Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Nguyễn Tuấn Anh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Nguyễn Tuấn Anh

Tập đọc

Hoa học trò

I. Mục tiêu

-Biết đọc diễn cam một đoạn văn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

-Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, lời hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

II Đồ dùng Dạy- Học

-Hìng trong SGK phóng to.

III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu

1.Kiểm tra bài cũ

-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết và trả lời cầu hỏi về nội dung bài.

2.Dạy bài mới

2.1. Giới thiệu bài.

Cho HS quan sát hinh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ gì?

- GV : Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với kỉ niện của thuở cắp sách tới trường. Tại sao ngừoi ta lại gọi hoa phượng là hoa học trò? Hoa phượng có gì đặc biệt làm ta cảm thấy xao xuyến bồi hồi? bài văn Hoa học trò hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.

 

doc 11 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Nguyễn Tuấn Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
************************************************
Tuần 23 Thứ hai, ngày 1 tháng 2 năm 2010
Tập đọc
Hoa học trò
I. Mục tiêu
-Biết đọc diễn cam một đoạn văn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
-Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, lời hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
II Đồ dùng Dạy- Học
-Hìng trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1.Kiểm tra bài cũ
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết và trả lời cầu hỏi về nội dung bài.
2.Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
Cho HS quan sát hinh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV : Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với kỉ niện của thuở cắp sách tới trường. Tại sao ngừoi ta lại gọi hoa phượng là hoa học trò? Hoa phượng có gì đặc biệt làm ta cảm thấy xao xuyến bồi hồi? bài văn Hoa học trò hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
2.2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- GV chia bài văn thành 3 đoạn, yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc. (3 lượt)
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS,
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa cá từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau: toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư để cảm nhận được vẻ đẹp của hoa phượng và sự thay đổi bất ngờ của nmàu hoa theo thời gian.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trao đổi tim những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều.
+ Em hiểu "đỏ rực" ckó nghĩa như thế nào?
+ Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng? 
- GV nêu: Đoạn 1 cho chúng ta cảm nhận được số lượng hoa phượng.
- Gv ghi ý chính lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò có cảm giác gì? vì sao?
+ Hoa phượng còn có gì đặc biết làm ta náo nức?
+ ở đoạn 2 tác giả đã dùng giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của là phượng?
 +Màu hoa phượng thay đổi như thế nàotheo thời gian?
+ Em cảm nhận được gì qua đoạn văn thứ hai?
-GV nêu và ghi ý chính đoạn 2 lên bảng
-GV hỏi khi đọc bài Hoa học trò em càm nhận được điều gì?
c)Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ có ghi đoạn 1 lên bảng.
+ GV đọc mẫu
+Yêu cầu HS tìm cách đọc hay, từ ngữ cần nhấn giọng và luyện đọc theo cặp
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn trên.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có giọng đọc hay..
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS quan sát và trả lời
-HS chú ý nghe
-3 HS đọc bài văn.
+ Đoạn 1: Phượng không phải....đậu khít nhau
+ Đoan 2: nhưng hoa càng đỏ.....bất ngờ vậy
+ Đoạn 3: Bình minh....câu đối đỏ.
-1 HS đọc thành tiêng phần chú giải.
- 2 HS đọc lại toàn bài.
- HS chú ý nghe, theo dõi SGK
- HS đọc thầm, trào đổi tìm từ ngữ.
Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời..
+ Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng.
- HS chú ý nghe
- 2 HS nhắc lại ý chinh đoạn 1
+ Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì phượng là lời cây rất gẫn gũi quen thuộc với tuổi học trò. Phượng được trồng rất nhiều trên các sân trường, Hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. Hoa phượng nở làm các cậu họa trò nghĩ đến mùa thi. Hoa phượng gắn liền với nhứng kỉ niêm buồn vui cảu tuổi học trò.+
+ Hoa phượng nở gợi cho mõi người học trò cảm giá vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng bào sắp kết thúc năm học, phải xa các bạn xa thầy cô.., Vui vì hoa phượng bào hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đồi đỏ.
+ Tác giả dùng vị giác, súc giác, thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.
+ Bình minh, màu hoa phượng là mầu còn non, có mua hoa phượng càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu cũng đậm dầ, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
+ Đoạn 2 cho thấy vẻ đẹp đặc sắc cảu hoa phượng.
- 2 HS đọc lại ý chính đoạn 2.
- HS trả lời:
+ Xuân Diệu đa rất tài tình khi miêu tả vẻ đẹp độc đáo cua hoa phượng.
+ Hao phượng là loài hoa rất gần gũi , thân thiết với lứa tuổi học trò.
+Vẻ đẹp độc đáo , đặc sắc của hoa phượng.+ Hoa phượng gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
- HS nghe
- 2 HS nhắc lại.
- 3 HS đọc bài
- HS trao đổi và trả lời: Đọc bài với giọng nhẹ nhàng suy tư nhấn giọng ở cá từ ngữ gợi tả.
- HS quan sát
- HS chú ý nghe
- HS trao đổi và luyện đọc
+ 3-5 HS thi dọc, HS cả lớp theo dõi và bình chon bạn đọc hay
IV.Củng cố, dặn dò
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nàh học bài và chuần bị bài sau.
*****************************************************
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
Giúp HS :
+ Biết so sánh 2 phân số.
+ Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 để làm một số bài toán đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
A.Kiểm tra bài cũ
Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số.
GV đánh giá, cho điểm
B.Bài mới:
1 Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: -Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi 3 HS lên bảng trình bày.
-Gọi HS nhận xét.
Bài 2: ( trang 123 SGK ) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lêmn bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xxét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét
Bài 1: (cuối trang 123):
- Yêu cầu HS nêu dấu hiệ chia hết cho 2, 3, 5, 9
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
+ Gọi 2 HS phát biểu cách quy đồng mẫu số hai phân số.
-HS nghe
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm lần lượt từng bài trong vở bài tập rồi chữa bài. 
- HS nhận xét.
+ Kết quả: 
- HS nêu yêu cầu.
HS tự làm bài vào vở BT
1HS đọc chữa.
HS nhận xét: 
+ Kết quả:phân số bé hơn 1:;Phân số lớn hơnn 1:
- 4 HS nêu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm; 1 HS lên bảng.
Nhận xét. 
IV.Củng cố, dặn dò.
-GV tổng kết giờ học, yêu cầu HS về nhà bạn nào chư làm song bài tập thì tiếp tục làm cho song, học bài và chuẩn bị bài sau.
**********************************************
 chính tả ( Nhớ viết)
Chợ tết
I. Mục tiêu
* Nhớ lại bài thơ “ Chợ Tết ” đã thuộc- viết lại đúng, trình bày đúng một đoạn trong bài thơ. 
* Làm đúng các bài tập phân biệt và viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ viễt lẫn: l/ n; hoặc ut/ uc.
II. Đồ dùng dạy học:
+Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b . 
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1. Kiểm tra bài cũ:
2, 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp hoặc bảng con những từ ngữ sau theo lời đọc của giáo viên: mưa răng, gió, reo vui, cặp da....; hoặc mỏng manh, rực rỡ, rải kín, tản mát.............. 
2. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nói mục đích, yêu cầu của giờ học
3. Hướng dẫn học sinh nghe – viết:
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn thơ cần viết trong SGK.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý một số điều về cách trình bày,những lỗi chính tả dễ mắc khi viết bài.
- 1, 2 Học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ- viết trong bài “ Chợ Tết”.
- Học sinh nhớ lại- tự viết bài.
- Giáo viên chấm chữa từ 7 đến 10 bài.Trong khi đó từng cặp học sinh đổi vở, soát lỗi cho nhau. Các em sưả những chữ viết sai bên lề vở.
4. Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn: Trong mẩu chuyện vui Một ngày và một năm có những ô trống. Để hoàn chỉnh mẩu chuỵện này các em phải tìm các tiếng thích hợp điền vào ô trống. Lưu ý ô sô 1 chứa tiếng có âm đầu s/x, ô số 2 chứa tiếng có vần ưc/ưt.
-Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Yêu cầu HS đọc lại mẩu chuyện, trao đổi và trả lời câu hỏi: Truyện đáng cười ở điểm nào?
+GV kết luận : Câu chuyện muốn nói với chúng ta làm việc gì cũng phải dành côn sức, thời gian thì mới mang lại kết quả tôt đẹp được.
-2-3 lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS nghe
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
-1 HS đọc bài thơ
-HS nghe
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ trong bài chợ tết.
- HS viết chính tả
- Yêu cầu HS đổi vở để soát lỗi cho nhau.
- 1đọc yêu cầu bài.
- 2 HS làm bài trên bảng. HS dưới lớp làm bàng bút chì vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng.
- Đáp an đúng
Họa sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh.
- HS trao đổi và trả lời: Người họa sĩ trẻ ngây thơ không hiểu rằng Men- xen là một họa sĩ nổi tiếng, ông dành nhiều tâm huyết, thời gian cho mỗi bức tranh nên ông được mọi ngwoif hâm mộ và tranh của ông bán rất chạy.
-HS nghe
IV.Củng cố- Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
**************************************************
lịch sử
Văn học và khoa học thời hậu lê
I. Mục tiêu
- Biết đựoc sự phát triển của nvăn học và khoa học thời Hậu Lê
- Bíêt đựơc có các tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên
II Đồ dùng Dạy- Học
- Hình minh họa trong SGK.
- Thông tin vể văn học, khoa học thời Hậu Lê.
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước.
- GVnhận xét cho điểm.
2. Giới thiệu bài.
- Cho HS quan sát chân dung Nguyễn Trãi và yêu cầu HS nói những điều em biết về Nguyễn Trãi
GV giới thiệu.
Thời Hậu Lê chú ý phát triển đến giáo dục nên văn học và khoa học cũng phát triển, đã để lại cho dân tộc ta những tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Nguyễn Trãi là tác giả tiêu biểu cho văn học và khoa học thời Hậu Lê. Bai học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn học và khoa học thời Hậu Lê.
Hoạt động 1
Văn học thời Hậu Lê
-Yêu cầu 1 HS đọc bài.
-Yêu cầu HS tìm hiểu trong SGk và trả lời các câu hỏi:
Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng chữ gì?
-GV giới thiệu về chữ hán và chư nôm cho HS hiểu.(STK trang 101)
+Hãu kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớn thời kì này?
+ Nội dung của các tác phẩm thời kì này nói lên điều gì?
+ GV kết luận, Các tác giả, tác phẩm thời kì này cho thấy cuộc sống của xã hội thời Hậu Lê.
Hoạt động 2
Khoa học thời Hậu Lê
-Yêu cầu Hs cùng đọc SGK trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Kể ten các lĩnh vực khoa học đã được cá tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì này ... ái đẹp: phẩm chất quý hơn vẻ bên ngoài.
 d) Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
Hình thức thường thống nhất với nội dung.
- G V treo bảng phụ ghi sẵn bài 1 lên bảng gọi HS trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài tập 2
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi về các trường hợp dụng các câu tục ngữ nói trên.
VD. Em và mẹ đi mua đồ dùng học tập.Vào của hàng em rất thích chiếc bút trung quốc mạ kem sáng bóng. Mẹ chọn cho em chiếc bút Trường Sơn màu đỏ và nói; "Hàng Việt Nam đẹp đấy con ạ! Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cái bútv này trông không đẹp bằng chiếc bút kia nhưng mẹ biết rằng nó rất tôt đấy". Em vâng lời mẹ và quả đúng như vậy em dùng chiếc bút cả năm mà vấn trơn đều, nét chữ rất đẹp.
-Yêu cầu HS trình bày ý kiến của mình.
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi, tìm từ ngữ.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đặt câu.
- Gọi HS trình bày câu của mình.
- 3 HS nêu ghi nhớ
- 2 HS chữa BT 3 phần luyện tập của tiết trước.
- GV ( HS ) nhận xét và đánh giá bằng điểm số.
- Gv ghi bài.
- HS đọc yêu cầu BT 1 lớp đọc thầm lại.
- HS thảo luận làm bài và đánh dấu x vào đúng ô mình chọn bằng bút chì trong sách. Trao đổi tìm cách sử dụng các câu đó.
- 1 HS lên bản trình bày.
- HS nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ trao đổi.
- 3-5 HS trình bày trước lớp
- 2 Học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu. Học sinh cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi thảo luận tìm từ ngữ.
- HS: Các từ chỉ mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời, tuyệt diệu, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, như tiên, dễ sợ....
- HS làm vào vở.
- HS đọc 
- Học sinh suy nghĩ và chọn từ đặt câu sẵn trong đầu.
- HS đặt câu.
IV.Củng cố, dặn dò
- GVtổng kết giờ học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
************************************************
Toán
Phép cộng phân số(Tiếp)
I. Mục tiêu
+ Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu.
+ Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
II Đồ dùng Dạy- Học
+ Mỗi HS chuẩn bị 3 băng giấy hình chữ nhật kíchthứoc 2x3cm. kéo.
+ GV chuẩn bị 3 băng giấy màu kích thước 1x6 dm.
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu. và làm một số phép toán theo yêu cầu GV.
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Cộng hai phân số khác mẫu số:
- Gv nêu ví dụ: Có một băng giấy màu, bạn Hà lấy 1/2 băng giấy, bạn An lấy 1/3 băng giấy. Hỏi cả hai bạn lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu?
- Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy ta làm tính gì?
- Em có nhận xét gì về hai phân số này?
- Làm cách nào để cộng được hai phân số này?
- GV yêu cầu HS qui đồng mẫu số rồi cộng phân số.
- Qua phép cộng trên em nào có thể nêu quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số?
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc trên.
Luyện tập:
Bài 1:Hoạt động cá nhân, làm bảng con.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
a. 
- Gọi HS phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2: HĐ cá nhân, làm vở.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập và mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
a.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3: Thảo luận nhóm 3, làm vở.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
 Tóm tắt
Giờ đầu : quãng đường
Giờ sau : quãng đường
Cả hai giờ : . . . quãng đường? 
-3 - 4 HS lên bảng thhực hiện yêu cầu.
- Theo dõi và đọc lại ví dụ.
- Tính cộng 
- Hai phân số này khác mẫu số.
- Ta phải qui đồng mẫu số rồi thực hiện phép cộng.
- 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào nháp.
• Qui đồng mẫu số:
 ; 
• Cộng hai phân số có cùng mẫu số:
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta qui đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại.
.- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
b. 
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
b. 
c. 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
 Sau hai giờ ô tô đó chạy được:
 (quãng đường)
 Đáp số: quãng đường 
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
*********************************************************
địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở
đồng bằng nam bộ (Tiếp)
I.Mục tiêu
+Biết đồng bằng Nam bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
+ Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của ngwofi9 dân đồng bằng Nam Bộ.
+Trình bày những hoạt động đặc trưng của chợ nổi
II. Đồ dùng
+ Tranh ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
+Nội dung các sơ đồ.
III.Các hoạt dộng Dạy – Học chủ yếu
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
+Kiểm tra bài cũ.
+Dạy bài mới:
Hoạt động 1
Vùng côngnghiệp phát triển mạnh
nhất nước ta
TT
Ngành công nghiệp
Sản phẩm chính
Thuận lợi do
1
2
3
4
-Nhận xét
-Tổng hợp các ý kiến của HS
-Kết luận:Nhờ có nguồn nguyên liệu và laođộng, lại đựơc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng NamBộ đã trẩ thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ât với một số ngành nghề chính như khai thác dầu khí. Chế biến lương thực thực phẩm.
-Gọ HS trình bày lại.
Hoạt động 2
Chợ nổi trên sông
-Yêu cầu HS nhắclại phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân đồng bằng Nam Bộ.
-Hỏi
+ Vậy các hoạt động mua bán, trao đồi của người dân diễn ra ở đâu?
-GV giưói thiệu chợ nổi- một một nét văn hoá đặc trưng của người dân Nam Bộ.
-Yêu cầu thảo luận cặp đôi, mô tả về những hoạt động về mua bán. trao đổi ở chợ nổi trên sông của người dân.
-3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước.
-Tiến hành thảo luận nhóm
-Đại diện 2 nhóm lên trình bày trên bảng.
TT
Ngành công nghiệp
Sản phẩm chính
Thuận lợi do
1
Khai thác dầu khí
Dầu thô, khí đốt
 Vùng biển có dầu khí
2
Sản xuất điện
Điện
Sông ngòi có thác ghềnh
3
Chế biến LTTP
Gạo, trái cây
-có đất phù xa màu mỡ
-niều nhà máy
4
.
..
-Các nhóm nhận xét bổ sung
-HS lắng nghe
-4-5 HS trình bày lại nội dung kién thức được học
-HS dưới lớp nghe, nhận xét,bổ sung.
-Trả lời : Trên các con sông.
-Lắng nghe quan sát
-3-4 HS trình bày trước lớp
-VD:. Chợ nổi họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuòng ghe từ nhiều nôI đổ về, Trên mỗi xuồng, ghe, người dân buôn bán đủ thứ, nhung nhiều nhất là hoa quả như: măng cầu, sầu riêng, chôm chôm,  Các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra ngay trên sông tại các xuồng, ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập.
-HS dưới lớp nghe, bổ sung.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học và dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*****************************************
đạo đức
Giữ gìn các công trình công cộng
I. Mục tiêu: 
-Biết đựơc vì sao phải bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng.
-Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
-Có ý thức bảo vệ , giữ gìn các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là cư xử lịch sự với mọi người?
-GV nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới:
+Giới thiệu bài:
Hoạt động 1
Xử lý tình huống
- GV nêu tình huống trong SGK
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS
-Yêu cầu thảo luận, đóng vai xử lý tình huống.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
 - GV kết luận: Nhà văn hoá là công trình công cộng sinh hoạt văn hoá chung,...vì vậy không được vẽ bậy lên đó mà cần có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Họat động 2
Bày tỏ ý kiến
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
 -Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 làm bài tập 1.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
1. Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của chùa.
2. Mọi người dân trong xóm của Lan cùng nhau quét dọn ngõ xóm.
3. Hai bạn nhỏ dùng dao khắc lên thân cây.
4. Người thợ đang sơn lại các cột điện.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
 - GV kết luận: Tranh 2, 4 đúng; 1, 3 sai
+ Vậy qua bài tập này em thấy cần phải giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng như thế nào?
Bài tập 2
 - GV yêu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 xử lý tình huống bải tập.
 - Gọi đại diên các nhóm lên trình bày
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận về từng tình huống 
Kết luận : Mọi người dân, không kể giả, trẻ, nghề nghiệp.... đều phải có trách nhiện giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
-HS nghe
- HS thảo luận theo nhóm
 - Đại diện cac nhóm đóng vai sử lý tình huống.
 - Nhận xét và bổ sung
- 3-4 HS đọc thành tiếng phần ghi nhớ.
 - HS thảo luận bài tập 1 và nêu ý kiến
-1 HS đọc to yêu cầu bài tập
-HS nhận nhiệm vụ, trao đổi thảo luận về 4 bức tranh.
 - Đại diên các nhóm trình bày
Tranh 1. Nam , Hùng làm như vậy là sai. Bởi vì các các tượng đá cảu nhà chùa cũng là những công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn và bảo vệ.
Tranh 2 Viẹc làm đó của mọi người là đúng. Bởi vì xóm ngõ là lối cđi chung của mọi người, ai ai cũng phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn.
Tranh 3. Việc làm này của hai bạn là sai. Vì việc làm đó vừa ảnh hưởng đến moi trường xung quanh, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung.
Tranh 4. Việc này là đúng. Vì cột điện là tài sản chung, đem lại điện cho mọi người, các cô chú thợ điện sửa chữa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người.
 - HS Nhận xét và bổ sung
- HS trả lời;
+ Không trèo lên tượng đá, công trình công cộng.
+ Tham gia vào dọn dẹp, giữ sạch công rình chung.
+ Co ý thức bảo vệ của công.
+ Không khắc tên, làm bẩn, làm hư hởng các tài sản chung...
 - HS làm việc theo nhóm 4
a) Sẽ đi báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông để khuyên ngăn họ
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-HS nghe
- Vài em đọc ghi nhớ
IV Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm HS về nhà điều tra về các công trình công cộng ở địa phương theo mẫu bài tập 4 và bổ sung thêm lợi ích của công trình.
- Sưu tầm các tấm gương, mẩu chuyện nói về giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.( Bài 5)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23 hay.doc