Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I - MỤC TIÊU :

 Giúp HS củng cố về :

- So sánh hai phân số .

- Tính chất cơ bản của phân số .

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1.Kiểm tra bài cũ:

- HS sửa bài tập ở nhà.

- Nhận xét phần sửa bài.

 2.Luyện tập chung.

 * Bài 1: Điền dấu vào chỗ trống

 - Khi học sinh làm bài GV hỏi để ôn lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1.

 * Bài 2:

 - HS tự làm bài và chữa bài.

 * Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn

 - HS làm phần a rồi chữa bài

 * Bài 4: Tính

 - HS tự làm rồi chữa bài

 3.Củng cố – dặn dò

 - Nhận xét tiết học

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Mỹ Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai, ngày 16 tháng 02 năm 2009
Tập Đọc
HOA HỌC TRÒ 
I .MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
	1 – Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả ; ý nghỉa của hoa phượng – hoa học trò đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. 
	2 – Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 
	3 – Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quãng đời học sinh qua những kỉ niệm đẹp về hoa phượng. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
	1. Kiểm tra kài cũ: Chợ Tết
	- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
	2. Bài mới 
	* Giới thiệu bài 
	- Hôm nay các em sẽ được học một bài văn tả vẻ đẹp của một loài hoa thường được trồng trên sân các trường học, gắn với kỉ niệm của nhiều HS về mái trường. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi tên loài hoa đó bằng một cái tên rất đặc biệt – hoa học trò. Hoa học trò chính là hoa phượng. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu bài văn để thấy vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng dưới ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả.
	* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 3 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS.
- HS đọc phần chú giải từ mới 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
	* HĐ2: Tìm hiểu bài 
	- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
	+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
	+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
	+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? 
	+ Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ?
	* HĐ3: Đọc diễn cảm 
	- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm
	3.Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
****************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
	Giúp HS củng cố về :
- So sánh hai phân số .
- Tính chất cơ bản của phân số .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1.Kiểm tra bài cũ:
- HS sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét phần sửa bài.
	2.Luyện tập chung. 
	* Bài 1: Điền dấu vào chỗ trống
	- Khi học sinh làm bài GV hỏi để ôn lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1. 
	* Bài 2: 
	- HS tự làm bài và chữa bài. 
	* Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
 - HS làm phần a rồi chữa bài 
	* Bài 4: Tính 
	- HS tự làm rồi chữa bài
	3.Củng cố – dặn dò
	- Nhận xét tiết học
****************************************
Đạo Đức 
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1 )
I . MỤC TIÊU - YÊU CẦU
	1 - Kiến thức : Giúp HS hiểu
- Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội . 
- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ , giữ gìn .
- Những việc cần làm để giữ gìn công trình công cộng .
	2 - Kĩ năng: HS có những hành vi , việc làm tích cực nhằm bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng .
	3 - Thái độ : Biết tôn trọng , giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng .
II . ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ : Lịch sự với mọi người 
- Như thế nào là lịch sự ? 
- Người biết cư xử lịch sự được mọi người nhìn nhận, đánh giá như thế nào ?
	2. Dạy bài mới
	* Giới thiệu bài 
	- GV giới thiệu , ghi bảng.
	* HĐ 1: Thảo luận nhóm ( Tình tuống trang 34 SGK )
	- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
	- Các nhóm HS thảo luận. 
	 - Đại diện từng nhóm trình bày. 
	- Các nhóm khác trao đổi , bổ sung 
	- GV rút ra kết luận ngắn gọn : Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức , tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên HuØng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
	* HĐ 2: Làm việc theo nhóm đôi ( Bài tập 1 , SGK )
	- Giao nhiệm vụ cho các cặp HS thảo luận bài tập 1. 
	- Từng cặp HS làm việc. 
- Đại diện từng nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , bổ sung 
	- GV kết luận ngắn gọn về từng tranh : Tranh 1: Sai; Tranh 2: Đúng; Tranh 3: Sai; Tranh 4: Đúng
	* HĐ 3: Xử lí tính huống ( Bài tập 2 , SGK ) 
	- Yêu cầu các nhóm thảo luận , xử lí tình huống . 
	- Đại diện từng nhóm trình bày .
	- Cả lớp trao đổi , bổ sung .
	- Kết luận về từng tình huống : 
	a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này ( công an , nhân viên đương sắt  ) 
	b) Cần phân tích của biển báo giao thông , giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hcị của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên răn họ .
	3. Củng cố – dặn dò
- Đọc ghi nhớ trong SGK 
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK 
	- Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương ( Theo mẫu bài tập 4 ) và có bổ sung thêm cột lợi ích của công trình công cộng .
****************************************
Mĩ Thuật
NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN 
 I.MỤC TIÊU :
 - HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động 
 - HS làm quen với hình khối điêu khắc và nặn được dáng người đơn giản 
 - HS quan tâm tìm hiểu hoạt động của con người 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: SGK, SGV
Tranh ảnh về dáng người hoạt động 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 	- Nhận xét sản phẩm bài trước 
	2. Bài mới:
	* HĐ 1: Quan sát, nhận xét
 - GV giới thiệu ảnh một số tượng người, tượng dân gian để các em nhận xét: 
	+ Dáng người (đang làm gì?) 
	+ Các bộ phận: đầu, mình, chân, tay 
	+ Chất liệu để nặn 
	- GV gợi ý HS tìm 1 hay 2 dáng người để nặn 
	* HĐ 2: Cách nặn dáng người đơn giản
	- GV thao tác để minh hoả cách nặn cho HS quan sát 
	+ Nhào bóp đất sét cho mềm dẻo 
	+ Nặn hình các bộ phận
	+ Gắn hình các bộ phận thành hình người 
	+ Tạo thêm các chi tiết 
	* HĐ 3: Thực hành:
 - HS làm bài theo nhóm
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
	3.Nhận xét đánh gia:
 - HS trình bày sản phẩm 
 - Các nhóm nhận xét và xếp loại các nhóm có sản phẩm đẹp 
********************************************************************************
Thứ ba ngày 17 tháng 02 năm 2009
Thể Dục
BẬT XA – TRÒ CHƠI: CON SÂU ĐO 
 I.MỤC TIÊU:
 - Học kĩ thuật bật xa. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. 
 - Trò chơi: Con sâu đo. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động 
 II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường. Yêu cầu vệ sinh và an toàn.
- Phương tiện: 1-2 còi, dụng cụ phục vụ bật xa, sân chơi cho trò chơi 
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
-Tập bài thể dục phát triển chung 
-Trò chơi Đứng ngồi theo lệnh 
-Chạy chậm theo 1 hàng dọc 
2.Phần cơ bản:
a.Bài tập RLTTCB 
-Học kĩ thuật bật xa 
+GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích kết hợp làm mẫu tạo đà 
+GV hướng dẫn HS thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng 
b.Trò chơi vận động 
-Trò chơi: Con sâu đo 
3.Phần kết thúc:
-Thả lỏng
-Hệ thống bài.
-Giao bài tập về nhà
6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
1-2 phút
1-2 phút 
18-22phút
12-14phút
6-8 phút
4-6 phút
1-2 phút
1 phút
1-2 phút
-GV thực hiện.
-HS thực hiện 
-Cho HS khởi động các khớp 
-HS thực hiện 
-GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho HS chơi.Kết thucù đội nào thắng thì tuyên dương 
-Gập thân thả lỏng
-GV cùng HS.
-GV thực hiện
****************************************
Chính Tả
CHỢ TẾT
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	 1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 11 dòng đầu của bài: Chợ Tết 
	 2. Làm đúng các bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn s/x hoặc ưc/ưt điền vào chỗ trống.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2 a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
	2. Bài mới: Chợ Tết
	* Giới thiệu bài
	- Giáo viên ghi tựa bài.
	* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết.
	- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: 11 dòng đầu. 
	- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
	- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: ôm ấp, lom khom, lon xon, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh.
	- Nhắc cách trình bày bài bài thơ. 
	- Giáo viên đọc cho HS viết 
	- Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
	- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
	- Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
	- Giáo viên nhận xét chung 
	* HĐ2: HS làm bài tập chính tả 
	- HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Giáo viên giao việc : thi tiếp sức nhóm 6 em. 
	- Cả lớp làm bài tập 
	- HS trình bày kết quả bài tập 
	- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
	3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại nội dung học tập
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có ).
- Nhận xét tiết học,chuẩn bị tiết 24
****************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
 ... nh.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập
 * Bài 1,2 : 
 - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung Bài tập 1.
 - 2 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.
 - HS trao đổi nhóm. 
 - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét
 * Bài 3, 4 :
 - Phát giấy khổ to cho HS trao đổi nhóm.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài , suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
 - Viết lại các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Sau đó đặt câu với các từ đó.
 - Đại diện nhóm đọc nhanh kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua
 	3. Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. 
 - Chuẩn bị : câu kể ai là gì
****************************************
Địa lí
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 	I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	1.Kiến thức: HS biết thành phố Hồ Chí Minh:Là thành phố lớn nhất cả nước & là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn.
	2.Kĩ năng:
	- HS chỉ được vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
	- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh.
	- Biết dựa vào bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
	3.Thái độ:
	- Có ý thức tìm hiểu về thành phố Hồ Chí Minh & góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh
	* Giảm: cho biết từ thành phố HCM .bằng loại đường giao thông nào ?
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Bản đồ hành chính, công nghiệp giao thông Việt Nam.
	- Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
	- Tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	1.Kiểm tra bài cũ :
	- Mô tả về chợ nổi trên sông (Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hoá ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?)
	- Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
	2. Bài mới:
	* HĐ 1: Hoạt động cả lớp
	- GV treo bản đồ Việt Nam.
	- HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam
	* HĐ 2: Hoạt động nhóm 
	- Các nhóm thảo luận theo gợi ý: 
	+ Thành phố nằm bên sông nào? Cách biển bao xa?
	+ Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
	+ Trước đây thành phố còn có tên gọi là gì? 
	+ Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm nào?
	+ Quan sát hình 1, cho biết thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp những địa phương nào?
	+ Từ thành phố có thể đi tới các nơi khác bằng phương tiện giao thông nào? Thành phố có sân bay quốc tế & hải cảng nào?
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp
	- HS chỉ vị trí & mô tả tổng hợp về vị trí của thành phố Hồ Chí Minh
	- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
	- Quan sát bảng số liệu so sánh với Hà Nội xem diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội? 
	* HĐ 3: Hoạt động nhóm đôi
	+ Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
	+ Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
	+ Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn
	+ Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
 - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
	- GV nhấn mạnh: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất, nơi thu hút được nhiều du khách nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
	- GV treo bản đồ thành phố Hồ Chí Minh
	3.Củng cố - Dặn dò
	- GV yêu cầu HS thi đua gắn tranh ảnh sưu tầm được (HS thi đua tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh)
	- Chuẩn bị bài: Thành phố Cần Thơ.
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 20 tháng 02 năm 2009
	Aâm nhạc
HỌC HÁT : BÀI CHIM SÁO 
 I.MỤC TIÊU
 	 - HS biết cách hát có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi 
 	- HS biết hát bài Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ me 
	III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Nhạc cụ quen dùng
Chép bài hát ra bảng phụ
Bản đồ hành chính Việt Nam 
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học
 2.Dạy hát bài Chim sáo 
 - GV sử dụng tranh ảnh, bản đồ chỉ cho HS biết vùng đồng bằng Nam Bộ, nơi có đồng bào Khơ me sống 
 - Bài hát Chim sáo có hai lời ca, mỗi lời ca chia thành ba câu hát 
 - GVcho HS nghe bài hát Chim sáo
	- GV dạy hát cho HS hát từng câu hát 
	- HS thi hát giữa các nhóm 
	3.Củng cố bài hát 
 - GV yêu cầu 1 HS hát lời 1 và 1 HS hát lời 2 của bài Chim sáo 
 - GV chỉ định nhóm gồm 3 HS lên trình bày trước lớp 
	4.Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù 
	- GV dành ít thời gian hỏi HS cảm nhận sau khi đọc bài Tiếng sáo của người tù 
 5.Phần kết thúc
 - HS hát lại cả bài Chim saó 
	- Nhắc HS học thuộc lời ca và cách vận động phụ hoạ 
****************************************
Tập Làm Văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI .
	I -MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
	- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối . 
	- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối .
	- Có ý thức bảo vệ cây xanh .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1.Kiểm tra bài cũ: 
	2. Bài mới: 
	* HĐ1: Hướng dẫn phần nhận xét.
	* Bài tập 1,2,3. 
	- HS đọc yêu cầu bài tập.
	- HS cả lớp đọc thầm bài Cây gạo, làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, lần lượt thực hiện cùng lúc các BT 2,3. 
	- HS phát biểu ý kiến
	- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
	* HĐ2: Ghi nhớ 
	- Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ
	- GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. 
	* HĐ3: Phần luyện tập
	* Bài tập 1:
	- HS đọc yêu cầu bài tập.
	- Cả lớp đọc thầm bài Cây tre trăm đốt, trao đổi nhóm, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. 
	- HS phát biểu ý kiến
	- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
	 * Bài tập 2: 
	- HS đọc yêu cầu bài tập.
	- HS viết đoạn văn.
	- Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết
	- GV gợi ý: Trước hết, các em cần xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người. 
	- GV nhận xét, chấm một số bài
	3. Củng cố – dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học. 
****************************************
	Toán
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (tiếp theo )
I - MỤC TIÊU :
	Giúp HS:
	- Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số .
	- Biết cộng hai phân số khác mẫu số .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1.Kiểm tra bài cũ:
	- HS sửa bài tập ở nhà. 
	- Nhận xét phần sửa bài.
	2. Bài mới:
	* HĐ1: Cộng hai phân số khác mẫu số
	- HS đọc ví dụ
	- Để tính số giấy hai bạn đã lấy, ta làm tính gì? 
 GV ghi: + = ? 
	- GV: Làm cách nào để cộng được hai phân số này. 
	- GV: Đây là phép cộng hai phân số khác mẫu số nên phải quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi thực hiện hai phân số cùng mẫu số. 
	- GV cho HS quy đồng mẫu số rồi cộng hai phân số. 
	- GV chốt lại: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như sau:
	+ Quy đồng mẫu số hai phân số
	+ Cộng hai phân số đã quy đồng mẫu số. 
	* HĐ2: Thực hành. 
	* Bài 1: Tính 
	- HS tính vào vở và phát biểu
	- HS phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số. 
	* Bài 2: Tính theo mẫu
	- HS làm bài theo mẫu 
	- Nhận xét: Mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia nên ta chỉ quy đồng một phân số. 
	* Bài 3: 
	- HS đọc đề toán, nêu tóm tắt đề toán. 
	- HS nêu cách làm và kết quả
	3.Củng cố – dặn dò
	- Nhận xét tiết học
****************************************
BÓNG TỐI 
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
	- Nêu được bóng tối xuất hiện sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
	- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
	- Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. 
	* Giảm: trò chơi: không yêu cầu chơi tại lớp 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Chuẩn bị chung: đèn bàn.
	- Chuẩn bị nhóm:đèn pin;tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tre nhỏ để gắn các miếng bìa đã cắt thành phim hoạt hình; một số đồ vật để tạo bóng.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
	1.Kiểm tra bài cũ:
	- Hãy nêu VD về các vật tự phát sáng. Vì sao mắt ta nhìn thấy vật?
	- Nhận xét 
2.Bài mới:
* HĐ1: Tìm hiểu về bóng tối 
	- Gợi ý cho hs cách bố trí và làm thí nghiệm theo SGK trang 93.
	- HS làm thí nghiệm theo SGK và dự đoán.
	- Các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại những gì thu được vào bảng:
- Tại sao lại dự đoán như vậy?
	- Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
	- Làm thế nào để bóng to hơn? Điều gì sẽ xãy ra khi đưa vật đến gần vật chiếu sáng? Bóng của vật thay đổi khi nào?
	- Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng sẽ có hình dạng giống như hình vật cản? 
	* HĐ2: Trò chơi hoạt hình
	- Đóng kìn phòng học. Căng một tấm màn làm phông. Cắt các tấm bìa làm hình nhân vật để hiểu diễn, đặt trước ánh sáng đèn, bóng của vật sẽ hiện lên trên màn và theo đó
GV kể một câu chuyện ( hướng dẫn cho HS về nhà chơi)
	3. Củng cố – Dặn dò
- Bóng tối do đâu mà có? Vị trí của bóng thay đổi khi nào?
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học
****************************************
SINH HOẠT LỚP
Kiểm điểm các hoạt đợng tuần 23.
Phở biến hoạt đợng tuần 24.
	 Hết tuần 23
********************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_nguyen_thi_my_trang.doc