Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời được các CH trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh (ảnh) về cây phượng lúc ra hoa.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Hoạt động dạy học:

1) Bài cũ:

- Gọi lần lượt 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài “Chợ tết” và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.

- GV nhận xét từng em và ghi điểm.

2) Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu.

HĐ1: Hướng dẫn đọc.

- Bài này có thể chia làm mấy đoạn?

HS: Bài có thể chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1: Phượng không phải đậu khít nhau.

- Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ bất ngờ vậy?

- Đoạn 3: Bình minh câu đối đỏ

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh.

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở chú giải.

- Học sinh đọc nối tiếp theo cặp.

 

doc 17 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23A
Thứ hai, ngày 8 tháng 2 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc
 Tiết 45: Hoa học trò
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh (ảnh) về cây phượng lúc ra hoa.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
1) Bài cũ:
- Gọi lần lượt 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài “Chợ tết” và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
- GV nhận xét từng em và ghi điểm.
2) Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu.
HĐ1: Hướng dẫn đọc.
- Bài này có thể chia làm mấy đoạn?
HS: Bài có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Phượng không phải đậu khít nhau.
- Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ bất ngờ vậy?
- Đoạn 3: Bình minh câu đối đỏ
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài (3 lượt). Gv chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh. 
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở chú giải.
- Học sinh đọc nối tiếp theo cặp.
- Hai học sinh đọc lại toàn bài.
- GV đọc mẫu (toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư để cảm nhận được vẽ đẹp đặc biệt của hoa phượng và sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian). 
Hđ 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều.
- HS trả lời: Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lá xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
- Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay?
- HS: Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánhso sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
-Gọi hs đọc thầm đoạn 2: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
(Vì phượng rất gần gủi quen thuộc với tuổi học trò, phượng trồng nhiều trên các sân trường, phượng nở vào mùa hè, mùa thiphượng gắn với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò).
- GV:Phượng nở bào hiệu mùa thi và cũng báo hiệu mùa hè bởi thế hoa phượng được Xuân Diệu và mọi lứa tuổi học trò gọi bằng cài tên thân thiết: Hoa học trò.
- Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì? vì sao?
- HS: Gợi cho mỗi người học trò vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lý thú.
- Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức ?
HS: Hoa nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mãnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết.
Màu hoa phượng thay đổi như thế nào về thời gian? 
(Bình minh, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa Tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên).
? Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn thứ hai?
Hđ 3: Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài.
- GV yêu cầu: Tìm các vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa theo thời gian.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn giọng ở các từ này.
- GV đọc mẫu lần 2.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc đoạn “phượng không phải là một đoáđậu khít nhau”
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn văn trên.
- GV gọi HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm
3) Củng cố, dặn dò:
- Em có cảm giác như thế nào khi nhìn hoa phượng?
- Nhận xét tiết học. Về soạn bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Âm nhạc
(Cô Mai dạy)
Toán
Tiết 111: luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
( Kết hợp ba bài Luyện tập chung trang 123, 124 thành hai bài Luyện tập chung).
* Bài 1 (ở đầu trang 123), Bài 2 (ở đầu trang 123), Bài 1 a,c (ở cuối trang 123).
II. Hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
2) Các hoạt động:
Hđ 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1.
- HS làm bài vào vở. GV chữa bài tập.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- GV chữa bài. 
a) Phân số bé hơn 1 là 
b) Phân số lớn hơn 1 là 
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 (3,5,9). 
- Để số 75 ă chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 ta cần điền số nào?
- HS điền các số 2,4,6,8 vào ô trống đều được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 vì chỉ những số tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5.
- Các bài khác tương tự. HS làm vào vở.
HĐ 2: Chấm chữa bài.
- HS nhắc lại cách so sánh hai phân số.
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
3) Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
Chính tả
Tiết 23: nhớ - viết: Chợ tết
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng BT CT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2). 
II. Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn từ phần kiểm tra bài cũ:
III. Hoạt động dạy học:
1) Bài cũ:
- 3 HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ sau: lóng ngóng, trút nước, khóm trúc, khụt khịt, ...
- GV nhận xét và cho điểm.
2) Bài mới:
a. Giới thiệu bài Chợ tết.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Trao đổi về nội dung đoạn thơ: 
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ “Dải mây trắng  ngộ nghĩnh đuổi theo sau”
- Mọi người đi Chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- Mỗi người đi Chợ Tết với tâm trạng và dáng vẻ ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả (sương hồng lan ôm ấp, nhà Danh, yếm thắm, ngộ nghĩnh)
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
HĐ3: Viết chính tả.
- Lưu ý HS cách trình bày đoạn thơ.
HĐ4: Soát lỗi chấm bài
HĐ5: Hướng dẫn làm bài tập Chính tả.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu bài tập (lưu ý rằng ô số 1 chứa tiếng có âm đầu s/x, ô số 2 chứa tiếng có vần ức/ứt)
- HS tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét chữa bài bạn. GV kết luận lời giải đúng.
3) Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài học sau.
Chiều thứ hai, ngày 8 tháng 2 năm 2010
Thể dục
 Tiết 45: Bật xa. Trò chơi: “Con sâu đo”
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy).
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Còi, dụng cụ và phương tiện tập luyện bật xa, sân chơi cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1) Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học (1-2 phút).
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên: (1 phút).
- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần (2x8 nhịp).
2) Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB: (12-14 phút)
- Ôn bật xa 5 - 6 phút.
+ Trước khi tập, GV khởi động lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần sau đó nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập.
+ Khi tổ chức thực hiện GV chia lớp thành các nhóm tự tập luyện.
* Thi bật nhảy từng đôi 1. Tổ nào có nhiều người bật xa tổ đó thắng.
- Học phối hợp chạy, nhảy ( 5-6 phút).
+ GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu, sau đó cho HS tập thử một lần để nắm được cách thực hiện bài tập.
+ HS tự tập luyện.
b. Trò chơi vận động (5-6 phút)
- Trò chơi: “Con sâu đo” GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi và tổ chức cho HS chơi.
3) Phần kết thúc:
- Chạy chậm tại chổ.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
Toán
 Tiết 112: Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết tính chât cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
- Bài 2 (ở cuối trang 123), Bài 3 (trang 124), Bài 2 (c,d) (trang 125).
II. Hoạt động dạy học:
1) Tổ chức cho HS tự làm bài: 
- GV phát phiếu bài tập cho HS và yêu cầu các em tự làm bài như trong giờ kiểm tra.
2) Hướng dẫn tự đánh giá kết quả học tập.
- GV: Mỗi ý trong bài được tính 1 điểm, làm đúng ở ý nào em tự chấm điểm cho mình ở ý đó, làm sai không được tính điểm. Tổng điểm làm đúng cả bài là 10 điểm.
- GV yêu càu HS thông báo kết quả của từng ý trong bài.
* Kết quả bài làm như sau:
	Bài 1: a Khoanh vào C	b. Khoanh vào D
	 c. Khanh vào C	d. Khoanh vào D
	Bài 2: a. 103075	c. 772906
	 	b. 147974	d. 86
	Bài 3: a. Các đoạn thẳng AN và MC là hai cạnh đối diện của hình bình hành AMCN nên chúng song song và bằng nhau.
	 b. Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 12 x 5 = 60(cm2)
	 c. Diện tích hình bình hành AMCN là: 5 x 6 = 30 (cm2)
	Ta có 60 : 30 = 2 (lần)
- Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình bình hành AMCN.
- GV cho HS tự chấm điểm và báo cáo điểm của mình.
3) Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài hôm sau.
Luyện từ và câu
Tiết 45: Dấu gạch ngang
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III) ; viết được đoạn văn cá dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 tờ phiếu viết lời giải bài tập 1 (phần nhận xét).
- 1 tờ phiếu viết lời giải bài tập 1 (phần luyện tập).
- Bút dạ, 3- 4 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập
2) Các hoạt động học:
Hđ1: Tìm hiểu ví dụ:
Bài tập 1: 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1.
- HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang, phát biểu ý kiến. GV chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải lên bảng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập và thảo luận nhóm 2: Trong đoạn văn trên dấu gạch ngang có tác dụng gì ? 
- Đại diện 1 số HS trả lời:
Đoạn a: Dấu gạch ngang đánh dấu chổ bắt đầu lời nói của nhân vật trong lời đối thoại.
Đoạn b: Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong cấu văn .
Đoạn c: Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo vệ quạt điện.
Hđ 2: Ghi nhớ
? Dấu gạch ngang dùng để làm gì? ( HS trả lời).
- GV chốt ý. 2 HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. 3 HS lấy ví dụ câu, tình huống có sử dụng dấu gạch ngang.
Hđ 3: Luyên tập 
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1, tìm dấu gạch ngang trong truyện “ quà tặng cha”, nêu  ... i con, đối với cách mạng).
HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm. GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 khổ thơ.
- HS chọn nhẩm học thuộc lòng 1 khổ thơ mình thích. Thi đọc thuộc lòng trước lớp. 
3) Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc cả bài thơ.
Đạo đức
Tiết 23: gĩư gìn các công trình công cộng
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4.
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Thảo luận nhóm: (Trang 34- SGK)
- Các nhóm đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1; 2.
- Các nhóm học sinh làm việc. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV kết luận: Nhà văn hoá là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
HĐ2: Thảo luận nhóm đôi (BT1, SGK).
- GV chia nhóm. HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày,GV nhận xét.
HĐ3: Thảo luận nhóm (BT2, SGK).
- GVkết luận về từng tình huống.
HĐ 4: HS đọc ghi nhớ, sưu tầm ca dao tục ngữ.
Địa lý
 Tiết 23: Thành phố Hồ Chí Minh
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số dặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+ Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
- Chỉ được Thành phố Hồ Chí Minh trên bả đồ (lược đồ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bản đồ: Hành chính, giao thông Việt Nam. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh. 
- Tranh, ảnh về Thành phố Hồ Chí Minh.
III. Hoạt động dạy học:
1)Bài cũ:? Nêu một số vùng công nghiệp phát triển mạnh ở đồng bằng Nam bộ. HS trả lời GV nhận xét đánh giá.
2) Bài mới: 
Hđ 1: Làm việc cả lớp ( Thành phố lớn nhất cả nước).
Học sinh dựa vào bản đồ, tranh ảnh, SGK thảo luận về:
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông nào?
- Thành phố Hồ Chí Minh đã bao nhiêu tuổi?
- Thành phố Hồ Chí Minh được mang tên Bác từ khi nào?
* Các nhóm trao đổi kết quả, thảo luận trước lớp.
- HS chỉ vị trí và mô tả về vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS quan sát bảng số liệu trong SGK nhận xét về diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh. So sánh với Hà Nội xem diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội.
Hđ 2: Làm việc theo nhóm (trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn).
Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, bản đồ và vốn hiểu biết kể tên các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh; nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn; Kể tên một số trường Đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 2: HS các nhóm trao đổi kết quả trước lớp, tìm ra kiến thức đúng.
GV: Đây là Thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tập nập nhất; nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất, là một trong những thành phó có nhiều trường Đại học nhất,
3) Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chiều thứ ba, ngày 9 tháng 2 năm 2010
Thể dục
Tiết 46: bật xa. Tập phối hợp chạy, nhảy. 
Trò chơi: “con sâu đo”
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy).
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Còi, dụng cụ và phương tiện tập luyện bật xa, sân chơi cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1) Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học (1-2 phút).
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên: (1 phút).
- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần (2x8 nhịp).
2) Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB: (12-14 phút).
- Học kỷ thuật bật xa.
+ GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích làm mẫu cách tạo đà, cách bật xa rồi cho HS bật thử và tập chính thức.
+ GV hướng dẫn các em thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý đảm bảo an toàn.
b. Trò chơi vận động (6-8 phút)	
- Làm quen trò chơi “Con sâu đo”
GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi.
Cho 1 nhóm HS làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi, HS chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức.
- GV phổ biến một số trường hợp phạm quy.
3) Phần kết thúc: 
Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu (1- 2 phút)
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “ôn bật xa”.
Luyện từ và câu
Tiết 46: Mở rộng vốn từ: cái đẹp
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một số trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT20; dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).
II. Đồ dùng dạy học: -
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
Giấy khổ to để HS làm bài tập 3, 4 
III. Hoạt động dạy học:
1) Bài cũ: 
- 2 HS đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ có dùng dấu gạch ngang (bài tập 2 tiết trước)
2) Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập, cùng các bạn trao đổi, làm bài tập vào vở.
- HS phát biểu ý kiến. GV treo bảng phụ để kết luận.
- HS nhẩm học thuộc lòng các câu tục ngữ khi đọc thuộc lòng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- 1 HS sinh khá, giỏi làm mẫu.
HS suy nghĩ, tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong những 4 câu tục ngữ nói trên. GV có thể cho HS thảo luận nhóm, nếu thấy ít HS tìm được ví dụ.
Bài 3,4:
 - 1 HS đọc các yêu cầu của bài tập 3,4. GV nhắc HS: như ví dụ (M), HS cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp. GV phát giấy khổ to cho HS trao đổi theo nhóm.
- Dán phiếu lên bảng. GV kết luận.
3) Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học.Biểu dương những HS, nhóm HS làm việc tốt.
Lịch sử
Tiết 23: văn học và khoa học thời hậu lê
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê).
- Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK phóng to.
- Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu.
- Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy học:
Hđ 1: Làm việc cá nhân
GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở dưới thời Hậu Lê.
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Nguyễn Trải
- Lý Tử Tấn
- Nguyễn Mộng Tuân
- Hội Tao Đàn
- Nguyễn Trải
- Lý Tử Tấn
- Nguyễn Húc
- Bình Ngô đại cáo
- Các tác phẩm thơ
- ức trai thi tập
- Các bài thơ
- Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
- Ca ngợi công đức của Vua
Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
- Dựa vào bảng thống kê HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê.
- GV giới thiệu một số đoạn văn thơ tiêu biểu của một số tác giả thời Hậu Lê.
Hđ 2: Làm việc cá nhân
- GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê.
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
- Ngô Sỹ Liên
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi
- Lương Thế Vinh
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Lam Sơn thực lục
-Dư địa chí
Đại thành toán pháp
- Lịch sử nước ta thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê
- Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta
- Kiến thức toán học.
- Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê.
? Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất? 
HS thảo luận đi đến kết luận đó là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
3) Củng cố dặn dò: 
Dặn HS về nhà tìm hiểu, sưu tầm các tác phẩm văn thơ thời Hậu Lê.
Toán
 Tiết 114: phép cộng phân số (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
- Bài 1 (a,b,c); Bài 2 (a,b).
II. Phương tiện dạy học:
- Mỗi HS chuẩn bị 3 băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 12cm. Kéo
- GV chuẩn bị 3 băng giấy kích thước 1 dm x 6 dm
III. Hoạt động dạy học:
Hđ 1: Hoạt động với đồ dùng trực quan.
GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS thực hành để đi đến kết luận: 2 bạn đã lấy đi băng giấy.
Hđ 2: Hướng dẫn thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu.
GV nêu câu hỏi để HS rút ra phép cộng .
HS nhận xét mẫu số của 2 phân số trên.
- Vậy muốn thực hiện được 2 phân số này chúng ta cần làm gì trước?
- GV yêu cầu HS làm bài và đi đến kết luận:
* Quy đồng mẫu số 2 phân số ()
* Cộng 2 phân số: 
- Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào? (HS trả lời và lấy ví dụ)
Hđ 3: Luyện tập thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
GV chữa bài trước lớp.
Bài 2: GV trình bày bài mẫu trên bảng,sau đó yêu cầu HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
GV chữa bài.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu dữ kiện và cái phải tìm của đề bài. 
	Yêu cầu HS làm bài vào vở.
3) Củng cố, dặn dò:
Giáo viên cho HS nhắc lại quy tắc cộng 2 phân số khác mẫu. (Ưu tiên học sinh trung bình, yếu).
Thứ tư, ngày 10 tháng 2 năm 2010
( Nghỉ Tết Canh Dần)
Thứ năm , ngày 11 tháng 2 năm 2010
( Nghỉ Tết Canh Dần)
Thứ sáu , ngày 12 tháng 2 năm 2010
( Nghỉ Tết Canh Dần)
==========@?==========
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu bài.
	- Muốn tìm phân số chỉ số Gà trống trong cả đàn gà ta cần tìm gì? (Tìm tổng số gà trống và gà mái).
	HS tự làm vào vở.
Bài 3: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập (khoanh vào những phân số bằng 
	) Giáo viên hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu bài.HS làm vào vở.
	Bài 4: Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập (các phân số: viết theo thứ tự từ lớn đến bé) 
	GV Hướng dẫn HS các bước làm.
	Bước 1: Có thể quy đồng mẫu số hoặc tử số (đối với HS giỏi)
	Bước 2: Sắp xếp các phân số trên từ bé đến lớn.
	HS làm vào vở
Bài 5: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập (đo độ dài đáy và chiều cao hình bình hành ABCD và tính diện tích hình bình hành ABCD)
	 HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành và thực hiện các yêu cầu đề bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(30).doc