Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

- Biết so sánh hai phân số.

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.(Kết hợp ba bài LTC trang 123, 124 thành hai bài LTC)

Bài 1 (ở đầu tr123), bài 2 (ở đầu tr123), bài 1a, c (ở cuối tr123) (a chỉ cần tìm một chữ số).

 II. Đồ dùng dạy học:

Bảng cho HS làm bài tập.

 III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20/2/2012
 Tập đọc Tiết 45
 Hoa học trò
 TGDK :40 phút ;SGK/ 43
I.Mục tiêu : đọc rõ ràng , rành mạch 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh minh hoạ bài sgk , Bảng phụ viết đoạn luyện đọc
 III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 3 hS đọc thuộc lòng khổ thơ : “ Khúc hát ru me” ; trả lời câu hỏi
 - Nhận xét ghi điểm 
 2. Bài mới: Giới thiệu baì
 Hoạt động 1 : Luyện đọc
-1 học sinh đọc toàn bài. 
-HS nối tiếp đọc 4 đoạn lượt 1. GV kết hợp rút từ luyện đọc.
- HS tiếp nối đọc lượt 2 . GV kết hợp rút từ giải nghĩa .
- HS đọc theo cặp . Hai em đọc lại toàn bài .
- GV đọc toàn bài
 Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài.
-Một em đọc câu hỏi 1 và trả lời . cả lớp nhận xét bổ sung 
-GV chốt ý : Vì phượng là cây hoa gần gũi , quen thuộc với học trò .Phượng được trồng trên sân trường và nở hoa vào mùa hè ...
 - Một em đọc câu 2 & 3 và trả lời . cách thực hiện tương tự câu hỏi1 
 -GV chốt lại nội dung bài học
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
-4học sinh nối tiếp nhau đọc, giáo viên hướng dẫn hs có giọng đọc đúng với bản thông báo tin vui 
-Giáo viên đọc mẩu tin : “ Được phát động . Kiên Giang “ ; hướng dẫn cách đọc cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin 
 3. Củng cố :-Học sinh nhắc lại nội dung bài học
 4.Dặn dò : Về nhà luyện đọc thành thạo và xem bài tiếp theo
 -Nhận xét tiết học
 IV. Bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________
 Toán Tiết :111
 Luyện tập chung
Thời gian: 40 phút ;Sgk / 123 
I.Mục tiêu: 
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.(Kết hợp ba bài LTC trang 123, 124 thành hai bài LTC)
Bài 1 (ở đầu tr123), bài 2 (ở đầu tr123), bài 1a, c (ở cuối tr123) (a chỉ cần tìm một chữ số).
 II. Đồ dùng dạy học:
Bảng cho HS làm bài tập.
 III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :-Gọi học sinh lên làm bài 2/121, cả lớp làm bảng con.Nhận xét sửa sai . 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1 :Thực hành
 Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài .
-HS làm bài miệng , bằng cách trả lời câu hỏi của GV nêu.
 - GV nhận xét.
. Bài tập2: Học sinh tự làm rồi chữa bài.
 -GV nhận xét , chốt lại: Tổng số đàn gà là 86 con.
-HS làm bài vào VBT – HS lên bảng làm.GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
 Bài 1a: HS đọc yêu cầu bài .
-HS thảo luận nhóm đôi rồi làm bài vào VBT.
-HS đọc bài làm của mình.
-GV nhận xét , chốt lại.
Bài 1 c: HS đọc đề bài .
 -GV hướng dẫn HS nêu cách giải.
 -HS tự làm bài vào VBT – 1 HS làm vào bảng phụ .
 -GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
Độ dài đáy DC là: 5 cm.
Chiều cao AH là : 3 cm.
Diện tích hình bình hành ABCD là :
3 5 = 15 ( cm2 )
Đáp số : 15 cm2 .
 3. Củng cố : Nhắc lại nội dung bài học
 4.Dặn dò : Làm bài 2/123, sgk
 - Nhận xét tiết học.
 IV. Bổ sung: ...........................................................................................
 .............................................................................................
_________________________________________________
	Mĩ thuật Tiết 23
 Tập nặn dáng người đơn giản 
I.Mục tiêu:Tập nặn một dáng người đơn giản.HS khá giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người.
II.Chuẩn bị: 
 - Giáo viên : Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng người 
 - Học sinh: Đất nặn, bìa cứng, thanh tre
III.Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mớI:
 a. giới thiệu bài : Trực tiếp.
- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
 + Giáo viên giớI thiệu một số tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng người dân gian . Hs quan sát nhận xét (như mục I sgk ) gv gợi ý để hs tìm các hình dáng để nặn
 - Hoạt động 2: Cách nặn dáng người
 + Gv thao tác để minh hoạ cách nặn. Hs quan sát , gọi 1-2 hs làm lại thao tác 
 + GV nhắc hs : tạo dáng phù hợp với động tác của nhân vật, sắp xếp bố cục
- Hoạt động 3: Thực hành:
 + Hs thực hành tập nặn dáng người theo ý thích, gv quan sát giúp đỡ hs
 - Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
 +Gv gợI ý hs nhận xét các bt nặn
 + Hs và gv lựa chpn5 và sắp xếp
 + Giáo viênnhận xét tiết học
3. Củng cố , dặn dò:
GV nhận xét tiết học . BTVN : Quan sát các dáng người khi hoạt động.
IV. Phần bổ sung :
............................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
Thể dục Thầy hải dạy
_________________________________________________
Địa lý Tiết 22
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TT )
SGK/121 TGDK: 40 phút
I.Mục tiêu:Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
- Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
- Những ngành công ngiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.Học sinh khá, giỏi:
Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển
*giáo dục môi trường .
II.Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt cá tôm ở đồng bằng Nam Bộ (Giáo viên và học sinh sưu tầm).
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3,4 HS trả lời câu hỏi SGK/121
- GV nhận xét ghi điểm – Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. 
1.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV yêu cầu HS kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
- Học sinh phát biểu. Giáo viên nhận xét và bổ sung.
2. Chợ nổi trên sông:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình để chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ theo gợi ý:
+ Mô tả về chợ nổi trên sông (Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì ? hàng hoá bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?)
+ Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
- Gv tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả) về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ.
- Gv theo dõi, nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- 2 học sinh đọc nội dung bài học SGK
- Giáo viên nhận xét tiết học, Xem trước bài 20
IV.Bổ sung: ..
_________________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung )
Luyện tập văn miêu tả cây cối 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
 TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối; biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học
- HS làm được BT 1,2 trình bày sạch sẽ. GDBVMT: HS có ý thức trồng cây xanh làm cho môi trường không khí trong lành
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ.
III Các hoạt đông dạy học:
1Bài cũ: không kiểm tra 
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Nhận xét
Bài 1: Đọc bài văn Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn 
- HS đọc nội dung bài: Bãi ngô -Xác định nội dung từng đoạn
- HS phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng: 
* Đoạn 1: ( 3 dòng đầu) Giới thiệu bao quát về cây ngô. Tả cây ngô từ khi còn non đến lúc trưởng thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà..
* Đoạn 2: 4 dòng tiếp: Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
* Đoạn 3: Còn lại: Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
Bài 2: Hình thức làm giống như bài 1
- HS so sánh cách miêu tả trong bài cây ngô và cây mai. 
- GVchốt ý
Bài 3 : HS nhận xét - đọc nội dung ghi nhớ. SGK
*Hoạt động 2: Luyện tâp VBT/18
Bài 1: Đọc bài cây gạo, ghi lại trình tự miêu tả.
- HS đọc nội dung, lớp đọc thầm bài : Cây gạo
 Xác định trình tự miêu tả trong bài.
- HS nêu, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Ghi dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học
- GV dán tranh ảnh một số loại cây ăn quả
 + Mỗi HS chọn một cây ăn quả, lập dàn ý miêu tả
 + HS làm VBT, 2 em làm bảng phụ
 + Yêu cầu HS nối tiếp đọc dàn ý, nhận xét.
 + Nhận xét dàn bài ở bảng phụ.
3 Củng cố: HS nhắc lại ghi nhớ. GDBVMT: HS có ý thức trồng cây xanh làm cho môi trường không khí trong lành
Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học
_____________________________________________
Thứ ba ngày 24/2/2012 Thầy Hấn dạy 
_____________________________________________
Thứ tư ngày 23/2/2012
 Luyện từ và câu Tiết 45
Dấu gạch ngang
Sgk/ 45 – TGDK: 40phút
I .Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu của BT2 (mục III).
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết trả lởI giảI bt1
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên làm bt 3, 4 ( MRVT: Cái đẹp
-Gv nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới:
 a Giới thiệu bài mới: Đã học những dấu câu nào? . Dấu gạch ngang .
 b. Phần nhận xét:
 Bài 1 :3 hs nối tiếp nhau đọc nội dung
-Hs tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang . phát biểu, Giáo viên chốt lại
 Bài 2 : HS suy nghĩ, tham khảo nội dung nghi nhớ nêu tác hại của dấu ghạch ngang ở mỗi đoạn văn .
c. Ghi nhớ:
-2, 3 đọc ghi nhớ SGK
d .Luyện tập:
Bt1: 1 học sinh đọc yêu cầu bài, làm ...  giấy gấp làm 8 phần bằng nhau 
- GV đặt câu hỏi. HS thực hiện từng phần ( như vd sgk)
- Giáo viên kết luận : tờ màu là 5/8 băng giấy ; ta phải thực hiện phép tính :
+ Cộng hai phân số cùng mẫu 
- Giáo viên nêu phép tính + .Hướng dẫn HS thực hiện (như sgk)
- GV gợi ý. HS rút ra quy tắc phép cộng hai phân số cùng mẫu số như sgk.
+ 4 HS nhắc lại qui tắc.
Hoạt động 2: Thực hành: 
Bài 1 : Tính 
- Giáo viên đọc - HS thực hiện bảng con.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Đáp án : ; ; ; .
Bài 2: Toán giải . 
- 1 HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS giải.
- Đề toán cho biết gì? Hỏi gì:? 
- HS làm bài, sửa bài  Nhận xét thống kết quả 
Bài giải :
Quãng đường sau hai giờ ô tô đó đi được là :
 + = (quãng đường)
 Đáp số : (quãng đường)
3.Củng cố : HS nêu lại qui tắc cộng hai phân số cùng mẫu số.
4.Dặn dò : chuẩn bị bài tiếp theo.Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
_______________________________________________
Luyện từ và câu : Tiết : 46
Mở rộng vốn từ : Cái đẹp
SGK / 52 – TGDK : 35 phút
I.Mục tiêu:
Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1; giấy khổ to
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : Gọi 3 HS lên đọc đoạn văn ở BT2/ LTVC tiết trước.
	Nhận xét, tuyên dương. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới : Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của giờ học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Giáo viên gợi ý, HS trao đổi làm bài, nêu ý kiến. Mời một số HS nêu ý đúng lên đánh dấu ( bảng phụ) .
- Giáo viên chốt lại : Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên ngoài là : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ; cái nết đánh chết cái đẹp.
+ Hình thức thường thống nhất với nội dung : Người thanh nói tiếngcũng kêu ; 
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Giáo viên gợi ý ( làm mẫu).
- HS suy nghĩ làm bài, phát biểu .Rồi sau đó giáo viên nhận xét bổ sung.
* Chẳng hạn như : Bạn Liên ở lớp em học giỏi, ngoan ngoãn, nói năng rất dễ thương. Một lần bạn đến chơi nhà em, khi bạn về mẹ em bảo “Bạn con nói năng thật dễ nghe. Đúng là : Người thanh tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.” 
Bài 3: HS làm bài theo nhóm. 
- Giáo viên phát giấy khổ to và yêu cầu HS trao đổi thực hiện theo yêu cầu của bài
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét tính điểm thi đua.
* Lời giải đúng : tuyệt diệu, tuyệt trần, mê li, vô cùng, như tiên,
Bài 4 : Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở BT3
- HS làm bài cá nhân sau đó nêu miệng kết quả.
- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
* Lời giải : VD : Phong cảnh nơi đây đẹp mê li.
3.Củng cố : HS thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ ở BT1
4.Dặn dò : Về nhà tìm thêm một số từ miêu tả về mức độ cao của cái đẹp và xem bài tiếp theo. Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung :
____________________________________________
 Khoa học Tiết 46
Bóng tối
Sgk trang 92 TG:35 phút
I.Mục tiêu: - Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II.Đồ dùng dạy học
-Đèn bàn; nhóm :đèn pin , tờ giấy to; kéo; bìa; thanh tre 
III.Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: 2 Hs “ khi nào ta nhìn thấy vật” 
-Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng em biết ?
 2.Bài mới
 a.Giới thiệu bài: trực tiếp
b.Hoạt động 1:Tìm hiểu về bóng tối 
*Mục tiêu:Như mục I
Cho hs quan sát h1 sgk / 92 trả lời câu hỏi ( nhóm đôi)
 -Gv mô tả thí nghiệm (h2) , yêu cầu hs dự đoán , Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ? Bóng tốI có hình dạng như thế nào?
Hs phát biểu dự đoán (cn) , gv ghi bảng 
Yêu cầu hs làm thí nghiệm (nhóm 6e) như h2 sgk /93 ; Hs trình bày kết quả thí nghiệm 
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sgk/93 , câu hỏi của giáo viên , giáo viên nêu kết luận : mục bạn cần biết 
c.Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng kích thức của bóng tối 
* Mục tiêu: 
 Hình thức : Hoạt động cả lớp :
Phương pháp : Hỏi, đáp 
Gv giảng thêm và kết luận :
d. Hoạt động 3: Trò chơi : Hoạt hình
* Mục tiêu:
Gv nêu lên trò chơi : Xem bóng, đoán đồ vật 
Gv nêu lên cách chơi, hướng dẫn hs chơi: Hs tiến hành chơi ( Nhóm) 
Hs + bv tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng 
e. Hoạt động kết thúc : 
-Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 24/2/2012
Lịch sử : Tiết : 23
	Văn học và khoa học thời Hậu Lê	
Sgk/ 51 – TGDK : 35 phút
I.Mục tiêu: Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):
Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
HS khá, giỏi:
Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.
II.Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ sgk. Phiếu thảo luận nhóm
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : Gọi 2 HS trả lời câu hỏi 1, 2 của bài “Trường học thời Hậu Lê”
- GV nhận xét ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới : Giới thiệu bài: cho hs quan sát tranh. Giáo viên giới thiệu
Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê
- HS làm việc theo nhóm ( 4 em) ; GV giao phiếu thảo luận cho các nhóm 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu, sau đó các nhóm trình bày báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung . 
- Giáo viên nhận xét chốt lại : Giáo viên giới thiện về chữ Hán, chữ Nôm và một số đoạn văn thơ tiêu biểu.
Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê 
GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Nguyễn Trãi
- Lý Tử Tấn
- Nguyễn Mộng Tuân
- Hội Tao Đàn
- Nguyễn Trãi 	
- Lý Tử Tấn
- Nguyễn Húc 
- Bình Ngô đại cáo
- Các tác phẩm thơ.
- Ức trai thi tập
- Các bài thơ
- Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
- Ca ngợi công đức của nhà vua.
- Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
- Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung của bảng thống kê trả lời các câu hỏi của giáo viên nêu ra.
+ Mô tả lại sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê ? (HSTL)
- GV chốt lại bài. 3HS đọc bài học/sgk
3.Củng cố : GV hỏi : dưới thời Hậu Lê ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ? (Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông).
4.Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
________________________________________________
Tập làm văn Tiết : 46
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 
Sgk trang 52 – TGDK : 35 phút
I.Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).
 - Có ý thức bảo vệ cây xanh
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu cho HS làm BT.
III.Các hoạt đông dạy học
1.Bài cũ: 1 hs đọc đoạn văn ( bt2) ; 1 hs nói về cách tả của tác giả 2 đoạn văn đọc thêm.
	GV nhận xét, tuyên dương. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học
Hoạt động 1: Phần nhận xét 
 	 - 1 hs đọc yêu cầu bt 1, 2, 3 ; Cả lớp đọc thầm bài “Cây gạo”, trao đổi, phát biểu ý kiến, giáo viên nhận xét, chốt lại
* Phần ghi nhớ: Gv gợi ý để hs rút ra nội dung cần ghi nhớ. 4 hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động : Phần luyện tập
Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu bài, làm bài vào VBT, sửa bài ( miệng) 
 	- Giáo viên nhận xét, kết luận
Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu gợi ý 
- HS viết đoạn văn , đọc đoạn văn vừa biết,, HS và Gv nhận xét , gợi ý 
- Gv chấm chữa 1 số bài 
3.Củng cố : Hs nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4.Dặn dò : Hs về viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài tiếp theo.
	Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung:
___________________________________________________
Toán : Tiết : 115
Luyện tập
SGK / 128 – TGDK : 35phút
I.Mục tiêu: 
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số.Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (a, b)
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : GV viết các phép tính lên bảng, gọi 2HS nhận xét 2 phép tính và nêu qui tắc về phép cộng phân số.
- 2 HS lên bảng làm BT. GV nhận xét. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Thực hành.
Bài 1: Tính 
- HS làm bài vào VBT ; 2 HS lên bảng làm. 
- Lớp và GV nhận xét, chốt bài đúng :
+ Đáp án : ; ; ; .
Bài 2 : (a, b)
Rút gọn rồi tính 
- Gọi 1HS nêu cách tính, GV hướng dẫn thêm cách làm cho HS
- HS làm vào VBT. 2HS lên bảng làm. Lớp và GV nhận xét, bổ sung. 
+ Đáp án : ; 2 ; .
Bài 3( a , b): Toán giải 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải.
- HS làm bài vào VBT. GV nhận xét kết quả của HS. 
Bài giải :
Sau một ngày đêm ốc sên bò được là :
 + = (m)
 Đáp số : Ốc sên bò được (m)
 Ốc sên bò được 130 cm
3.Củng cố : HS nêu lại cách cộng hai phân số.
4.Dặn dò : Về nhà làm bài 4 SGK / 128. Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung :
___________________________________________
Sinh hoạt tập thể tuần 23
I. Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần.
- Lớp trưởng báo cáo và đánh giá chung hoạt động trong tuần.
II. Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua
- Các em ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo và người lớn, không nói tục, chửi thề. Biết yêu thương giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
Đa số các em có ý thức trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài 
- Làm vệ sinh trường, lớp. Chăm sóc cây xanh trong phòng học và tưới nước cây cảnh ở các chậu hoa. 
- Các hoạt động khác : Hát đầu giờ, giữa giờ, tập múa sân trường có rua múa đầy đủ. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ đúng tác phong, móng tay, móng chân cắt ngắn. 
 Thực hiện và hoàn thành các hoạt động của trường, lớp, Sao đề ra. 
 Các khoản thu theo quy định còn một số em chưa đóng. 
III. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm ở tuần này. tuần sau quét sân trường đúng thời gian quy định, không phải nhắc nhở như tuần vừa qua.
- Tiếp tục duy tri học theo đôi bạn cùng tiến.
- Nộp giấy vụn vào chiều thứ sáu.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc