Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2005-2006

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kĩ năng :

- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm với giọng tả nhẹ nhàng , chậm rãi .

2.Kiến thức .

- Hiểu những từ ngữ trong bài .

- Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng

3. Thái độ : Chăm sóc và bảo vệ cây trồng .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA : 2 HS đọc thuộc lòng bài Bè suôi sông La .Trả lời các câu hỏi nội dung bài .

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 22
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2006
tập đọc
sầu riêng 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng : 
Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm với giọng tả nhẹ nhàng , chậm rãi .
2.Kiến thức .
Hiểu những từ ngữ trong bài .
- Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng
3. Thái độ : Chăm sóc và bảo vệ cây trồng .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra : 2 HS đọc thuộc lòng bài Bè suôi sông La .Trả lời các câu hỏi nội dung bài .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
-HS đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi: 
 ? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
	-HS đọc thầm toàn bài .
GV yêu cầu : Hãy miêu tả vẻ đẹp của hoa sầu riêng , quả sầu riêng , dáng cây sầu riêng .
Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng .
GV cho HS các nhóm đại diện báo cáo kết quả trước lớp .
HS nhận xét , bổ sung , giáo viên khái quát lại toàn bài .
HS đọc lướt lại toàn bài tìm nội dung của bài .
HS nêu nội dung bài .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Sầu riêng là loại trái quý .... đến kì lạ ”.
-Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn .
3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau 
chính tả ( nghe viết )
 Sầu riêng 
phân biệt l/ n , ut/ uc
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong bài Sầu riêng .
2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng l / n ( hoặc có vần ut/uc ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
 HS chuẩn bị vở Bài tập Tiếng Việt.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV đọc 2 HS viết bảng , lớp viết vở nháp 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe-viết 
GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài Sầu riêng . 
- HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả .
- HS nêu cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài .
- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 (lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu của bài tập ,chọn phần a.
 - HS đọc thầm đoạn văn và tự làm bài tập .
- Đại diện từng HS làm bài trên bảng .
GV cùng cả lớp nhận xét . Bổ sung .
Bài tập 3 
GV nêu yêu cầu của bài tập , 
 HS HS làm bài vào vở bài tập .
- HS lên bảng làm .
GV cùng cả lớp nhận xét
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2006
luyện từ và câu
 chủ ngữ trong câu kể ai thế nào ?
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng 
- Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?, biết viết một đoạn văn tả một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào ? 
2. Kiến thức 
 HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
3. Thái độ : HS có ý thức nói câu có đủ các bộ phận .
ii. đồ dùng dạy học 
 Vở bài tập Tiếng Việt 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Phần luyện tập 
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu của bài. 
Giáo viên yêu cầu HS ngồi bên nhau thảo luận tìm câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn . 
Học sinh báo cáo kết quả bài làm của mình .
- HS nhận xét , bổ sung , GV kết luận . 
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài .
- HS xác định chủ ngữ của những câu văn vừa tìm được .
- GV ghi bảng câu HS vừa tìm được .
- HS trình bày ý kiến của mình trước lớp .
- Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu bài tập .
 -GV hướng dẫn HS làm bài . HS suy nghĩ làm bài 
- HS trình bày ý kiến của mình trước lớp 
- Lớp nhận xét, bổ sung .
3. Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau 
kể chuyện
 con vịt xấu xí 
i. mục đích yêu cầu
1. Kiến thức : HS nắm được nội dung câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện 
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh lại nội dung mỗi tranh bằng 1,2 câu .Kể lại được câu chuyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên.
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe cô kể chuyện , nhớ cốt truyện.Nghe bạn kể : nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn.
3. Thái độ : Mạnh dạn , tự nhiên khi nói trước đông người . 
ii. đồ dùng dạy học 
 tranh minh hoạ truyện 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện đã chứng kiến , tham gia ở tuần trước .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
GV kể chuyện .
GV kể lần 1 , HS nghe . GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện .
GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ .
3. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập
a Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh hoạ của câu chuyện theo trình tự đúng .
-Một HS nêu yêu cầu của bài tập 1 .
-GV treo tranh minh hoạ của truyện theo thứ tự sai 
- HS quan sát tranh minh hoạ , suy nghĩ sắp xếp lại các bức tranh theo thứ tự đúng .
- HS phát biểu ý kiến , lớp nhận xét , bổ sung.
b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Một hai HS đọc yêu cầu bài tập 2,3,4.
-Kể chuyện trong nhóm :HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm , trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện .
 -Thi kể trước lớp : 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện , Nêu ý nghĩa câu chuyện .
-Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện .
-Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
GV hỏi : Nhà văn An -đéc – xen muốn nói gì với các con qua câu chuyện này ?
 -Lớp nhận xét , bình chọn nhóm , cá nhận kể hay nhất .
4. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2006
tập đọc
 chợ tết 
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
Biết đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi , nhẹ nhàng . Phù hợp với bức tranh giàu màu sắc , vui vẻ , hạnh phúc của một phiên chợ tết miền Trung Du .
2. Kiến thức: 
-Hiểu các từ ngữ trong bài :
-Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Bức tranh chợ tết vùng trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ , hạnh phúc của những người dân quê .
3.Thái độ: HS học thuộc lòng bài thơ .
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ ghi nội dung khổ thơ “ Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi 
 .....................................
 Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau .” 
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Sầu riêng ” trả lời câu hỏi về nội dung bài 
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài: 
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS ngắt hơi đúng nhịp thơ .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
 HS trả lời câu hỏi :
? Người trong các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ? 
? Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao ?
 ? Bên cạnh dáng vẻ những người đi chợ Tết còn có những điểm gì chung ?
? Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết . Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy .
HS đọc thầm lại cả bài thơ , trả lời câu hỏi : Bài thơ có nội dung gì ?
GV khái quát lại nội dung của bài .
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 -HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn một khổ thơ tiêu biểu .
HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ 
 GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ .
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2005
tập làm văn
 Luyện tập quan sát cây cối 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
 Biết quan sát cây cối , trình tự quan sát , kết hợp các giác quan khi quan sát . Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cây.
2.Kĩ năng:
 Từ những hiểu biết trên , tập quan sát , ghi lại kết quả quan sát một cây cụ thể 
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
 Tranh một số loại cây.
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : 
 2 HS nhắc lại dàn ý tả một cây ăn quả .
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
Một HS đọc yêu cầu của bài, HS theo dõi sách giáo khoa .
 GV hướng dẫn cách làm từng phần 
HS làm bài theo cặp đôi trong từng bàn , GV đưa ra mẫu bảng làm phần a, b. Các nhóm ghi lại kết quả thảo luận .
HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận . 
Lớp nhận xét ,bổ sung .GV kết luận.
Bài tập 2 : 
HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc học sinh : Bài yêu cầu các em quan sát một cây cụ thể ,HS có thể quan sát một cây ăn quả , một cây khác , song cây đó phải được trồng ở khu vực trường , hoặc nơi em ở để có thể quan sát được nó .
HS dựa vào những gì quan sát được , ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp .
 HS rình bày kết quả quan sát cả lớp và giáo viên nhận xét .
Tiêu chuẩn đánh giá :
+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không ?
+ Trình tự quan sát có hợp lí không ?
+ Những giác quan nào bạn đã dùng để quan sát ?
+ Cây bạn quan sát có khác gì với những cây cùng loại ?
Lớp nhận xét , GV nhận xét , đánh giá .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới .
luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ : cái đẹp 
i. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : Mở rộng vốn từ , nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu . Bước đầu làm quen với các câu thành ngữ liên quan đến cái đẹp .
2.Kĩ năng : Biết sử dụng những từ đã học để đặt câu và chuyển những từ đó vào vốn từ tích cực .
3. Thái độ : Yêu thích môn học 
ii. đồ dùng dạy học 
Vở bài tập tiếng Việt .
iii. các hoạt động dạy học 
A KTBC : Một  ...  giá . 
Kết luận :
Hoạt động 4: Trò chơi làm nhạc cụ.
*Mục tiêu:
 Nhận biết được âm thanh có thể nghe cao thấp , trầm bổng khác nhau .
* Cách tiến hành:
 Cho Hs làm nhạc cụ : đổ nước vào các chai , từ vơi đến gần đầy .
Gv yêu cầu HS so sánh âm thanh phát ra khi gõ.
HS chuẩn bị bài biểu diễn .
Từng nhóm biểu diễn .
Lớp nhận xét , bình chọn nhóm biểu diễn hay nhất .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 30
Thứ bẩy ngày 18 tháng 2 năm 2006 
Khoa học
Bài 44: âm thanh trong cuộc sống (Tiếp theo )
i.Mục tiêu
1. Kiến thức :
 HS nhận biết một số loại tiếng ồn .
Kĩ năng :
 HS nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống .
3. Thái độ
 - HS có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh .
ii.Đồ dùng dạy - học
iii. các Hoạt động dạy - học
a. KTBC:
 ? Nêu vai trò của âm thanh đối với đời sống con người ?
 B. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn 
* Mục tiêu: Nhận biết được một số loại tiếng ồn .
*Cách tiến hành: 
	GV đặt vấn đề : Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức . Tuy nhiên , có những âm thanh chúng ta không ưa thích ( chẳng hạn như tiếng ồn ) và cần tìm cách phòng tránh .
Bước 1: 
 HS làm việc theo nhóm : Quan sát các hình trang 88 .HS bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường và ở nơi HS sinh sống .
Bước 2: 
Các nhóm trình bày kết quả 
GV giúp HS phân biệt tiếng ồn chính và hầu hết tiếng ồn đều do con người gây ra.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng tránh .
* Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng tránh . 
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS đọc và quan sát các hình trang 88 SGK .Thảo luận tác hại và cách phòng tránh tiếng ồn ở trường và nơi HS sinh sống
Bước 2: 
	-Đại diện các nhóm trình kết quả của nhóm mình .
 	-Nhận xét , bổ sung.
Kết luận :
 4. Hoạt động 3: Nói về các việc nên / không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh .
*Mục tiêu:
 Có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phând chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những ngưòi xung quanh.
* Cách tiến hành:
 	 HS thảo luận cặp đôi về những việc em nên hoặc không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp , ở nhà và ở nơi công cộng 
	HS báo cáo kết quả 
	HS khác nhận xét , bổ sung .
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau 
Địa lý
 Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng nam bộ 
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
 Học xong bài này, HS biết đồng bằng Nam bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo , cây ăn trái và đánh bắt và nuôi nhiều hải sản nhất nước ta.
2. Kĩ năng :
 Nêu được một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó .
Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo .
Khai thác kiến thức từ trang ảnh , bản đồ .
3. Thái độ :
 Tự hào về đất nước Việt Nam 
II- Đồ dùng dạy – học
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam 
Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm của đông bằng nam bộ .
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
 2. Vựa lúa ,vựa trái cây lớn nhất Việt Nam
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
Bước 1:
 HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân , cho biết :
? Đồng bằng Nam bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa , vựa hoa quả của cả nước ?
? Lúa gạo , trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ?
Bước 2:
- HS trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 1:Hs dựa vào SGK , tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi của mục 1 .
 - Bước 2: 
 - HS các nhóm trình bày kết quả , 
 HS khác bổ sung , giáo viên sửa chữa bổ sung hoàn thiện .
GV miêu tả thêm về vườn cây trái của đồng bằng Nam Bộ .
GV : Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước . Nhờ đồng bă này nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới 
 2. Nơi nuôi và đánh bắt thuỷ sản nhiều nhất cả nước 
	Hoạt động 3: Làm việc theo cặp 
Bước 1: HS dự a vào sách , tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo các gợi ý sau :
Điều kiện nào làm cho đồng bàng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản ?
Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây( cá tra , cá ba sa , tôm,...)
Bước 2: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả .
	GV hoàn thiện câu trả lời của HS .
5. Củng cố dặn dò 
 HS đọc mục ghi nhớ .
Gv nhận xét tiết học .
Lịch sử 
 Trường học thời hậu lê 
I. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : Nhà hậu lê rất quan tâm tới việc giáo dục : tổ chức dạy học , thi cử , nội dung dạy học dưới thời hậu Lê.
Tổ chức giáo dục thời hậu Lê quy củ hơn .
Coi trọng sự tự học .
2. Kĩ năng : trình bày được sự phát triển giáo dục thời Lê.
3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc.
II. đồ dùng học tập 
Tranh vinh quy bái tổ , lễ xướng danh.
 Phiếu học tập của HS
III. các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ:
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Thảo theo nhóm 
GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và các nhóm thảo luận các câu hỏi sau :
 ? việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ? 
 ? Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ? 
 ? Chế độ thi cử thời Hậu Lê như thế nào ?
HS trình bày kết quả làm việc .HS khác bổ sung .
GV khẳng định : GD thời Hậu Lê có tổ chức quy củ , nội dung học tập là nho giáo .
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
Gv đặt câu hỏi : 
 + Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ? 
HS nêu ý kiến của mình 
Kết luận : 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thêm về thời Hậu Lê
 Đạo đức
Bài 10: lịch sự với mọi nười ( tiết 2)
I. Mục tiêu
 Như tiết 1
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kién ( Bài tập 2 SGK )
Mục tiêu: Biết bày tỏ quan điểm của mình về các ý kiến đưa ra về cách đối xử với mọi người . 
Cách tiến hành :
GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu : Bìa đỏ ( tán thành ). Bìa xanh ( phản đối ) , bìa trắng ( phân vân , lưỡng lự ) 
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài . HS biểu lộ theo cách đã quy ước .
Gv yêu cầu HS giải thích lí do.
Lớp nhận xét .
GV nhận xét , Kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng . Ya kiến đ là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình , của đất nước mới cần được thực hiện .
3.Hoạt động 2: Đóng vai( bài tập 4 SGK )
Mục tiêu: HS biết sử lí tình huống xảy ra thể hiện là người lich sự .
Cách tiến hành :
 	- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai tình huống a, b. 
	-Các nhóm chuẩn bị cho việc đóng vai .
	-Một nhóm Hs lên đóng vai , các nhóm đóng vai lại nếu có cách xử lí khác . 
	-Cả lớp nhận xét , đánh giá cách giải quyết . 
	-GV kết luận : 
4.Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
 - Thực hiện cư sử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày .
Kĩ thuật
 Chăm sóc rau , hoa. ( tiết 1)
i. mục tiêu
 -Biết được mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số coong việc chăm sóc cây rau , hoa.
-Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa : tưới nước , làm cỏ , vun xới đất .
-Có ý thức chăm sóc và bảo vệ rau , hoa. 
ii. Đồ dùng dạy họC
 Vườn đã trồng rau , hoa. 
Dầm xới hoặc cuốc .
Bình tưới nước .
Rổ đựng cỏ .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây .
a. Tưới nước cho cây.
 Mục đích : Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm , hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút giúp cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi .
Cách tiến hành :
GV đặt câu hỏi để HS nêu cách tưới nước cho cây : 
? ở gia đình em thường tưới nước cho rau hoa vào lúc nào ? 
 ?Tưới bằng dụng cụ gì ?
? Trong hình 1 người ta tưới nước cho cây bằng cách nào ? 
GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới vào lúc trời râm mát . các cách tưới cây và tác dụng của từng cách tưới .
GV làm mẫu HS cách tưới và lưu ý HS phải tưới đều , không để cho nước đọng thành vũng trên luống .
 b. Tỉa cây .
Mục đích : Giúp cho cây đủ ánh sáng , chất dinh dưỡng .
Cách tiến hành : GV hướng dẫn HS cách tỉa cây và lưu ý HS chỉ nhổ tỉa cây cong queo , gầy yếu ,sâu bệnh .
c . Làm cỏ 
Mục đích : Cỏ dại hút tranh nước , chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém . vì vậy , phải thường xuyên làm cỏ cho rau , hoa . 
 Cách tiến hành : GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế để Hs nêu cách làm cỏ : 
? ở gia đình em , em thường làm cỏ rau , hoa như thế nào ? 
? Vì sao phải diệt cỏ dại vào ngày nắng ? 
? Làm cỏ bằng dụng cụ gì ? 
GV nhận xét và hướng dẫn HS nhổ cỏ . 
d. Vun xới đất cho rau , hoa .
Mục đích : Giữ cho cây không đổ , làm cho cây phát triển mạnh .
Cách tiến hành : GV hướng dẫn HS quan sát hình 3 SGK và đặt câu hỏi để HS nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất .
GV làm mẫu cách vun xới đất .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- HS thực hành thao tác chăm sóc rau , hoa .
Kĩ thuật
 Chăm sóc rau, hoa(tiết 2)
i. Mục tiêu 
 Nội dung như tiết 1
ii. đồ dùng dạy học 
 Như tiết 1
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.Hoạt động 2: HS thực hành chăm sóc rau , hoa
Gv tổ chức cho HS làm một trong các công việc chăm sóc cây đã hướng dẫn ở hoạt động 1 
HS nhắc lại các công việc chăm sóc , mục đích và cách tiến hành .
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS .
GV phân công vị trí và giao nhiệm vụ cho HS 
HS thực hành chăm sóc cây rau , hoa . 
GV quan sát , uốn nắn những sai sót của HS .
HS thu gom dụng cụ , cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động .
3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
 GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá :
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động .
 Thực hành đúng thao tác kĩ thuật .
Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao , đảm bảo thời gian quy định . 
4. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “ Bón phân cho rau , hoa".

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc