Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG

TIẾT 1

TẬP ĐỌC : HOA HỌC TRÒ

I MỤC TIÊU:

-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhng, tình cảm.

-Hiểu ND: Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trị (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. KTBC:

-Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài " Chợ tết " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 -Nhận xét và cho điểm HS .

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Luyện đọc:

- 1 HS khá đọc cả bài.

- GV chia đoạn:

+Đoạn 1: Từ đầu đến .ngàn con bướm thắmđậu khít nhau .

+ Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ thì lá càng xanh đến .bất ngờ dữ vậy ?

+ Đoạn 3 : Đoạn còn lại .

-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).

- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS và giải nghĩa một số từ mới trong bài.

- HS luyện đọc theo cặp

 - Gọi một HS đọc lại cả bài .

-GV đọc mẫu toàn bài.

 

doc 25 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
THỨ 2 	 Ngày soạn: 29/01/2010
 Ngày dạy: 01/02/2010
TIẾT 1 
TẬP ĐỌC : HOA HỌC TRÒ 
I MỤC TIÊU:
-Đọc rành mạch, trơi chảy ; biết đọc một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
-Hiểu ND: Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, lồi hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trị (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài " Chợ tết " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 -Nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- 1 HS khá đọc cả bài.
- GV chia đoạn: 
+Đoạn 1: Từ đầu đến .ngàn con bướm thắmđậu khít nhau . 
+ Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ thì lá càng xanh đến ...bất ngờ dữ vậy ?
+ Đoạn 3 : Đoạn còn lại . 
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS và giải nghĩa một số từ mới trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp 
 - Gọi một HS đọc lại cả bài .
-GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
+Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì? ( Ý 1: Vẻ đẹp của hoa cây phượng vĩ )
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3 , lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ? ( Ý 2: Sự thay đổi theo thời gian của hoa phượng)
-GV tóm tắt nội dung bài 
* Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-GV nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
- HS thi đọc toàn bài.
-GV nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Nội dung bài văn muốn nói gì? 
- Gv tổng kết, chốt nội dung chính, ghi bảng.
-Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
	TIẾT 2
 TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU : - Giúp HS : 
- Biết so sánh hao,phân số .
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HSlên bảng chữa bài tập 4 .
+ Gọi 2 HS trả lời quy tắc về so sánh hai phân số khác mẫu số , so sánh hai phân số cùng tử số .
-Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập :
Bài 1 : 1 em nêu đề bài .
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở và chữa bài .
- 3 HS lên bảng làm bài.
+ Yêu cầu HS nêu giải thích cách so sánh .
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm ra các phân số như yêu cầu .
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích .
a/ Phân số bé hơn 1 : b/ Phân số lớn hơn 1 : 
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận ghi điểm học sinh .
Bài 3 : HS đọc đề bài .
+ Muốn sắp xếp đúng các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ? 
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích rõ ràng trước khi xếp .
a/ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn : ; ; ta có : ; ; ( vì 3 phân số có tử số đều bằng 6 , mẫu số 11> 7 ; 7 > 5 )
- 2 HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu. 2HS khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh .
Bài 4 : HS đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích cách tính 
-Gọi 2HS lên bảng tính , mỗi HS một phép tính. 1 em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh 
3. Củng cố - Dặn dò:
-Muốn so sánh 2 phân số có tử số bằng nhau ta làm như thế nào ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .Dặn về nhà học bài và làm bài.
------------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
CHÍNH TẢ: ( Nhớ – viết ) CHỢ TẾT 
I. MỤC TIÊU: 
-Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày đúng đoạn thơ trích ; khơng mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2)
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng lớp viết các dòng thơ trong bài tập 2b cần điền vần vào chỗ trống .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. KTBC:
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp: cái bút , thút thít , đúc súng , chúc tết.
-Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn thơ :
-Gọi HS đọc thuộc lòng 11 dòng đầu của bài thơ .
-Hỏi: + Đoạn thơ này nói lên điều gì ?
+. . . miêu tả vẻ đẹp và không khí vui vẻ tưng bừng của mọi người đi chợ tết. 
* Hướng dẫn viết chữ khó:
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết vào nháp
+ GV yêu cầu HS gấp sách giáo khoa và nhớ lại để viết vào vở 11 dòng đầu của bài thơ .
 * Soát lỗi chấm bài:
+ Treo bảng phụ đoạn thơ và đọc lại để HS soát lỗi tự dò lỗi .
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
*GV dán tờ tờ phiếu đã viết sẵn truyện vui " Một ngày và một năm " 
- GV chỉ các ô trống giải thích bài tập 2 . Phát 4 tờ phiếu lớn và 4 bút dạ cho 4 nhóm HS. Nhóm nào làm xong thì dán phiếu của mình lên bảng .
- HS nhận xét bổ sung bài bạn .
- GV nhận xét , chốt ý đúng , tuyên dương những HS làm đúng và ghi điểm từng HS .
+ Thứ tự các từ cần chọn để điền là : 
hoạ sĩ - nước Đức - sung sướng - không hiểu sao - bức tranh - bức tranh . 
+ Câu chuyện gây hài ở chỗ nào ?
 - Hoạ sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ môt bức tranh hết cả ngày đã là công phu . Không hiểu rằng , tranh của Men - xen được nhiều người hâm mộ vì ông bỏ nhiều tâm huyết và công sức thời gian cả năm trời cho mỗi bức tranh .
 3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
	TIẾT 4
KHOA HỌC : ÁNH SÁNG 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa . . .
+ Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế, . . .
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II. CHUẨN BỊ: Hộp các tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm gỗ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
1) - Tiếng ồn có tác hại gì đối với sức khoẻ con người ?
2) Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng . 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp với yêu cầu .
+ Quan sát hình minh hoạ 1 ,2 trang 90 sách giáo khoa trao đổi để viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng .
 - Gọi HS tiếp nối nhau phát biểu :
- Gọi HS khác nhận xét bổ sung .
+ GV :Nhận xét, kết luận: Ban ngày vật phát sáng duy nhất là mặt trời còn tất cả mọi vật khác được mặt trời chiếu sáng . . . 
c. Hoạt động 2: Aùnh sáng truyền theo đường thẳng.
- Nhờ đâu mà ta có thể nhìn thấy mọi vật ?
+ Vậy theo em ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ?
* Thí nghiệm 1 :
- GV lần lượt chiếu đèn vào 4 góc lớp học 
- Vậy khi ta chiếu đèn pin thì ánh sáng từ đèn pin sẽ đi tới những đâu ?
+ Theo em ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ? 
* GV nhắc lại : Ánh sáng truyền theo đường thẳng .
d. Hoạt động 3 : Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS 
- GV hướng dẫn HS lần lượt đặt giũa đèn và mắt một tấm bìa , một tấm kính thuỷ tinh , một quyển vở , một thước mê ca , chiếc hộp sắt , ... sau đó bật đèn pin .
- Yêu cầu thảo luận cho biết những vật nào mà ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn ?
- GV đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn .
-Tổ chức cho HS trình bày , nhận xét cách làm của các nhóm khác .
+ GV : Nhận xét , tuyên dương những nhóm HS làm tốt .
+ Nhờ vào những vật cho ánh sáng truyền qua và không cho ánh sáng truyền qua người ta đã làm gì ?
* GV kết luận : Ánh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí , nước , thuỷ tinh , nhựa trong . . .
* Hoạt động 4 : Mắt nhìn thấy vật khi nào ?
+ GV gọi 1 HS đọc thí nghiệm 3 trang 91 .
+ Yêu cầu HS suy nghĩ và dự đoán kết quả như thế nào ? 
- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm thí nghiệm .
- GV trực tiếp bật và tắt đèn , sau đó yêu cầu HS trình bày kết quả cùng với cả lớp kết quả thí nghiệm .
+ Vậy mắt ta thấy các vật khi nào ?
*GV Kết luận : 
3. Củng cố – Dặn dò: 
- GV hỏi : Ánh sáng truyền qua các vật như thế nào? Mắt ta khi nào nhìn thấy các vật ? 
 -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
 ĐẠO ĐỨC : GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG(tiết1)	
I.MỤC TIÊU:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm ... văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
-Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nĩi về lợi ích của lồi cây em biết (BT1,2, mục III).
II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ một số loại cây như cây gạo , cây trám đen. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả cây cối đã học .
- 2 - 3 HS đọc đoạn văn miêu tả một loài hoa hay một thứ quả em thích ( BT2 của tiết tập làm văn trước )
-GV nhận xét chung. Ghi điểm từng học sinh .
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn nhận xét :
Bài 1và 2 : 1 HS đọc đề bài :
- Gọi 2 HS đọc bài đọc " Cây gạo " 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc thầm bài văn suy nghĩ và trao đổi trong bàn để tìm ra mỗi đoạn văn trong bài .
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn . 
- HS phát biểu ý kiến . Bài " Cây gạo " có 3 đoạn , mỗi đoạn mở đầu ở những chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thức ở chỗ chấm xuống dòng .
- Yêu cầu cả lớp và GV nhận xét , sửa lỗi và cho điểm những học sinh có ý kiến hay nhất . 
Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS đọc lại bài " Cây gạo "
+ Hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn văn nói lên ý gì ?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn . 
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm .
+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung nếu có 
c. Phần ghi nhớ :
+ GV ghi ghi nhớ lên bảng .
- Gọi HS đọc lại .
d. Phần luyện tập :
Bài 1 : 1 HS đọc đề bài :
- Gọi 1 HS đọc bài " Cây trám đen " 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc thầm bài văn suy nghĩ và trao đổi trong bàn để tìm ra mỗi đoạn văn và nội dung của mỗi đoạn văn trong bài .
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn . 
+ Yêu cầu HS phát biểu ý kiến .
- Yêu cầu cả lớp và GV nhận xét , sửa lỗi và cho điểm những học sinh có ý kiến hay nhất . 
Bài 2 :- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài :
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- GV gợi ý cho HS : 
- Trước hết em phải xác định sẽ viết về cây gì ? Sau đó sẽ nhớ lại về những lợi mà cây đó mang đến cho người trồng .
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn . 
+ HS đọc bài viết của mình. Yêu cầu cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét và sửa lỗi và cho điểm những học sinh có ý kiến hay nhất . 
3. Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn miêu tả về 1 loại cây cho hoàn chỉnh .
--------------------------------------------------------------------
	TIẾT 2
TOÁN : PHÉP CỘNG HAI PHÂN SỐ (TT) 
I. MỤC TIÊU : - Giúp HS : 
Biết cộng hai phân số cùng phân số 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HSlên bảng chữa bài tập số 3 .
-GV nhận xét bài làm ghi điểm học sinh .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Ví dụ :
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Gắn hai băng giấy đã chia sẵn các phần như SGK lên bảng .
- Yêu cầu HS đọc phân số biểu thị số phần Hà và An lấy ở băng giấy màu ?
- Hai phân số này có đặc điểm gì ?
+ Muốn biết cả hai bạn lấy bao nhiêu phần tờ giấy màu ta làm như thế nào ? 
- GV ghi ví dụ : + .
- GV nêu câu hỏi gợi ý :
- Làm thế nào để cộng hai phân số này ?
- Đưa về cùng mẫu số để tính .
- Gọi HS nhắc lại các bước cộng hai phân số khác mẫu số .
+ GV ghi quy tắc lên bảng .Gọi HS nhắc lại .
c) LUỆN TẬP :
Bài 1 ( a,b,c ) : 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi 3 em lên bảng sửa bài.
+ Yêu cầu HS nêu giải thích cách làm .
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 (a,b ) :
- GV nêu yêu cầu đề bài .
+ GV ghi bài mẫu lên bảng hướng dẫn HS thực hiện như SGK :
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ thực hiện các phép tính còn lại vào vở .
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận ghi điểm từng học sinh .
3.Củng cố - Dặn dò:
-Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .Dặn về nhà học bài và làm bài.
--------------------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
ĐỊA LÍ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
	+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
	+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là: khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
II.CHUẨN BỊ :
 -BĐ công ngiệp VN.
 -Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC : 
 -Hãy nêu những thuận lợi để ĐB Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta .
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài : 
 3/.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta:
 *Hoạt động nhóm:
 -GV yêu cầu HS dựa vào SGK, BĐ công nghiệp VN, tranh, ảnh và vốn kiến thức của mình thảo luận theo gợi ý sau:
 +Nguyên nhân nào làm cho ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
 +Nêu dẫn chứng thể hiện ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
 +Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐB Nam Bộ .
 -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 4/.Chợ nổi trên sông:
 *Hoạt động nhóm: 
 GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý :
 +Mô tả về chợ nổi trên sông (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn ?)
 +Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ. 
 GV tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả)về chợ nổi ở ĐB Nam Bộ.
 GV nhận xét phần thi kể chuyện của HS các nhóm .
 3.Củng cố – Dặn dò: 
 -GV cho HS đọc bài trong khung .
 -Mô tả chợ nổi trên sông ở ĐBNB .
 -GV nhận xét tiết học. Dặn: Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố HCM”.
-----------------------------------------------------------------------
	TIẾT 4
THỂ DỤC: BÀI 46. BẬT XA VÀ TẬP PHỐI HỢP CHẠY NHẢY 
 TRÒ CHƠI : “CON SÂU ĐO”
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn bật xa và học phối hợp chạy, nhảy. Yêu cầu bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ( tư thé chuẩn bị, độn tác tạo đà, động tác bật nhảy ). Bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy nhảy.
 -Trò chơi: “Con sâu đo” Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào chơi ở mức tương đối chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ và phương tiện tập luyện bật xa và sân chơi cho trò chơi như ở bài 45. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động :HS tập bài thể dục phát triển chung. 
 -Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập 
 -Trò chơi: “Kéo cưa lừa xe”.
2 . Phần cơ bản:
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 * Ôn bật xa :
 -GV cho HS khởi động kĩ lại các khớp. 
 -GV chỉ huy HS tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần. Đồng thời nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập. 
 -GV chia tổ, tổ chức cho HS tập luyện tại những nơi quy định 
 -GV tổ chức cho thi đua giữa các tổ xem tổ nào có người bật xa nhất sẽ được khen thưởng. Khi HS bật xong, GV nhắc các em thả lỏng tích cực. 
 -GV tổ chức cho HS thi bật nhảy từng đôi một, tổ nào có nhiều người bật xa hơn được biểu dương. 
 * Học phối hợp chạy nhảy 
 -GV nêu tên bài tập, hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu.
- HS tập luyện theo tổ theo khu vực GV phân công.
- Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS.
 b) Trò chơi : “Con sâu đo”.
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giới thiệu cách chơi , hướng dẫn và giải thích cách chơi.
 -Cho HS chơi thử một lần để biết cách chơi. 
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức và nhắc các em. Một số trường hợp phạm quy.
 +Thi đua theo tổ ,đội nào di chuyển nhanh nhất, ít phạm quy đội đó thắng. Hai đội thi từ 1 – 2 lần, GV làm trọng tài, cho HS giám sát, sau các lần chơi cho đổi người giám sát để các em cùng tham gia chơi. 
3 .Phần kết thúc: 
 -Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hoặc đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. GVø giao bài tập về nhà ôn bật xa. 
----------------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU: 
 -Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 -Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định tổ chức: lớp hát.
2.Đánh giá: 
- Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng nêu các đánh giá cụ thể.
- Cá nhân phát biểu.
Nhận xét chung của GV.
*Tuyên dương những em có cố gắng trong học tập và các hoạt động ( Thim, Diên, Thiếp..). Phê bình: Thương, Tương chưa cố gắng; Linh, Thương, Chênh, Tương nói chuyện riêng, một số bạn còn đi học muộn
 3.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì sĩ số.
-Lao động vệ sinh khuôn viên.
 -Học bài và làm bài tập đầy đủ.
- học tuần 24 
 -Tăng cường học nhóm và học bài cũ ở nhà.
4. Hoạt động tập thể:
- Gv tổ chức cho HS ôn một số bài hát tập thể. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4TUAN 23 CKTKN Ngang.doc