Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Mai Diệp Thúy Trâm - Trường TH Mỹ Hòa B

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Mai Diệp Thúy Trâm - Trường TH Mỹ Hòa B

Bài: LUYỆN TẬP CHUNG Môn : Toán

Tiết: 111 Tuần: 23 Thứ hai

I. MỤC TIÊU:

 - Biết so sánh hai phân số.

 - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.

- Hs yêu thích học Toán.

II. CHUẨN BỊ:

* Gv: Các hình minh hoạ, bảng phụ.

* HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

* Hoạt động 1: Biết so sánh hai phân số.

. Bài 1:

- Yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc so sánh.

- Giao việc.

- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai đúng.

 

doc 42 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Mai Diệp Thúy Trâm - Trường TH Mỹ Hòa B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 	LUYỆN TẬP CHUNG	Môn : Toán
Tiết: 111	 	Tuần: 23 	 Thứ hai, ngày 07/02/2011
I. MỤC TIÊU:
	- Biết so sánh hai phân số.
	- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Hs yêu thích học Toán.
II. CHUẨN BỊ: 
* Gv: Các hình minh hoạ, bảng phụ.
* HS: SGK.	 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Biết so sánh hai phân số.
. Bài 1:
- Yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc so sánh.
- Giao việc.
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- Nhận xét, tuyên dương.
. Bài 2:
- Cho Hs nhắc lại quy tắc so sánh một phân số với 1.
- Giao việc.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
. Bài 1: (dưới)
- Cho Hs nhắc lại các dấu hiệu đã học.
- Giao việc.
- Theo dõi, giúp đỡ Hs làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
 Củng cố - dặn dò:
- Làm VBT trang 32 và bài 1 trang 33
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
* Cá nhân, cả lớp.
- Nêu yêu cầu.
- Nhắc lại.
- Làm bài cá nhân vào phiếu.
- Chơi trò chơi:
- Nhận xét.
- Sửa bài.
- Nêu yêu cầu bài.
- Nhắc lại.
- Trao đổi nhóm đôi, làm bài.
a) Phân số bé hơn 1 là 
a) Phân số lớn hơn 1 là 
- Nhận xét.
* Cá nhân, nhóm.
- Đọc yêu cầu bài.
- Lần lượt nhắclại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Thảo luận nhóm, làm bài cá nhân theo nhóm.
 a) 752 (754, 756, 758)Chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
b) 756 chia hết cho 9
Số 766 chia hết cho 2 và cho 3.
- Nhận xét.
- Sửa bài.
- Nhận xét tiết học.
Bài: 	 HOA HỌC TRÒ 	 Môn : Tập đọc
Tiết: 45	 	Tuần: 23 	 Thứ hai, ngày 07/02/2011
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi trải; Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
II. CHUẨN BỊ: 
* Gv: Tranh minh họa bài TĐ trong SGK. Tranh ảnh về cây phượng lúc ra hoa. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* Hs: SGK.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
* Hoạt động 1: Đọc rành mạch, trôi trải.
- Đính tranh minh họa – Giới thiệu bài.
- Đọc cả bài.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
* Chú ý : Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Yêu cầu HS đọc kết hợp tìm hiểu nghĩa các từ khó.
-Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu vài Hs đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng kể rõ ràng, chậm rãi .
* Hoạt động 2: Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Yêu cầu đọc từng đoạn thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi SGK và rút ra nội dung chính của từng đoạn.
+ Câu 1:
+ Câu 2:
+ Câu 3: 
- Nêu nội dung bài.
- Cảm nhận của em về hoa phượng.
* Hoạt động 3: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Giới thiệu đoạn cần hướng dẫn đọc
- Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm
- Cho Hs luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét chung.
 Củng cố - dặn dò:
- Rèn đọc. Đọc diễn cảm đối với Hs khá giỏi.
- Chuẩn bị bài: Chợ Tết.
* Cá nhân
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- 4 Hs lần lượt đọc nối tiếp từng đoạn.
- Nhận xét
- Tìm từ khó ghi vào thẻ từ.
- Giải thích các từ khó trong bài. 
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 Hs đọc cả bài - Nhận xét.
- Lắng nghe.
* Thảo luận nhóm.
- Chia nhóm thảo luận, hỏi đáp các câu hỏi:
+ Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. Phượng được trồng rất nhiều trên các sân trường và thường nở mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. Hoa phượng gắn liền với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò.
+ Cả 1 loạt, cả 1 vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
+ Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
+ Biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở nhiều, đẹp. 
+ Mùa hè, mùa thi của tuổi học trò.
+ Vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp phải xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
+ Bình minh, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng, Xuân Diệu rất tài tình khi miêu tả vẻ độc đáo của hoa phượng, Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với lứa tuổi học trò, Hoa phượng gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
- Nhận xét.
* Cá nhân, nhóm.
- Lắng nghe và tìm giọng đọc diễn cảm phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Rèn đọc diễn cảm theo nhóm đôi
- Các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn nhóm nào đọc tốt .
- Nhận xét tiết học.
 Bài: 	 	CHỢ TẾT 	Môn: Chính tả
Tiết: 23	 	Tuần: 23 	 Thứ hai, ngày 07/02/2011
I. MỤC TIÊU 
- Nhớ – viết lại đúng bài chính tả, trình bày được đúng các khổ thơ , dòng thơ 5 chữ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BTCT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn.
- Trình bày sạch , đẹp và chính xác .
II. CHUẨN BỊ:
	* GV: Bảng phụ.
	* HS: SGK, vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
* Hoạt động 1: Nhớ – viết lại đúng bài chính tả, trình bày được đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Gọi HS đọc đoạn viết.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết. Lưu ý cách trình bày của các khô thơ.
- Đọc các từ khó cho Hs viết.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu Hs viết bài vào vở.
* Lưu ý : Theo dõi HS yếu viết bài.
- Soát lỗi và chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS .
* Hoạt động 2: Làm đúng BTCT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn.
. Bài 2: 
- Giao việc.
- Nhận xét kết quả đúng, tuyên dương.
- Yêu cầu Hs đọc lại bài văn, nêu ý nghĩa của mẫu chuyện.
 Củng cố - dặn dò:
- Viết lại các từ sai.
- Chuẩn bị bài : Dấu gạch ngang.
* Cá nhân, cả lớp.
- Đọc thuộc lòng đoạn viết.
- Nêu từ khó viết và luyện viết.
- Viết bảng con.
- Viết bài vào vở
- Kiểm tra sửa lỗi
* Nhóm, cá nhân.
- Đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm làm bài 
Họa sĩ - nước Đức – sung sương – không hiểu sao - bức tranh - bức tranh
- Nhận xét kết quả.
- Sửa bài.
- Một số Hs đọc bài.
- Câu chuyện muốn nói chúng ta làm việc gì cũng phải dành công sức, thời gian thì mới mang lại kết tốt đẹp 
- Nhận xét tiết học.
Bài: 	 LUYỆN TẬP CHUNG	 	Môn: Toán
Tiết: 112	 	Tuần: 23 	 Thứ ba, ngày 08/02/2011
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
- Hs yêu thích học Toán.
II. CHUẨN BỊ: 
* Gv: Bảng phụ.
* HS: SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Biết tính chất cơ bản của phân số.
. Bài 2:
- Hướng dẫn Hs làm bài.
- Giao việc.
- Theo dõi, giúp đỡ Hs.
- Chấm điểm một số tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
. Bài 3:
- Hướng dẫn Hs làm bài.
- Giao việc.
- Nhận xét, tuyên dương.
. Bài 2:
- Tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng.
- Nhận xét, tuyên dương.
Củng cố - dặn dò:
- Làm VBT trang 33, 34; trang 35 cho Hs khá giỏi.
- Chuẩn bị bài: Phép cộng phân số.
* Cá nhân.
- Đọc đề bài.
- Lắng nghe.
- Làm bài cá vào vở:
. Phân số chỉ phần HS trai:
- Số HS của cả lớp đó là:
14 + 17 = 31 (HS)
Phân số chỉ phần HS trai là: 
b. Phân số chỉ phần HS gái là: 
- Nhận xét.
- Sửa bài.
* Cá nhân, nhóm.
- Nêu đề bài.
- Nêu cách làm theo gợi ý của Gv: Rút gọn các phân số đã cho hoặc qui đồng mẫu số..
- Thảo luận nhóm, làm bài cá nhân theo nhóm.
- Lần lượt trình bày:
* Rút gọn các phân số ta có:
	; 
 	; 
Các phân số bằng là ; - -
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài.
- Chơi trò chơi trên bảng con.
864752 18490 215
- 91846 1290 86
 772906 0
- Nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
Bài: 	DẤU GẠCH NGANG	Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 45	 	Tuần: 23 	 Thứ ba, ngày 08/02/2011
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được tác dụng của dấu ngạch ngang.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn; viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
- Yêu thích học Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ: 
* GV: Bảng phụ, tranh.
 * HS: VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
* Hoạt động 1: Nắm được tác dụng của dấu ngạch ngang.
- Đưa yêu cầu.
- Yêu cầu HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang và nêu tác dụng dấu gạch ngang.
- Nhận xét.
- Kết luận chung .
* Hoạt động 2: Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn
. Bài tập 1:
- Yêu cầu Hs đọc mẫu chuyện.
- Giao việc.
- Theo dõi, giúp dỡ Hs.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
. Bài tập 2:
- Hướng dẫn viết đoạn văn
- Yêu cầu một số Hs nêu trước lớp.
- Cho Hs làm bài vào vở.
- Mời một số HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, chỉnh sửa câu văn cho Hs.
 Củng cố - dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
* Nhóm.
- Đọc yêu cầu.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
- Thảo luận nhóm.
a) - Cháu con ai ?
 - Thưa ông, cháu là con ông Thư.
b) - Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công, đã bị trói xếp vào bên sườn.
c) - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn 
 - Khi điện đã vào quạt, tránh để .
 - Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ 
 - Khi không dùng, cất quạt 
- Nêu ý kiến: Tác dụng của dấu gạch ngang: Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- Nêu phần ghi nhớ.
* Nhóm đôi.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc bài.
- Thảo luận nhóm đôi – Trình bày.
+ Pa-xcan thấy bố mình - một viên chức Sở Tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. ( đánh dấu phần chú thích trong câu)
+ "Những dãy tính .. làm sao" - Pa-xcan nghĩ thầm . ( đánh dấu phần chú thích trong câu)
+ Con huy vọng  con tính - Pa-xcan nói. ( dấu thứ nhất dánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan Dấu thứ hai dánh dấu phần chú thích.
- Nhận xét.
* Cá nhân.
- Nêu yêu cầu bài.
 ... phân số. 
	- Thực hành cẩn thận, chính xác.
- Hs yêu thích học Toán.
II. CHUẨN BỊ: 
* Gv: Bộ toán, hình minh hoạ, bảng phụ.
* HS: SGK, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số. 
. Bài 1:
- Yêu cầu Hs nhắc lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
- Giao việc.
- Chấm điểm một số tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số. 
. Bài 2: 
- Giao việc.
- Hướng dẫn các nhóm còn gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương.
. Bài 4:
- Giao việc.
- Nhận xét, tuyên dương.
Củng cố - dặn dò:
- Làm VBT bài 1; bài 2,3 cho Hs khá giỏi.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
* Cá nhân.
- Nêu yêu cầu bài.
- Nhắc lại.
- Làm bài cá nhân vào tập.
và 
; 
và 
 và 
; 
.
- Nhận xét.
- Sửa bài.
* Nhóm, cá nhân.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm. Làm bài cá nhân theo nhóm.
 và 2 thành và 
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Nhận xét, sửa bài.
- Nhận xét tiết học.
Bài: 	 	CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
	Môn: Tập làm văn
Tiết: 46	 	Tuần: 23 	 Thứ sáu, ngày 11/01/2011
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối.
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối; biết lập giàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học.
- BVMT: Cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ: 
* Gv: Bảng phụ.
* HS: VBT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối.
. Bài 1: Bài văn Bãi ngô.
- Yêu cầu đọc bài văn.
- Xác định các đoạn và nội dung từng đoạn?
- Dán bảng phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng.
. Bài 2: Bài văn Cây mai tứ quý (Tr 23)
- Dán bảng tờ phiếu ghi lời giải, chốt lại lời giải đúng.
* BVMT: Qua 2 bài Bãi ngô và Cây mai tứ quý, ta cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên như thế nào và ta phải làm gì để có được vẻ đẹp đó?
- Trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có gì khác với bài Bãi ngô?
- Nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?
- Kết luận.
* Hoạt động 2: Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống.
. Bài tập 1:
- Đọc bài văn.
- Bài văn miêu tả theo trình tự nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
. Bài tập 2:
- Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học.
- Treo tranh ảnh về cây ăn quả.
- Yêu cầu Hs lập dàn ý.
- Nhận xét.
Củng cố - dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Sầu riêng.
* Nhóm đôi, cá nhân.
- Đọc bài, cả lớp theo dõi.
- Đọc bài văn Bãi ngô.
- Đọc thầm lại bài Bãi ngô, thảo luận nhóm đôi xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.
+ Đoạn 1: Giới thiệu bao quát bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
+ Đoạn 2: Tả hoa và búp ngô non, giai đoạn đơm hoa kết trái.
+ Đoạn 3: Tả hoa và lá ngô, giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc có thể thu hoạch.
- Nhận xét.
- Đọc bài văn, nêu yêu câu.
- Xác định từng đoạn bài văn, phát biểu ý kiến.
+ Đoạn 1: Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh).
+ Đoạn 2: Tả cánh hoa và trái cây.
+ Đoạn 3: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
- Nhận xét.
- Qua 2 bài Bãi ngô và Cây mai tứ quý, ta cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên đẹp, tươi tốt, ta phải luôn gìn giữ vẻ đẹp ấy (chăm sóc, bảo vệ, không phá hoại, ...)
- Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
- Bài văn miêu tả cây cối gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Phần mở bài: Tả và giới thiệu bao quát về cây.
+ Phần thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
+ Phần kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tặng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. 
- Đọc ghi nhớ sgk.
* Nhóm, cá nhân.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm nhận ra trình tự miêu tả
+ Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa con đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài.
- Quan sát.
- Chọn một loại cây ăn quả yêu thích và lập dàn ý – trình bày.
Dàn ý tả cây bưởi: Thân nhỏ, cong; Lá xanh, thon tròn; Hoa trắng, thoảng hương thơm ngào ngạt...
- Nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
 Bài: 	 	SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH	Môn: Khoa học
Tiết: 46	 	Tuần: 23 	 Thứ sáu, ngày 11/01/2011
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua khí, chất rắn, chất lỏng.
- Biết bảo vệ môi trường không để âm thanh ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
II. CHUẨN BỊ: 
* GV: Tranh, ảnh sưu tầm; hình SGK, 2 ống bơ, vài vụn giấy, 2 miếng ni lông, dây chun, 1 sợi dây mềm, trống, đồng hồ, túi ni lông, chậu nước.
* HS: 2 ống bơ, vài vụn giấy, 2 miếng ni lông, dây chun, 1 sợi dây mềm, trống, đồng hồ, túi ni lông, chậu nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh.
- Giới thiệu bài.
- Yêu cầu Hs nêu SGK, thí nghiệm và trả lời: Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống? 
- Tiến hành thí nghiệm và hướng dẫn Hs rút ra kết quả.
- Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua khí, chất rắn, chất lỏng.
- Đính hình 2 và yêu cầu Hs quan sát, đọc thông tin SGk.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS:
 - Tìm thêm các dẫn chứng cho sự truyền âm thanh qua chất rắn, chất lỏng.
- Nhận xét.
- Ví dụ về sự lan truyền âm thanh.
- Trong thí nghiệm phần 1, nếu đưa ống bơ ra xa dần thì rung động của các vụ giấy có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
- Âm thanh yếu dần khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên hay yếu đi?
- Kết luận.
- BVMT: Các âm thanh xung quanh ta? Nếu các âm thanh này quá nhiều thì ta cảm thấy như thế nào? Vì vậy ta cần phải làm gì?
* Hoạt động 3: Trò chơi: Nói chuyện qua điện thoại.
- Nêu tên trò chơi và cách chơi.
+ Làm điện thoại ống nối dây.
+ Phát tin cho từng nhóm.
+ Truyền tin cho bạn ở đầu dây kia.
- Nhóm nào ghi lại đúng tin đó thì thắng cuộc.
Củng cố - dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Âm thanh trong cuộc sống.
* Cá nhân, nhóm đôi.
- Lắng nghe.
- Đọc SGK, tiến hành quan sát thí nghiêm và dự đoán.
- Quan sát thí nghiệm Gv làm và thảo luận nhóm đôi nêu kết quả (giống phần ghi nhớ SGK).
* Nhóm.
- Quan sát và đọc.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm - Trình bày kết quả.
+ Nghe được tiếng chuông đồng hồ.
+ Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền qua chất lỏng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận:
+ Cá ngh thấy tiếng chân người bước.
+ Gõ thước lên hộp bút, đặt tai xuống bàn sẽ nghe được..............
- Nhận xét, bổ sung.
- kh i ô tô đến gần ta nghe thấy tiếng còi to khi ô tô đi xa ta nghe thấy tiếng còi nhỏ đi, ... 
- Thay đổi, rung động của giấy yếu dần.
- Yếu đi.
- Tiếng trống trường, tiếng kèn xe, ...
- Ta cảm thấy đau đâu, mệt mỏi, ...
- Hạn chế phát ra những âm thanh to, ...
* Nhóm.
- Lắng nghe.
- Các nhóm chơi trò chơi.
- Nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
Bài: 	 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CẢU CÂY RAU, HOA 	
	Môn : Kỹ thuật
Tiết: 23	 	Tuần: 23 	 Thứ sáu, ngày 11/01/2011
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
- Yêu thích trồng trọt.
II. CHUẨN BỊ: 
* GV: Tranh ảnh.
	 * HS: Tranh, ảnh sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
* Hoạt động 1: Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- Yêu cầu hs quan sát tranh.
- Các điều kiện nào ảnh hưởng trực tiếp đến cây rau, hoa?
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Biết liên hệ thực tiễn về điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
- Yêu cầu Hs đọc nội dung 2 SGK.
- Gv gợi ý để hs tìm hiểu:
+ Yêu cầu của cây đối với từng điều kiện.
+ Những biểu hiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp.
- Nhận xét, kết luận
 Củng cố - dặn dò:
Chuẩn bị bài: Trồng cây rau, hoa.
* Cá nhân, nhóm đôi.
- Quan sát tranh
- Nhận ra các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây rau, hoa là: nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
- Nhận xét, bổ sung.
* Nhóm.
- Đọc nội dung 2, cả lớp theo dõi.
- Thảo luận tìm hiểu sự ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau và hoa:
+ Nhiệt độ
+ Nước
+ ánh sáng
+ Chất dinh dưỡng
+ Không khí
- Nhận xét, các nhóm bổ sung.
- Đọc ghi nhớ sgk.
- Nhận xét tiết học.
Bài: 	HỌC HÁT BÀI: BÀN TAY MẸ	Môn : Âm nhạc
Tiết: 23	 	Tuần: 23 	 Thứ sáu, ngày 11/01/2011
I. MỤC TIÊU:
	- Biết theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
	- Yêu thích ca hát.
II. CHUẨN BỊ:
 * GV: Thuộc bài hát. Băng nhạc, máy nghe.
 * HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài. Biết theo giai điệu và lời ca.
- Giới thiệu bài, tên bài, tác giả
- Nghe băng bài hát.
- Tập đọc lời ca.
- Gv dạy hát từng câu đến hết lời của bài hát
- Giao việc.
- Theo dõi.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với vỗ tay.
- Hướng dẫn Hs hát kết hợp vỗ tay theo điệu bài hát.
- Thi đua.
- Nhận xét, công bố nhóm hát hay.
- Em hãy kể tên một số bài hát viết về mẹ mà em biết?
- Em có thể hát bài hát mà ca ngợi về mẹ cho cả lớp nghe được không?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên đọc bài thơ “Gió từ tay mẹ” trong sách giáo khoa cho cả lớp nghe.
 Củng cố - dặn dò:
- Tập hát và biễu diễn bài hát.
- Chuẩn bị bài: Ôn bài hát: Bàn tay mẹ – Tập đọc nhạc số 6.
* Lớp, nhóm, cá nhân.
- Lắng nghe.
- Nghe băng nhạc.
- Đọc lời ca.
- Lắng nghe từng câu và hát lại.
- Chia 4 nhómm tập hát.
- Thi đua hát theo nhĩm.
- Hát đôi, cá nhân.
* Cả lớp.
- Thực hành theo Gv.
- Tự thực hành.
- Hai nhóm thi với nhau.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lời ru của mẹ, chỉ có một trên đời 
- Học sinh hát
- Nhận xét tiết học.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày ............. tháng .......... năm 2010
	.
.
.
	Tổ trưởng
	Nguyễn Thị Tuyết Nga
DUYỆT CỦA BGH
Ngày	tháng	năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23(6).doc