Đạo đức:
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T2)
I. MỤC TIÊU :
- HS biết cư xử lịch sự với những người xung quanh
- HS có thái độ :
+ Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh
+ Đông tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
1. Kiểm tra :
- Thế nào là lịch sự với mọi người ?
- Vì sao cần phải lịch sự với mọi người ?
2. Bài mới :
* HĐ1 : Giới thiệu bài
* HĐ2: Bày tỏ ý kiến ( BT2 SGK)
- Giáo viên phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến – HS biểu lộ thaí độ theo cách đã quy ước .
- Giáo viên yêu cầu HS giải thích lý do
- Thảo luận chung cả lớp
- Giáo viên kết luận
+ Các ý kiến (c) . (d ) là đúng
+ Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai
TUẦN 22 : Thứ 2 ngày 11 tháng 2 năm 2008 NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ______________________________ Thứ 3 ngày 12 tháng 2 năm 2008 Buổi một : Tập đọc SẦU RIÊNG I. MỤC TIÊU : Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng , chậm rãi . - Hiểu : Các TN (SGK) - Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra : HS đọc thuộc lòng bài “ Bè xuôi sông la” 2. Bài mới : * HĐ1 : Giới thiệu chủ điểm và bài học * HĐ2 : HD luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài ( Đọc 2 – 3 lần ) ( Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ (SGK) và HD cách đọc - 2 HS đọc toàn bài b) Tìm hiểu bài : Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ? ( MN ) Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc (hoa, quả và dáng cây sầu riêng) Tìm những câu văn thể hiện T/C của tác giả với cây sầu riêng c)HD đọc diễn cảm : - Giáo viên HD HS đọc diễn cảm bài văn ( Theo gợi ý mục 2 SGK) - Giáo viên đọc mẫu toàn bài - HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn “ Sầu riêng kì lạ ” Nội dung chính bài văn: (Gợi ý HS rút ra ND chính – Giáo viên bổ sung) 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ________________________ Toán : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số . Rút gọn phân số và qui đồng MS các phân số II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : * HĐ1 : Củng cố kiến thức - HS nhắc lại – Cách tìm các phân số bằng nhau (nêu tên cơ bản của phân số) - Cách rút gọn phân số - Các cách để qui đồng MS ( 2, 3 phân số ) - Giáo viên củng cố lại * HĐ2 : Luyện tập - HS nêu yêu cầu các BT (VBT) – Giáo viên HD cách làm - HS làm bài – Giáo viên theo dõi - Kiểm tra, chấm bài 1 số em - Chữa bài ở bảng 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ________________________ Đạo đức: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T2) I. MỤC TIÊU : - HS biết cư xử lịch sự với những người xung quanh - HS có thái độ : + Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh + Đông tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự. 1. Kiểm tra : - Thế nào là lịch sự với mọi người ? - Vì sao cần phải lịch sự với mọi người ? 2. Bài mới : * HĐ1 : Giới thiệu bài * HĐ2: Bày tỏ ý kiến ( BT2 SGK) - Giáo viên phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ - Gv lần lượt nêu từng ý kiến – HS biểu lộ thaí độ theo cách đã quy ước . - Giáo viên yêu cầu HS giải thích lý do - Thảo luận chung cả lớp - Giáo viên kết luận + Các ý kiến (c) . (d ) là đúng + Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai * HĐ3 : Đóng vai - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luậm và chuẩn bị đóng vai tình huống (a) BT4 - Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai - Một nhóm HS lên đóng vai ; các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác . - Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết - Giáo viên nhận xét bổ sung kết luận chung 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò __________________________________ Khoa học : ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU : Giúp HS : Nêu được vai trò của âm thanh trong cuộc sống ( Giao tiếp, làm tín hiệu. ) - Ích lợi của việc của việc ghi lại được âm thanh II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Khởi động : Tổ chức trò chơi “ Tìm từ diễn tả âm thanh ” - HS thi đua tìm các từ diễn tả tiếng “ Chim kêu ; gió thổi; máy chạy ” 2. Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong cuộc sống : - HS quan sát các hình ( SGK ) - Đọc bài (SGK) - Nêu được vai trò của âm thanh trong cuộc sống - HS nêu kết quả - Giáo viên bổ sung 3.Tìm hiểu những âm thanh phù hợp và những âm thanh không phù hợp: - Giáo viên ghi bảng 2 cột – HS liên hệ tìm những âm thanh phù hợp và những âm thanh không phù hợp - HS xung phong lên bảng điền kết quả vào cột, lớp bổ sung - Giáo viên kết luận bổ sung 4. Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh - HS liên hệ trong cuộc sống . Đọc SGK tìm hiểu qua sách, báo, phim Nêu các ích lợi của việc ghi lại âm thanh 5. Tổ chức trò chơi “ Làm nhạc cụ ” - Giáo viên hướng dẫn cách chơi (SGV) 6. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ________________________ Buổi hai: Thể dục : NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN – TRÒ CHƠI “ ĐI QUA CẦU ” I. MỤC TIÊU : - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Học trò chơi “ Đi qua cầu ” yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Còi, dây II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Phần mở đầu : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến ND yêu cầu giờ học - Tập bài TDPTC - Chạy chậm theo hàng dọc quanh sân 2. Phần cơ bản : * HĐ1 : Bài tập rèn luyện TTCB - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân + HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm 2 chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng . + Tập luyện theo tổ - Giáo viên giám sát, sửa sai + Cả lớp nhảy đồng loạt theo nhịp hô ( 1 lần ) * HĐ2 : Trò chơi vận động - Học trò chơi “ Đi qua cầu ” + Giáo viên nêu tên trò chơi + Cho 1 nhóm làm mẫu + Tổ chức cho các tổ tham gia và thi đua nhau 3. Phần kết thúc - Nhảy nhẹ, làm động tác hồi tĩnh - Giáo viên nhận xét - Dặn dò ________________________ Toán : SO SÁNH 2 PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết cách so sánh 2 phân số có cùng mẩu số - Củng cố và nhận biết 1 phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1 II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra : Quy đồng mẩu số 2 phân số : và ; và 2. Bài mới : * HĐ1 : HDHS so sánh 2 phân số có cùng mẩu số - Giáo viên giới thiệu hình vẽ và nêu câu hỏi để khi trả lời : + Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB ? () + Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB ? () + Nhìn vào hình vẽ hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC với độ dài đoạn thẳng AD từ đó ta suy ra : * Muốn so sánh 2 phân số cùng mẩu số ta làm thế nào ? (SGK) * HĐ2 : Thực hành - Cho HS nêu yêu cầu của từng bài – Giáo viên giúp đở để HS tìm ra cách làm . - HS tự làm bài – Giáo viên theo dõi, hướng dẫn - Chấm, chữa bài 3. Tổng kết ________________________ Luyện từ và câu : CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU : - Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào ? - Xác định đúng CN trong câu kể Ai thế nào ? Viết được 1 đoạn văn tả một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào ? II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra : HS nhắc lại ND cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước ( Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? ) Nêu VD 2. Bài mới : * HĐ1 : Giới thiệu bài * HĐ2 : Tìm hiểu bài ( nhận xét ) Bài tập 1 : - HS đọc ND bài tập1 - Thảo luận nhóm 2 – Tìm hiểu các câu kể Ai thế nào có trong đoạn văn . - HS phát biểu ý kiến ( Câu 1, 2, 4, 5 ) Bài tập 2 : - HS đọc yêu cầu của bài, xác định chủ ngữ của những câu văn vừa tìm được. - HS phát biểu ý kiến Bài tập 3 : - Giáo viên nêu yêu cầu - Gợi ý + CN trong các câu trên cho ta biết điều gì ? + CN nào là 1 từ , chủ ngữ nào là 1 ngữ ? - Giáo viên kết luận (SGV) - Rút ra phần ghi nhớ (SGK) HS nêu VD minh hoạ * HĐ3: Luyện tập - HS nêu yêu cầu của từng BT – Giáo viên gợi ý, HD để HS tìm ra cách làm - HS làm bài – Giáo viên theo dõi - Chấm, chữa bài 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ________________________ Lịch sử : TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ I. MỤC TIÊU : HS biết : - Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử, ND dạy học dưới thời Hậu Lê - Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy cũ, nề nếp hơn. - Coi trọng sự tự học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu học tập của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1.Kiểm tra: - Nhà Hậu Lê đã làm gì để cai quản đất nước? - Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai ? - Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ? 2. Bài mới: * HĐ1 : Tìm hiểu tổ chức giáo dục thời Hậu Lê - Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào? (Lập Văn Miếu, xây dựng lại và mở rộng Thái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào học trường Quốc Tử Giám; trường học có lớp học, chỗ ở, kho trử sách; ở các đạo đều do Nhà nước mở ). - Trường học thời Hậu Lê dạy những gì?(Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc). - Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào?(Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại). * Giáo viên : Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung dạy học là Nho giáo. * HĐ2 : Tìm hiểu chính sách khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê - Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? (Tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu) Giáo viên cho HS xem tranh ảnh ở SGK . 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ______________________________________________________________ Thứ 4 ngày 13 tháng 2 năm 2008 Buổi một : Tập làm văn : LUYỆN TẬP : QUAN SÁT CÂY CỐI I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết quan sát cây cối trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát . Nhận được ra sự giống nhau và khác nhau giữa M. tả 1 loại cây với M. tả một trái cây cụ thể : II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. giới thiệu bài : 2. HDHS làm BT - HS đọc yêu cầu ND bài tập 1 cả lớp theo dõi (SGK) - Yêu cầuHS trả lời các câu hỏi a, b vào vở BT - Nghiên cứu và trả lời ( miệng ) các câu hỏi c, d, e + HS nêu câu trả lời (kết quả) – Giáo viên nhận xétbổ sung và ghi vào bảng kẻ sẳn (SGV) ( Nêu trình tự quan sát từng bài ; các giác quan dùng để quan sát và những chi tiết quan sát được : HS nêu cụ thể từng chi tiết – Giáo viên ghi bảng ) - HS nêu miệng các câu hỏi c, d, e – Giáo viên nhận xét bổ sung KL (SGV) (Tìm hình ảnh so sánh trong 2 bài : sầu riêng và bài bãi ngô; tìm phương pháp nhân hoá trong bài bãi ngô và bài cây gạo ; so sánh bài sầu riêng và bãi ngô mô tả một loại cây . Bài cây gạo mô tả 1 loại cây ) - Hs đọc yêu cầu BT2 - HS nêu cái cây cụ thể mà các em đã quan sát được ( HS quan sát tranh 1 số cây ) - Yêu cầu Hs dựa vào những gì đã được quan sát ( có thể là tranh, ảnh ) ghi lại kết quả quan sát được vào VBT - HS trình bày kết quả quan sát - lớp và Giáo viên nhận xét theo tiêu chuẩn ( Quan sát thực tế , trình tự quan sát, những giác quan dùng để quan sát, phân biệt cây đã QS với những cây khác ) - Ghi điểm những em ghi chép dễ quan sát tốt, nhận xét chung về khái niệm quan sát cây cối của HS . 3. Tổng kết : Củng cố - ... u cấu trúc của câu kể Ai thế nào ? Cho Vd 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) HDHS làm BT - HS đọc yêu cầu của BT1 – HDHS làm bài vào (VBT) - Gọi HS nêu kết quả - Lớp và Giáo viên nhận xét bổ sung KL(SGV) - HS nêu yêu cầu BT2 : ( Tiến hành như BT1 ) HS đọc yêu cầu BT3 - HS nối tiếp nhau đặt câu với các từ vừa tìm được ( ở BT1,2 ) - Giáo viên nhận xét bổ sung - HS đọc yêu cầu ND bài tập 4 . Giáo viên hướng dẫn HS làm vào vở ( với các vế cho sẳn tìm TN , tục ngữ nói về cái đẹp . HS nêu kết quả - Giáo viên nhận xét bổ sung (SGV) 3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò ________________________ Hướng dẫn thực hành :(TV ) LUYỆN VIẾT: BÀI 3 I/ MỤC TIÊU : - Luyện chữ viết cho HS qua đoạn bài viết - Yêu cầu HS viết đúng mẫu chữ , cở chữ , trình bày đẹp . II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1/ Khởi động : Giới thiệu bài 2/ Trọng tâm : * HĐ1 : Chữa BT chính tả HS lần lượt đọc bài làm của mình - Lớp và GV nhận xét , bổ sung GV đọc bài làm đúng cho HS đối chiếu * HĐ2 : Luyện viết : HS đọc thầm bài – Chú ý chữ khó viết ; phân biệt dấu hỏi/ ngã GV hướng dẫn cách trình bày bài viết, nhắc tư thế ngồi viết cho HS. HS viết bài : GV đọc cho HS viết bài . GV đọc cho HS soát bài . HĐ3 : Chấm, chữa bài GV chấm bài Chữa bài : Lưu ý sửa nét chữ cho HS 3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò ________________________ Âm nhạc Cô Hoa lên lớp ________________________ Luỵện Thể dục: LUYỆN TẬP : NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG” I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Luyện tập về Nhảy dây kiểu chụm hai chân . Yêu cầu thực hiện đúng kỉ thuật động tác. - Ôn trò chơi “ Lăn bóng” II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Còi III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Mở đầu : GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung tiết học HS khởi động 2. Phần cơ bản : * HĐ1 : Luyện Nhảy dây kiểu chụm hai chân Chia tổ luyện tập - Tổ trưởng điều khiển – GV giám sát, sữa sai các tổ thi đua biểu diễn lần lượt từng động tác . Cả lớp tập lại - Lớp trưởng điều khiển * HĐ2: Luyện bài thể dục phát triển chung - Cả lớp ôn tập 2 lần - Chia tổ tập luyện - Các tổ thi biểu diễn - Cá nhân thi biểu diễn * HĐ3 : trò chơi “ Lăn bóng” HS chơi theo tổ - GV hướng dẫn 3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò ____________________________________________________________ Thứ 6 ngày 15 tháng 2 năm 2008 Buổi một: Tập làm văn : LUYỆN TẬP : MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. MỤC TIÊU : HS thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( lá, thân, gốc cây ) Ở một số đoạn văn mẩu - Viết được 1 đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Giáo viên nêu yêu cầu ND tiết học : 2. HDHS luyện tập : a) HS đọc yêu cầu NDBT1 - Gọi 2 HS đọc 2 đoạn văn (SGK) - Lớp đọc thầm - HS suy nghĩ và phát hiện cách tả - HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung KL (SGV) b) HS đọc yêu cầu BT2 : - Giáo viên nêu ND yêu cầu của đề bài - Gợi ý HS suy nghĩ, chọn tả một bộ phận ( Lá, thân, gốc, cành ..) của cây mà em yêu thích . - HS nêu : Cây mình chọn để tả, bộ phận mình chọn để tả - Hs làm bài - Giáo viên chọn 1 số bài khá đọc trước lớp chấm điểm 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ________________________ Toán : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Củng cố về so sánh 2 phân số - Biết cách so sánh 2 phân số có cùng tử số II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Giáo viên nêu yêu cầu ND tiết luyện tập 2. HD luyện tập * HĐ1 : Củng cố các cách để so sánh 2 phân số a) So sánh 2 phân số có cùng MS So sánh 2 phân số khác MS b) Giáo viên nêu VD : So sánh 2 phân số và HD cách so sánh Cách 1 : Quy đông MS 2 phân số và ta được và Ta thấy : < nên < Cách 2 : so sánh phân số với 1 Ta thấy : 1 < c) HD so sánh 2phân số có cùng tử số Giáo viên nêu VD : So sánh và Ta có : = = và = = Vì : > nên > Rút ra nhận xét : cách so sánh 2 phân số có cùng tử số (SGK) - Gọi HS nhắc lại cách so sánh : + cùng mẩu số + Cùng tử số * HĐ2 : Luyện tập - HS nêu yêu cầu các BT – Giáo viên hướng dẫn cách làm - Hs làm bài – Giáo viên theo dõi HD - Kiểm tra, chấm bài 1 số em - Chữa bài 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ________________________ Khoa học : ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG ( TIẾP ) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Nhận biết được 1 số loại tiếng ồn - Nêu được 1 số tác hại của tác hại và biện pháp phòng chống - Có ý thức và thực hiện được 1 số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh . II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra: - Nêu vai trò của âm thanh trong cuộc sống. 2. Bài mới: * HĐ1 : Tìm hiểu 1 số loại tiếng ồn - Giáo viên đặt vấn đề để HS thấy được tác hại của tiếng ồn - HS quan sát các hình (SGK) . HS bổ sung thêm 1 số loại tiếng ồn ( ở trường, ở nơi công cộng .) * HĐ2 : Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống - HS quan sát hình và đọc bài (SGK) và trả lời các câu hỏi (SGK) Rút ra 1 số biện pháp để tránh tiếng ồn (SGK) * HĐ3 : Tìm hiểu 1 số việc nên và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn . - Qua bài học và qua thực tế . HS thảo luận để nói về những việc các em nên và không nên làm để góp phần phòng chống ô nhiễm tiếng ồn - HS nêu kết quả - Lớp nhận xét - Giáo viên bổ sung 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ________________________ Kỹ thuật: TRỒNG CÂY RAU, HOA I. . MỤC TIÊU: -HS biết chọn cây rau hoặc hoa đêm trồng. -Trồng được cây rau,hoa trên luống hoặc trong bầu đất. - Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Cây con rau ,hoa để trồng. - Túi bầu có chứa đầy đất. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: *HĐ1. HDHS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con. HS đọc ND bài học. - Tại sao phải chọn cây khỏe,không cong queo, gầy yếu và không bị bệnh , đứt rễ , gãy ngọn. - Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào? - GV nhận xét, giải thích. - HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con. - GV nhận xét và giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con. - Yêu cầu HS nhắc lại cách trồng cây con. * HĐ2: GV HD thao tác kỷ thuật. - Hướng dẫn HS chọn đất, cho đất vào bồn và trồng cây con trên bồn đất. - HDHS trồng cây con theo các bước trong SGK. * HĐ3: HS thực hành trồng cây con. + GV nhận xét và hệ thống các bước trồng cây con. - Xác định vị trí trồng. - Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định. - Đặt cây vào hốc và vun đất quanh gốc cây. - Tưới nước nhẹ quanh gốc cây. + HS thực hành theo nhóm. + Nhắc HS vệ sinh sạch sẽ khi thực hành xong. * HĐ4: Đánh giá kết quả học tập. - HS tự đánh giá kết quả thực hành. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK. Nhận xét giờ học. ________________________ Buổi hai: Luyện Toán : LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ . I. MỤC TIÊU : - Ôn tập củng cố cho HS các kiến thức và kĩ năng về những phần đã học về phân số (phân số bằng nhau, cách rút gọn phân số, cách quy đồng mẫu số các phân số, cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số và khác mấu số ) - HS vận dụng thành thạo vào làm tính và giải toán. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Giới thiệu bài : 2. Trọng tâm : * HĐ1 : Củng cố kiến thức - HS nhắc lại kiến thức về:phân số bằng nhau (Tính chất của phân số ); cách rút gọn phân số ; cách quy đồng mẫu số các phân số; các cách so sánh(2 hay nhiều phân số) cùng mẫu số ; khác mẫu số - Giáo viên củng cố lại * HĐ2: Luyện tập a) HS hoàn thành bài tập 3, 4 (SGK) – Giáo viên theo dõi. - Kiểm tra, chữa bài tập b) Bài tập luyện thêm Bài 1: a) Tìm 5 phân số bằng phân số b) Tìm 3 phân số bằng phân số Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số : a) và ; b) và c) ; ; Bài 3: So sánh các phân số sau a) và b) và - HS làm bài , Giáo viên theo dõi, hướng dẫn - Kiểm tra và chữa bài 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò _________________________________ Kể chuyện : CON VỊT XẤU XÍ I. MỤC TIÊU : 1. Rèn kỹ năng nói : - Nghe thầy cố kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong SHK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, có thể kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên . - Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác . 2. Rèn kỹ năng nghe - Chăm chú nghe thầy ( cô ) kể chuyện, nhớ chuyện - Lắng nghe bạn kể chuyện - Nhạn xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Tranh minh hoạ chuyện II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra : 1 HS kể lại câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết . 2. Bài mới : * HĐ1 : Giới thiệu bài * HĐ2: Giáo viên kể chuyện Giáo viên kể 2 lần – HS nghe * HĐ3: Hướng dẫn Hs thực hiện các yêu cầu của BT a) sắp xếp lại thứ tự các tranh minh hoạ câu chuyện theo tình tự đúng - 1 HS đọc yêu cầu của BT1 - Giáo viên treo tranh – HS thảo luận sắp xếp - HS nêu cách sắp xếp của mình kêt hợp trình bày ND tranh (SGV) b) Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . - HS đọc yêu cầu của BT2,3, 4 - Kể chuyện theo nhóm (N4) - Trả lời câu hỏi về lời khuyên của chuyện - Thi KC trước lớp + HS thi kể từng đoạn câu chuyện + HS thi kể cả câu chuyện Trả lời câu hỏi : Câu chuyện khuyên em điều gì ? Giáo viên củng cố về ý nghĩa câu chuyện + Lớp và giáo viên bình chọn người kể chuyện hay nhất 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò ________________________ TH-Âm nhạc Cô Hoa lên lớp ________________________ Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP I. NHẬN XÉT CHUNG MỌI HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN : - Nề nếp : Có tiến bộ rõ rệt . HS thực hiện nghiêm túc hơn về mọi mặt. SH, đi học đúng giờ . - Học tập : Tập trung và chăm chỉ hơn – ( Kiểm tra VSCĐ thực hiện tương đối nghiêm túc ) - Học bài, làm bài đầy đủ + Tồn tại: 1 số em vẩn còn quên vở - Lao động trực nhật: Sạch sẽ có hiệu quả hơn II. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI : - Duy trì tốt mọi nề nếp sinh hoạt - Thực hiện tốt mọi nội quy của trường , lớp, Đội. - Không chơi những chất gây cháy nổ, không chơi những thứ đồ chơi mang tính bạo lực. _____________________________________________________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: