Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Danh Bé

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Danh Bé

I Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng : Loài hoa đẹp nhất tuổi

học trò , gần gũi và thân thiết với học trò .

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Vật thật cành, lá và hoa phượng (nếu có)

- Ảnh chụp về cây, hoa, trái cây phượng.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 105 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Danh Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG – TUẦN 23
Từ ngày 06/02 đến 10/02/2012
THỨ - NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ, BT CẦN LÀM
Thứ hai
06/02
Tập đọc
45
Hoa học trò
Toán 
111
Luyện tập chung (tr. 123)
1;2;1a,c(a chỉ tìm 1 chữ số)
Đ. đức
23
Giữ gìn các công trình công cộng (T1)
GDBVMT, Giảm tải
Kĩ thuật
23
Trồng cây rau, hoa
Thứ ba
07/02
K. học
45
Ánh sáng
Toán
112
Luyện tập chung (tr. 124)
2;3;2c,d
LTVC
45
Dấu gạch ngang
Thứ tư
08/02
Tập đọc
46
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Toán
113
Phép cộng phân số
1;3
TLV
45
LT miêu tả các bộ phận của cây cối
KC
23
KC đã nghe, đã đọc
Thứ năm
09/02
K. học
46
Bóng tối
Toán
114
Phép cộng phân số ( tr. 127)
1a,b,c;2a,b
TLVC
46
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
C. tả
23
Nhớ - viết : Chợ tết
Thứ sáu 10/02
Địa lí
23
Hoạt động SX của người dân ở ĐBNB( TT)
GDBVMT
Sử
23
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Toán
115
Luyện tập 
1;2a,b; 3a,b
TLV
46
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
SHTT
23
Ngày soạn:31/01/2012
Ngày Dạy: Thứ hai:06/02/2012 TIẾT : 45
TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng : Loài hoa đẹp nhất tuổi 
học trò , gần gũi và thân thiết với học trò .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Vật thật cành, lá và hoa phượng (nếu có)
- Ảnh chụp về cây, hoa, trái cây phượng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. Đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc diễn cảm bài văn, giọng tả rõ ràng chậm rãi, suy tư nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thanh đổi nhanh chóng và bất ngơ của màu hoa theo thời gian
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 và 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
 - Em hiểu “phần tử” là gì?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1, 2.
- HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Em hiểu vô tâm là gì?
- Tin thắm là gì?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- HS đọc cả bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Em cảm nhận như thế nào khi học qua bài này?
- GV tóm tắt nội dung bài: miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng loài hoa gắn bó với đời học trò.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Giáo dục và liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc và trả lời nội dung.
- Lớp lắng nghe. 
- HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Từ đầu .đậu khít nhau. 
+ Đoạn 2: Nhưng hoa ... dữ vậy?
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại. 
- HS đọc. Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Tiếp nối phát biểu: 
- Có nghĩa là một phần rất nhỏ trong vô số các phần như thế.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
- HS đọc thành tiếng.
- HS đọc, lớp đọc thầm bài trả lời.
- "vô tâm" có nghĩa là không để ý đến nhưng điều lẽ ra phải chú ý.
- " tin thắm " là ý nói tin vui (thắm: đỏ)
+ Miêu tả sự thay đổi theo thời gian của hoa phượng.
- HS đọc thành tiếng.
- HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Tiếp nối phát biểu.
- Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả Xuân Diệu.
- Hoa phượng là loài hoa rất gắn bó thân thiết với đời học sinh.
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
- Hoa phượng là loài hoa đẹp đẽ và thân thiết với học trò.
- HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS thi đọc toàn bài.
-HS trả lời.
- HS cả lớp.
TIẾT : 111
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
- Biết so sánh hai, phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên : + Hình vẽ minh hoạ.
 + Phiếu bài tập.
* Học sinh : - Các đồ dùng liên quan tiết học 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1 : (ở đầu T/123)
+ HS nêu đề bài, tự lam bài vào vở và chữa bài. HS lên bảng làm bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
Bài 2 : (ở đầu T/123)
- HS đọc đề bài, thảo luận để tìm ra các phân số như yêu cầu.
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích.
- Nhận xét bài bạn
Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
+ Muốn sắp xếp đúng các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- HS tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Giải thích rõ ràng trước khi xếp.
- HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu.
- HS khác nhận xét bài bạn.
 Bài 1: (ở cuối T/123)
+ Gọi HS đọc đề bài, lớp suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích cách tính. HS lên bảng tính, HS khác nhận xét bài bạn.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số có tử số bằng nhau ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ HS lên bảng sắp xếp:
+ HS nhận xét bài bạn.
+ HS đứng tại chỗ nêu miệng.
+ HS nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
+ Tự làm vào vở và chữa bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo cặp để tìm các phân số như yêu cầu.
- Nhận xét bài bạn.
- HS đọc, thảo luận rồi tự làm vào vở. 
- Tiếp nối nhau phát biểu:
- HS đọc đề, lớp đọc thầm.
+ Rút gọn các phân số đưa về cùng mẫu rồi so sánh tìm ra phân số bé nhất và lớn nhất rồi xếp theo thứ tự. 
- Vậy kết quả là : 
+ Nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
 + HS thảo luận rồi tự làm vào vở. 
- HS lên bảng tính :
- HS nhắc lại. 
- Về nhà làm lại các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt cho bài học sau.
TIẾT : 23
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 Biết được vì sao phải bảo vệ,giữ gìn các công trinh công cộng .
Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng .
Có ý thức bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng .
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Đóng vai .
Trò chơi phỏng vấn.
Dự án.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 - Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
 V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định :
 2. KTBC:
 3. Bài mới:
a. Khám phá :
b. kết nối :
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm (tình huống ở SGK/34)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
 - GV kết luận.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/35)
 - GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 Trong những bức tranh(SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
 - GV kết luận ngắn gọn về từng tranh:
 Tranh 1: Sai
 Tranh 2: Đúng
 Tranh 3: Sai
 Tranh 4: Đúng
*Hoạt động3:
Thực hành :
 Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/36)
 - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống:
Nhóm 1 :a)
Nhóm 2 :b)
 - GV kết luận từng tình huống:
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt )
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ )
 4. Vận dụng công việc về nhà :
 - Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét, bổ sung.
-H/S lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- Các nhóm HS thảo luận. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- HS lắng nghe.
(công an, nhân viên đường sắt )
Cả lớp thực hiện.
(theo mẫu bài tập 4- SGK/36) 
- Chuẩn bị bài tiết sau.
TIẾT : 23
KĨ THUẬT
TRỒNG CÂY RAU, HOA (tiết2)
I/ Mục tiêu: 
 - HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
 - Trồng được cây rau, hoa trên luống và cách trồng rau hoa hoa trong chậu..
 - Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Cây con rau, hoa để trồng.
 - Túi bầu có chứa đầy đất.
 - Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ).
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Trồng cây rau, hoa. 
 b) HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây con.
 - GV cho HS nhắc lại các bước và cách thực hiện qui trình trồng cây con.
 + Xác định vị trí trồng.
 + Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
 + Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
 + Tưới nhẹ quanh gốc cây.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện đúng thao tác kỹ thuật trồng cây, rau hoa.
 - Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc.
 - GV lưu ý HS một số điểm sau :
 + Đảm bảo đúng khoảng cách giữa các cây trồng cho đúng.
 + Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ của cây.
 + Khi trồng, phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên, không làm vỡ bầu.
 + Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cho cây bị nghiêng ngả.
 - Nhắc nhở HS vệ sinh công cụ và chân tay.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 - GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 + Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
 + Trồng cây đúng khoảng cách quy đị ...  đói khát phải di lính và chết trận sản xuất không phát triển 
Dùng lượt đồ VN chỉ ra ranh giới chia cắt đàng ngoài –đàng trong .
II.Chuẩn bị 
 -Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Hát.
2.KTBC : Ôn tập
 +Buổi đầu độc lập thời Lý ,Trần, Lê đóng đô ở đâu ?
 -Tên gọi nước ta các thời đó là gì ?
 -GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 µ Sự suy sụp của triều Hậu Lê. Hoạt động cả lớp
 GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI.
 GV mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI
 GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”.
 GV: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê . Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc.
 µ Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc triều. Hoạt động cả lớp 
 GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 +Mạc Đăng Dung là ai ?
 +Nhà Mạc ra đời như thế nào ? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?
 +Nam triều là triều đình của dòng họ nào? Ra đời như thế nào ?
 +Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều ?
 +Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào ?
 GV kết luận.
 µ Chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Hoạt động cá nhân 
 -GV cho HS trả lời các câu hỏi qua PHT :
 +Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì ?
 +Sau năm 1592 ,tình hình nước ta như thế nào ?
 +Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao ?
 -GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền ,đời sống nhân dân vô cùng cực khổ . Đây là một giai đoạn đau thương trong LS dân tộc .
 µ Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI. Hoạt động nhóm:
 GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi :
 -Chiến tranh Nam triều và Bắc triều , cũng như chiến tranh Trịnh –Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
 -Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ?
 GV Vậy là hơn 200 năm các thế lực PK đánh nhau , chia cắt đất nước ra làm 2 miền.Trước tình cảnh đó, đời sống của nhân dân ta cực khổ trăm bề .
4.Củng cố 
 GV cho HS đọc bài học trong khung .
 +Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI ,nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?
 +Cuộc chiến tranh Trịnh _Nguyễn chính nghĩa hay phi nghĩa ?
5. Dặn dò
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hỏi đáp nhau .
-HS khác nhận xét ,kết luận.
-HS theo dõi SGK và trả lời.
-HS lắng nghe .
+Là một quan võ dưới triều nhà Hậu lê .
+1527 lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu lê, Mạc Đăng Dung .lập ra triều Mạc.Sử cũ gọi là Bắc triều.
-Họ Lê... Vua Lê được họ Nguyễn giúp sức ,lập một triều đình riêng ở vùng Thanh Hóa , Nghệ An (lịch sử gọi là Nam triều)
+ Nam triều và Bắc triều đánh nhau
+ Cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm .
-HS các nhóm thảo luận và trả lời :
-Các nhóm khác nhận xét .
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi .
-Hs lắng nghe
-2 em đọc
-Hs trả lời
-HS cả lớp.
TIẾT : 125
TOÁN
PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia hai phân số : lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Một tấm bìa hình chữ nhật vẽ như SGK. Phiếu bài tập.
- Học sinh: Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Giới thiệu phép chia phân số 
+ Treo hình vẽ lên bảng:
 A ? m B
 m2 
 m 
 C D
+ GV nêu bài toán: hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng bằng m. Tính chiều dài của hình chữ nhật?
- Khi biết diện tích và chiều rộng muốn tìm chiều dài hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
- Vậy trong bài toán này muốn tính chiều dài ta làm như thế nào ? 
+ GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép chia hai phân số.
+ Ta lấy phân số thứ nhất là nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Phân số thứ hai là phân số nào ?
- Phân số đảo ngược của phân số là phân số nào ?
+ HS nêu cách thực hiện hai phân số và tính ra kết quả. 
- Vậy chiều dài hình chữ nhật là bao nhiêu mét ?
+ Muốn biết phép chia đúg hay sai ta làm như thế nào ? 
+ HS thử lại kết quả.
* Vậy muốn chia hai phân số ta làm như thế nào ? 
- GV ghi bảng qui tắc.
+ HS làm một số ví dụ về phép chia phân số 
c) Luyện tập:
Bài 1:
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
+ Gọi 1 em nêu đề bài.
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi 3 HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét ghi điểm học sinh.
Bài 3 :
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4 :
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:
? Muốn chia hai phân số của một số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ HS lên bảng làm bài tập 4.
- HS nghe giảng.
+ Quan sát, đọc thầm đề bài.
+ Lấy diện tích chia cho chiều rộng.
- Ta lấy : 
+ Tính nhẩm để nêu kết quả: 
+ Phân số thứ hai là phân số.
+ Phân số đảo ngược của phân số là phân số 
+ HS thực hiện tính ra kết quả:
 : = x = (m)
+ Chiều dài hình chữ nhật là m
- Ta thử lại bằng phép nhân 
 x = .
- Ta lấy phân số thứ nhân nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
+ 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Quan sát tìm cách tính.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS viết các phân số đảo ngược vào vở. 1HS lên viết trên bảng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự viết các phân số đảo ngược vào vở.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS tự viết các phân số đảo ngược vào vở.
- 2 HS lên làm bài trên bảng.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc lớp đọc thầm.
- HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
-------------------- ------------------
TIẾT : 50
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
- Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
- GD HS có thái độ gần gũi yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên (GDBVMT)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả cây cối.
Mở bài trực tiếp - Giới thiệu ngay cây cối định tả .
Mở bài gián tiếp - Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- 2 HS đọc đề bài, trao đổi, thực hiện yêu cầu.
+ HS chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây hồng nhung, đó có thể là cây hồng nhung được trồng ở trường hoặc ở nhà 
+ Mỗi em có thể viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau (trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn.
- HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Nhận xét chung.
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài, trao đổi, thực hiện yêu cầu.
+ HS chỉ viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả cây về một trong ba cây mà đề bài gợi ý.
+ Mỗi em có thể viết đoạn mở bài gián tiếp chỉ khoảng 2-3 câu không nhất thiết phải viết dài.
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt 
+ Nhận xét chung.
Bài 3 : 
- HS đọc đề bài.
+ GV kiểm tra HS về sự chuẩn bị quan sát một loại cây em thích và vật thật là những loại cây mà HS mang theo.
+ GV treo tranh một số loại cây lên bảng. HS trả lời câu hỏi SGK.
+ GV nhận xét về câu trả lời của HS.
Bài 4 : 
- HS đọc đề bài.
+HS viết một đoạn mở bài theo một trong hai cách dựa theo bài tập 3.
+ HS trao đổi và viết đoạn văn mở bài.
+ HS phát biểu.
- GV nhận xét những học sinh có đoạn văn mở bài hay.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn:
 Giới thiêu về một cái cây và qua đó nêu lên tác dụng của cái cây đó.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS lên bảng thực hiện. 
- Chú ý nghe giảng.
- HS đọc.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây hồng nhung theo 2 cách như yêu cầu.
+ Chú ý nghe giảng.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- Nhận xét cách mở bài của bạn.
- HS đọc, trao đổi, thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây mà em thích theo cách mở bài gián tiếp như yêu cầu
+ Chú ý nghe giảng
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
+ Nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
+ Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên.
+ Quan sát tranh, trao đổi trả lời các câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS nghe GV gợi ý.
- Trao đổi để hoàn thành đoạn văn.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- Nhận xét cách mở bài của mỗi bạn.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
TIẾT : 25
 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị.
- Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần.
 - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
 - Chuyên cần, đi học đúng giờ
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập
 -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- Đồng phục, khăn quàng, bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt
 - Tiến bộ
 - Chưa tiến bộ
B. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- thi đua diành nhiều điểm tốt - Vệ sinh lớp, sân trường.
- Hs ngồi theo tổ
* Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình
* Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ:
Lớp phó học tập
Lớp phó lao động
Lớp phó 
Lớp trưởng
- Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương
 - Theo dõi tiếp thu
 LÂM KIẾT, NGÀY 17/ 02/2012
 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2011_2012_danh_be.doc