Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Võ Văn Bi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Võ Văn Bi

Đạo đức

Tiết 23: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

- KNS*: - Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.

 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Phiếu điều tra (theo mẫu BT4)

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Võ Văn Bi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN 23
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
13/02/2012
SHĐT
Đạo đức
Tốn
Tập đọc
Lịch sử
23
23
111
45
23
Chào cờ
Giữ các cơng trình cơng cộng (Tiết 1)
Luyện tập chung
Hoa học trị
Văn học và khoa học thời Hậu Lê 
Thứ 3
14/02/2012
Tốn
Âm nhạc
Anh văn
LTvC
Khoa học
112
23
45
45
45
Luyện tập chung
Dấu gạch ngang
Ánh sáng
Thứ 4
15/02/2012
Mĩ thuật
Chính tả
Tốn
Tập đọc
Địa lí
23
23
113
46
23
Tập nặn tạo dáng, tập nặn dáng người
Nhớ - viết: Chợ tết
Phép cộng phân số
Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ
Hoạt động sản xuất của người dân Đồng bằng Nam Bộ (Tiếp theo)
Thứ 5
16/02/2012
Tốn
TLV
LT&C 
Khoa học
Kĩ thuật
114
45
46
46
46
Phép cộng phân số (tiếp theo)
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (TT)
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Bĩng tối
Trồng cây rau, hoa (tiếp theo)
Thứ 6
17/02/2012
TLV
Tốn
Kể chuyện
SHL
Anh văn
46
115
23
23
46
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Luyện tập
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Sinh hoạt cuối tuần
TUẦN 23
Thứ hai, ngày 13 tháng 02 năm 2012
Tiết 23 CHÀO CỜ 
_______________________________________________
Đạo đức
Tiết 23: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( Tiết 1) 
I/ Mục tiêu:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
KNS*: - Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu điều tra (theo mẫu BT4)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Lịch sự với mọi người (tiết 2)
- Hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự cư xử lịch sự với mọi người xung quanh? 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu bài: 
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Gọi hs đọc tình huống trong SGK
- Y/c hs quan sát tranh SGK/34
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 thảo luận trả lời câu hỏi: Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao? 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Cùng hs nhận xét 
Kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó. 
KNS*: - Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Gọi hs đọc y/c của BT1
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe những tranh vẽ trong hình BT1, tranh nào vẽ hình vi, việc làm đúng? Vì sao? 
- Gọi các nhóm trả lời.
- Cùng hs nhận xét 
Kết luận: Mọi người dân, không kể già, trẻ, nghề nghiệp... đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vậ các công trình công cộng. 
KNS*: - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống
- Gọi HS đọc BT2
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 thảo luận về cách ứng xử trong 2 tình huống trên.
- Gọi các nhóm trình bày
Kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/35 
C. Củng cố, dặn dò:
- Các bạn trong nhóm điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu BT4) và bổ sung thêm cột về lợi ích của các công trình công cộng.
- Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. 
- Bài sau: Bảo vệ các công trình công cộng (tt)
- Nhận xét tiết học 
- HS nối tiếp nhau kể (VD)
+ Khách đến nhà, em chào và rót nước mời khách uống.
+ Khi đến nhà bạn Minh chơi, nhà bạn có rất nhiều đồ chơi, bạn mời em chơi cùng, chơi xong em dọn dẹp đồ chơi với bạn.
+ Gì Lan bên cạnh cho em quả táo, em khoanh tay cám ơn dì....
- 1 hs đọc tình huống 
- Quan sát tranh
- Chia nhóm 4 thảo luận
- Lần lượt trình bày
 Nếu là bạn Thắng, em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Hùng. Vì nhà văn hóa xã là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của mọi người, nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết, vẽ lên tường sẽ làm bẩn tường, mất thẩm mĩ chung. 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc y/c
- Làm việc nhóm đôi
- Lần lượt trình bày 
+ Tranh 1: 2 bạn đang leo lên tượng rồng ở trước cổng chùa. Việc làm của hai bạn là sai. Bởi vì tượng rồng cũng là công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn và bảo vệ.
+ Tranh 2: Có rất nhiều bạn học sinh đang quét dọn đường phố. Việc làm của các bạn là đúng. Bởi vì đường phố là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ. 
+ Tranh 3: Có 2 bạn đang khắc chữ lên cây. Việc làm này của hai bạn là sai. Bởi vì việc làm đó có thể làm cho cây bị chết và làm cho cây không đẹp. 
+ Tranh 4: Có chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng. Việc làm này là đúng. Vì cột điện là tài sản chung, đem lại điện sáng cho mọi nhà. Chú thợ điện sửa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 
- Thảo luận nhóm 6
- Lần lượt trình bày 
a) Em sẽ báo cho mọi người gần đó biết
. Em báo cho các chú công an
. Em báo cho nhân viên đường sắt. 
b) Toàn nên phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. 
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe, thực hiện 
______________________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu:
Biế so sánh hai phân số.
Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, Bài 3* dành cho HS khá, giỏi.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm các bài toán luyện tập về so sánh hai phân số và tính chất cơ bản của phân số.
B/ Hướng dẫn luyện tập:
- Gọi hs nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu
- Cách so sánh hai phân số cùng tử.
- Cách so sánh phân số với 1
- Cách so sánh hai phân số khác mẫu. 
Bài 1: Y/c hs thực hiện vào B ( ở đầu rang 123)
Bài 2: Y/c hs thực hiện vào B ( ở đầu rang 123)
Bài 1: ( ở cuối trang 123) Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs làm bài rồi giải thích cách làm. 
*Bài 3: ( ở đầu rang 123) Gọi hs đọc y/c
- Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- Yc hs tự làm bài, sau đó gọi hs lên bảng thực hiện.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài 
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
+ Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu, ta so sánh hai tử số:
. phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn
. Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. 
. Tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.
+ Muốn so sánh hai phân số cùng tử, ta so sánh hai mẫu số:
. Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn. 
. Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. 
+ Phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1, tử bé hơn mẫu thì phân số bé hơn 1, tử bằng mẫu thì phân số bằng 1 
+ Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta thực hiện qui đồng mẫu số rồi so sánh tử số của hai phân số mới.
 ; ; 1<
a) b) 
- 1 HS đọc.
a) Ta điền vào 75 các số 2, 4, 6, 8 thì đều được số chia hết cho 2 những không chia hết cho 5. Vì chỉ những số có tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5. 
c) 75 6 chia hết cho 9 
 Số 756 có tận cùng bên phải là 6 nên số đó chia hết cho 2; số vừa tìm được có tổng các chữ số là 18, 18 chia hết cho 9 nên chia hết cho 3. Vậy 756 vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3.
- 1 hs đọc y/c
- Ta phải so sánh các phân số
a) vì 5 < 7 < 11 nên 
b) Rút gọn các phân số ta có:
 Vì nên 
__________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 45: HOA HỌC TRÒ 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( Trả lời đươcï các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
 - Ảnh về cây phượng 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Chợ Tết
 Gọi hs đọc thuộc lòng bài Chợ Tết và TLCH:
1) Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
2) Nêu nội dung bài Chợ Tết
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Treo tranh và hỏi:
- Các em có biết cây này gọi là cây gì không?
- Cây phượng khi có hoa gọi là hoa phượng. Hoa phượng còn gọi là hoa học trò-loài cây thường được trồng trên sân trường, gắn với kỉ niệm của rất nhiều hs về mái trường. Vì vậy, nhà thơ Xuân Diệu gọi đó là hoa học trò. Tiết học hôm nay, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu bài Hoa học trò để thấy được vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa này. 
2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) 
+ Lượt 1: Luyện phát âm: đoá, tán hoa lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng.
+ Lượt 2: Giải nghĩa từ: phượng, phần từ, vô tâm, tin thắm. 
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- Khi đọc, các em cố gắng đọc đúng câu hỏi trong bài the ... åi với bạn bên cạnh tìm các đoạn trong bài văn nói trên và cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì? 
- Gọi hs phát biểu 
Kết luận: Qua tìm hiểu bài Cây gạo, các em thấy trong bài văm miêu tả cây cối mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả theo từng mùa, từng thời kì phát triển,...Hết một đoạn văn thì thường xuống dòng.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
3) Luyện tập: 
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung
- Các em hãy đọc thầm lại bài Cây trám đen, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. 
- Gọi hs phát biểu 
Bài 2: Gọi hs đọc Y/c
- Gợi ý: Trước hết, các em xác định xem mình sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về ích lợi mà cây đó mang đến cho con người. 
- Thầy sẽ đọc cho các en nghe 2 đoạn kết sau cho các em tham khảo.
Đoạn 1: Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm gỏi. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
Đoạn 2: Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa phượng rơi thật thích thú biết bao nhiêu. 
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs đọc to đoạn văn mình viết trước lớp
- Cùng hs nhận xét, góp ý 
- Chấm bài, y/c hs đổi bài, góp ý cho nhau.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ. 
- Về nhà viết tiếp đoạn văn (nếu chưa hoàn thành)
- Đọc trước tiết TLV tuần tới, quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh để chuẩn bị bài sau.
 - HS 1 đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích. (BT2)
- HS 2 nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn Hoa mai vàng hoặc trái vải tiến vua.
- Lắng nghe 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc BT1,2,3 
- Làm việc nhóm đôi 
- Lần lượt phát biểu. 
+ Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu có chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo. 
. Đoạn 1: Thời kì ra hoa
. Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa
. Đoạn 3: Thời kì ra quả. 
- Lắng nghe 
- vài hs đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Tự làm bài
- Lần lượt phát biểu
+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
+ Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
+ Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
+ Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen
+ Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
- 1 hs đọc Y/c
- Lắng nghe, suy nghĩ chọn cây mình sẽ viết
- lắng nghe
- Tự làm bài 
- Vài hs đọc 
- Nhận xét, góp ý cho bài của bạn
- Đổi vở , góp ý cho nhau. 
- 1 hs đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe, thực hiện 
_______________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 115: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
Rút gọn được phân số.
Thực hiện được phép cộng hai phân số.
Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4* dành cho HS khá giỏi
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Phép cộng hai phân số (tt)
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu (cùng mẫu) ta làm sao?
- Gọi hs lên bảng thực hiện phép tính cộng hai phân số khác mẫu 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học 
2) HD luyện tập:
Bài 1: Y/c hs làm vào B 
Bài 2: Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở.
Bài 3: Ghi bảng phép cộng , gọi hs lên bảng thực hiện 
- Yc hs nhận xét cách làm và kết quả. 
- Bạn nào có cách làm khác?
- Mỗi phân số có nhiều cách rút gọn, tuy nhiên trong BT này, các em rút gọn để thực hiện pháp cộng các phân số, vì thế trước khi rút gọn các em nên nhẩm thử để chọn rút gọn có kết quả là hai phân số cùng mẫu 
- Y/c hs tự làm phần b,c 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn biết số đội viên tham gia hai hoạt động trên bằng bao nhiêu phần số đội viên chi đội tà làm sao? 
- Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
C/ Củng cố, dặn dò;
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu (khác mẫu) ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập 
- 2 hs thực hiện
1) Muốn cộng hai phân số khác mẫu, ta qui đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó. 
2) 
2) Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số 
Tính: 
- Lắng nghe 
a) 
- Lần lượt hs lên bảng thực hiện, cả lờp làm vào vở .
a) b) 
- 1 hs lên thực hiện 
 , qui đồng mẫu số rồi cộng 2 phân số mới với nhau. 
- HS lên bảng thực hiện 
; 
- Lắng nghe 
- 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. 
b) 
*c) ; 
Qui đồng ; 
Vậy: 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Thực hiện tính cộng. 
- 1 hs lên bảng thực hiện 
 Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là: 
 số đội viên chi đội)
 Đáp số: số đội viên 
- 1 hs trả lời 
______________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 23: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
I/ Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể.
*TT.HCM: Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và có những hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết đề bài
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Con vịt xấu xí
 Gọi HS kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Con vịt xấu xí, nói ý nghĩa câu chuyện. 
Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã được nghe, được đọc nhiều truyện ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Tiết KC hôm nay giúp các em kể những câu chuyện đó. Chúng ta sẽ biết ai là người chọn được câu chuyện hay, ai kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học hôm nay. 
2) HD hs kể chuyện
a) HD hs tìm hiểu yêu cầu của bài tập
- Gọi hs đọc đề bài
- Gạch dưới: được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp , cuộc đấu tranh.
- Gọi hs đọc gợi ý SGK/47
- Y/c hs quan sát tranh minh họa và cho biết tranh minh họa cho câu chuyện nào? 
- Nhắc HS: Trong các truyện được nêu làm ví dụ, truyện Con vịt xấu xí, Cây khế, Gà Trống và Cáo có trong SGK, những truyện khác ở ngoài SGK, các em phải tự tìm đọc. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, các em có thể kể truyện đã học, nhưng các em sẽ không được điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện.
- Gọi HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc HS: KC phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Có thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn. 
- Các em hãy kể chuyện cho nhau nghe trong nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Ghi tên hs tham gia, tên câu chuyện
- Y/c hs trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. 
- Cùng hs nhận xét về nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nêu tên câu chuyện em thích nhất. 
- Khen những hs kể tốt, tìm được truyện ngoài SGK.
- Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài sau; KC được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2 HS kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện 
 Ý nghĩa: Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. 
 + Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt xem là xấu xí. 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc đề bài 
- Theo dõi
- 2 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 2,3
- Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt. 
- Lắng nghe 
. Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện "Nàng công chúa và hạt đậu" của An-đéc-xen. Nàng công chúa này có thể cảm nhận được một vật nhỏ như hạt đậu dưới hai mươi mốt lần đệm.
. Tôi muốn kể câu chuyện về một cô bé bị dì ghẻ đối xử rất ác nhưng cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc, luôn được mười hai tháng đến thăm. Câu chuyện này có tên là "Mười hai tháng",...
- Lắng nghe 
- Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi
- Vài hs thi kể trước lớp
- Theo dõi 
. Bạn thích chi tiết nào nhất trong truyện?
. Bạn thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao bạn thích nhân vật ấy?
. Nếu gặp nhận vật chính ngoài đời, bạn sẽ nói điều gì với nhân vật?
. Câu chuyện bạn kể có ý nghĩa gì? 
. Qua câu chuyện, bạn muốn nói với các bạn điều gì?
- Nhận xét
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
TT.HCM: Kể những cau chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác Hồ đối với Thiếu nhi.( Câu chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn).
- Vài hs nêu tên câu chuyện mình thích.
- lắng nghe, thực hiện 
________________________________________
Tiết 23: SINH HOẠT LỚP
________________________________________
Môn: Anh Văn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 TUAN 23 NH 20112012.doc