của các câu kể Ai thế nào? HS đọc yêu cầu của bài HS đọc to đoạn văn Cả lớp đọc thầm, tìm câu kể Ai thế nào? HS trình bày, nhận xét. GV chốt lại: Các câu 3,4,5,6,8 là các câu kể Ai thế nào? HS làm vào vở – 2 HS lên bảng. GV nhận xét phần CN của HS trong các câu trên. Màu vàng trên lưng chú /lấp lánh . Bốn cái cánh/ mỏng như giấy bóng. Cái đầu /tròn (và) hai con mắt / long lanh như thủy tinh. Thân chú/ nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh/ khẽ rung rung như còn đang phân vâng. Bài tập 2: Viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu. HS đọc yêu cầu HS viết một đoạn văn khoảng 4 – 5 câu . HS trình bày bài làm GV nhận xét và chữa bài . 4/ Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Mở rông vốn từ Cái đẹp. TOÁN Tiết 107: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ I/ MỤC TIÊU : Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số . Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1 Làm bài 1, 2a,b(3 ý đầu) II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các bảng phụ ghi các bài tập thực hành III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Khởi động 2/ Bài Cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 3/ Bài mới Giới thiệu: So sánh hai phân số cùng mẫu số. * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS so sánh hai phân số cùng mẫu số. So sánh hai phân số và A | | | | | | B C D GV cho HS vẽ đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau. Độ dài đoạn AC bằng độ dài đoạn thẳng AB, độ dài đoạn AD bằng độ dài đoạn thẳng AB. HS so sánh độ dài đoạn AC và AD Nhìn hình vẽ ta thấy Nhận xét: Trong hai phân số cùng mẫu số Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Nếu tử số bằng nhau thì bằng nhau. * Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: HS đọc đề bài HS làm bảng con câu a,b Nhận xét sửa từng bài. Hs làm vào vở bài c,d GV chấm một số tập- 1 HS làm bảng phụ. Sửa bài ở bảng phụ. KQ: a) b) c) d) Bài 2: GV nêu vấn đề và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề. So sánh 2 phân số bằng may? GV nêu: mà nên Hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số ( tử số nhỏ hơn mẫu số) Những phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì như thế nào so với 1? GV tiến hành tương tự với cặp Bài b)HS trao đổi theo nhóm 4 và ghi kết quả trao đổi vào nháp ép và đại diện một em lên trình bày trước lớp. Nhận xét, kết luận: Bài 3: Viết phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0 Nếu còn thời gian cho học sinh thi đua theo dãy bàn mỗi dãy 3 em lên thực hiện. GV và cả lớp nhận xét. 4/ Củng cố – dặn dò Nhắc lại quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số. Nhận xét tiết học Chuẩn bị: Luyện tập. Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011 TẬP LÀM VĂN Tiết 43: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI . I/ MỤC TIÊU Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu biết nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả moat loài cây với miêu tả một trái cây. Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo trình tự nhất định. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ, tranh minh họa bãi ngô, sầu riêng III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1/ Khởi động: Hát 2/ Bài Cũ: Nhận xét chung 3/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. * Hướng dẫn luyện tậ ... cá thật đẹp khi trở về : Câu hát . . . mặt trời. GV chốt lại : Bải thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển , của lao động . * Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài , giọng đọc thể hiện được nhịp điệu khẩn trương, tâm trạng hào hứng của những người đánh cá trên biển. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ. 4/ Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị : Khuất phục tên cướp biển. TOÁN PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU : Nhận biết phép trừ hai phân số khác mẫu số . Biết cách trừ hai phân số khác mẫu số . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Khởi động 2/ Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 3/ Bài mới * Giới thiệu: Phép trừ hai phân số. * Hoạt động 1: Hình thành phép trừ hai phân số khác mẫu số. HS nêu ví dụ trong SGK Ghi bảng: - Muốn thực hiện phép tính trừ ta phải làm như thế nào? GV cho HS quy đồng hai phân số. - = - = Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? Nhận xét: Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó. * Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. HS lên bảng nêu cách làm Bài 2: Tính Lưu ý HS chỉ cần quy đồng phân số có mẫu số nhỏ bài a, b, c. Bài c rút gọn một phân số rồi tính. Bài 3: HS nêu bài toán, tóm tắt, giải bài toán Một HS lên bảng làm bài. 4/ Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học Chuẩn bị: CHÍNH TẢ HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN I/ MỤC TIÊU Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc ta thanh dễ lẫn ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC số tờ giấy trắng phát cho học sinh làm BT3. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ Khởi động : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 2/ Kiểm tra bài cũ: HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 3/ Bài mới: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Giáo viên ghi tựa bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết. a. Hướng dẫn chính tả: Giáo viên đọc đoạn viết chính tả. Tìm hiểu nội dung: Đoạn văn nói điều gì? (Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến) Học sinh đọc thầm đoạn chính tả Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: hoả tuyến, ngã xuống, hội hoạ. b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả: Nhắc cách trình bày bài Giáo viên đọc cho HS viết Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi. * Hoạt động 3: Chấm và chữa bài. Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. Giáo viên nhận xét chung * Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả HS đọc yêu cầu bài tập 2b, 3b. Giáo viên giao việc : Làm VBT sau đó thi tiếp sức. Cả lớp làm bài tập. HS trình bày kết quả bài tập Bài 2b: Mở – mỡ – cãi – cải – nghỉ – nghĩ Bài 3b: chi – chì – chỉ – chị Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 4/ Củng cố, dặn dò: Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2010 LUYỆN TỪ VÀ CÂU VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ . I/ MỤC TIÊU Học sinh nắm được VN trong câu kể kiểu Ai là gì? Các từ làm vị ngữ trong kiểu câu này. Xác định được VN của câu kể Ai là gì ? trong câu văn, đoạn thơ ; đặt được câu kể Ai là gì ? từ những VN đã cho . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ. - Bìa ghi các từ ngữ ở bài tập 2. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1/ Khời động 2/ Bài cũ: Câu kể “Ai, là gì”. - HS đọc thầm giới thiệu các thành viên có trong ảnh gia đình - GV nhận xét. 3/ Bài mới: * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV giới thiệu – ghi bảng. * Hoạt động 2 : Phần nhận xét a) Yêu cầu 1: Tìm câu kể kiểu “Ai, là gì?” trong đoạn văn. + Đoạn văn này có mấy câu? + Câu nào có dạng Ai là gì? - Thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi trên. - Lưu ý: Câu “Em là con nhà ai... thế này? à là câu hỏi, không phải câu kể. b) Yêu cầu 2: Xác định vị ngữ trong câu trên. Thảo luận nhóm đôi. GV hỏi + Bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì? + Bộ phận đó gọi là gì? c) Yêu cầu 3: Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai – là gì? * Hoạt động 3 : Ghi nhớ. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 4 : Luyện tập Bài tập 1: - 2 HS đọc. - HS đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp đọc thầm. - HS lên bảng dùng các bìa ghi từ ngữ ghép lại thnàh câu. - GV nhắc nhở: Tìm câu kiểu “Ai – là gì” trong những câu thơ sau đó xác định vị ngữ. - HS trao đổi nhóm. HS phát biểu. - Người / là Cha, là Bác, là Anh. VN - Quê hương / là chùm khế ngọt. VN - Quê hương / là đường đi học. VN Lưu ý: Từ “là” không thuộc vị ngữ chỉ là từ để nối CN với VN. Bài tập 2: - Gợi ý: Nối cột A và B sau cho ra được những kiểu Ai – là gì thích hợp về nội dung. - Sư tử là chúa sơn lâm. - Gà trống là sứ giả của bình minh. - Đại bàng là dũng sĩ của rừng xanh. - Chim công là nghệ sĩ múa tài ba. GV nhận xét. Bài tập 3 - Gợi ý: Tìm chủ ngữ làm vị ngữ thích hợp với bộ phận vị ngữ cho sẵn. - HS làm việc cá nhân. - GV nhận xét. GV giúp HS chữa bài. 4/ Củng cố – dặn dò: - Chuẩn bị bài: chủ ngữ trong câu kể ai là gì ? TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU : Củng cố, luyện tập phép trừ hai phân số . Biết cách trừ hai, ba phân số . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HS nêu lại các ghi nhớ của bài học trước và cho ví dụ. + Một vài em thực hành ở bảng lớp. Cả lớp nhận xét và sửa sai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Khởi động 2/ Bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 3/ Bài mới * Giới thiệu: Luyện tập. Bài 1: Tính Cho cả lớp làm bài, sau đó cho đổi vở để HS tự kiểm tra. Bài 2: Tính HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 3: Tính theo mẫu Lưu ý HS phải viết một số tự nhiên thành phân số sau đó mới thực hiện tính trừ hai phân số đó. Bài 4: HS đọc kĩ yêu cầu của bài toán, nhấn mạnh rút gọn trước khi tính. Bài 5: Giải toán HS đọc đề toán, nêu tóm tắt bài toán rồi cho HS tự làm. 4/ Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học Chuẩn bị: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I/ MỤC TIÊU HS chọn được một câu chuyện về việc làm mình tham gia để giữ gìn xóm làng (trường học, đường phô xanh, sạch, đẹp. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối . Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện . Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh họa thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Bảng lớp viết sẵn đề bài. Viết sẵn gợi ý 3(dàn ý cho 2 cách kể) Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ Bài cũ 2/ Bài mới Giới thiệu bài: Hướng dẫn hs kể chuyện: * Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài -Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng. -Đọc và gạch: Em ( hoặc những người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Hãy kể lại câu chuyện đó. -Đọc gợi ý. -Yêu cầu 3 hs nối tiếp đọc các gợi ý. -Lưu ý hs : +Ngoài những việc đã nêu ở gợi ý 1, có thể kể về buổi em làm trực nhật, em tham gia trang trí lớp học, em cùng bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón năm mới, em giúp các cô chú công nhân khi các cô chú làm cống thoát nước cho xóm em. +Cần kể những việc chính em (hoặc người xung quanh) đã làm, thể hiện ý thức làm đẹp môi trường. Nếu hs kể về chuyện em không tham gia mà chỉ chứng kiến vẫn chấp nhận được. -Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện mình muốn kể. * Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs : +Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể. +Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc). +Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn. -Nhắc nhở khi kể cần có mở đầu-diễn biến-kết thúc. -Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. -Cho hs thi kể trước lớp. Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời. -Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. 3/ Củng cố, dặn dò: -Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. -Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau. Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU : Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số . Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ phân số . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Khởi động 2/ Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 3/ Bài mới Giới thiệu: Luyện tập chung. Bài 1: Tính Gọi HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số. Bài 2: Tính HS làm tương tự bài tập 1. Bài 3: Tìm x Lưu ý HS đây là dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính. Gọi 3 HS phát biểu cách tìm: Số hạng chưa biết trong một tổng. Số bị trừ trong phép trừ. Số trừ trong phép trừ. HS tự làm bài vào vở Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất. Hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tìm cách giải nhanh nhất. Bài 5: HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, giải bài toán. 4/ Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học Chuẩn bị: TẬP LÀM VĂN TÓM TẮT TIN TỨC . I/ MỤC TIÊU Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức , cách tóm tắt tin tức . Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức . I/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ Khởi động: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Giới thiệu: * Hoạt động 1: Hướng dẫn phần nhận xét. Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1 HS đọc thầm bản tin. Xác định đoạn của bản tin. Câu a: Có 4 đoạn. Câu b: HS đọc yêu cầu bài tập 1 HS đọc thầm bản tin. Xác định đoạn của bản tin. GV dán tờ giấy ghi phương án trả lời (mẫu) Đoạn Sự việc chính Tóm tắt mỗi đoạn 1 2 3 4 Câu c: GV yêu cầu HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin. Bài tập 2: * Hoạt động 2: Ghi nhớ GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. * Hoạt động 3: Phần luyện tập Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập. HS suy nghĩ và làm bài tóm tắt bản tin. HS phát biểu ý kiến. GV phát phiếu cho vài HS, sau đó dán lên bảng. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập. HS phát biểu ý kiến. Yêu cầu Hs cần tóm tắt bản tin theo cách thứ hai: trình bày bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng. 4/ Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: