Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Tiết 2 Chính tả

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “ Những hạt thóc giống”

- Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng( phát âm đúng) các từ có các âm đầu l/n hoặc có vần en/eng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 nhóm HS thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh các tiếng hoặc từ có vần ân/ âng.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.

- GV đọc bài chính tả

- HS đọc thầm đoạn văn cần viết

GV Lưu ý: Viết đúng: dõng dạc, truyền ngôi

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 (Bản hay chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ 2 ngày 22 tháng 09 năm 2008
Tập đọc
Những hạt thóc giống
I.Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài.biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật, ( chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực dũng cảm dám nói lên sự thật.
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III: Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ: Hai HS đọc nối tiếp nhau bài Tre Việt Nam.
? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì , của ai?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn truyện: 2,3 lượt. GV kết hợp sữa lỗi phát âm và cách đọc cho HS . Hướng dẫn HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm; nghỉ hơi đúng trong câu văn sau :
Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không cố thóc nộp/sẽ bị trừng phạt.	
- HS luyện đoc theo cặp
- HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm toàn bài trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Một HS đọc đoạn mở đầu câu chuyện trả lời các câu hỏi:
 ? Nhà vua làm thế nào để tìm được người trung thực?
 ? Thóc đã luộc chín còn nẩy mầm được không?
 HS đọc đoạn 2.
? Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
? Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi ngời làm gì? Chôm làm gì?
? Hành động của Chôm có gì khác mọi người?
Đọc đoạn 3: ? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
Đọc đoạn cuối
? Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
+ HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài, GV hướng dẫn HS luyện đọc, tìm đọc giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn “ Chôm lo lắng  thóc giống của ta”( Luyện đọc trên bảng phụ)
 + GV đọc mẫu- HS luyện đọc theo cặp- HS thi đọc diễn cảm.
3. Cũng cố, dặn dò: ? Em học tập đức tính gì ở chú bé Chôm? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?( Em học tập ở chú bé Chôm đức tính trung thực. Câu chuyện Tiết 2 	muốn nói với em trung thực là đức tính quý nhất của con người).
- Nhận xét tiết học.
	
______________________________________
Tiết 2 	 	Chính tả
Những hạt thóc giống
 I.Mục đích yêu cầu:
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “ Những hạt thóc giống”
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng( phát âm đúng) các từ có các âm đầu l/n hoặc có vần en/eng.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, VBT.
III. Các hoạt động dạy Học:
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 nhóm HS thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh các tiếng hoặc từ có vần ân/ âng.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- GV đọc bài chính tả
- HS đọc thầm đoạn văn cần viết
GV Lưu ý: Viết đúng: dõng dạc, truyền ngôi
- Cách trình bày lời dẫn trực tiếp: Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- GV đọc – HS viết bài.
- GV đọc- HS khảo bài
- GV chấm bài, nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 2: - Nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm- Làm bài tập vào vở
- HS trình bày. Cả lớp nhận xét
* Bài tập 3: Giải câu đố.
GV kết luận: a. Con nòng nọc.
b. Chim én
4. Cũng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
_________________________
Tiết 2	Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm .Biết năm nhuận có 366 ngày, năm thường có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: a, HS đọc đề bài 
 GV giới thiệu cách nhớ theo bàn tay nắm
 b, Dựa vào bài a, hướng dẫn HS ở tháng 2 có 29 ngày là năm nhuận.
Bài 2: HS xác định thế kỉ -> tính năm
Bài 3: HS làm rồi chữa bài theo từng cột
Lưu ý: Khi tính cần đưa về cùng một đơn vị
Bài 4: HS tự làm.
GV theo dõi HS làm bài- chấm, chữa bài.
* Tổng kết dặn dò
_________________________________________________
Tiết 4	Khoa học
Sử dụng hợp lí các chất béo và muối Ăn
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Giải thích đợc lí do cần ăn phối hợp các chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
 - Nói về lợi ích của muối ăn và tác hại của thói quen ăn mặn
II Đồ dùng:Tranh ảnh các loại thức ăn, món ăn , thực phẩm có i- ốt
 III. Các hoạt động Dạy Học:
*HĐ1: Kể tên các thức ăn , món ăn chứa nhiều chất béo.
Thảo luận nhóm
- HS thảo luận: Kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
- GV gợi ý:+ Nhắc tên thức ăn em thường ăn chứa nhiều chất béo.
- Báo cáo kết quả- Kết luận
*HĐ2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
- Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc kết quả của nhóm đã thảo luận chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật?
? Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
 HĐ3: Thảo luận về ích lợi của muối I - ốt và tác hại của ăn mặn
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh, tài liệu
- HS thảo luận: ? Làm thế nào để bổ sung i- ốt cho cơ thể?( Để phòng tránh các rối loạn do thiếu I- ốt nên ăn muối có bổ sung I- ốt)
 ? Tại sao không nên ăn mặn? ( Vì ăn mặn có liên quan đến huyết áp cao)
*Tổng kết dặn dò: - Nhận xét giờ học
_________________________
Buổi chiều
Tiết 1	Toán
 Luyện : bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu:- Giúp HS:
- Củng cố về tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lợng trong bảng đo khối lượng.
- HS luyện thêm một số bài tập .
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập.
- Gv yêu cầu HS mở SGK Toán 
- Làm bài tập 1, 2 , 3 vào vở luyện toán..
*HS giỏi làm thêm bài: a) Điền khối lượng của 3 bao gạo còn thiếu vào chỗ 
chấm :5 kg, 10kg, 15kg, ..kg,.. kg,kg,35kg, 40kg.
b) Muốn lấy ra 1 tạ gạo từ các bao nguyên nói trên thì có thể chọn những bao nào?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Chấm bài, chữa bài.
 HĐ3: Nhận xét giờ học.
_________________________
Tiết 2	Tự học
Luyện tập làm văn : xây dựng cốt truyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: luyện viết chuyện theo gợi ý ( cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện) và rèn kĩ năng kể chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện mình vừa viết.
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1: GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học.
- Hs nêu :? Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện có mấy phần?
HĐ2: Củng cố kĩ năng tưởng tượng và tạo lập cốt truyện
 HS làm việc theo nhóm đôi viết vào vở luyện tiếng việt: Cho 3 nhân vật : Bà mẹ bị ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên. Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt câu chuyện.
Đại diện nhóm trình bày trước lớp - Nhận xét
- Chọn bạn kể hay nhất lớp - tuyên dương
? Nêu ý nghĩa câu chuyện ?
HĐ3: Củng cố dặn dò: HS khá làm thêm bài tập ở nhà:
 Hãy tưởng tượng và viết lại câu chuyện có 3 nhân vật ông lão đánh cá, con cá vàng và bà vợ lam tham. 
III.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
_________________________
Tiết 3	Hướng dẫn thực hành
Hoàn thành bài tập lịch sử
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành bài tập bài “Nước Âu Lạc”
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1:GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học .
- Kiểm tra VBT của HS.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
-Thảo luận theo nhóm đôi- Hoàn thành bài tập
 Bài 1: a)Hs tô màu theo kí hiệu “ Luỹ thành, gò”
b) Đánh dấu x vào ô trước ý đúng.
- GV chấm bài, chữa bài, nhận xét chung.
? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? 
? Vì sao năm 179 TCN quân Triệu Đà lại chiếm được Âu Lạc?
III.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
___________________________________________________________
Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2008
Thể dục
Bài 9
I.Mục tiêu:
_Củng cốvà nâng cao Kỹ thuật:tập hợp hàng ngang,dóng hàng đứng điểm số,đi đều vòng phải,vòng trái,đứng lại.Yêu cầu thực hiên cơ bản đúng động tác,tương đối đều,đẹp,đúng khẩu lệnh.
_Học động tác đổi chân khi đi dều sai nhịp.Yêu cầu HS biết cách bước đệm khi đổi chân.
II.Phương tiện:
III.HĐ dạy –học:
Phần mở đầu:
_Nhận lớp,phổ biến ND,yêu cầu bài học,chấn chỉnh đội ngũ.
_HS chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy
Phần cơ bản:
a.Đội hình đội ngũ:
*Ôn tập đội hình đội ngũ,đi đềuvòng phải,vòng trái,đứng lại.
_ GV điều khiển lớp tập 2 lần.
_ Lớp luyện tập theo tổ 6 lần,tổ trưởng điều khiển
_ GV điều khiển cả lớp tập củng cố.
*Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp.
_ GV làm mẫu động tác,giảng giải,dạy HS bước đệm trong bước đi.
_ HS tập luyện.
Phần kết thúc:
_ Cả lớp chạy thường 1 vòng
_ Đứng thả lỏng,cùng GV hệ thống bài.
_GV nhận xét,đánh giá kết quả giờ học,giao bài tập về nhà.
__________________________________
Toán
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số
II.Các hoạt động:
1.Bài cũ: HS nêu lại các đơn vị đo thời gian đã học.
GV nhận xét củng cố lại cho HS.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng
HS đọc đề toán, quan sát hình vẽ tóm tắt
Nêu cách giải , viết bài giải
 Gọi số 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4.Ta nói: Can thứ nhất có 6 lít, can thứ hai có 4 lít.Trung bình mỗi can có 5 lít.
- HS nêu cách tìm số trung bình cộng của hai số 6 và 4 : 
? Muốn tìm trung bình cộng của hai số ta làm thế nào?
áp dụng giải BT2 : ? Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
HS trả lời - GV ghi bảng:
 + Bước 1: Tính tổng của các số
 + Bước 2: Lấy tổng đó chia cho số các số hạng.
 b, Thực hành: HS làm BT vào vở
 GV chấm- HS chữa bài- Nêu lại cách làm.
Bài 1: HS khoanh vào C.
Bài 2: Đáp số: 47 km.
Bài 3: Đáp số: 34 học sinh.
3. Tổng kết- dặn dò.
_______________________
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mìnhvề những vấn đề liên quan đến trẻ em.
2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Khởi động: Trò chơi “ diễn tả”
-Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm nêu nhận xét về bước tranh, đồ vật được phát.
? ý kiến về đồ vật giống nhau.
Kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến, nhận x ... ng.
2. Chè và cây ăn quả ở trung du
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
 HS đọc thầm mục 2 SGK.
? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
? Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
? Em biết gì về chè Thái Nguyên? Chè được trồng để làm gì?
 HS quan sát H3 nêu quy trình chế biến chè?
3. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
Hoạt động 3: HS quan sát tranh ảnh – trả lời câu hỏi
? Vì sao ở trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc .
? Để khắc phục tình trạng này người dân đã làm gì?
? Nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ những năm gần đây?
GV liên hệ để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng.
4.tổng kết bài.
? Nêu đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ.
________________________________________________________________
Thứ 5 ngày 25 tháng 9 năm 2008
Thể dục
Bài 10
I.Mục tiêu:
_ Củng cố và nang cao kĩ thuật: quay sau, đi đều vòng phải,vòng trái,đổi chân khi đi đều sai nhịp.Yêu cầu thực hiện đúng động tác,đều,đúng khẩu lệnh.
_ Trò chơi “Bỏ khăn”.Yêu cầu biết cách chơi,nhanh nhẹn,khéo léo,chơi đúng luat,hào hứng,nhiệt tình trong khi chơi.
II. Phương tiện: Còi,khăn.
III.HĐ dạy-học:
Phần mở đầu:
-Nhận lớp,phổ biến ND yêu cầu giờ học,chấn chỉnh đội ngũ,trang phục tập luyện.
- HS chạy theo 1 hàng dọc.
- HS chơi trò chơi “làm theo hiệu lệnh”
Phần cơ bản
a.Đội hình đội ngũ:
- Cả lớp tập.
- GV chia tổ tâp luyện.
- Tổ trưởng điêu khiển tổ tập luyện.
-Trình diễn theo tổ.
- GV quan sát,nhận xét.
b.Trò chơi vận động: Trò chơi “Bỏ khăn”.
- Cả lớp đứng theo đội hình chơi.
- GV nêu tên trò chơi,giải thích cách chơi,luật chơi.
- Ca
Tập làm văn
Viết thƯ (kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Củng cố kĩ năng viết thư , HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức( đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
.II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu mục đích- yêu cầu giờ kiểm tra.
 2. Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài
 - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một lá thư
 - Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - GV ghi đề bài.
 - HS đọc đề gợi ý ở SGK
GV nhắc các em chú ý: Lời lẽ trong thư phải chân thành , thể hiện sự quan tâm.
 3. HS thực hành viết thư
 4. Củng cố, dặn dò: GV thu bài – chấm.
 Cách đánh giá:
Điểm 9 – 10: Viết đúng thể thức theo 3 phần, lời lẽ chân thành, có nội dung rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.
Điểm 7 -8: Viết đủ 3 phần, có nội dung , biết cách diễn đạt. 
Điểm 5 -6: Viết đủ 3 phần, có nội dung , diễn đạt chảy trôi chảy, còn sai một vài lỗi chính tả. 
Dưới 5: Tuỳ vào bài viết của HS - GV linh hoạt cho điểm
_________________________
Tiết 2	Luyện từ và câu
Danh từ 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật ( người vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
2. Nhận biết được danh từ trong câu đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm; biết đặt câu với danh từ.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ,Vở bài tập, tranh ảnh các sự vật: con sông, rặng dừa, 
III. Các hoạt động Dạy học:
Kiểm tra bài cũ:? Tìm từ gần nghĩa, trái nghĩa với“ trung thực”
 Đặt câu với các từ đó.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
Bài tập 1:- Một Hs đọc nội dung.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, thảo luận: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn văn.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
Dòng 1: truyện cổ
Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa
Dòng 3: cơn, nắng, mưa
Dòng 4: con, sông, rặng, dừa
Dòng 5: đời, cha ông
Dòng 6: con, sông, chân trời
Dòng 7: truyện cổ
Dòng 8: cơn, con, rặng
Bài tập 2: HS đọc nội dung.
Thảo luận theo cặp rồi báo cáo : Từ chỉ người,chỉ vật, chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả- GV giảng: Danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị.
3. Phần ghi nhớ: HS đọc nội dung ghi nhớ
4. Luyện tập: HS làm bài tập vào vở
GV lưu ý: Điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng - là các danh từ chỉ khái niệm
Hs hoàn thành bài tập.
Bài tập 2: HS làm bài cá nhân- Nối tiếp nhau đặt câu văn mình đặt được.
Cả lớp cùng GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
_________________________
Tiết 3 	Âm nhạc
(GV chuyên biệt dạy)
_________________________
Tiết 4	Toán
Biểu đồ
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh .
- Biết đọc và phân tích số liệu, xử lí số liệu trên bản đồ tranh.
II.Đồ dùng dạy học: Biểu đồ tranh: Các con vật của 5 gia đình, 
 Các môn thể thao khối lớp 4 tham gia.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu biểu đồ tranh.
HS quan sát biểu đồ “ các con của 5 gia đình”
? Biểu đồ có mấy cột? Nêu nội dung các cột?
* Biểu đồ trên có hai cột: - Cột bên trái ghi tên của 5 gia đình.Cột bên phải nói về số con trai, con gái của mỗi gia đình.
? Biểu đồ có mấy hàng, nội dung của mỗi hàng cho biết những gì?
2. Thực hành:
HS mở VBT trang 21- làm các bài tập 1,2,3,4.
Bài 1: HS đọc yêu cầu – Quan sát biểu đồ, trên cơ sở tìm hiểu biểu đồ “ các con của 5 gia đình” HS điền đầy đủ vào bảng số liệu đúng với biểu đồ
Bài 2: HS quan sát biểu đồ “ các môn thể thao khối lớp 4” HS tìm hiểu nội dung biểu đồ theo câu hỏi ở VBT
? Lớp 4A tham gia nhiều hơn lớp 4B mấy môn
? Lớp 4A và 4B cùng tham gia những môn thể thao nào?
- GV chấm một số bài, chữa bài.
3. Củng cố,dặn dò: Nhận xét tiết học.
 _________________________
Tiết 5	Khoa học
Ăn nhiều rau quả chín. 
Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
- Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày.
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II Đồ dùng: Hình 22,23 sgk, VBT
 Sơ đồ tháp dinh dưỡng.
III. Các hoạt động Dạy Học:
*HĐ1: Tìm hiểu lí do vì sao ăn nhiều rau và quả chín.
Quan sát tháp dinh dưỡng xem rau quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng?
- Kể tên một số loại rau quả em vẫn ăn hằng ngày? Nêu ích lợi của việc ăn rau quả.
Gv kết luận: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón.
*HĐ2: xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn
? Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ? 
 HS thảo luận - báo cáo
* HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhóm 1: cách chọn thức ăn tươi
- cách nhận ra thức ăn ôi thiu.
Nhóm 2: Cách chọn đồ hộp và chọn thức ăn được đóng gói
Nhóm 3: Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn.
- sự cần thiết phải nấu thức ăn chín.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, kết luận.
*Tổng kết dặn dò.
____________________________________________________________
Thứ 7 ngày 6tháng 10 năm 2007
Buổi sáng( Dạy bài sáng thứ 6)
Tiết 1	Tập làm văn
đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu: 
1. Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. Các hoạt động dạy
 1.Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét.
Bài 1,2: HS đọc yêu cầu bài
HS đọc thầm truyện: Những hạt thóc giống
- HS trao đổi theo cặp: Những sự việc tạo thành cốt truyện những hạt thóc giống 
Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a. Những sợ việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống:
- Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kếluộc chín thóc rồi giao cho dân chúng, giao hẹn : ai thu được nhiều thóc nhất người đó sẽ được truyền ngôi.
- Sự việc 2:Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
- Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
- Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm; đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
b.Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
HS trả lời- GV kết luận.
- Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn? ( Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.)
Bài 3: HS đọc yêu cầu 
 HS suy nghĩ rút ra nhận xét, GV bổ sung
3. Phần ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ
4. Phần luyện tập:
HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 1
 GV giải thích thêm: Ba đoạn văn này nói về một em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà, trung thực. Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ nhưng thật thà trả lại đồ của người khác đánh rơi.
- HS làm việc cá nhân
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm- GV cùng cả lớp nhận xét.
5.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
_________________________
Tiết 2	Toán
Biểu đồ ( Tiếp)
I .mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột
- Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
II. Đồ dùng: Biểu đồ cột về “Số chuột bốn thôn đã diệt được”
Iii. hoạt động dạy học:
1.Làm quen với biểu đồ cột.
- HS quan sát biểu đồ: “Số chuột bốn thôn đã diệt được”
? Nêu tên 4 thôn được nêu tên trên biểu đồ.
? ý nghĩa mỗi cột trong biểu đồ? Cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột .
? Cột cao hơn nói lên điều gì? Cột thấp hơn nói lên điều gì?
2. Thực hành:
Bài 1: Trên cơ sở tìm hiểu , HS điền thêm thông tin đầy đủ vào chỗ chấm qua bảng số liệu “ Số chuột bốn thôn đã diệt được”
GV theo dõi nhận xét 
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài
Quan sát biểu đồ “ Số cây của lớp 4 và 5 đã trồng”
? Lớp nào trồng được nhiều cây( ít cây) nhất?
? Lớp 5A trồng được nhiều hơn 4A mấy cây?
? Số cây của khối lớp 4 và khối 5 trồng được là bao nhiêu?
? Lớp nào trồng được nhiều hơn 2000 cây?
 - GV theo dõi HS làm bài- chấm, chữa bài.
4. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học
_________________________
_________________________
Tiết 4 	Thể dục
GV thể dục dạy
Tiết 5	Họạt động tập thể
sinh hoạt lớp cuối tuần 5
I. Mục đích:
- Nhận biết được những ưu điểm, tồn tại trong tuần qua
- Bình chọn bạn có thành tích xuất sắc trong tuần.
- Kế hoạch hoạt động tuần 5
II.Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Lớp trưởng nhận xét tuần qua.
HĐ2: GV nhận xét chung
*Ưu điểm:Vệ sinh sạch sẽ, HS đi học đúng giờ.
Học bài và làm bài đầy đủ, một số em có nhiều tiến bộ trong học tập:Ân, Huy, Duy, Hồng ánh,..
*Tồn tại: 
- Một số em còn quên sách vở.
- Một số em chưa chú ý còn nói chuyện nhiều trong giờ học. 
* Kế hoạch :Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/10.
- Duy trì mọi nền nếp học tập.
- Học bài , làm bài đày đủ.
- Dành nhiều hoa điểm 10 tặng mẹ và cô giáo.
- Lao động phong quang.
	


Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_ban_hay_chuan_kien_thuc.doc