Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

1. Khởi động: Hát vui.

2. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết, trả lời các câu hỏi trong SGK

3. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài

Bài Hoa học trò tả vẻ đẹp của hoa phượng vĩ – loài cây thường được trồng trên sân trường các trường học, gắn với kỉ niệm của rất nhiều HS về mái trường. Vì vậy, nhà thơ Xuân Diệu gọi đó là hoa học trò. Các em hãy đọc và tìm hiểu để thấy vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa đó.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- Từng nhóm 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (xem mỗi lần chấm xuống dòng là 1 đoạn) – đọc 2 đến 3 lượt.

- GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh, ảnh hoa phượng; HS đọc đúng các từ ngữ (đoá, tán lá lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng ): đọc đúng câu hỏi thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò (Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?); giúp HS hiểu từ khó trong bài (phượng phần tử, vô tâm, tin thắm).

b) Tìm hiểu bài

Gợi ý trả lời các câu hỏi:

- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”? (Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đên mùa thi và nhũng ngày nghĩ hè. Hoa phượng gần với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trưòng.)

- Vẻ đẹp hoa phượng có gì đặc biệt?

+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời:

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23	Thứ hai ngày 07 tháng 02 năm 2011
TẬP ĐỌC
 HOA HỌC TRÒ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng suy tư, phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẽ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
2. Hiểu ND: Tả vẽ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỷ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết, trả lời các câu hỏi trong SGK
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
Bài Hoa học trò tả vẻ đẹp của hoa phượng vĩ – loài cây thường được trồng trên sân trường các trường học, gắn với kỉ niệm của rất nhiều HS về mái trường. Vì vậy, nhà thơ Xuân Diệu gọi đó là hoa học trò. Các em hãy đọc và tìm hiểu để thấy vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa đó.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Từng nhóm 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (xem mỗi lần chấm xuống dòng là 1 đoạn) – đọc 2 đến 3 lượt.
- GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh, ảnh hoa phượng; HS đọc đúng các từ ngữ (đoá, tán lá lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng): đọc đúng câu hỏi thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò (Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?); giúp HS hiểu từ khó trong bài (phượng phần tử, vô tâm, tin thắm).
b) Tìm hiểu bài
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”? (Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đên mùa thi và nhũng ngày nghĩ hè. Hoa phượng gần với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trưòng.)
- Vẻ đẹp hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời:
Vui vì báo hiệu được nghỉ hè.
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường; vui vì báo hiệu được nghỉ hè.
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu hoa phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà dán câu đối đỏ.
- Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian? (Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.)
- GV yêu cầu HS nói cảm nhận của em khi học bài văn. (HS nói: Hoa phượng có vẻ đẹp độc đáo dưới ngòi bút tài tình của tác giả./ Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò./ Bài văn giúp em hiểu về vẻ đẹp lộng lẫy, của hoa phượng.)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 2a).
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm một đoạn văn tìm hiểu trong bài
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tựa bài.
- GV nhận xét tiết học, Yêu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, học nghệ thuật miêu tả hoa phượng tinh tế của tác giả: tìm tranh, ảnh đẹp, những bài hát hay về hoa phượng.
- Dặn HS đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết để chuẩn bị viết lại theo trí nhớ 11 dòng đầu của bài trong tiết CT tới.
HS quan sát tranh.
HS luyện đọc theo cặp
1HS đọc cả bài
HS trả lời các câu hỏi.
HS đọc thầm
HS trả lời câu hỏi
HS đọc từng cặp.
HS đọc
3HS nối tiếp nhau đọc
HS đọc diễn cảm.
HS luyện đọc.
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- So sánh hai phân số.
- Tính chất cơ bản của phân số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: Hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
HS viết theo thứ tự từ bé đến lớn: 
 3. Bài mới:
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài GV nên hỏi khi trả lời	 HS ôn lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1.
Bài 2:
a)     b)
Bài 3: Cho HS làm phần a) rồi chữa bài; nếu có thời gian thì làm tiếp phần a) hoặc làm phần b) khi tự học.
a) Kết quả là: 
b) Sau khi rút gọn phân số được: ; so sánh các phân số này có : . Vậy kết quả là: .
Bài 4 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài, chẳng hạn :
a) 
b) = = 1
hoặc = = = 1
(Ở phần b) sau khi biến đổi được tích ở trên và tích ở dưới gạch ngang bằng nhau nên kết quả bằng 1 
4. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhắc lại qui tắc so sánh hai phân số.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau “Luyện tập chung“.
HS thục hiện.
2 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào bảng con.
HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở.
(tương tự như câu a)
2HS lên bảng làm bài a, b
HS còn lại làm vào vở.
TOÁN
(Ghép 2 tiết - BT 1, 2 bài của trên & BT 1a,c của bài dưới)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Dấu hịệu chia hết cho 2; 3; 5; 9; khái niệm ban đầu của phân số, tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, qui đồng mẫu số hai phân số, so sánh các phân số.
- Một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Khởi động: Hát vui.
Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi HS: Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9; là như thế nào?.
3. Dạy bài mới:
GV tổ chức, hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài GV nên kết hợp giúp HS ôn lại nội dung cần ghi nhớ của các bài họcliên quan đến từng bài tập. Chẳng hạn:
Bài 1: Cho HS làm bài. Khi HS chữa bài GV nêu câu hỏi để khi trả lời HS ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
Ví dụ: Khi làm bài tập phần c) HS chỉ cần làm như sau :
6 
c) 7 5 chia hết cho 9.
Số vừa tìm được có chữ số tận cùng bên phải
6 nên số đó chia hết cho 2; vừa chia hết cho 3
GV có thể hỏi HS để HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9; cho 2; cho 3; hoặc GV có thể yêu cầu HS trả lời vì sao viết chữ số 6 vào ô trống (tức là yêu cầu HS giải thích vì sao 756 chia hết cho 9)
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn. HS có thể trình bày bài làm như sau:
* Số HS của cả lớp học đó là: 14 + 17 = 31(HS).
* a) 
Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn, HS có thể trình bày bài làm như sau:
* Rút gọn các phân số đã cho ta có:
* Các phân số bằng: là ; 
Bài 4: Cho HS làm rồi chữa bài. Chẳng hạn:
* Rút gọn các phân số :
* Quy đồng mẫu số các phân số : 
* Ta có : và 
Vậy các phân số đã cho được viết theo thứ tự từ
Lớn đến bé là :
4. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết đã học.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
- Chuẩn bị tiết sau “Luyện tập chung“.
HS trả lời.
HS làm vào vở. 1HS lên bảng giải
2HS giải phiếu to, HS còn lại làm vào nháp.
HS làm vào vở
2HS lên bảng giải, HS còn lại làm vào vở.
3HS lên bảng làm, còn lại làm vào vở.
HS làm vào vở. 2HS lên bảng làm.
ĐẠO ĐỨC
 GỮI GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Hiểu:
- Các công trình công cộng là tài sản của xã hội.
- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, gữi gìn.
- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
2. Biết tôn trọng, giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- SGK Đạo đưc4.
- Phiếu điều tra (Theo mẫu bài tập 4).
- Mỗi HS 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc phần ghi nhớ.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
1/GV chia nhóm giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
2/ Các nhóm thảo luận.
3/ Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
4/ GV kết luận: Nhà văn hoá là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy. Thắng cần khuyên Hùng nên gữi gìn, không được vẽ bậy lên đó.
Hoạt động 2:
Bài tập 1 (SGK).
1/ GV giao từng HS thảo luận bài tập 1.
2/ Các nhóm thảo luận.
3/ Đại diện. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
4/ GV kết luận ngắn gọn về từng tranh :
- Tranh 1: Sai
- Tranh 2: Đúng
- Tranh 3: Sai
- Tranh 4: Đúng
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 2 SGK)
1/ GV yêu cầu các nhóm HS, xử lí tình huống.
2/ Các nhóm thảo luận.
3/ Theo từng nội dung. Bổ sung tranh luận ý kiến trước lớp.
4/ GV kết luận về từng tình huống:
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt,)
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đá đất vào biển giao thông và khuyên ngăn họ.
- GV mời 1 – 2 HS
Hoạt động tiếp nối
Các nhóm HS điều tra về công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4) và có bổ sung thêm cột về ích lợi của công trình công cộng.
4. Củng cố –dặn dò:
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc lại nội dung bài.
- GD HS biết tôn trọng, giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
HS làm việc theo nhóm
HS làm việc theo nhóm đôi.
HS trình bày sản phẩm
HS thực hiện
Đại diện nhóm trình bày.
Đọc phần ghi nhớ.
HS nhó ... oán xem bóng của vật thay đổi thế nào, sau đó bật đèn để kiểm tra kết quả.
Phương án 2: Đóng kín cửa làm tối phòng học. Căng một tấm vải hoặc tờ giấy to (làm phông), sử dụng ngọn đèn chiếu. Cắt bìa giấy làm các hình nhân vật để biểu diễn (có thể chọn một câu chuyện ngắn nào đó mà các em đã học. Cần chuẩn bị trước nội dung và cắt trước các hình nhân vật).
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc lại nội dung bài.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
- Chuẩn bị tiết sau “Aùnh sáng cần cho sự sống”.
HS đọc
HS thí nghiệm.
HS trả lời.
HS thảo luận nhóm.
HS trả lời.
HS thí nghiệm theo nhóm.
HS trả lời câu hỏi.
HS làm việc theo nhóm.
HS làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Thứ sáu ngày 11 tháng 02 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
 ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Nhận biết được bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn miêu tả cây cối.
3. Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh cây gạo, cây trám đen (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Khởi động: Hát vui.
Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra:
- Một HS đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích (BT2 tiết TLV trước).
+ Một HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm Hoa mai vàng hoặc Trái vải tiến vua.
+ Hoa mai vàng: Tả hoa mai từ khi nó còn nụ đến khi nở xoè ra mịn màng. Tác giả so sánh hoa mai với hoa đào, sự mềm mại của cánh hoa với lụa, mùi hương thơm với nếp hương. Nhiều từ ngữ được chọn lọcrất chính xác: ngời xanh màu ngọc bích, vàng muốt, thơm lựng.
Trái vải tiến vua: Tả trái vải từ ngoài đến khi bóc vỏ, thấy cùi vải dày, trắng ngà, hạt nhỏ, đặt lên lưỡi cảm thấy vị ngọt sắt, nhai mềm, giòn, nghe như sặm sựt. Từ ngữ miêu tả rất chính xác, gợi cảm.
Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài
Trong các tiết học trước, các em đã biết cấu tạo của một bài văn tả cây cối; cách quan sát cây cối, cách tả các bộ phận của cây. Tiết học này sẽ giúp các em xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
b) Phần nhận xét
- Một HS đọc yêu cầu của BT1, 2, 3.
- HS cả lớp đọc thầm bài cây gạo (tr 32)
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn tả một thời kỳ phát triển của cây gạo:
* Đoạn 1: Thời kì ra hoa
* Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa
* Đoạn 3: Thời kì ra quả.
c) Phần ghi nhớ
Ba, bốn HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm bài Cây trâm đen, làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn xác định các đoạn và nội dung của từng đoạn.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài Cây trâm đen có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
+ Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trâm đen.
+ Đoạn 2: Hai loại trâm đen: trâm đen tẻ và trâm đen nếp.
+ Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen.
+ Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của bài, gợi ý:
+ Trước hết, em xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người.
+ Có thể đọc thêm 2 đoạn kết sau cho HS tham khảo:
Đoạn 1: Cây chuối dường như không bỏ gí. Củ chuối để nuôi lợn; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
Đoạn 2: Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em.
Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa phượng rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, gợi ý. Từng cặp HS đổi bài, góp ý cho nhau. Trong khi đó GV chấm chữa một số bài viết.
4.Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại tựa bài.
- GV nhận xét chung về tiết học. Yêu cầu HS viết đoạn chưa đạt về nhà sửa chữa, viết lại vào vở
- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới, quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh để hoàn chỉnh được các đoạn văn theo yêu cầu của BT2, tiết học tới.
HS đọc.
HS đọc
HS làm việc cá nhân. Thực hiện BT 2, 3.
HS phát biểu.
HS đọc bài
HS phát biểu ý kiến.
HS viết đoạn văn. Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS rèn kĩ năng:
- Cộng phân số.
- Trình bày lời giải bài toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- Cho 2 HS lên bảng lần lượt thực hiện hai phép tính sau : và 
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Củng cố kĩ năng cộng phân số
GV ghi lên bảng: 
Tính và ; và 
- Gọi hai HS lên bảng nói cách cộng hai phân số cùng mẫu số, hai phân số khác mẫu số, rồi tính kết quả
c/ Thực hành
* Bài tập 1
- Cho HS tự làm, nêu kết quả. GV nhận xét và sửa sai lên bảng.
* Bài tập 2
- Cho HS tự làm vào vở lớp, gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép cộng:
+ và 
- Cho 2 HS nói cách làm và kết quả. GV kết luận và cho HS ghi vào vở học
* Bài tập 3
- GV ghi phép cộng lên bảng lớp
- GV cho cả lớp thực hiện phép cộng, rồi nhận xét cách làm và kết quả
- Cho HS suy nghĩ tìm cách làm khác. Cho HS nhận xét phân số rồi rút gọn theo cách
= 
Cộng 
- Tương tự đối với bài tập b và c.
* Bài tập 4
- Cho HS tự làm vào vở học. GV kiểm tra kết quả.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài. 
- HS nhắc lại quy tắc cộng phân số.
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Xem trước bài “Luyện tập (tiết 117).
- Cá nhân nêu, lớp nhận xét
- Cả lớp theo dõi trên bảng lớp, nhận xét đúng sai
- HS đọc lại đề bài
- Cả lớp theo dõi lên bảng
- Cả lớp cùng làm vào vở nháp. Nhận xét bạn trên bảng
- Cả lớp thực hiện vào vở nháp
- Cả lớp thực hành vào vở nháp, nêu kết quả lớp nhận xét
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- Cả lớp nhìn lên bảng lớp suy nghĩ
- Cả lớp thực hiện vào vở học và 1 HS lên bảng ghi kết quả.
- Cả lớp thực hành vào vở
- Cả lớp thực hành vào vở
- Cả lớp lắng nghe
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TT)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Đồng bằng Nam bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước.
- Nêu một số dân chúng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
- Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ.
- Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC:
- Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam.
- Bản đồ Hải Phòng (nếu có).
- Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng (do HS và GV sưu tầm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Khởi động: Hát vui
Kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng ở Hà Nội.
3. Dạy bài mới:
a) Hải Phòng – thành phố cảng
* Hoạt động 1:
Bước 1:
Các nhóm HS dựa vào SGK, các bản đồ hành chính và giao thông Việt Nam, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý:
- Thành phố Hải Phòmg nằm ở đâu?
- Trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
- Hải Phòng có những điều kiện tự nhiện thuận lợi nào để trở thành một bến cảng biển?
- Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng.
Bước 2:
Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Đóng tàu là ngành công nghiệp của Hải Phòng
* Hoạt động 2:
- Dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi sau :
+ So sánh các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào?
+ Kể tên các`nhà máy đóng tàu của Hải Phòng.
+ Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng (xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hàng).
- GV bổ sung: Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hình 3 trong SGK thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thuỷ.
c) Hải Phòng là trung tâm du lịch
* Hoạt động 3:
Bước 1: HS dựa vào SGK, tranh, ảnh vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý:
Hải Phòng có những điều kiện nào phát triển ngành du lịch?
Bước 2:
- GV giúp HS hoàn thiện câu hỏi trả lời.
- GV bổ sung: Đến Hải Phòng chúng ta có thể tham quan nhiều hoạt động lí thú: nghỉ mát, tấm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà. Vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Đồng bằng lớn nhất
Đất đai màu mỡ
Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào
Người dân cần cù lao động
Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại tựa bài.
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm.
- Chuẩn bị tiết sau “Đồng bằng Nam Bộ“.
HS làm việc nhóm.
HS trả lời nhũng câu hỏi.
HS trình bày kết quả.
HS thảo luận.
HS làm việc cả lớp.
HS trả lời câu hỏi trong SGK.
HS trình bày kết quả.
HS làm việc nhóm
HS trả lời câu hỏi.
Trình bày kết quả trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT23.doc